Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh ham thích đọc sách

 Bác Hồ đã từng dạy nhân dân ta “ Học tập là việc suốt đời” và Bác luôn đặt niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước. Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay việc cập nhật thông tin từ sách báo, các trang báo mạng càng được phổ biến rộng rãi.Đặc biệt các em học sinh cập nhật công nghệ thông tin ở mức độ phủ sóng rộng rãi hơn Đó cũng là một lý do khiến các em ít quan tâm đến việc đọc sách mà thay vào đó là tìm hiểu trên laptop, ipad, Một sự thật là ngày nay chúng ta rất ít thấy các em yêu thích sách và thích đọc sách.Đầu năm học tôi và các em học sinh cũng xây dựng một thư viện vui trong lớp nhưng theo quan sát tôi thấy hầu như các em học sinh lớp tôi không thích đọc sách mà thay vào đó các em lại thích chạy nhảy, chơi hình, yoyo, Bản thân là một giáo viên tôi muốn giúp các em ham thích đọc sách hơn vì đó là kho tàng kiến thức vô tận “ Sách là nguồn ánh sáng của nhân loại”. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.

docx10 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 7969 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh ham thích đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HAM THÍCH ĐỌC SÁCH
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Bác Hồ đã từng dạy nhân dân ta “ Học tập là việc suốt đời” và Bác luôn đặt niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước. Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay việc cập nhật thông tin từ sách báo, các trang báo mạng càng được phổ biến rộng rãi.Đặc biệt các em học sinh cập nhật công nghệ thông tin ở mức độ phủ sóng rộng rãi hơn Đó cũng là một lý do khiến các em ít quan tâm đến việc đọc sách mà thay vào đó là tìm hiểu trên laptop, ipad, Một sự thật là ngày nay chúng ta rất ít thấy các em yêu thích sách và thích đọc sách.Đầu năm học tôi và các em học sinh cũng xây dựng một thư viện vui trong lớp nhưng theo quan sát tôi thấy hầu như các em học sinh lớp tôi không thích đọc sách mà thay vào đó các em lại thích chạy nhảy, chơi hình, yoyo, Bản thân là một giáo viên tôi muốn giúp các em ham thích đọc sách hơn vì đó là kho tàng kiến thức vô tận “ Sách là nguồn ánh sáng của nhân loại”. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
II) THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi:
- Thư viện nhà trường trang bị rất nhiều các đầu sách để học sinh tìm kiếm thông tin và học tập.
- Thư viện nhà trường được trang trí rất đẹp tạo cảm giác thích thú, than thiện cho học sinh khi đến đọc sách.
- Phụ huynh học sinh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc trang bị sách cũng như truyện để học sinh học tập.
- Trong lớp có một vài em có khả năng thuyết trình trước lớp rất tốt, chính các em có thể chia sẻ về nội dung sách cho các bạn cùng nghe.
2. Khó khăn:
- Thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay các em thích tìm kiếm thông tin trên những thiết bị hiện đại như: máy vi tính, smartphone, ipad, hơn là đọc sách.
- Các em chưa có thói quen đọc sách và chưa cảm nhận được những kiến thức bổ ích từ sách.
- Phụ huynh chưa thực sự là tấm gương cho các em noi theo.
III) NỘI DUNG CHỌN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận:
- Thế giới ngày càng phát triển, việc học tập ngày càng đòi hỏi con người phải chủ động tìm tòi và khám phá tri thức. 
- Vào thời đại chúng ta đang sống hiện nay văn hóa đôi khi bị văn hóa nghe- nhìn lấn át. Văn hóa đọc có đăc điểm sau:
 + Người đọc dùng mắt đọc thầm theo những dòng chữ của văn bản viết
 + Khi đọc thầm người đọc huy động trí tưởng tượng của mình để hình dung ra toàn bộ bối cảnh được miêu tả trong sách.
- Hiện tại, phần lớn các em học sinh học quá nhiều không nên những lúc rãnh rỗi các em lại không còn hứng thú để đọc sách giải trí
- Hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo đang thực hiện thông tư 30 đối với học sinh Tiểu học, việc các em có thói quen đọc và ham thích đọc cũng sẽ phát huy hết tác dụng lời phê của giáo viên. Các em sẽ thấy được mặt hạn chế và có hướng khắc phục.
- Các em có thói quen đọc sách sẽ có hướng giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng, cư xử , giao tiếp than thiện lịch sự vì qua thời gian đọc va 2tim2 hiểu sách sẽ giúp các em phần nào rèn luyện sự kiên nhẫn.
 Hiểu được việc tạo cho các em có thói quen đọc sách, báo là việc làm rất cần thiết nhằm giúp các em tiếp thu một kho tàng tri thức của nhân loại, đồng thời qua đó còn giúp các em hình thành nhân cách tốt vì khi các em có thói quen đọc sách các em sẽ giải quyết những vấn đề trong cuộc sống một cách điềm đạm, từ tốn không nóng vội.Tôi đã tìm hiểu nhiều cách giúp học sinh thích đọc sách và tôi thấy một số cách nêu bên dưới đây có thể vận dụng vào thực tế lớp tôi để tôi có thể giúp các em cùng thực hiện đề tài này.
2. Nội dung và biện pháp thực hiện
a) Giúp học sinh hiểu được vai trò, ý nghĩa của sách
- Việc đọc sách không chỉ giúp học sinh tiếp thu tri thức mà đôi khi còn rèn cho học sinh những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích .“ Sách là nguồn tri thức của nhân loại” thông qua các hoạt động giáo viên cần giúp các em hiểu được vai trò, ý nghĩa của sách
Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp
- Giáo viên đặt vần đề với học sinh: Em có thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đông? Em có bao giờ thấy run không biết diễn đạt như thế nào khi đứng trước mọi người? Em có bao giờ cố giải thích một vấn đề nhưng bạn vẫn không hiểu được? Từ những ý kiến trả lời của các em Giáo viên sẽ giúp các em hiểu đọc sách thực chất là một quá trình giao tiếp , khi đó chỉ có học sinh và sách tham gia vào quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp này chỉ diễn ra một chiều mà không có sự đối đáp lại như khi các em giao tiếp cùng bạn. Rèn thói quen đọc sách một thời gian dài sẽ giúp cho các em biết trình bày vấn đề mạch lạc, dễ hiểu, từ đó sẽ mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
- Không chỉ vậy khi đọc sách sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác, hình thành những phản xạ và sự nhanh nhạy khi học tập và giải quyết mọi việc
Đọc sách giúp rèn luyện năng lực, khà năng tưởng tượng, sáng tạo
 Khi các em đọc một quyển sách nói về “bạn bè” trong suy nhĩ của các em sẽ hình dung và liên tưởng đến người bạn thân của mình. Hoặc khi nói về “ hoa mai” các em sẽ nghĩ đến đây là loại hoa nhiều cánh, thường nở vào mùa cuân và mọi người rất thích ngắm nhìn,Như vậy thông việc đọc sách hằng ngày thực chất đây là một quá trình quan sát mọi vật xung quanh thông qua chữ viết để rèn luyện tính tưởng tượng, sáng tạo và có thể so sánh những nội dung đọc trong sách với những điều diễn ra trong cuộc sống. Không đọc sách chúng ta khó có thể thực hiện được những điều này.
Đọc sách giúp sống tốt trong xã hội và dạy làm người
 Lời nói, suy nghĩ và việc làm của một người luôn hướng tới lẽ phải, cái hay cái đẹp, hướng tới lợi ích của những người xung quanh. Cách sống đó thể hiện là một người sống tốt trong xã hội
 VD: Dạy các em đọc những quyển sách thể dục thể thao sẽ giúp các em rèn luyện sức khỏe dẻo dai và bền bỉ hơn.Đọc sách lịch sử sẽ giúp các em tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc, tự hào là người Việt nam và thêm yêu tổ quốc. Đọc sách văn học sẽ giúp các em sử dụng tốt từ ngữ khi viết, biết cảm nhận văn chương,
Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ
- GV đặt vấn đề để học sinh tự nhận xét bản thân: Em thường viết sai chính tả và rất ngại vì sợ các bạn chê trách.Em thường viết câu không đúng ngữ pháp hoặc các câu không có đủ chủ ngữ, vị ngữ.Hoặc vốn từ vựng của em quá ít nên em gặp khó khăn trong việc trình bày ý kiến để các bạn hiểu,Việc đọc sách là việc làm hữu hiệu nhất để giúp các em học sinh giải quyết những vấn đề nêu trên, đọc sách sẽ giúp học sinh khắc phục được sai sót trong việc sử dụng từ ngữ.
 Vd: Khi đọc một cuốn sách văn, em thấy tác giả dùng những từ ngữ rất hay để miêu tả bầu trời với những trạng thái khác nhau. Em sẽ thấy những câu văn ngắn nhưng lại đầy đủ các thành phần câu,Em sẽ thấy được cách sử dụng những từ ngữ mà trước đây em chưa biết sử dụng như thế nào cho phù hợp,Qua việc đọc sách trong thời gian dài, sự tập trung và tinh ý sẽ giúp em hình thành kĩ năng ngôn ngữ.
b) Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm trang bị những loại sách phù hợp với các em
- Trẻ em trong độ tuổi 3- 12 tuổi rất hiếu động nên các em còn thiên về tư duy trực quan thích chơi game, xem phim hoạt hình trên tivi, phim siêu nhân, những truyện tranh nhiều màu sắc. Ở lứa tuổi này các em nặng về tính hành động, rất ít trẻ thích đọc sách ( đây là hoạt động tĩnh mang tính cá nhân ). Chính vì vậy nên giới thiệu với các em những quyển sách ít chữ, có hình ảnh, đọc sách có nội dung “ cổ tích” và truyện tranh lành mạnh, dần dần sẽ giới thiệu với các em các loại sách danh nhân, văn hóa, lịch sử 
 Vd: để giúp các em ham thích Toán học Gv có thể giới thiêu với các em các loại sách như: Những cuộc phiêu lưu của Penrose- chú mèo ham học toán, Fractal GooGol và những câu chuyện toán học khác.
 Bên cạnh đó, nên hướng các em đọc các quyển sách dạy về kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống như: Sách cho con trai để trở thành người hùng ( NXB Kim Đồng), sách cho con gái để có vẻ đẹp tựa nữ thần ( NXB Kim Đồng )
- Các em từ 10- 13 tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, vì vậy cần trang bị những loại sách” về lứa tuổi dậy thì” để các em tìm hiểu.Đồng thời hướng dẫn những nội dung phù hợp để các em tìm hiểu để tránh tình trạng các em tìm những nội dung không lành mạnh
c) Xây dựng” thư viện vui “, sắp xếp sách phù hợp, tạo không gian xanh cho các em đọc sách
- Các em sẽ chính là người tạo nên “thư viện vui “ của lớp. Các em sẽ cùng trang trí với những đồ vật các em yêu thích và sắp xếp các loại sách do các em mang vào. Những loại sách ở giai đoạn này là những quyển truyện tranh vui, tranh lịch sử,.. màu sắc đẹp và hấp dẫn.
- Tổ chức các giờ đọc sách để tạo cho các em rèn thói quen đọc vào các giờ sinh hoạt tập thể. Cho các em trao đổi, chia sẻ những nội dung các em vừa đọc. Thường xuyên thay đổi không gian đọc để các em hứng thú và không bị nhàm chán, gò bó VD: đọc ở thư viện, lớp học, sân trường,
- Các loại sách sẽ được thay đổi phù hợp với từng thời điểm và phù hợp với nhu cầu của học sinh theo giai đoạn
 Vd: Giai đoạn cuối học kì I giáo viên có thể thay thế các quyển truyện tranh lịch sử bằng những câu chuyện lịch sử, các danh nhân, sách dạy làm người,Giai đoạn học kì II có thể bổ sung thêm các loại sách về tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, khoa học,
d) Gv cần có sự định hướng cho học sinh khi đọc sách .
 Vd: Trước khi tổ chức giờ đọc sách cho các em giáo viên có thể nêu yêu cầu cho Hs về: nhân vật, nội dung, ý nghĩa , diễn biến, bài học cho bản thân,
- Gv cần có sự tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh giới thiệu được nhiều quyển sách hay hoặc những em có tiến bộ trong việc đọc và tìm hiểu sách để kích thích các em thi đua đọc sách.
e) Kết hợp với nhà trường và phụ huynh học sinh 
- Gv có thể kết hợp với cô quản thư để giới thiệu với các em những quyển sách phù hợp với từng lớp nhằm giúp các em định hướng được nên đọc những quyển sách nào theo từng giai đoạn của kiến thức đang học
 Vd: Ở khối lớp 4,5 cô quản thư có thể giới thiệu những quyển truyện tranh về lịch sử ( chiến thắng của Ngô Quyền trên song Bạch Đằng, Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long,) 
Kết hợp với Phụ huynh học sinh trang bị một vài loại sách phù hợp với các em để các em đọc và giải trí. Có thể cho các em giao lưu trao đổi sách với nhau sẽ giúp các em thấy vui và thích tìm hiểu về sách hơn để có thể chia sẻ nội dung cùng bạn
IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi áp dụng những cách thực hiện như trên tôi Hs lớp tôi đã hứng thú say mê đọc sách hơn, các em có thể mạnh dạn tự tin trao đổi với bạn bè, thầy cô những nội dung các em đã tìm hiểu thông qua sách, báo.
Hs tôi sẽ ngày càng tự tin hơn vì trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khi đề cập đến một vấn đề mà các em hiểu biết thì các em sẽ mạnh dạn hơn trong quá trình giao tiếp.
Các em trước còn hạn chế về khả năng giao tiếp, viết chính tả còn sai nhiều hoặc viết văn chưa tốt thì giờ đây đã tiến bộ hơn rất nhiều.
Lớp tôi sẽ xây dựng được một thư viện vui với nhiều loại sách và mẫu truyện hay để giúp các em tự chủ động tìm hiểu và tự chủ động rèn bản thân có thói quen đọc sách mà không cần nhắc nhở.
Thông qua việc đọc sách cũng sẽ giáo dục đạo đức các em : tham gia các trò chơi nhẹ nhàng không chạy giỡi nhiều, không nóng vội khi giải quyết vấn đề,
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Khi thực nội dung này tôi rút được một số kinh nghiệm như sau:
 + Giáo viên cần có sự theo sát ban quản thư của lớp để giúp các em sắp xếp các loại sách phù hợp để dễ tìm kiếm.
 + Giáo dục các em ý thức giữ gìn sách và biết sắp xếp đúng vị trí sau khi đọc xong.
 + Giáo viên cần có sự kiểm tra và chọc lọc nội dung các loại sách phù hợp để các em tham khảo theo đúng chủ ý của giáo viên và theo từng giai đoạn, từng đối tượng.
VI. LỜI KẾT
 Sách là nguồn kho tàng kiến thức vô tận, nó giúp cho con người khám phá nhiều điều, mở rộng hiểu biết và hình thành nhân cách. Vì vậy, việc rèn thói quen đọc sách cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm vô cùng ý nghĩa
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH
Họ và tên:
Trường:.. Lớp :
1) Em thường chọn chọn hình thức giải trí nào vào những lúc rãnh rỗi?
.
2) Em có thường đọc truyện,sách, báo không?
 Có Không
3) Em có thích đọc truyện, sách, báo không?
 Có Không
4) Em thích đọc những loại sách nào?
5) Em muốn “ Thư viện vui” của lớp em trông như thế nào?
..
PHỤ LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II .THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN CÁC GIẢI PHÁP
 1.Thuận lợi
 2.Khó khăn
III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Nội dung và biện pháp thực hiện
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VII. LỜI KẾT
 HÌNH ẢNH MINH HỌA 
 PHIẾU KHẢO SÁT

File đính kèm:

  • docxSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_BIEN_PHAP_GIUP_HOC_SINH_HAM_THICH_DOC_SACH.docx
Sáng Kiến Liên Quan