Rèn kỹ năng đọc cho học sinh qua môn tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục

Bác Hồ đã dạy:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Lời dạy đó là “kim chỉ nam” cho mục tiêu giáo dục của Đảng. Chính vì thế mà Đảng luôn coi “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”, đặc biệt là đối với Tiểu học vì đây là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện sau này của các em. Cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động này thể hiện trong 4 hoạt động tương ứng với bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết. Mà muốn hình thành cho học - Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà tr¬ường mà còn trong cuộc sống nói chung. Tr¬ước hết, môn Tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng, đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh đ¬ược tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài ng¬ười thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, t¬ư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cao đẹp cho ngư¬ời học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư¬ duy nh¬ư quá trình phân tích tổng hợp cho các em. Mặt khác, phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hoạt động của lời nói, là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói âm thanh, là quá trình chuyển tiếp hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh

 

docx35 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn kỹ năng đọc cho học sinh qua môn tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy và đọc lưu loát (đây là yêu cầu trọng tâm của hcọ sinh lớp 1).
      Bước sáng phần đọc, đa số các em còn đọc chưa chuẩn, đọc còn ngắc ngứ, đọc từng âm, tiếng. Một số học sinh yếu còn phải dừng lại để đánh vần. Nhiều em chưa biết nghỉ hơi đúng lúc, đúng chỗ. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã dành nhiều thời gian hơn cho việc luyện đọc. Tuy nhiên vẫn đảm bảo đủ nội dung trong một giờ Tập đọc. Dùng thời gian thích đáng cho việc luyện đọc (ở lớp và ở nhà).
       Khi học sinh đọc tôi theo dõi để nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy. Đọc rõ từng cụm từ, câu, tránh đọc kéo dài giọng.
       Đối với học sinh yếu phần luyện đọc chưa đạt yêu cầu, các em dung bút chì đánh dấu vào sách giáo khoa, về nhà tự luyện đọc, tiết học sau tôi kiểm tra.
       Rèn kỹ năng đọc: đọc câu, đoạn hay cả bài, tôi luôn hướng dẫn các em rất tỉ mỉ. Trong các giờ Tập đọc, tôi thường chép sẵn các đoạn văn hay thơ cần lưu ý về cách đọc. Nếu là bài đọc thuộc long cũng cần phải chép ra bảng phụ để học sinh tri giác cụ thể, cần chép rõ rang mới có tác dụng trực quan tốt.
      Khi dạy học thuộc long, tôi chép bài lên bảng (bảng phụ) rồi luyện đọc cho các em bằng phương pháp xoá dần chỉ để lại từ điểm tựa. Phần này làm trực quan tốt thì các em học dễ nhớ và thuộc bài nhanh hơn so với phương pháp để học sinh đọc ở sách giáo khoa.
*Dùng tranh ảnh, vật thật:
      Đây là phương pháp có tác dụng không khó trong việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Nhưng khi đã sử dụng tranh ảnh thì các bức tranh đó phải to, đẹp, rõ rang. Nếu không có điều kiện phóng to, tôi sử dụng tranh ảnh minh hoạ ngay ở trong sách giáo khoa. Tuỳ từng bài để ta có thể sử dụng trực quan cho phù hợp.
      Tôi yêu cầu học sinh khi đọc phải nhấn mạnh các từ chỉ màu, sắc, độ.
      Học sinh phải nhớ từ cần nhấn mạnh. Luyện đọc từ cần nhấn mạnh, ngay cả các em yếu cũng đọc được.
      Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có kỹ năng đọc và tiếp thu bài tốt, đọc diễn cảm bài.
      Giúp học sinh dễ hiểu bài hơn và gây hứng thú cho học sinh khi đọc, nhằm khắc sâu kỹ năng đọc và nắm nội dung bài của học sinh. Phương pháp này nhằm củng cố niềm tin vững chắc cho học sinh.
2.2. Phương pháp đàm thoại:
    a. Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ, các em thích được hoạt động (hoạt động lời nói).
     Phương pháp đàm thoại được thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi phục vụ cho nội dung bài. Ở đây có thể thấy, giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt, gợi mở; trò tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Ngược lại, trò có thể nêu câu hỏi thắc mắc để giáo viên có thể hướng dẫn và giải đáp.
   b. Các hình thức đàm thoại:
    - Bước 1: Rèn cho học sinh.
    Khi rèn kỹ năng đọc và hiểu cho học sinh, tôi thường chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với học sinh và bài đọc. Muốn học sinh hiểu nội dung, trước hết học sinh phải có kỹ năng đọc đó là: Đọc đúng lưu loát, trôi chảy bài đọc. Có đọc thông văn bản thì các em mới hiểu nội dung bài và hiểu giá trị nghệ thuật của bài dẫn đến sự cảm thụ tốt và đọc diễn cảm tốt hơn. Để đạt những yêu cầu đó, tôi thường đưa ra những câu hỏi cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với từng bài đọc.
Bước 2: Rèn đọc hiểu cho học sinh.
     Kết hợp với việc rèn đọc đúng, cần rèn đọc hiểu cho học sinh. Đọc hiểu ở đây có thể là từ khoá, từ trung tâm, câu, đoạn, bài.
     Tóm lại, trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đàm thoại chỉ dùng để gợi mở, dẫn dắt để học sinh hiểu và chiếm lĩnh kiến thức chứ không sử dụng trong suốt quá trình dạy đọc mà cần phải xen kẽ những phương pháp khác để bài dạy đạt kết quả cao và học sinh không chán.
Tác dụng của phương pháp đàm thoại:
Phương pháp đàm thoại là tạo cho học sinh phát triển giao tiếp (giao tiếp giữa cô và trò). Khi sử dụng phương pháp này ngoài việc có tác dụng giúp học sinh tiếp thu kiến thức còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh.
  2.3. Phương pháp luyện tập:
  a. Phương pháp luyện tập:
    Đây là phương pháp chủ yếu, thường xuyên sử dụng khi dạy học, học phân môn Tập đọc. Với phương pháp này, tôi hướng dẫn học sinh vận dụng thực hành tốt. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh rèn kỹ năng, kỹ xảo khi luyện đọc. Tôi luông hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp cụ thể.
  b. Các biện pháp luyện tập:
  b.1. Luyện đọc đúng:
     Là đọc thành tiếng, yêu cầu đọc trôi chảy, lưu loát và rèn cho học sinh biết ngừng nghỉ đúng chỗ, biết phân biệt câu thơ, dòng thơ.
     Ngoài việc rèn cho học sinh biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy. Tôi còn hướng dẫn học sinh biết ngắt hơi sau các dấu hai chấm, dấu chấm than, chấm lửng (đối với bài văn xuôi).
Cách sửa đọc ngọng cho học sinh:
Trước hết giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc ngọng như l- n để định hình được lời nói và chữ viết. Giáo viên cần xem lại phương thức phát âm phụ âm đầu l- n và tự mỗi giáo viên phải luyện bằng thời gian dài và phải kiên trì. Khi học sinh đọc lẫn các tiếng có phụ âm đầu là l, giáo viên dừng lại sửa cho các em bằng cách: hướng dẫn các em đọc đầu lưỡi hơi cong, luồng hơi đi ra bị cản Ví dụ những tiếng có phụ âm đầu n đọc đầu lưỡi thẳng, môi trề, bụng hơi hóp lại.
Những tiếng có âm quặt lưỡi như s - x; r - d- gi; tr- ch thì hướng dẫn các em nói tự nhiên cho hay, (không cố gắng đọc nhấn). Nhưng trong Tiếng Việt có phụ âm đầu là r (là phụ âm quặt lưỡi) thì chúng ta đọc không rung. 
Ví dụ: Như từ: ra vào, rang lạc, rực rỡ, rung rinh. Giáo viên đọc rung những tiếng là tiếng nước ngoài ,ví dụ: Ra đi ô,
Ngoài việc sửa chữa trong mỗi tiết Tập đọc và các môn học khác, thì cuối mỗi buổi học tôi còn giao những bài tập đọc nhỏ để học sinh tự luyện đọc ở nhà và về nhà đọc trước bài của ngày hôm sau. Hàng ngày kiểm tra về cách đọc của học sinh và nhận xét. Quá trình này tôi thực hiện thường xuyên và luôn khuyến khích các em.
Một số mẹo sửa lỗi phát âm l/n
* Phát hiện các dạng lỗi phát âm: 
Lỗi thay thế phụ âm đầu /l/-/n/ xảy ra ở ba trường hợp:
- Trường hợp 1: Thay thế âm cố định /l/ thành /n/ (ví dụ: “lạnh lẽo” thành ‘nạnh nẽo”).
- Trường hợp 2: Thay thế âm cố định /n/ thành /l/ (ví dụ: “núi non” thành “lúi lon”).
- Trường hợp 3: Thay thế âm bất định, nghĩa là khi đúng khi sai, lẫn lộn không thể phân biệt, ví dụ: “lúa nếp làng” phát âm thành “núa lếp làng”.
* Cách chữa lỗi phát âm lệch chuẩn l/n; 
Bàn về việc trị liệu, sửa chữa và luyện tập để phát âm chuẩn hai âm này, có nhiều cách phân biệt l-n khi nói và viết tiếng Việt. Trong bài viết này, xin giới thiệu một số kĩ thuật (thường được gọi là “mẹo”) của một số nhà ngôn ngữ tiếng Việt đã gợi ý trong nhiều tài liệu ngôn ngữ tiếng Việt khác nhau. Ngoài ra, với chuyên môn về trị liệu âm ngữ, sẽ đề cập đến những cách phân biệt l-n trong khi nói và viết tiếng Việt dưới góc độ âm ngữ trị liệu tiếng Việt ở một bài viết khác.
+ Mẹo phân biệt viết con chữ l-n: 
Để cho dễ phân biệt về con chữ khi viết, mẹo “l cao, n thấp” được sử dụng để mô tả chiều cao của hai con chữ thể hiện hai âm này. Nhưng nhiều người đã biến tấu thành mẹo “n thấp, n cao” hoặc “l thấp, l cao” dựa vào cách phát âm của chính mình. Thực chất, mẹo này chỉ phần nào giúp phân biệt khi viết con chữ hơn là khi nói. Ngược lại, khi bị biến tấu, mẹo này lại làm cho người nói càng lẫn hơn khi phát ngôn
+ Mẹo phân biệt l-n khi nói và viết theo quy tắc cấu tạo âm tiết tiếng Việt
Dựa trên cơ sở/quy tắc kết hợp trong cấu tạo âm tiết, 7 mẹo nêu dưới đây liệt kê hệ thống từ vựng có phụ âm đầu là /l/ và /n/ để khi nói hay viết sẽ không lẫn nhau.
Mẹo thứ nhất: Trong âm tiết, /l/ chỉ đứng trước âm đệm nhưng /n/ thì không (trừ trường hợp đặc biệt “noãn bào”). Ví dụ, những từ sau phải phát âm là l: cái loa, chói lòa, loan phượng, vết dầu loang, nói lưu loát, luẩn quẩn, loắt choắt, loanh quanh, luật pháp, luyến tiếc,
Mẹo thứ hai: Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ nhất thì đó chắc chắn là phụ âm /l/. Có thể liệt kê ra các từ láy vần bắt đầu bằng phụ âm /l/ như sau: lệt bệt, lò cò, lộp độp,lúi húi, lai dai, lơ mơ, lã chã, lăng xăng, lon ton, lai rai, lởn vởn, lênh khênh, lăng nhăng, luẩn quẩn, lằng nhằng, loằng ngoằng, Theo danh sách đầy đủ thì kiểu láy vần bắt đầu bằng /l/ như trên có khoảng hơn 300 từ.
Mẹo thứ ba: Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm đầu của tiếng thứ nhất là /z/ (gi,d) và phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai thì đó chắc chắn là phụ âm /n/, ví dụ: gian nan, gieo neo,
Mẹo thứ tư: Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai và phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất không phải là /z/ (gi, d) thì đó là phụ âm /l/ (trừ trường hợp: khúm núm, khệ nệ,), ví dụ: cheo leo, khoác lác,
Mẹo thứ năm: Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong từ láy vần mà tiếng thứ nhất khuyết phụ âm đầu thì phụ âm đầu của tiếng thứ hai là /n/, ví dụ: ăn năn, ảo não, áy náy,
Mẹo thứ sáu: Những từ không phân biệt được là /l/ hay /n/ nhưng đồng nghĩa với một từ khác viết với /nh/ thì viết là /l/, ví dụ: lăm le- nhăm nhe; lố lăng-nhố nhăng; lỡ làng – nhỡ nhàng;lài-nhài; lời-nhời; lầm-nhầm,
Mẹo thứ bẩy: Trong từ láy phụ âm đầu thì cả hai tiếng trong từ láy đó phải cùng là một phụ âm. Do vậy, chỉ cần biết một tiếng bắt đầu bằng /l/ hay /n/ mà suy ra tiếng kia: Ví dụ: đều là l: lung linh, long lanh, lạnh lùng, Đều là n: no nê, nõn nà, núng nính,
Mẹo liệt kê hệ thống từ vựng có phụ âm đầu /l/ và /n/ theo bẩy mẹo kể trên đã hệ thống hóa được một lượng từ vựng nhất định để người sử dụng không nhầm lẫn khi nói và viết. Đây còn là một nguồn tư liệu rất tiện ích cho các nhà trị liệu ngôn ngữ-lời nói, giáo viên và những người lớn khác sử dụng trong chương trình luyện tập phát âm hoặc chương trình phát triển ngôn ngữ cho cả trẻ em và người lớn.
  b.2 Luyện đọc thầm:
    Đối với học sinh lớp 1, đọc thầm khó hơn đọc thành tiếng, do các em chưa có ý thức tập trung cao để theo dõi bài đọc. Thường thì các em bỏ sót tiếng, dòng trong bài đọc. Tôi đã theo dõi khi các em đọc thầm, một số em chưa có ý thức tự giác khi làm việc này. Để hướng dẫn học sinh đọc thầm tốt, tôi yêu cầu các em làm theo hướng dẫn của tôi.
   - Yêu cầu tất cả học sinh theo dõi vào bài, đọc phải đầy đủ các tiếng trong câu (lưu ý không đọc lướt).
   - Yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt, học sinh tập bỏ dần thói quen đọc thành tiếng lầm rầm (phát ra tiếng nhẩm nhỏ).
   - Giao câu hỏi gắn với nội dung đoạn, bài đọc.
   - Khi đọc cố gắng không dùng ngón tay hay que tính để chỉ vào từng chữ, dòng trong sách (trừ trường hợp với những em quá yếu).
   - Kiểm tra đọc thầm của các em, tôi đã tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu các em trả lời câu hỏi nội dung của đoạn vừa đọc đến đâu.
    Nếu học sinh đọc thầm tốt thì các em đã hiểu được nội dung của đoạn đó, các em sẽ trả lời câu hỏi được tốt hơn.
    Đối với học sinh yếu, tôi thường xuyên quan tâm hơn và giúp đỡ các em bằng cách:
   - Lưu ý hơn trong giờ Tập đọc.
   - Thường xuyên uốn nắn việc phát âm sai.
   - Giúp học sinh đọc dứt khoát hơn từng cụm từ trong câu ngắn. Với câu dài, tôi hướng dẫn học sinh vạch nhịp bằng bút chì vào sách giáo khoa, để các em ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
   - Đề ra yêu cầu đọc ở nhà, có như vậy mới buộc học sinh đọc lại những từ, cụm từ, câu chưa trôi chảy để hôm sau tôi kiểm tra xem các em đọc đã đạt yêu cầu chưa.
   - Bố trí những em khá ngồi gần để kèm cặp.
     b.3. Hình thức luyện tập ở nhà:
    Hình thức này cũng góp phần tích cực giúp học sinh đọc lại những từ, cụm từ, rèn luyện kỹ năng đọc, tôi thường áp dụng và thực hiện như sau:
   - Với học sinh yếu: Luyện đọc từ, cụm từ, câu, cả bài.
   - Với học sinh trung bình, khá: Luyện đọc trôi chảy, lưu loát cả bài.
   - Với học sinh giỏi: Đọc diễn cảm toàn bài.
   Để đạt được mục đích trên, tôi hướng dẫn trước ở trên lớp thật tỉ mỉ, cụ thể để học sinh về nhà luyện đọc.
   Yêu cầu kiểm tra kết quả luyện đọc theo từng cặp.
   Ngoài ra cần kết hợp giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm để hỗ trợ kèm cặp những em còn đọc yếu.
   b.4. Tổ chức trò chơi Tiếng Việt:
    Có nhiều hình thức trò chơi  Tiếng Việt, tuỳ từng bài đọc để áp dụng trò chơi sao cho phù hợp. Trong khâu rèn kỹ năng đọc nói riêng và dạy bài Tập đọc nói chung, tôi thường áp dụng các trò chơi Tiếng Việt như:
Thi đọc đúng các từ, cụm từ có các phụ âm hay mắc lỗi khi đọc.
Thi đọc nối tiếp đoạn văn, câu thơ, khổ thơ trong bài đọc thuộc lòng.
Thi tìm các từ còn thiếu trong đoạn văn, thơ.
Đọc một câu biết cả đoạn.
     Khi chơi trò chơi, tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đề được chơi, kể cả những học sinh yếu cũng được chọn tham gia để các em cũng được hoà nhập và giúp các em học tập có ý thức hơn.
2.4. Dạy thử nghiệm:
     Qua quá trình điều tra, nghiên cứu tìm ra những tồn tại cũng như nguyên nhân dẫn đến tồn tại. Đề ra những biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1, tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm 2 tiết Tập đọc ở lớp 1 để chứng minh cho những biện pháp đề xuất của mình, tạo kết quả cho giờ học.
Tập đọc lớp 1: BÀN TAY MẸ
A. Mục đích, yêu cầu:
  1. Học sinh đọc trơn cả bài. Chú ý phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng Biết nghỉ hơi khi gặp dấu chấm.
  2. Ôn các vần an, at; tìm được các tiếng có vần an, vần at.
  3. - H–ểu các từ ngữ trong bài: rám nắng, xương xương.
      - Nói lại được tình cảm và ý nghĩ của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn m ẹ của bạn.
      - Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em.
B. Đồ dùng dạy học:
     - Tranh minh hoạ bài đọc.
     - Bộ chữ.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đọc bài “Cái nhãn vở” trong Sgk và trả lời câu
 hỏi 1, 2 trong Sgk.
- Gv nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu.
2. Hướng dẫn hs luyện đọc: (20’)
a. Gv đọc mẫu bài văn.
b. Hs luyện đọc:
*Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- Luyện đọc các tiếng, từ khó: yêu nhất, nấu
cơm, rám nắng, xương xương.
- Phân tích tiếng: yêu, nắng, xương.
- Gv giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương.
* Luyện đọc câu:
- Đọc từng câu trong bài.
- Đọc nối tiếp câu trong bài.
- Luyện đọc câu: Đi làm về, mẹ lại đi chợ, , giặt
một chậu tã lót đầy.
* Luyện đọc đoạn bài:
- Luyện đọc nối tiếp đoạn.
- Thi đọc trước lớp cả bài.
- Nhận xét, tính điểm thi đua.
- Đọc đồng thanh toàn bài.
3. Ôn các vần an, at: (12’)
a. Tìm tiếng trong bài có vần an:
- Yêu cầu hs tìm nhanh.
- Đọc từ tìm được: bàn tay.
- Phân tích tiếng bàn.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần an, vần at:
- Đọc mẫu trong Sgk.
- Gv tổ chức cho hs thi tìm đúng, nhanh những
tiếng, từ có vần an, vần at.
Tiết 2
4. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói:
a. Tìm hiểu bài: (20’)
- Đọc câu hỏi 1.
- Đọc nối tiếp 2 đoạn đầu.
+ Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?
- Đọc yêu cầu 2.
- Luyện đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với
đôi bàn tay mẹ.
- Thi đọc toàn bài.
b. Luyện nói: (10’)
- Nhìn tranh 1 thực hành hỏi đáp theo mẫu.
- Thực hành hỏi đáp theo các tranh 2, 3, 4.
- Yêu cầu hs tự hỏi đáp.
5. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Đọc lại toàn bài.
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị bài “cái
Bống”.
- 2 Hs đọc và trả lời.
- Hs theo dõi.
- Vài Hs đọc.
- Vài hs nêu.
- Hs đọc nhẩm.
- Mỗi hs đọc 1 câu nối tiếp nhau.
- Vài hs đọc.
- Vài hs đọc
- Hs đọc thi nhóm 3 hs.
- Hs đọc cá nhân, tập thể.
- Hs tìm và nêu
- Vài hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- Hs thi đua theo tổ.
- 1 hs đọc.
- 2 hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- 1 hs đọc.
- Vài hs đọc.
- 3 hs đại diện 3 tổ đọc.
- 2 hs thực hiện.
- 3 cặp hs thực hiện.
- Vài cặp hs thực hành.
- 1 hs đọc.
2.5. Kết quả thực nghiệm:
Qua quá trình áp dụng đề tài vào dạy thực nghiệm đã thu được kết quả như sau:
Lớp 1 A: Sĩ số 27
TSHS/27
Đọc ngọng
Đọc sai p/âm
Đọc sai dấu
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Khảo sát cuối kỳ I
2
7,5
6
22
1
3.7
17
66,8
0
0
Khảo sát cả năm
0
0
2
7,5
0
0
25
92.5
0
0
C. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
      Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp đặc biệt. Con người cũng như các động vật khác thường giao tiếp với nhau bằng tín hiệu. Trong đó có tín hiệu ngôn ngữ được thể hiện ở dạng nói và viết.
      Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả cao, người giáo viên phải đầu tư thời gian một cách hợp lý nhằm lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho kỹ càng, phù hợp. Đồng thời người giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo, luông trăn trở tìm tòi suy nghĩ, hình thức tổ chức dạy học, ví dụ: có nhiều tiết dạy giáo án điện tử để gây hứng thú trong học tập cho học sinh; sao cho mọi học sinh đều có niềm say mê, hứng thú trong học tập.
      Trong quá trình dạy - học Tập đọc phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. học sinh lớp 1, các em thích được động viên, khuyến khích, thích được chiều chuộng, gần gũi. Để thực hiện mỗi tiết dạy, giáo viên cần hiểu thật rõ, nắm vững nội dung, yêu cầu của từng tiết, toàn bài phải đọc giọng điệu chung như thế nào, tốc độ, cường độ, chỗ nào phải nhấn giọng, hạ giọng, từ nào, câu nào học sinh hay đọc sai, đọc lẫn để giờ dạy có hiệu quả.
     Nắm chắc đặc trưng của phân môn Tập đọc 1, trong giờ học, tôi phân bố thời gian theo trình tự giáo án nhưng chú trọng các yếu tố.
      Đọc mẫu của giáo viên: Đọc mẫu nhằm giới thiệu, tạo hứng thú và tâm thế học tập.
      Nếu giáo viên đọc mẫu cho học sinh tốt cũng đã dạy cho học sinh được rất nhiều. Đọc câu, đoạn nhằm minh họa, hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh tự tìm cách đọc. 
      Trong chương trình Tiếng Việt mới, phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rõ ràng hơn, đó là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng đọc, nghe và nói. Đọc là quá trình tiếp nhận thông tin; do đó các kỹ năng đọc, nghe và nói có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tạo thành các kỹ năng này giúp học sinh đạt kết quả cao trong giao tiếp. Sách giáo khoa Tiếng Việt mới thể hiện rõ quan điểm giao tiếp qua việc lựa chọn hệ thống ngữ điệu cho dạy học.
      Qua quá trình tìm hiểu công việc học tập của học sinh và công tác giảng dạy của giáo viên đối với phân môn Tập đọc trong trường tiểu học, đồng thời thông qua chất lượng kiểm tra cuối năm, tôi thấy lớp 1A có nhiều tiến bộ. Song kết quả đạt được chưa hẳn là cao, bởi sự tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn còn hạn chế. Vì vậy kết quả đạt được chưa được như mong muốn. Dạy Tập đọc quả là một vấn đề không đơn giản chút nào, nên muốn có kết quả cao thì cả thầy lẫn trò đều phải cố gắng, phải kiên trì trong quá trình rèn đọc. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn cố gắng đọc đúng, đọc chuẩn, diễn cảm.
      Ngoài ra còn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên, luôn cải tiến phương pháp soạn giảng, sửa lỗi kịp thời cho từng học sinh.
      Qua thực tế, tôi thấy mình cần cố gắng rèn luyện, học tập nghiên cứu tài liệu, sách báo, học hỏi những đồng nghiệp giàu kinh nghiệm giảng dạy.
      Tôi tự rút ra bài học cho mình: Muốn đạt được mục đích mà mình mong muốn thì bản thân phải có niềm tin, niềm say mê thực sự, luôn kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện không ngừng. Chính niềm say mê ấy sẽ giúp ta có them sức mạnh to lớn, cuốn hút ta đi vào tìm tòi sáng tạo.
       Do điều kiện khả năng có hạn, đề tài còn nhiều thiếu sót, có những vấn đề chưa thể đề cập đến. Mặc dù bản thân tôi đẫ hết sức cố gắng; rất mong được sự giúp đỡ, góp ý,bổ xung của đồng nghiệp, đặc biệt tổ chuyên môn Phòng giáo dục - đào tạo huyện Đông Triều đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy cũng như học hỏi các bạn đồng nghiệp tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau :
- Giáo viên cần phải dành nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu cách giảng truyền cảm để hướng dẫn cặn kẽ học sinh, thu hút sự hứng thú trong học tập của các em.
- Nên tổ chức những buổi thi đọc hay, đọc diễn cảm giữa các lớp trong khối để kích thích giáo viên và học sinh cách tự tìm tòi, sáng tạo ra cách đọc hay.
 Tôi xin chân thành cám ơn!
Hải Dương, ngày 1 tháng 1 năm 2018
Người viết

File đính kèm:

  • docxsang kien kinh nghiem ren ki nang tap doc tieng viet 1_12510199.docx
Sáng Kiến Liên Quan