Sáng kiến kinh nghiệm Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết Việt Nam

Vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết

Văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn lịch sử dân tộc chưa có chữ viết. Khi có văn học viết, văn học dân gian trở thành nguồn nuôi dưỡng và cơ sở của văn học viết. Các nhà văn, nhà thơ học được rất nhiều từ văn học dân gian.

Văn học dân gian ảnh hưởng đến văn học viết trên hai phương diện: tư tưởng và hình thức nghệ thuật, cụ thể như sau:

- Về phương diện nội dung, tư tưởng: Văn học dân gian cung cấp cho các nhà văn của mọi thời đại những quan niệm xã hội, đạo đức của nhân dân lao động, của các dân tộc. Ngoài ra, nó còn cung cấp những tri thức hữu ích về tự nhiên xã hội, góp phần quan trọng về sự hình thành nhân cách con người. Nó bảo tồn, phát huy những truyền thồng tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương,. Biểu hiện rõ nhất là ở đề tài, nguồn cảm hứng, tư tưởng nhân ái, tình cảm lạc quan, yêu đời, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu con người,.

+ Đề tài tiêu biểu trong văn học dân gian: Số phận người phụ nữ, thân phận người lao động nói chung, tình yêu đôi lứa, những kinh nghiệm sống quý báu, đặc biệt ngợi ca tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước,.

+ Nguồn cảm hứng: Văn học dân gian thường lấy nguồn cảm hứng từ thiên nhiên, cuộc sống xã hội, lao động sản xuất,.

+ Tư tưởng nhân ái: Văn học dân gian đề cao tình cảm yêu thương con người nhất là thân phận người phụ nữ, người lao động cùng khổ,.

- Về phương diện nghệ thuật: Văn học dân gian cung cấp cho các nhà văn một kho tàng các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phương pháp xây dựng nhân vật, hình ảnh, cách nói, các biện pháp tu từ, thể loại, chất liệu dân gian,.

Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, văn học viết có tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng.

 

docx44 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bà cũng không kêu ca, vẫn cam chịu “âu đành phận”, “dám quản công” dẫu “năm nắng mười mưa” bà vẫn chấp nhận nỗi cơ cực, nhọc nhằn của đời mình như một sự tất yếu. Bà không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng, tự nguyện gánh mọi khổ cực vì chồng con.
-> Đây là một phẩm chất rất đáng trân trọng của bà Tú nói riêng và là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ VN nói chung.
b. Hình ảnh ông Tú:
* Lòng yêu thương, quý trọng người vợ của ông Tú thể hiện ở:
- Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ:
+ Lựa chọn chi tiết nói về không gian và thời gian buôn bán của Bà Tú khẳng định nhà thơ nhận ra sự đảm đang, tháo vát của người vợ.
+ Cách nói năm con/ với/ một chồng.
Đặt mình ngang hàng với năm đứa con như Xuân Diệu viết: “thì ra chồng cũng là một thứ con còn dại. Đếm con, năm con, chứ ai lại đếm chồng, một chồng - tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới phải liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ, càng đọc câu thơ càng nhiều ý vị”. Điều đó càng cho thấy lòng biết ơn vợ của TX.
* TX là con người có nhân cách qua lời tự trách:
- Câu thơ “một duyên hai nợ âu đành phận”, TX coi mình là món nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Duyên ít nợ nhiều.
- Lời tự chửi mình:
 Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
+ Trước hết đây là tiếng chửi đời. Vì thói đời bạc bẽo, lễ giáo phong kiến cứ bắt người chồng phải đi thi làm quan. Bắt người vợ phải ở nhà chăm lo mọi việc.
+ Sau đó còn là lời tự chửi bản thân mình: ăn ở bạc - tự coi mình là loại vô tích sự, ăn bám vợ, là gánh nặng của vợ. Vì vậy, ông tự lên án Có chồng hờ hững cũng như không. Nhà thơ nhận lỗi về mình tự chửi rủa sỉ vả mình tức là tự phán xét bản thân và chuộc lỗi.
+ Viết ra câu thơ “Có chồng hờ hững cũng như không” thì chắc chắn đó không phải là người chồng hờ hững, mà trái lại luôn mang ơn và biết đến người vợ của mình. Đằng sau tiếng chửi là cả một tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của nhà thơ, đồng thời tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung.
2.2. Nghệ thuật
- Đề tài về người vợ.
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian (hình ảnh thân cò lặn lội, sử dụng nhiều thành ngữ), ngôn ngữ đời sống (cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi). 
2.3. Ý nghĩa văn bản
Tình yêu thương, quý trọng vợ của TX thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính hi sinh cao đẹp của bà Tú. Qua đó người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của TX. 
III. Luyện tập
- Vận dụng hình ảnh:
+ Hình ảnh con cò trong ca dao nhiều khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó: “Con cò lặn lộinỉnon”; thân phận người lao động với nhiều bất trắc, thua thiệt: “Con cò mày đi ”.
 + Hình ảnh con cò trong bài Thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn hình ảnh con cò trong ca dao. Con cò trong ca dao xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian, con cò trong thơ TX ở giữa sự rợn ngợp của cả không gian và thời gian. Chỉ bằng 3 từ “khi quãng vắng”, tác giả đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Cách thay con cò bằng thân cò càng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi nỗi đau thân phận.
- Vận dụng từ ngữ:
 Thành ngữ 5 nắng 10 mưa được vận dụng sáng tạo: nắng, mưa chỉ sự vất vả; năm,mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên thành ngữ chéo, vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.
C. LUYỆN TẬP
Hoạt đông của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gv phát phiếu học tập.
HS viết tại lớp
- Vận dụng hình ảnh con cò trong ca dao
 + Ca dao: Hình ảnh con cò nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả.
+ Bài thơ: Hình ảnh con cò nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn: thay con cò bằng thân cò gợi nỗi đau thân phận, nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân
- Vận dụng thành ngữ: Năm nắng mười mưa
· Nắng mưa: sự vất vả
· Năm mười: số lượng phiếm chỉ, số nhiều, số đếm tăng dần
· Tạo nên một thành ngữ chéo vừa cho thấy sự vất vả, gian truân vừa cho thấy đức tính chịu thương chịu khó của bà Tú.
D. VẬN DỤNG: Hs vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. Phương pháp thực hiện: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý.
	Câu hỏi: Chất trữ tình và chất tự trào hóm hỉnh của ngòi bút TX trong bài thơ Thương Vợ.
Gợi ý: Chất trữ tình được thể hiện qua cách nhà thơ giới thiệu  người vợ. Công việc buôn bán nhọc nhằn, trách nhiệm nặng nề phải đảm đương, lo toan, không ai san sẻ đỡ đầnHình ảnh gánh nặng gia đình 5 con với 1 chồng phản chiếu cảm xúc nào của tác giả? Có phải chỉ thương, chỉ biết ơn bà Tú hay còn nét cười mỉa mai chế giễu với một chồng- phải để vợ nuôi? Thậm chí nuôi một ông chồng như thế có khi phải nuôi bằng 5 đứa con dồn lại?
E. MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: Giúp HS mở rộng thêm những điều đã học từ tác phẩm (Phương pháp kĩ thuật: Nêu vấn đề, gợi mở).
- Tìm những từ, hình ảnh, câu thơ sử dụng thành ngữ, ca dao dân gian.
- Từ hình ảnh bà Tú trong bài thơ, nghĩ về khổ thơ sau:
Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu
Trong khổ đau, người đẹp hơn nhiều
Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng	
2. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong việc tiếp nhận chất dân gian trong bài thơ Thương vợ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
Nắm được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Thương vợ - Trần Tế Xương:
- Hình ảnh bà Tú, tình cảm thương yêu trân trọng của tác giả dành cho vợ cùng những tâm sự của nhà thơ.
- Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: sử dụng tiếng Việt giản dị tự nhiên, giàu biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.
2. Kỹ năng
- Biết cách đọc hiểu theo đặc trưng thể loại.
- Kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
- Cảm thụ tác phẩm.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng ý thức, thái độ nghiêm túc, tự chủ khi làm bài kiểm tra. 
- Nâng niu trân trọng vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn con người.
- Bồi dưỡng tình yêu văn học.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực tư duy.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
B. HÌNH THỨC THỰC HIỆN: Tự luận
C. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
1. MA TRẬN TỔNG
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
- Phân tích bài thơ Thương vợ.
- Phân tích một phương diện nghệ thuật của bài thơ Thương vợ.
- Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Thương vợ.
- Xác định đúng kiểu bài: nghị luận văn học (Nghị luận về thơ trung đại)
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, hệ thống ý rõ ràng.
- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
- Đảm bảo cấu trúc ba phần. 
- Vận dụng những kiến thức đã học về ðể phân tích, cảm nhận về các phýõng diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; ðoạn thõ, phân tích, cảm nhận về tâm trạng / hành ðộng / vẻ ðẹp của nhân vật trữ tình; Làm nổi bật cái riêng trong giọng điệu/ miêu tả. 
Bài viết sáng tạo, có những kiến giải riêng sâu sắc, thuyết phục; diễn đạt hấp dẫn, thuyết phục.
10
Số câu: 1
3
3
3
1
10
2. MA TRẬN CON
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Phân tích hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ Thương vợ
- Xác định đúng vấn đề, đúng kiểu bài: phân tích một nét nghệ thuật trong bài thơ: hình ảnh, ngôn ngữ dân gian.
- Gọi tên hình ảnh, ngôn ngữ dân gian trong bài thơ: thân cò, năm nắng mười mưa, một duyên hai phận.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
+ Sử dụng chất liệu ca dao trong bài thơ.
+ Sử dụng các thành ngữ trong bài thơ.
- Tìm những bài ca dao viết về con cò.
- Đưa ra cách hiểu về thành ngữ năm nắng mười mưa, một duyên hai phận.
- Viết thành một bài văn hoàn chỉnh, loogic.
- Nêu nghĩa hình ảnh con cò trong ca dao.
- Sự sáng tạo của nhà thơ: không dùng con cò mà dùng thân cò; tách câu thành ngữ ra để tạo thành một thành ngữ chéo “Năm nắng, mười mưa”.
- Chân dung bà Tú và tình cảm của ông Tú.
- Liên hệ một hoặc hai hình ảnh/ câu thơ/ đoạn thơ/bài thơ có sử dụng chất liệu dân gian để thấy sự kế thừa và sáng tạo của các tác giả. 
10
Số câu: 1
Tỉ lệ: 100%
3
3
3
1
10
Đ. BIÊN SOẠN ĐỀ
ĐỀ KIỂM TRA BÀI SỐ 2 NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
Chủ đề: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Phân tích hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương.
E.ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0.5
b. Xác định vấn đề nghị luận: Phân tích hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ Thương vợ.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:
1
Giới thiệu tác giả - tác phẩm - chất dân gian trong bài thơ.
- Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. Bài thơ không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật. 
- Có được sự thành công về mặt nghệ thuật chính là tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian vào bài thơ. 
0.5
2
Phân tích:
a. Tác giả đã vận dụng sáng tạo hình ảnh văn học dân gian vào bài thơ. 
- Hình ảnh con cò trong ca dao là biểu tượng thân phận người lao động với nhiều bât trắc, thua thiệt: cho về thân phận người phụ nữ, lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó (dẫn chứng). 
- Hình ảnh con cò trong bài thơ Thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa tội nghiệp hơn hình ảnh con cò trong ca dao. Cách thay “con cò” bằng “thân cò” càng có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và gợi nỗi đau thân phận. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sắc của ông Tú đối với bà Tú. 
1.0
2.0
b. Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo những từ ngữ trong văn học dân gian. 
- Tác giả đã rất thành công khi vận dụng thành ngữ “Năm nắng mười mưa”. “Nắng, mưa” chỉ sự vất vả. “Năm, mười” là số lượng phiếm chỉ, chỉ số nhiều. Tác giả đã tách câu thành ngữ ra để tạo thành một thành ngữ chéo “Năm nắng, mười mưa”. Cách tách ta như vậy có tác dụng vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú. 
3.0
3
Đánh giá chung:
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian là một trong những nguyên nhân tạo nên thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ Thương vợ. 
- Nhờ sự vận dụng sáng tạo hình ảnh và ngôn ngừ văn học dân gian mà tác giả vừa ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú như cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó, thương chồng thương con, thầm lặng hi sinh vì chồng vì con vừa thể hiện được sự tri ân của mình đối với vợ. Cũng do biết vận dụng văn học dân gian mà bài thơ dễ đi vào lòng người, dễ làm rung động lòng người. 
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.5
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
1.0
B. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết của sáng kiến
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết Việt Nam là rất cần thiết. Vì:
- Trong tiến trình lịch sử, văn học dân gian đã phát triển song song cùng văn học viết, làm cho văn học Việt Nam trở nên phong phú đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Văn học dân gian là những giá trị tinh thần quý báu mà cha ông đã để lại cho chúng ta. Nó chính là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn Việt, nuôi dưỡng nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Đối với nhân dân lao động, văn học dân gian vừa là cuốn sách bách khoa của đời sống, vừa là một trong những phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như: Tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác  Đối với các bộ môn khoa học xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống và thế giới quan nhân dân trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Do vậy, Việc dạy và học văn học dân gian là rất quan trọng, không chỉ dạy và học một thứ văn chương truyền miệng mà còn phải truyền đạt và tiếp nhận được những giá trị tinh thần cao quý mà ông cha ta đã để lại cho đời sau.
- Trong chương trình Ngữ văn THPT có rất nhiều tác phẩm văn học trung đại và văn học hiện đại đã kế thừa và sáng tạo chất liệu văn học dân gian, như Truyện Kiều - Nguyễn Du, Tự tình (bài 2) - Hồ Xuân Hương, Thương vợ - Trần Tế Xương, Tương tư - Nguyễn Bính, Việt Bắc - Tố Hữu, đoạn trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điểm, Vợ nhặt - Kim Lân, Ngoài việc tiếp tác phẩm văn học viết theo đặc trưng thể loại, người dạy và người học phải thấy được tư tưởng, tình cảm và mục đích của nhà thơ/ nhà văn trong việc vận dụng văn học dân gian vào sáng tác của họ.
2. Khả năng áp dụng sáng kiến
Trong năm học 2019 - 2020, tôi đã thực hiện một phần sáng kiến của mình trong việc giảng dạy Ngữ văn 11: Khám phá chất dân gian trong bài Thương vợ - Trần Tế Xương. Cụ thể:
2.1. Bài dạy:
	Cung cấp cho học sinh kiến thức qua tiết học cụ thể theo phân phối chương trình của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc:
- Tiết 9 - Đọc văn: Thương vợ.
- Tiết 23 - 24: Thực hành về thành ngữ, điển cố
Bài 1. Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
- Tiết dạy tự chọn theo phân phối chương trình của nhà trường.
Tiết 6 - Tự chọn: Giới thiệu nội dung thơ văn Tú Xương và sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ Thương vợ.
2.2. Đánh giá về nội dung, kĩ năng: 
- Cung cấp kiến thức về tác giả Trần Tế Xương, tác phẩm Thương vợ.
- Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết qua bài thơ Thương vợ.
- Sự sáng tạo trong vận dụng chất dân gian trong Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương.
- Kĩ năng phân tích thơ.
- Kĩ năng tạo lập văn bản.
- Cảm thụ tác phẩm thơ.
2.3. Cách thức đánh giá: Đánh giá kết quả thông qua bài viết của học sinh.
Bài tập: Phân tích hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương (tr.29).
2.4. Đối tượng đánh giá: Học sinh lớp 11C, 11D.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với ban giám hiệu nhà trường: Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý; cần coi trọng việc giám sát, kiểm tra thường xuyên; cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để kết hợp với nhà trường có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời và hợp lý đối với giáo viên và học sinh có thành tích cao.
- Đối với giáo viên: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói, muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi. Câu nói đã khẳng định vai trò của người thầy trong công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG là hết sức quan trọng. Là giáo viên, chúng ta phải là một người thầy vừa hồng vừa chuyên, phải đủ tâm và đủ tầm, giỏi về chuyên môn, nhiệt huyết trong giảng dạy, đổi mới trong phương pháp dạy học và thân thiện, cởi mở với học sinh. 
- Đối với học sinh: Học sinh phải có kiến thức và lòng say mê, sự chăm chỉ rèn luyện, cần cù tích luỹ. Ngoài kiến thức kĩ năng học được trên lớp và đọc được trong sách giáo khoa, học sinh cần chủ động tìm đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác qua các kênh thông tin khác nhau. 
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng tham gia lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
- Lớp 11B, 11C năm 2018 - 2019 (Chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp
Sĩ số
Điểm 8 trở lên 
Điểm 6.5 đến dưới 8
Điểm 5 đến dưới 6.5
Dưới 5
Kém
11B
34
3
(8.8%)
10
(29.5%)
18
(52.9%)
3
(8.8%)
0
11C
21
1
(4.8%)
6
(28.6%)
12
(57.1%)
2
(9.5%)
0
- Lớp 11C, 11D năm 2019 - 2020 (Đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp
Sĩ số
Điểm 8 trở lên 
Điểm 6.5 đến dưới 8
Điểm 5 đến dưới 6.5
Dưới 5
Kém
11C
24
3
(12.5%)
12
(50%)
9
(37.5%)
0
0
11D
18
3
(16.7%)
7
(44.5%)
8
(38.8%)
0
0
(Một số bài viết của học sinh xem ở phần phụ lục)
Mục
Chưa áp dụng sáng kiến
Áp dụng sáng kiến
Kiến thức
- Nắm được kiến thức về tác giả, tác phẩm Thương vợ.
- Chỉ ra hình ảnh con cò trong ca dao, thành ngữ nhưng chưa liên hệ, so sánh, phân tích.
- Nắm được kiến thức về tác giả, tác phẩm Thương vợ.
- Biết phân tích sự sáng tạo trong việc vận dụng chất dân gian trong “Thương vợ” của nhà thơ Trần Tế Xương.
- Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết qua bài thơ Thương vợ.
Kĩ năng 
- Kĩ năng phân tích thơ.
- Kĩ năng tạo lập văn bản.
- Kĩ năng phân tích thơ.
- Kĩ năng tạo lập văn bản.
- Vận dụng thao tác so sánh.
Ý thức:
- Bồi dưỡng tình yêu văn học, yêu giá trị văn học của dân tộc, 
- Bồi dưỡng tình yêu văn học, yêu giá trị văn học của dân tộc, 
- Biết kết nối vẻ đẹp truyền thống với vẻ đẹp hiện đại của đất nước.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- Giáo viên: Qua đề tài này, giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, hiểu biết về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết, có kinh nghiệm và phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn.
- Học sinh: Bài học sẽ giúp các em hiểu được tầm quan trọng của văn học dân gian; sự tiếp nối giữa văn học dân gian và văn học viết; bồi dưỡng tình yêu văn học; trau dồi những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Sáng kiến áp dụng được trong cả ba khối dạy: Ngữ văn 10, 11, 12.
- Mở rộng mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết Việt Nam qua các phẩm như: Truyện Kiều - Nguyễn Du (các đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 10), Tương Tư - Nguyễn Bính (Ngữ văn 11), Vợ nhặt - Kim Lân (Ngữ văn 12), để thành một chuyên đề rộng hơn và toàn diện hơn. 
- Áp dụng sáng kiến trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Áp dụng sáng kiến trong chương trình ngoại khóa.
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
Nguyễn Thị Thu Cúc
Trường THPT DTNT tỉnh Vĩnh Phúc
Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết Việt Nam (Minh họa qua một số tác phẩm văn học trong chương trình THPT)
..., ngày... tháng ...năm 2020
..., ngày... tháng ...năm 2020
Ngày 26 tháng 02 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
Chủ tịch hội đồng
sáng kiến cấp cơ sở
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Thu Cúc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (chủ biên), Ngữ văn 10 Cơ bản, tập một, NXB GD, 2011.
NXBGD.	
2. Phan Trọng Luận (chủ biên), SGV Ngữ văn 10 Cơ bản, tập một, NXB GD, 2007.
3. Phan Trọng Luận (chủ biên), SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập một, NXB GD, 2008.
4. Phan Trọng Luận (chủ biên), SGK Ngữ văn 12 Cơ bản, tập một, NXB GD, 2009.
5. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn, (2002),Văn học dân gian VN, NXB Giáo dục, TP HCM.
6. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2000), Văn học VN, Văn học dân gian, Những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, TP HCM.
7. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2000), Văn học VN, Văn học dân gian, Những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, TP HCM. 
8. Bùi Mạnh Nhị (1988),Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Sở Giáo dục An Giang XB.
9. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, NXBGiáo dục, TP HCM.
10. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2005), Ca dao-dân ca, đẹp và hay, NXB Trẻ, TP HCM.
11. Đỗ Bình Trị (1995), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục, HN.
12. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NB Giáo dục, HN.
13. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian, NXB Giáo dục, HN.
PHỤ LỤC
(Trích đoạn văn trong bài viết của học sinh Đỗ Thị Vĩnh - 11D)	
(Trích đoạn văn trong bài viết của học sinh Đàm Thị Hạnh - 11C)	
(Trích một đoạn trong bài kiểm tra của học sinh Lục Nam Anh - 11C)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_anh_huong_cua_van_hoc_dan_gian_den_van.docx
Sáng Kiến Liên Quan