Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong đánh giá môn địa lí 12

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN

1.Cơ sở lý luận

Việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay là một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục ở nước ta. Để việc đổi mới có hiệu quả đòi hỏi phải cải tiến nội dung và phương pháp dạy học. Trong đó cải tiến nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Vì cải tiến nội dung chính là sự lựa chọn, bổ sung, hoàn thiện và sắp xếp lại kiến thức. Song để học sinh nắm được nội dung chúng ta cần cải tiến cả phương pháp dạy học. Mà một trong những khâu quan trọng là việc cải tiến phương pháp đánh giá kết quả học tập. Nhiều hội thảo, tập huấn về vấn đề này đã được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học.

 

doc20 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong đánh giá môn địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ví dụ: 
Câu hỏi: Với hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã
A. làm cho thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất.
B. tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vòa đất liền.
C. tạo ra sự phân hóa rõ rệt về thiên nhiên từ đông sang tây.
D. làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao địa hình.
Đáp án B
Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nguyên nhân làm cho nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
A. Vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á và tiếp giáp biển Đông.
B. Vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ lớn của mặt trời.
C. Vị trí địa lí nằm trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn.
D. Vị trí địa lí nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của mặt trời và vị trí tiếp giáp biển Đông nên mưa nhiều.
Đáp án A
Vận dụng cao
Có thể hiểu là học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ năng, kiến thức để giải quyết một vấn đề mới chưa được học hay chưa trải nghiệm trước đây (sáng tạo). Vận dụng vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống.
Các động từ thường sử dụng ở cấp độ này là: phân tích, tổng hợp, đánh giá, nêu ý kiến cá nhân, so sánh, mối quan hệ.... Cụ thể: 
- Phân tích là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống.
- Tổng hợp là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể, sự vật lớn.
- Đánh giá là khả năng phán xét giá trị sử dụng thông tin theo tiêu chí thích hợp.
Các hoạt động tương ứng ở vận dụng sáng tạo là: phân biệt, so sánh, chia nhỏ các thành phần, thiết kế, rút ra kết luận, tạo ra sản phẩm mới.
Ví dụ
Câu hỏi: Ý nào sau đây mói về tác động của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến khí hậu nước ta.
A. Vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền nhiệt độ cao
B. Vị trí địa lí nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh của gió Tín Phong và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
C. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đã quy định khí hậu nước ta có tính nhiệt đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và có sự phân hóa sâu sắc
D. Hình thể lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp từ đông sang tây làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa sâu sắc.
Đáp án C
2.2 Quy trình, kỹ thuật xây dựng đề kiểm tra, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
- Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
- Đề kiểm tra tự luận;
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. 
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
Bước 3.Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. 
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra như sau:
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; 
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. 
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
	Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
	1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
	2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).
	3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo).
	4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến 
3.1. Khả năng áp dụng
Áp dụng trong bài kiểm tra định kì và bài kiểm tra học kì môn Địa lí lớp 12
Tác giả nêu ra 01 đề minh họa, đề kiểm tra 45’ học kì I, các đề kiểm tra học kì I, đề kiểm tra 45’ học kì II, đề kiểm tra học kì II, được xây dựng trong phần phụ lục.
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I LỚP 12
I. Mục đích kiểm tra
- Kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh sau khi học xong phần địa lí tự nhiên (từ bài 2 đến bài 9)
-Đánh giá kỹ năng sử dụng Atlat, nhận xét bản số liệu của học sinh.
-Tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng cho HS.
II. Hình thức kiểm tra: kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, với tỉ lệ tự luận 30%; trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 70%.
III. Ma trận đề kiểm tra
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
KIẾN THỨC
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Nhận ra được vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, KT - XH và quốc phòng.
2 câu TN (0,5đ)
2 câu TN (0,5đ)
4 câu (1,0đ)
2. Đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta
2.1. Đất nước nhiều đồi núi
Nhận ra được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
Phân tích được đặc điểm của các khu vực địa hình và ảnh hưởng của các khu vực địa hình đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Giải thích được mối quan hệ giữa khu vực đồi núi với khu vực đồng bằng
1câu TL
(1,0đ)
3 câu TN
(0,75đ)
2 câu TN
(0,5 đ)
5 câu TN và 1 TL (2,25đ)
2.2. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Nhận ra được đặc điểm chung của Biển Đông
Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
2 câu TN
(0,5đ)
2 câu TN
(0,5đ)
4 câu
(1,0đ)
2.3. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Nêu được biểu hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam; 
Phân tích được nguyên nhân tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên .
Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên.
Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên đơn giản trong thực tế.
9 câu TN 
(2,0 đ)
2 câu TN
(0,5đ)
2 câu TN
(0,5đ)
3 câu TN
(0,75đ)
2 câu TN
(0,5đ)
9 câu TN
(2,25đ) 
THỰC HÀNH
- Atlat địa lí Việt Nam
- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để nhận ra các đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình, khí hậu, đất, sinh vật, sông ngòi.
4 câu TN (1,0 đ)
4,0 câu TN
 (1,0 đ)
- Bảng số liệu
- Nhận xét bảng số liệu khí hậu.
- Tính toán số liệu khí hậu.
1 câu TN (0,25 đ)
1 câu TN (0,25 đ)
2 câu TN
 (0,5 đ)
- Biểu đồ
Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm
1 câu TL (2,0 đ)
1 câu TL 
(2,0 đ)
Tổng
3,5 điểm (35%)
1,5 điểm (25%)
3,0 điểm
(30%)
1,0 điểm
(10%)
10,0 điểm
6,0 điểm
(60%)
IV. Đề kiểm tra
a. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1. Điểm cực Đông trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?
	A. Điện Biên. B. Hà Giang.
	C. Khánh Hòa. D. Cà Mau.
Câu 2. Vùng biển được coi như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là
A. Nội thủy. B. Lãnh hải
C. Tiếp giáp lãnh hải. D. Đặc quyền kinh tế.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm chung của Biển Đông?
A. Là biển tương đối kín.
B. Nằm trong vùng nhiệt đới khô.
C. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương.
Câu 4. Nước ta hiện nay có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với Biển Đông?
 A. 26. B. 27. C. 28. D. 29.	
Câu 5. Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở:
A. lượng mưa từ 1000 đến 1500 mm/năm, độ ẩm trên 60%.
B. lượng mưa từ 1500 đến 2000 mm/năm, độ ẩm trên 80%.
C. lượng mưa từ 2000 đến 2500 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
D. lượng mưa từ 2500 đến 3000 mm/năm, độ ẩm trên 90%.
Câu 6. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là
A. lớn hơn 200C.	B. lớn hơn 230C.
C. lớn hơn 250C.	D. lớn hơn 270C.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết tỉnh nào dưới đây không giáp với Lào?
A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Quảng Nam. D. Kon Tum.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tần suất xuất hiện bão lớn nhất ở nước ta vào tháng nào?
A. Tháng 7.
B. Tháng 8.
C. Tháng 9.
D. Tháng 10.
Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 6, 7 cho biết vịnh Hạ Long, vịnh Xuân Đài lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào?
A. Quảng Ninh, Phú Yên. B. Hải Phòng, Đà Nẵng.
C. Quảng Ninh, Quảng Nam. D. Phú Yên, Hải Phòng
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, trạm khí tượng Hà Nội thuộc vùng khí hậu
A.Tây Bắc Bộ.
B. Đông Bắc Bộ.
C.Trung và Nam Bắc Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Câu 11. Nước ta nằm ở vị trí liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có
A. khí hậu phân hóa theo mùa.	
B. sự phân hóa đa dạng về tự nhiên.
C. tài nguyên khoáng sản phong phú.	
D. tài nguyên sinh vật phong phú.
Câu 12. Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là
A. trở thành thị trường tiêu thụ của các nước phát triển.
B. phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.
C. chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.
D. đội ngũ lao động có trình độ khoa học kĩ thuật di cư đến các nước phát triển.
Câu 13. Khu vực đồi núi không thuận lợi để phát triển loại hình du lịch 
A. tham quan. B. nghỉ dưỡng.
C. sông nước. D. sinh thái.
Câu 14. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở 2 đầu là đặc điểm vùng núi
A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc C. Tây bắc D. Trường Sơn Nam
Câu 15. Nhận định nào không đúng về những thế mạnh của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?
A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. Có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp.
C. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
D. Thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 16. Ý nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?
A. Mang lại một lượng mưa lớn.
B. Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.
C. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
D. Làm tăng tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông.
Câu 17. Nhận định nào không đúng về các thiên tai thường xảy ra chủ yếu ở vùng biển nước ta?	 
	A. Sạt lở bờ biển. 	C. Cát bay, cát chảy.
	B. Bão, lũ lụt.	 D. Ô nhiễm cửa sông ven biển.
Câu 18. Tính chất nhiệt đới của khí hậu là do vị trí nước ta
A. tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn. 
B. nằm trong khu vực châu á gió mùa.
C. nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu.
D. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
Câu 19. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến chế độ nước theo mùa của sông ngòi nước ta?
A. Sự phân hoá theo mùa của khí hậu.
B. Hoạt động của các loại gió mùa.
C. Địa hình ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi.
D. Lưu lượng nước từ thượng nguốn đổ về.
Câu 20. Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm
Địa điểm
Lượng mưa (mm)
Lượng bốc hơi (mm)
Hà Nội
1676
989
Huế
2868
1000
TP. Hồ Chí Minh
1931
1686
Nhận định nào sau đây không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh?
A. Huế có lượng mưa lớn nhất, Hà Nội có lượng mưa thấp nhất.
B. TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất, Hà Nội có lượng bốc hơi nhỏ nhất.
C. Cả ba địa điểm đều có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.
D. Chênh lệch giữa lượng mưa với lượng bốc hơi cao nhất ở Huế, thấp nhất ở Hà Nội.
Câu 21. Trong câu thơ: “Trước sau nào thấy bóng người/Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. (Nguyễn Du), “Gió đông” ở đây là
A. gió mùa mùa đông lạnh khô.	B. gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
C. gió Mậu Dịch (Tín Phong).	D. gió phơn tây nam.
Câu 22. Điểm khác biệt về khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với vùng Tây Nguyên là
A. có kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa.
B. chia làm hai mùa mưa khô rõ rệt.
C. có mưa vào mùa thu đông.
D. mùa đông chịu tác động mạnh của gió Tín Phong.
Câu 23. Thảm thực vật rừng nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do
A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hoá phức tạp.
B. vị trí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu phân hóa đa dạng.
D. sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất.
Câu 24. Cho vào bảng nhiệt độ trung bình tháng của Huế (0C)
Cho bảng nhiệt độ trung bình tháng của Huế (0C)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Nhiệt độ trung bình
19,7
20,9
23,9
26,0
28,3
29,3
29,4
28,9
27,1
25,1
23,1
20,8
Nhiệt trung bình năm của Huế là
A. 21,70C. B. 24,60C C. 25,20C D. 27,70C
Câu 25. Địa hình vùng Đông Bắc thấp là do
A. giai đoạn Tân kiến tạo vùng này nâng lên yếu.
B. giai đoạn Tiền Cambri vùng này nâng lên yếu.
C. giai đoạn Cổ kiến tạo vùng này nâng lên yếu.
D. do quá trình phong hóa diễn ra mạnh.
Câu 26. Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là địa hình
A. bán bình nguyên. B. Đồng bằng.
C. núi cao. D. Núi thấp.
Câu 27. Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
A. kĩ thuật canh tác của con người.	B. nguồn gốc của đá mẹ.
C. điều kiện khí hậu vùng núi.	D. quá trình xâm thực – bồi tụ.
Câu 28. Yếu tố quy định tính chất mùa vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta là
A. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới.
B. nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
C. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.
D. sự phân hoá theo mùa của khí hậu.
b. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,0 điểm). Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.
Câu 2 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu. Nhiệt độ trung bình năm tại một số địa điểm
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Đà Nẵng
TP.Hồ Chí Minh
Nhiệt độ trung bình năm (0C)
21,2
23,5
25,7
27,1
	Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo thứ tự từ Bắc vào Nam qua các địa điểm trên?
V. Hướng dẫn chấm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I LỚP 12
a. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
C
A
B
C
B
A
A
C
A
C
C
C
C
B
Câu
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Đáp án
D
D
D
C
C
D
B
C
C
C
B
A
B
D
b. TỰ LUẬN
Câu 1 (1,0 điểm). Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.
Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 2 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu. Nhiệt độ trung bình năm tại một số địa điểm
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Đà Nẵng
TP.Hồ Chí Minh
Nhiệt độ trung bình năm (0C)
21,2
23,5
25,7
27,1
	Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo thứ tự từ Bắc vào Nam qua các địa điểm trên?
- Vẽ đúng biểu đồ như trên cho điểm tối đa.
- Thiếu (sai) tên các đầu trục, tên biểu đồ, sai cột (mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm)
VI. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 
 Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án; sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 
3.2 Đánh giá kết quả 
Sáng kiến kinh nghiệm trên được tác giả thực hiện tại trường THPT 19 -5 nơi tác giả công tác và thực hiện trên nền 3 lớp 12a2, 12a3, 12a4 mà tác giả được phân công. Theo đánh giá kết quả định tính của tác giả nhận thấy học sinh không bỡ ngỡ trước sự thay đổi hình thức thi THPTQG năm 2017, học sinh làm bài thi thử đạt kết quả từ 4,0 điểm đến 8,0 điểm trên 60% đạt điểm trung bình trở lên. Tôi nghĩ SKKN của tôi có thể nhân rộng cho giáo viên Địa lí trong trường và trong ngành.
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu của quá trình dạy học, kết hợp hình thức kiểm tra trắc nghiệm đã đem lại những ưu điểm sau đây :
Kiểm tra, khảo sát được số lượng lớn học sinh.
Kiểm tra kiến thức của học sinh ở cấp độ nhớ, hiểu một cách hữu hiệu.
Kiểm tra đánh giá được phạm vi kiến thức tương đối lớn, lượng câu hỏi lớn, bao quát khắp nội dung chương trình sẽ làm tăng độ tin cậy của kết quả đánh giá.
Ngăn ngừa học sinh học tủ.	
Học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, tiết ôn tập. Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết Các tiết kiểm tra không còn nặng nề.
Đề xuất/kiến nghị
Nếu giáo viên sử dụng thường xuyên phương pháp này sẽ khuyến khích học sinh học bao quát cả chương trình, tích nhiều kiến thức, tránh học tủ, học lệch. 
Ngoài ra giáo viên có thể áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm vào nhiều thời điểm khác nhau hoặc trong nhiều hoạt động khác nhau như là kiểm tra miệng, kiểm tra kiến thức từng hoạt động, củng cố bài học, mà lại tốn ít thời gian.
Công việc chấm điểm sẽ nhanh chóng, tính chính xác cao và mang tính công bằng. Không chỉ mình giáo viên chấm điểm mà tự các em cũng chấm được theo đáp án giáo viên đưa ra hoặc chấm chéo theo nhóm.
Để đảm bảo công bằng theo đúng nghĩa trắc nghiệm khách quan, tôi đề nghị nhà trường mua máy chấm trắc nghiệm.
 Người viết
 Ngô Thị Nhung Huyền
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docNOI DUNG.doc
  • docBIA.doc
  • docDANH M£ᄏᄂC CĂチC C£ᄏᄂM T£ᄏᆰ VI£ᄎᄒT T£ᄎᆴT.doc
  • docDANH M£ᄏᄂC TĂ€I LI£ᄏ†U THAM KH£ᄎᄁO.doc
  • docPH£ᄏᄂ L£ᄏᄂC.doc
Sáng Kiến Liên Quan