Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết

Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và có sức biểu cảm. Từ ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh, nếu biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp chúng ta truyền đạt đến người đọc những nội dung, thông tin một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đối với mỗi chúng ta là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh được rèn về khả năng dùng từ, đặt câu một cách chính xác, độc đáo để từ đó giúp các em có thể viết được bài văn hay, giàu tính nghệ thuật. Song song với các tiết Tập làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài viết có một vị trí quan trọng. Giờ trả bài viết có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết của mình. Chính vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh biết tự sửa lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu để lần sau các em viết văn mạch lạc, giàu hình ảnh, có cảm xúc chân thật.

 

doc35 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11555 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5 thông qua tiết trả bài viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp theo là chọn người đọc. Thường lệ, tôi để chính em học sinh viết đoạn văn đọc trước lớp vì việc làm này sẽ là một động viên rất lớn cho em học sinh đó. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý học sinh đó phải có giọng đọc rõ ràng, to, lưu loát và diễn cảm. Nếu học sinh có bài viết tốt nhưng đọc chưa hay thì cũng không nhất thiết phải để em đó đọc, dễ gây phản tác dụng. Trong trường hợp này, giáo viên nên chọn học sinh khác đọc hoặc chính giáo viên đọc đoạn văn cho học sinh nghe.
Khi chọn bài đọc từ nguồn thứ hai, chúng ta phải lựa chọn bài văn tiêu biểu, đáp ứng yêu cầu sư phạm của nhà trường. Giáo viên nên chọn những đoạn văn ngắn cho phù hợp với yêu cầu của bài viết, giúp học sinh học tập được những điểm hay của bài văn.
Có thể trong một tiết trả bài, giáo viên cho đọc một đoạn trong bài viết của học sinh ở lớp để động viên rồi đọc một đoạn ngắn của bài viết bên ngoài để làm mẫu. Điều quan trọng hơn mà chúng ta cần bàn là cách tiến hành đoạn văn trước lớp. Với mục đích đọc đoạn văn hay để giúp các em học hỏi những điều bổ ích về cách viết văn, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc đọc đoạn văn mà cần phải hướng dẫn học sinh nhận ra những điểm hay về cách dùng từ, đặt câu, cách hành văn độc đáo.
Khi hướng dẫn, giáo viên có thể sử dụng phương pháp đối thoại giữa thầy và trò hoặc gợi mở để cho cả lớp làm việc theo nhóm. Tuy nhiên giáo viên cần tính đến thời gian trong tiết học để chọn ra giải pháp tối ưu vừa đảm bảo thời gian vừa đảm bảo chất lượng nội dung bài học và rèn luyện được kĩ năng viết văn cho học sinh.
1.4.3.3 Hướng dẫn học sinh viết lại đoạn văn cho hay hơn
Để giúp học sinh biết viết lại một đoạn văn trong bài viết của mình cho hay hơn, giáo viên cần hướng dẫn các em theo các bước sau:
Học sinh đọc lời nhận xét của giáo viên và chọn ra một đoạn chưa hay trong bài viết của mình (có thể là đoạn mở bài, đoạn kết bài hoặc một đoạn trong phần thân bài) để viết lại cho hay hơn. 
Khi viết lại đoạn mở bài, kết bài, học sinh có thể viết theo kiểu mở bài gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng.
Nếu viết lại đoạn văn ở phần thân bài thì đoạn văn phải có câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó. Đoạn văn phải có hình ảnh, có những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị, các biện pháp so sánh, nhân hóa ... Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết. 
Sau khi học sinh viết xong, giáo viên gọi một số em lên trình bày trước lớp đoạn văn vừa viết lại. Giáo viên cần hướng dẫn các em nhận xét để tìm ra cái mới, cái hay trong đoạn văn vừa viết lại để cả lớp học tập và rút kinh nghiệm cho những bài viết sau. 
1.4.3.4 Sử dụng phiếu bài tập trong tiết trả bài
Để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, trong tiết Tập làm văn trả bài viết, giáo viên cần sử dụng phiếu bài tập nhằm giúp các em chủ động phát hiện lỗi và sửa lỗi. Các phiếu bài tập dùng cho mỗi tiết dạy được giáo viên xây dựng dựa trên việc chấm bài, ghi chép những lỗi của học sinh và lựa chọn những lỗi điển hình sau đó soạn dạng bài tập cho phù hợp.
Ví dụ :
Đề 1: Tả một cơn mưa (Tiết trả bài văn tả cảnh )
a) Gạch chân dưới từ viết sai chính tả và chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm :
- Những đám mây đen ùng ùng kéo đến 
- Mưa to như chút nước 
- Bầy gà ướt lướt thướt gập gưỡng tìm chỗ chú 
b) Gạch dưới những từ ngữ dùng sai trong các câu văn sau và chép lại cho đúng.
- Trên bầu trời, những đám mây đen trùi trũi xuất hiện.
- Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tung trắng bóng.
- Tiếng sấm vang lên lách tách.
c) Sửa lại các hình ảnh so sánh đã dùng trong các câu văn sau :
- Những giọt nước lăn xuống mái nhà như bầy ong vỡ tổ.
- Mấy chú chim từ những bụi cây bay ra hót râm ran như gió thổi.
- Mặt trời ló ra, chói lọi như tia chớp.
Đề 2: Tả một người đang làm việc (Tiết trả bài văn tả người )
a) Khoanh vào chữ cái trước từ thích hợp có thể điền vào chỗ chấm trong các câu sau :
- Bác Tư một tay cầm cày, một tay cầm roi  con trâu.
	A. đi trước
	B. đi sau
	C. chạy theo
- Ngày nào mẹ cũng dậy sớm để  những món ngon cho cả gia đình.
	A. nấu
	B. lấy
	C. tìm
b) Từ nào dùng sai trong các câu sau ? Hãy tìm từ thay thế cho phù hợp. 
- Bác Tâm cùng các cô bác lao công vẫn tới tấp làm cho đường phố sạch đẹp.
- Nhìn mặt đường đã vá xong, gương mặt của bác tư trang trọng hẳn lên.
c) Hãy tìm chỗ sai trong đoạn văn sau và sửa lại cho đúng.
Mẹ đang lom khom cắt lúa. Đôi tay mẹ, thoăn thoắt cắt từng nắm lúa. Trong thời gian ngắn, mẹ đã cắt xong đám lúa. Nhìn gương mặt tốt bụng của mẹ ướt đẫm mồ hôi, em thương mẹ rất nhiều.
Trên đây là các ví dụ về một số dạng bài tập dùng trong khâu sửa lỗi cho học sinh. Các bài tập có thể cho học sinh làm việc cá nhân, làm việc theo cặp hoặc theo nhóm sao cho phù hợp và tất cả các em đều được tham gia sửa lỗi nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tiết Tập làm văn trả bài viết.
Tất cả những vấn đề trên sẽ giúp cho các em khắc phục được những lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt  trong bài văn của mình và các em sẽ thực hành viết văn một cách dễ dàng, thành thạo.
2. Khả năng áp dụng
Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi và điều tra thực nghiệm cho đề tài của mình, trải qua thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu này trong giảng dạy, tôi đã khảo sát lớp 5A (32 học sinh) để xem sự chuyển biến của học sinh so với khi chưa áp dụng đề tài.
Đề bài khảo sát như sau : Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. 
Qua quá trình khảo sát, kết quả thu được như sau : 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Sl
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
31,2
15
46,9
7
21,9
/
/
Với kết quả khảo sát này cho thấy rõ các em đã có tiến bộ vượt bậc so với lúc chưa áp dụng đề tài. Số lượng học sinh đạt khá và giỏi tăng cao.
2.1 Dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng
Không chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu là lớp 5A tôi đã giảng dạy năm học 2011-2012, tôi sử dụng ngay bài khảo sát trên để khảo sát học sinh lớp 5E - năm học 2012-2013, khi chưa áp dụng đề tài. Kết quả như sau : (Lớp có 29 em)
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
10,4
11
37,9
13
44,8
2
6,9
Qua kết quả khảo sát cho thấy : Cùng là một vấn đề về viết văn tả cảnh nhưng kết quả hoàn toàn khác hẳn nhau khi áp dụng đề tài và khi chưa áp dụng đề tài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng đề tài trong giảng dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh đã có những tiến bộ đáng kể và kết quả rất khả quan.
Cùng với việc nghiên cứu, tôi đã hướng dẫn các em học theo phương pháp mới mà mình đang nghiên cứu nhưng được sử dụng một cách linh hoạt hơn so với những năm học trước. Sau một thời gian áp dụng đề tài vào giảng dạy, tôi đã tiến hành khảo sát lại học sinh lớp 5E năm học 2012 -2013 với đề bài : “Em hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất ”. Kết quả thu được rất khả quan :
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
27,6
15
51,7
6
20,7
/
/
	Với kết quả khảo sát này, số học sinh giỏi đã tăng lên rõ rệt so với lúc chưa áp dụng đề tài. Số học sinh khá cũng tăng lên nhiều.
	Việc áp dụng đề tài thành công đã giúp cho học sinh có kĩ năng viết văn đạt hiệu quả cao. Điều này tạo cho các em tâm lí phấn khởi, hứng thú trong học tập. 
Với kết quả thu được qua việc dạy thực nghiệm trên lớp đối chứng, tôi càng tin rằng việc vận dụng các phương pháp sửa lỗi khi làm văn cho học sinh sẽ giúp cho kết quả học tập của các em ngày càng được nâng cao.
2.2 Khả năng thay thế giải pháp hiện có 
Nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong giảng dạy nên tôi có thể phân tích các lỗi trong bài viết của các em và hướng dẫn các em sửa lỗi một cách linh hoạt, hiệu quả. Đề tài có thể giúp học sinh có kĩ năng tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết của mình và của bạn. Từ đó các em có thể viết văn một cách thành thạo, nhuần nhuyễn (đúng về nội dung, phong phú về từ ngữ và giàu tính nghệ thuật). Điều này rất cần thiết cho học sinh khi các em đang học và cả khi các em đã trưởng thành.
Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy, học sinh sẽ tránh được một số lỗi sai về cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt ... Các em sẽ biết được bài văn mình đang viết có bị sai hay không. Nếu sai thì sai ở điểm nào, từ chỗ sai đó các em sẽ có cách sửa phù hợp. Các yếu tố trên sẽ giúp học sinh viết văn ngày càng tiến bộ hơn.
Việc áp dụng đề tài trong giảng dạy sẽ tạo cho học sinh có năng lực học tập tốt, rèn luyện kĩ năng, trau dồi nghệ thuật viết văn một cách thành thạo, nhuần nhuyễn.
Chính vì những yếu tố trên nên sáng kiến kinh nghiệm này có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy học. Tuy những giải pháp của đề tài không hoàn toàn thay thế những giải pháp cũ hiện có nhưng nó sẽ là một nhân tố quan trọng để học sinh có thể nắm vững và thực hành viết văn một cách dễ dàng, đúng về nội dung, có bố cục chặt chẽ và mang phong cách riêng của người viết.
Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, của trường, của lớp, của từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các giải pháp trên để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy. 
2.3 Khả năng áp dụng 
Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm có kết quả, tôi đã cùng đồng nghiệp của mình tiến hành áp dụng đề tài này trong giảng dạy các lớp 5 của trường tiết Tập làm văn trả bài viết. Nó giúp cho học sinh khắc phục được các lỗi mà các em thường mắc phải và chất lượng các bài tập làm văn được nâng lên rõ rệt.
Đề tài này không những áp dụng trong trường mà tôi còn trao đổi kinh nghiệm này với một số đồng nghiệp đang dạy ở các trường khác. Họ cũng tiến hành thử nghiệm và kết quả thu được từ bài làm của học sinh ở phân môn Tập làm văn cũng rất khả quan.
Đề tài được áp dụng đã giúp cho giáo viên không còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh sửa lỗi. Vì trước đây giáo viên chỉ dựa vào lí thuyết chung chung của nội dung trong bài nên việc gợi ý cho các em cách làm là rất khó. Sau khi áp dụng đề tài, các em sẽ nắm rõ bố cục của một bài văn, nhận biết các lỗi thường mắc phải và cách sửa các lỗi đó. Từ đó việc dạy phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung cho học sinh ngày càng tốt và có hiệu quả hơn.
Học sinh được hưởng thụ từ việc áp dụng đề tài đã giúp cho các em bớt căng thẳng hơn, bớt lo lắng khi làm bài tập làm văn. Tiết học của các em trở nên sôi nổi, hứng thú tạo cho các em tâm thế tốt nhất để học bài mới, mang lại hiệu quả học tập cao. Qua đó chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt không ngừng được nâng cao.
3. Lợi ích kinh tế xã hội 
3.1 Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình giáo dục, công tác
3.1.1 Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình giáo dục
Trong quá trình giáo dục, đề tài được áp dụng thành công sẽ mang lại lợi ích rất thiết thực và hiệu quả.
Đề tài được áp dụng sẽ góp phần to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bồi dưỡng cho các em có tâm hồn trong sáng, thân thiện với môi trường xung quanh. Điều đó rất cần thiết cho các em trong quá trình quan sát để viết văn.
Đề tài còn giúp cho các em biết viết những bài văn đảm bảo về nội dung, lôgic về ý nghĩa và sáng tạo trong phong cách viết.
3.1.2 Lợi ích của việc áp dụng đề tài đến quá trình công tác
Đề tài được áp dụng thành công sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Dạy học theo đề tài này là một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh chủ động, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng học tập.
3.2 Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng
3.2.1 Tính năng kỹ thuật 
* Đối với giáo viên : Đề tài mang tính phổ thông, gần gũi. Mọi giáo viên đều có thể sử dụng để dạy cho học sinh một cách dễ dàng, có hiệu quả.
* Đối với học sinh : Giải pháp mới rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, không gây áp lực nặng nề cho học sinh khi viết văn bản. Đề tài được áp dụng thành công sẽ tạo cho học sinh một tâm lí phấn khởi khi lĩnh hội được vốn kiến thức giáo viên truyền thụ và thể hiện lại kiến thức đó thông qua bài làm của mình một cách rõ ràng, khoa học nhưng vẫn mang tính sáng tạo riêng của từng em.
3.2.2 Chất lượng của đề tài
Đề tài đã được vận dụng, dạy thử nghiệm qua hai năm ở Trường Tiểu học Mỹ An và được đồng nghiệp đánh giá cao.
Đề tài không chỉ dạy cho học sinh lớp 5 mà có thể áp dụng ngay cả đối với học sinh lớp 4.
Đề tài không những giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn mà còn giúp các em học tốt các môn học khác.	
3.2.3 Hiệu quả sử dụng
Sau thời gian dạy thử nghiệm, học sinh rất hứng thú học tập và kết quả học phân môn Tập làm văn được nâng lên rõ rệt. 
Kết quả khảo sát cụ thể như sau :
Năm học
Tổng số HS
Chưa áp dụng đề tài
Đã áp dụng đề tài
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2011-
2012
32
3
9,37
9
28,1
16
50,0
4
12,5
10
 31,2
15
46,9
7
21,9
/
/
2012-
2013
29
3
10,4
11
37,9
13
44,8
2
6,9
8
27,6
15
51,7
6
20,7
/
/
3.3 Tác động tích cực của đề tài
3.3.1 Tác động xã hội tích cực của đề tài
Đề tài được vận dụng thành công góp phần rèn luyện cho học sinh thành những con người có tính tự tin, kiên trì, có năng lực học tập tốt.
Đề tài góp phần to lớn trong việc giáo dục nhân cách của của học sinh. Nó bồi dưỡng cho các em thêm yêu tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
Đề tài áp dụng thành công sẽ góp phần rất lớn vào sự nghiệp “trồng người” của đất nước, mang lại sự phồn vinh cho Tổ quốc, cho xã hội.
3.3.2 Tác động tích cực của đề tài đến việc cải thiện môi trường, cải thiện điều kiện lao động
Sử dụng những giải pháp mới sẽ có tác động rất tốt trong việc cải thiện môi trường, cải thiện điều kiện lao động ngày càng tốt hơn. Khi làm bài, các em sẽ viết được một bài văn hay ngay từ đầu chứ không phải viết đi viết lại nhiều lần. Từ đó giúp các em tiết kiệm được thời gian, công sức và của cải. Qua đó, giúp giáo viên và học sinh cải thiện điều kiện lao động ngày càng tốt hơn.
Học sinh được học theo phương pháp mới sẽ giúp các em hiểu được nội dung bài học, chủ động tìm tòi, thực hành để nắm được kiến thức mới một cách dễ dàng, rút ngắn được thời gian học tập nhưng vẫn không hạn chế sự sáng tạo của học sinh. 
Khi dạy tiết Tập làm văn trả bài viết, tiết học diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi và đầy hứng thú, giảm bớt áp lực cho cả học sinh và giáo viên, giúp các em thích thú học tập.
Sử dụng giải pháp của đề tài trong dạy học sẽ tạo cho không khí của lớp học trở nên thân thiện hơn, giữa giáo viên và học sinh có sự gắn kết, tôn trọng lẫn nhau. Đó chính là nền tảng giúp cho việc nâng cao hiệu quả của giờ học.
PHẦN C. KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp
Trên đây là những kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 tự phát hiện lỗi và chữa lỗi trong bài văn của mình, của bạn. Hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo viết văn cho học sinh. Tạo động lực cho các em học tốt phân môn Tập làm văn và các môn học khác. Để đạt được điều này, giáo viên cần chú ý :
-Tạo cho học sinh một tâm thế học tập tích cực, tự giác. Muốn vậy, trong mỗi giờ học, giáo viên cần nghiên cứu kĩ tiến trình lên lớp, vận dụng phương pháp linh hoạt, sử dụng hình thức luyện tập phong phú, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các em.
- Giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 
- Giáo viên là người định hướng cho học sinh tự phát hiện kiến thức mới. Rèn cho các em có phương pháp học tập tích cực, sáng tạo. Thông qua việc sửa lỗi, học sinh sẽ học tốt các dạng bài văn trong chương trình tiến đến học tốt các nội dung nâng cao. Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh trình bày bài sạch sẽ, khoa học, chữ viết đúng và đẹp.
- Giáo viên phải nắm bắt được tâm sinh lí của học sinh khi học phân môn Tập làm văn đặc biệt là tiết trả bài viết để có kế hoạch trình bày sao cho dễ hiểu, dễ vận dụng.
- Giáo viên phải tôn trọng học sinh, động viên, khuyến khích, khen thưởng các em kịp thời, tạo cho các em thêm yêu thích môn học.
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp
- Giúp giáo viên có một phương pháp tối ưu để dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh.
- Tạo môi trường học tập thân thiện, giúp học sinh tích cực học tập, vận dụng làm bài tập một cách chủ động.
- Giúp học sinh biết hoạt động độc lập, biết tự tìm tòi kiến thức, vận dụng làm bài tập một cách chủ động.
- Với phương pháp tổ chức này, học sinh nắm được kiến thức, biết dùng từ, đặt câu hợp lí, biết sử dụng câu đúng ngữ pháp, đúng văn cảnh, giàu tính sáng tạo và nghệ thuật. Giúp các em có ý thức trình bày bài sạch sẽ, khoa học, có thói quen kiểm tra, soát lại bài.
- Góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh đối với phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học khác nói chung.
Những giải pháp mới của đề tài tạo ra một triển vọng lớn, có khả năng phát huy mạnh mẽ, tích cực và sâu rộng hơn. Nó là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy giáo viên và học sinh mở rộng hiểu biết về cách viết văn và có thể viết được một bài văn hay mang đậm tính sáng tạo và nghệ thuật.
3. Đề xuất, kiến nghị
Dạy học sinh biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài làm của mình để tiến tới viết được một bài văn hoàn chỉnh là một vấn đề rất quan trọng, phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy : 
- Đối với học sinh
Các em cần thấy được tầm quan trọng của tiết tập làm văn trả bài viết nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung trong học tập và giao tiếp để có sự đầu tư hơn nữa và ý chí quyết tâm đạt được thành tích cao trong học tập.
- Đối với giáo viên
+ Phải luôn học tập từ sách vở, từ đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. Luôn cập nhật những phương pháp giảng dạy mới, vận dụng linh hoạt những ưu điểm của phương pháp cũ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
+ Nắm chắc chương trình sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng để việc dạy học đạt hiệu quả cao.
+ Phải tận tâm, tận tụy với nghề. Có trách nhiệm cao đối với học sinh, tìm ra những khiếm khuyết trong bài làm của học sinh để kịp thời uốn nắn. Cần động viên, quan tâm, kích thích hứng thú học tập của các em góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đối với nhà trường và các cấp quản lí
+ Nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao kiến thức. Thường xuyên bổ sung thêm sách văn học thiếu nhi, sách tham khảo và các loại sách khác cho thư viện trường để tạo nguồn sách cho giáo viên và học sinh học tập.
+ Phòng Giáo dục cần mở thêm chuyên đề về việc giảng dạy phân môn Tập làm văn (đặc biệt là tiết trả bài viết) để bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp và cách thức tổ chức dạy nhằm nâng cao chất lượng môn học và gây hứng thú học tập cho học sinh.
+ Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
+ Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao.
Kết quả nghiên cứu trên phần lớn là từ những kinh nghiệm của bản thân đúc kết được qua thực tế giảng dạy kết hợp với việc tìm tòi sách vở, học hỏi kinh nghiệm ở một số đồng nghiệp và tôi đã áp dụng trên lớp của mình thường xuyên, đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bản thân mong muốn được đón nhận những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn và có thể áp dụng rộng rãi hơn nữa. 
	Tôi xin chân thành cảm ơn !
, ngày  tháng . năm 201
 Người viết đề tài
 Ý KIẾN THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG
..
 ..
..
..
... ..
..
 .., ngày tháng năm 201
Ý KIẾN THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ..
 ..
..
..
... ..
..
 Phù Mỹ, ngày tháng năm 2014

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan