Phương pháp giáo dục học sinh từ các phong trào đội

- Phương pháp giáo dục học sinh từ các phong trào đội

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

 - Giáo dục đạo đức cho học sinh.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:

* Thuận lợi:

- Luôn được sự quan tâm, luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành đoàn thể, đội ngũ giáo viên phụ trách chi đội và sự đồng thuận nhất trí của phụ huynh học sinh.

- Đa số đội ngũ cán bộ đội và các em học sinh ngoan ngoãn, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể ở Liên đội.

* Khó khăn:

- Cơ sở vật chất nhà trường còn rất thiếu thốn; chưa có phòng chuyên môn dành riêng cho hoạt động Đội (phòng Đội), các trang thiết bị, tài liệu cần thiết phục vụ cho các hoạt động đội còn thiếu thốn rất nhiều.

- Trong các hoạt động phong trào chưa phát huy hết năng lực, sáng tạo của học sinh, trong công việc còn lúng túng nên ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút tập hợp thanh thiếu nhi và mất đi cơ hội giáo dục các em.

- Các em học sinh sống trong địa bàn xã nghèo, rộng; đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn.

- Trên địa bàn xuất hiện các loại hình trò chơi mang tính chất ăn tiền, games online, bida, các vi phạm về an toàn giao thông đường bộ, hiện tượng tụ tập gây rối, đánh nhau trong học sinh và học sinh trường với các bạn bên ngoài; đã ảnh hưởng không tốt đến việc định hướng đạo đức tác phong của các em.

- Thời gian giảng dạy bộ môn trên lớp ít nên giáo viên trú trọng về truyền đạt kiến thức mà đôi lúc quyên đi việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Các hành vi đạo đức thường có trong cuộc sống hàng ngày từ người thân, bạn bè tác động tiêu cực đến ý thức của các em.

- Việc tổ chức các phong trào chưa làm nổi bật nội dung giáo dục kỹ năng sống và ý thức kỉ luật cho học sinh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp giáo dục học sinh từ các phong trào đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
	 Mã số: ..
1. Tên sáng kiến:
- Phương pháp giáo dục học sinh từ các phong trào đội 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
	- Giáo dục đạo đức cho học sinh.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:
* Thuận lợi:
- Luôn được sự quan tâm, luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành đoàn thể, đội ngũ giáo viên phụ trách chi đội và sự đồng thuận nhất trí của phụ huynh học sinh.
- Đa số đội ngũ cán bộ đội và các em học sinh ngoan ngoãn, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể ở Liên đội.
* Khó khăn: 
- Cơ sở vật chất nhà trường còn rất thiếu thốn; chưa có phòng chuyên môn dành riêng cho hoạt động Đội (phòng Đội), các trang thiết bị, tài liệu cần thiết phục vụ cho các hoạt động đội còn thiếu thốn rất nhiều. 
- Trong các hoạt động phong trào chưa phát huy hết năng lực, sáng tạo của học sinh, trong công việc còn lúng túng nên ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút tập hợp thanh thiếu nhi và mất đi cơ hội giáo dục các em.
- Các em học sinh sống trong địa bàn xã nghèo, rộng; đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn. 
- Trên địa bàn xuất hiện các loại hình trò chơi mang tính chất ăn tiền, games online, bida, các vi phạm về an toàn giao thông đường bộ, hiện tượng tụ tập gây rối, đánh nhau trong học sinh và học sinh trường với các bạn bên ngoài; đã ảnh hưởng không tốt đến việc định hướng đạo đức tác phong của các em.
- Thời gian giảng dạy bộ môn trên lớp ít nên giáo viên trú trọng về truyền đạt kiến thức mà đôi lúc quyên đi việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Các hành vi đạo đức thường có trong cuộc sống hàng ngày từ người thân, bạn bè tác động tiêu cực đến ý thức của các em.
- Việc tổ chức các phong trào chưa làm nổi bật nội dung giáo dục kỹ năng sống và ý thức kỉ luật cho học sinh.
- Một số hình thức giáo dục học sinh còn mang tính thời vụ, chưa thường xuyên.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
- Mục đích của giải pháp: 
+ Khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức các phong trào trước đây.
+ Thu hút thanh-thiếu nhi vào các hoạt động để xây dựng các chuẩn mực đạo đức.
+ Nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Qua việc tổ chức và tham gia các phong trào phải giáo dục cho học sinh các phẩm chất:
 + Giáo dục lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
+ Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.
+ Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh thật tốt.
+ Giáo dục thái độ khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
+ Ý thức tổ chức kỉ luật trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước; phát huy được những ý thức, hành động đẹp; phê phán những hành động xấu, hành động vi phạm nội quy và vi phạm pháp luật.
	3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
	- Giải pháp mới được áp dụng vào thực tế trong trường THCS Nam Thái A và có thể nhân rộng trong các trường THCS trên địa bàn.
	3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: 
	- Sau khi vận dụng những phương pháp giáo dục học sinh thông qua các phong trào (dù nhỏ hay lớn) đã đem lại hiệu quả tốt: Hầu hết học sinh trường nhận thức được thế nào là hành động tốt, thế nào là chưa tốt và thế nào thì phải phê phán. Đa số các em nề nếp hơn, ngoan hơn; tình trạng vi phạm pháp luật giảm đến 80%; các em không còn gây gổ đánh nhau; việc chửi thề, nói tục cũng giảm hẳn, các em ý thức thực hiện nội quy và phê phán những bạn vi phạm. Kết quả trên đã đánh giá phần nào tính hiệu quả của việc chỉ bảo các em thông qua các phong trào Đội. 
	- Trong các phong trào, các buổi sinh hoạt đội; bản thân xây dựng cho Ban chỉ huy liên-chi đội, đội viên những ý thức, quan điểm đánh giá hành động của bản thân, bạn bè, thầy cô v.v như thế nào là đúng, đáng biểu dương và học theo; như thế nào là sai, đáng phê bình và không làm theo.
	- Cách thức thực hiện việc xây dựng ý thức, đạo đức tốt cho học sinh là phải thường xuyên, bền bỉ, lâu dài; đặt mục tiêu giáo dục lên trên hết chứ không phải là làm cho học sinh sợ khiếp vía, không dám phát biểu, không dám lại gần cụ thể:
	+ Bản thân phải luôn gương mẫu để học sinh noi theo. Nói sự thật, nói đúng, làm đúng. Học sinh vi phạm phải e ngại nhưng vẫn tôn trọng thầy, lo lắng nhưng không trốn tránh, sợ nhưng vẫn gần gũi. Đây là phương pháp giáo dục thực tế nhất, hiệu quả nhất.
	+ Nắm bắt được học sinh thích điều gì, e ngại vấn đề gì, và mong muốn của cá nhân học sinh là làm được điều gì khi tham gia vào phong trào Đội.
	+ Thông qua hoạt động Đội nêu lên ý nghĩa giáo dục của hoạt động, qua mỗi hoạt động các em nhận thấy điều gì hay cần phải học hỏi.
	+ Trong từng khâu phải chú ý từng nội dung, chi tiết nhỏ để hướng dẫn cho các em nhận biết và thực hiện một cách thoải mái, nhẹ nhàng; không nhất thiết là la mắng, gắn hình thức kỉ luật mà phải làm cho học sinh làm theo những hành động tốt của thầy cô, bạn học. Cụ thể là các em hình thành nên một số phẩm chất, ý thức tốt như: Ý thức tham gia, ý thức đúng giờ, ý thức xếp hàng, ý thức trung thực, đoàn kết, ý thức nói lời hay ý tốt, cách xưng hô với bạn, với thầy cô và người lớn, ý thức về sự tôn trọng, lòng biết ơn thầy cô, cha mẹ; ý thức chăm sóc bản thân, ý thức tham gia giao thông, thực hiện văn hóa giao thông; Tôn trọng bản thân và người khác, ý thức bảo vệ môi trường sống v.v.
	+ Việc giáo dục các em phải nhẹ nhàng nhưng phải nghiêm khắc, công tâm và nhất là tạo cho các em vi phạm có cơ hội sửa đổi.
	+ Qua phong trào đội phải nêu gương điển hình, làm cơ sở để định hướng giáo dục. 
	+ Việc giáo dục học sinh xây dựng trên sự đồng lòng, nhất trí của Ban giám hiệu, Giáo viên chủ nhiệm (phụ trách chi đội), phụ huynh học sinh và nhân dân về các phẩm chất tốt, các chuẩn mực xã hội.
XÁC NHẬN CỦA BGH	Nam Thái A ngày 21 tháng 3 năm 2018
 	 Người viết
	 Phạm Xuân Huấn

File đính kèm:

  • docGIẢI PHÁP ĐỘI THAM KHẢO.doc
Sáng Kiến Liên Quan