Nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5 Trường PTDT BT tiểu học và trung học cơ sở Chế Cu Nha

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:

 Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Để có những công dân tương lai có đủ: đức, trí , năng động và sáng tạo, có năng lực phát triển thì ngay từ bây giờ ngoài phải trang bị cho các em vốn kiến thức về tình cảm , trí tuệ, thể chất, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa , xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên THCS.

 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh là một vấn đề đã được đặt ra cho ngành giáo dục từ nhiều năm trước đây và đã trở thành một trong những phương hướng chính của chủ trương đổi mới giáo dục hiện nay. Nếu cứ tiếp tục dậy học theo cách đọc- chép thì học sinh hoàn toàn thụ động vào giáo viên, cứ như thế sẽ không đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

 Trong chương trình môn học ở bậc tiểu học, môn Toán chiếm số giờ rất lớn. Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, toán học rất cần thiết cho người lao động, rất cần để học các môn khác ở tiểu học và học tập tiếp môn toán ở trung học cơ sở. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn phương pháp suy nghĩ, suy luận ,giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo, nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động trong xã hội hiện đại.

 Trong thực tế giảng dạy lớp 5 ở Trường PTDT BT Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Cu Nha tôi nhận thấy các em học sinh hay lúng túng khi gặp các đề bài toán và việc học toán gặp các khó khăn trở ngại thường do các nguyên nhân sau:

- Còn nhiều em yếu các kĩ năng tính toán.

- Chưa hiểu đề bài toán do không hiểu tiếng phổ thông.

- Chưa biết phân tích một bài toán theo lô gíc các dữ kiện đã cho.

- Chưa nắm được các dạng bài toán và các bước giải.

- Lười học và không chú ý học, đi học chưa có động lực học tập.

 

doc27 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5 Trường PTDT BT tiểu học và trung học cơ sở Chế Cu Nha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải toán.
4. Phân loại đối tượng học sinh: 
 - Giáo viên cần khảo sát, phân loại đối tượng học sinh trong lớp để có yêu cầu phù hợp. Giúp các em học yếu toán vươn lên cập chuẩn kiến thức kĩ năng cụ thể:
 + Chia đối tượng làm 3 nhóm:
 Nhóm 1: Học sinh hoàn thành tất cả các bài tập.
 Nhóm 2: Học sinh hoàn thành nhưng còn sai sót
 Nhóm 3: Học sinh chưa hoàn thành.
Như vậy khi giáo viên cho học sinh làm bài, giáo viên cần chú ý đến tính đối tượng. Khi phân tích cho học sinh chưa hoàn thành cần trả lời câu hỏi đơn giản, gợi mở hoặc giải bài toán dễ. Nhóm học sinh hoàn thành còn sai sót cho rèn luyện nhiều hơn về dạng toán đã học cho quen và thành thạo. Nhóm hoàn thành tốt trả lời những câu hỏi tổng hợp và làm bài toán nâng cao hơn.
* Giáo viên chú ý đến những học sinh chưa hoàn thành để hướng dẫn thêm cho các em.
- Thường xuyên theo dõi kết quả học tập của học sinh, có hình thức động viên kịp thời khi thấy các em có tiến bộ.
- Sắp xếp những học sinh hoàn thành tất cả các bài tập giúp đỡ những học sinh chưa hoàn thành.
- Phối kết hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập và đôn đốc kế hoạch học ở nhà. vào các ngày nghỉ.
5. Biện pháp thi đua động viên:
Muốn các em học tốt môn toán thì giáo viên phải nhẹ nhàng, kiên trì, quan tâm đến học sinh. Luôn kiểm tra đôn đốc, khen chê, động viên. Giáo viên luôn là người trọng tài chỉ đạo một trận đấu "Học mà chơi - Chơi mà học" có thể cho học sinh tự nhận xét bạn mình tạo cho các em không khí thi đua sôi động, gây hứng thú trong học tập, tuyên dương, khen thưởng kịp thời. Nêu gương những điển hình về các mặt cho các em noi theo, khích lệ, động viên những em học yếu tạo cho các em bầu không khí thân mật gần gũi làm cho các em không sợ sệt. Sau mỗi đợt thi đua đều có sơ kết, khen thưởng, nhắc nhở.
6. Biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh học tốt:
Để đào tạo một đội ngũ học sinh đồng đều toàn diện có mũi nhọn thì việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh học tốt là việc làm thiết thực của người giáo viên.
Đối với một số em tiếp thu bài chậm, nắm bài chưa chắc giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ bằng nhiều cách. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh tìm hiểu hoàn cảnh lý do. Hướng dẫn nhắc nhở phụ huynh phương pháp dạy con học ở nhà. Ở lớp trong các tiết dạy chú trọng tới các em bằng việc luôn kiểm tra nhắc nhở, phân các em học tốt giúp đỡ các em học chậm. 
Với nhóm học sinh học tốt, giao thêm bài tập nâng cao để nhằm bồi dưỡng những em có năng lực về môn toán. Gặp gỡ gia đình thông báo, trao đổi tình hình học tập của các em, hướng cho phụ huynh cách động viên khen ngợi kèm cặp con mình ở nhà, tạo điều kiện cho các em học tốt hơn.
Trong các giờ học toán ở lớp tôi luôn khuyến khích, động viên các em kịp thời nên học sinh không còn em nào ngại và sợ môn học này.Thường xuyên nêu ra các ứng dụng trong thực tiễn để giờ học không còn tẻ nhạt, khô khan, nặng nề mà thay vào đó là không khí học tập vui tươi, sôi nổi, hào hứng.
Đồ dùng dạy học, bài soạn của giáo viên là kế hoạch lên lớp của người thầy, trong một tiết dạy giáo viên dạy có đạt yêu cầu tiến tới giờ dạy giỏi hay không là sự chuẩn bị đầu tư cho việc làm đồ dùng và chuẩn bị nội dung bài. Chú ý nghiên cứu để hiểu ý của sách. 100% các tiết có hướng đổi mới phương pháp. Mở rộng thêm kiến thức cho từng đối tượng học sinh.
7. Một số lưu ý khi tổ chức thực hành giảng dạy trên lớp:
 a. Đối với giáo viên:
 - Mục đích: 
 Truyền thụ cho học sinh nội dung kiến thức không mang tính áp đặt.
	+ Tận dụng được nhiều thời gian trên lớp.
	+ Giảm bớt thao tác và nói ít.
	+ Phát huy tính năng động, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy theo mô hình VNEN.
 - Yêu cầu:
	+ Soạn giảng đúng đặc trưng bộ môn.
	+ Gây được hứng thú học tập cho học sinh.
	+ Không giập khuôn máy móc theo sách hướng dẫn.
	+ Chú	 ý nghiên cứu để hiểu ý của sách.
 b. Đối với học sinh:
	+ Chú ý tiếp cận nhanh cách học theo phương pháp mới.
	+ Có ý thức chuẩn bị bài và học bài đầy đủ.
	+ Không biết phải hỏi, chưa hiểu phải suy nghĩ.
	+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
	c. Đổi mới phương pháp dạy học Toán cũ bằng phương pháp dạy Toán mới:
* Phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm (cũ): Bản chất của quá trình này, người thầy quyết định toàn bộ quá trình dạy học, học sinh tiếp thu thụ động. Hiệu quả của phương pháp này chưa cao, làm nhụt chí và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh sau khi ra trường không tự mình tiếp cận được với những nhịp điệu thay đổi chóng mặt về khoa học. Đây chính là phương pháp dạy học áp đặt.
* Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN (mới): Bản chất của phương pháp này, người thầy chỉ là tác nhân hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho trò tự học. Người học phải tìm biện pháp hợp tác với bạn với thầy cô trong cộng đồng và chủ động sử dụng kiến thức đó vào cuộc sống có hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là phát huy hết khả năng sẵn có của người học, tạo cho người học tìm ra chân lý, tìm ra phương pháp tiếp nhận tri thức nhân loại, tạo cho họ tồn tại, phát triển trong cộng đồng.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng phương pháp dạy học mới "Lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm". Phương pháp này đã có hiệu quả cao, học sinh nhanh hiểu bài và được luyện tập thực hành, nắm được kiến thức ngay tại lớp. Ngoài ra, trong quá trình dạy học tôi còn sử dụng một số phương pháp mới như:
 - Phương pháp nêu vấn đề.
	- Phương pháp thảo luận.
	- Phương pháp điều tra.
	- Phương pháp tự thể hiện tài năng.
	- Phương pháp tích hợp.
 - Phương pháp bàn tay nặn bột.
Với các phương pháp trên, tôi đã cùng với tổ chuyên môn bàn bạc, thảo luận để đưa ra các hình thức tổ chức trên lớp phù hợp, sinh động, có hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra miệng, có đánh giá chính xác. Động viên, khuyến khích kịp thời những em có ý thức học tập tốt. 
- Điều đặc biệt và quan trọng hơn cả là giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ từng bài dạy, truyền thụ kiến thức một cách chính xác và trôi chảy tới học sinh. Nhận định được các bài dạy về toán:
+ Loại bình thường: Là các tiết dạy được thực hiện trên lớp.
+ Loại đặc biệt: Là những bài toán khó mà một số giáo viên cần phải thảo luận để tìm ra nhiều cách giải khác nhau cho kết quả đúng.
+ Loại bài luyện tập và ôn tập trong mỗi chương, mỗi phần: Yêu cầu loại bài này là hệ thống hoá kiến thức đã học trong nhiều tiết, qua những tiết học loại bài này học sinh rèn luyện được trí nhớ, kỹ năng giải các bài tập, kỹ năng vận dụng tri thức, kỹ năng tính toán.
- Các hình thức hoạt động của học sinh trong giờ dạy toán:
+ Làm việc cá nhân: Trước một sự việc hay một tình huống học sinh cần quan sát. Để giúp cho việc quan sát có kết quả, có thể tiến hành trên mẫu vật hoặc trên sơ đồ, có thể so sánh hoặc đối chiếu những điểm giống hoặc khác nhau.
+ Làm việc ở nhóm: Trước một sự việc hay một tình huống học sinh cần hợp tác lại thành một hoạt động của nhóm để học sinh được hỏi han, được trao đổi, được tranh luận với nhau. Từ những ý kiến riêng của mỗi người được hoàn chỉnh hơn trong sự giúp đỡ của bạn bè, sự chỉ đạo của giáo viên, đồng thời sử dụng ngôn ngữ để trình bày, để diễn đạt.
+ Làm việc cả lớp: Hoạt động chung của lớp những ý kiến của nhóm được đưa ra để trao đổi, để thảo luận tìm ra những kết luận hợp lý nhất. Người giáo viên thể hiện vai trò trọng tài khoa học để giúp các em phân biệt đúng sai, hợp lý hoặc chưa hợp lý.
 8. Hướng dẫn học sinh giải toán thông qua một số ví dụ:
 8.1 Dạy: Ôn tập về giải toán
 a. Dạy “Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
Bài toán: Tổng của hai số là 242. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
Hướng dẫn các bước:
- Học sinh đọc bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Hãy vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- 1 em đọc thành tiếng, học sinh cả nhóm đọc thầm.
- Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi 
biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- HS cả lớp làm bài vào vở. 
Bài giải
 Số bé : 	
 Số lớn: 	242
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
5 + 6 = 11 ( phần)
Số bé là:
121 : 11 5 = 110
Số lớn là:
242- 110 = 132
 Đáp số: Số bé : 110
 Số lớn : 242
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm.
- Hãy nêu cách vẽ sơ đồ bài toán.
- Vì sao để tính số bé em lại thực hiện 242: 11 5 ?
- Hãy nêu các bước giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh.
- nhận xét đúng, sai. Nếu bạn làm 
sai thì sửa lại cho đúng.
- Dựa vào tỉ số của hai số, ta có 
thể vẽ sơ đồ bài toán. Tỉ số của số 
bé và số lớn là , nếu số bé là 5 phần bằng nhau thì số lớn là 6 
phần như thế. 
- Ta lấy 242 : 11 để tìm giá trị của 
một phần, theo sơ đồ số bé có 5 
phần bằng nhau nên khi tính 
được giá trị của một phần ta 
nhân tiếp với 5 sẽ được số bé.
- Các bước giải bài toán tìm hai 
số khi biết tổng và tỉ số của hai số:
+ Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm giá trị của một phần.
+ Tìm các số.
 Bước tìm giá trị của một phần 
và bước tìm số bé ( lớn) có thể 
gộp vào với nhau.
 b. Dạy “Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
 Bài toán: Hiệu của hai số là 192. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài toán.
- GV hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ và giải toán.
-1 học sinh đọc thành tiếng đề bài trước lớp. Học sinh cả lớp đọc thầm đề bài trong Sách giáo khoa.
- Học sinh nêu: Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
 Số bé:
 192
 Số lớn:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 3 = 2 ( phần )
Số bé là: 
192 : 2 3 = 288
Số lớn là: 
288 + 192 = 480
 Đáp số: 288 và 480
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Giáo viên yêu cầu :
+ Hãy nêu cách vẽ sơ dồ bài toán.
- Vì sao để tính số bé em lại thực hiện
192 : 2 3 ?
- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
* Bước tìm giá trị của một phần và bước tìm số bé (lớn) có thể gộp vào với nhau.
- Cách giải bài toán"Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số " có gì khác với giải bài toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đố" ?
- HS nhận xét bạn làm bài đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi 
+ Dựa vào tỉ số của số của hai số,
 ta có thể vẽ sơ đồ bài toán. Tỉ số của số bé và số lớn là , nếu số bé là 3 phần bằng nhau thì số lớn là 5 phần như thế.
-Theo sơ đồ thì 192 tương ứng với 2 phần bằng nhau. Ta lấy 192 : 2 để tìm giá trị của 1 phần, theo sơ đồ số bé có 3 phần bằng nhau nên khi tính được giá trị một phần ta nhân tiếp với 3 sẽ được số bé.
. Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
. Tìm hiệu số phần bằng nhau.
. Tìm giá trị một phần.
. Tìm các số.
- Khác nhau:
+ Bài toán"Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số " ta tính tổng số phần bằng nhau còn bài toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó" ta tính hiệu số phần bằng nhau.
+ Để tính giá trị của một phần bài toán"Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số " ta lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau. bài toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó" ta lấy hiệu chia cho hiệu số phần bằng nhau.
 c. Dạy “Quan hệ tỉ lệ”.
Ví dụ: Một Đội công nhân trong 2 giờ làm được 90m mương. Hỏi trong 4 giờ Đội công nhân đó làm được được bao nhiêu mét mương ?
* Phân tích đề toán:
 - Bài này thuộc dạng toán nào ?
 - Bài toán này cho chúng ta biết điều gì ?
 - Bài toán này yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán.
 Tóm tắt:
 2 giờ : 90 m
 4 giờ : ......m?
Như vậy khi nhìn vào tóm tắt bài toán học sinh dễ dàng thấy được cần phải làm gì để tìm ra câu hỏi bài toán đặt ra.
 * Giải bằng cách rút về đơn vị:
 Giáo viên hỏi: 
 - Biết 2 giờ Đội công nhân đó làm được 90 m làm thế nào để tính được số m Đội đó làm trong 1 giờ? ( 90 : 2 = 45 )
 - Biết 1 giờ Đội công nhân đó làm được 45m . Hãy tính số m làm trong 4 giờ? .
 ( 45 4 = 180 m)
Như vậy để tìm số m làm trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào? 
 + Tìm số m làm trong 1 giờ.
 + Lấy số m làm trong 1 giờ 4 thì được 4 giờ.
 - Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta làm như thế ? ( Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường làm được gấp lên bấy nhiêu lần).
 - Bước tìm số km đi trong 1 giờ ở bài toán gọi là bước rút về đơn vị.
Bài giải
Trong 1 giờ đội công nhân đó làm được số mét mương là:
90 : 2 = 45 (m)
Trong 4 giờ đội công nhân đó làm được số mét mương là:
45 4 = 180( m)
 Đáp số : 180 m.
 * Giải bằng phương pháp tỉ số:
 - Phân tích đề toán: Có 3 yếu tố có quan hệ tỉ lệ: 
 + Số người làm ( không đổi theo bài ra)
 + Số giờ làm ( số giờ làm tăng bao nhiêu lần thì số mét mương làm được cũng tăng lên bấy nhiêu lần ).
 + Số mét mương làm được ( số mét mương tăng lên bao nhiêu lần thì số giờ cũng tăng lên bấy nhiêu lần) 
 Qua phân tích xác định đây là bài toán tỉ lệ thuận giữa hai yếu tố số giờ và số mét mương làm được khi số người làm không đổi:
 2 giờ tăng lên 4 giờ, tức là đã tăng 4:2 = 2 (lần)
 Số giờ tăng 2 lần thì số mét mương làm được cũng phải tăng lên 2 lần. Vậy ta có số mét mương làm được là 90 x 2 = 180 (m).
 Từ phân tích nêu trên giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng 2 bước rất dễ dàng.
 8.2 Dạy “Các phép tính với số thập phân”: 
 Trên cơ sở phân tích được cấu tạo số nhuần nhuyễn thì giáo viên mới cho học sinh học cách đặt tính và tính. Nếu chưa nắm được cấu tạo số thì phải học lại trước khi học phép tính.
 8.3 Dạy toán có nội dung hình học:
 Bài toán: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 48m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện của mảnh vườn đó.
 * Hướng dẫn giải:
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
Tóm tắt: 
48 m
CD
CR
- Để tính được P, S của mảnh vườn hình chữ nhật ta phải biết được những gì? 
- Bước đầu tiên để giải bài toán ta phải tìm gì?
- Sau đó làm tiếp thế nào? 
-Mảnh vườn hình chữ nhật có:
 Chiều dài: 48m
 Chiều rộng bằng chiều dài
- Tìm chu vi và dịên tích mảnh vườn đó.
- Biết chiều dài, chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật.
- Tìm chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật.
- Tính P, S của mảnh vườn hình chữ nhật.
 * Hướng dẫn trình bày bài giải.
Bài giải
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
48 = 19,2( m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
( 48 + 19,2 ) 2 = 134,4 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
48 19,2 = 921,6 (m2)
 Đáp số: 134,4 m và 921,6 m2
 Đối với dạng toán có nội dung hình học thì học sinh bắt buộc phải nhớ các công thức tính mới có thể giải được. Để các em nhớ công thức thì cần kiểm tra nhắc nhở nhiều, treo công thức ở trong lớp cho học sinh tiếp cận thường xuyên.
 8.4 Về bài toán chuyển động đều:
 Dạng toán này chủ yếu là thuộc công thức học sinh sẽ vận dụng vào các tình huống được dễ dàng.
 Các dạng bài thường gặp thường vận dụng kiến thức về “Tìm một phần mấy của một số - học từ lớp 3” và kiến thức về “Tìm phân số của một số - học từ lớp 4”. Nếu học sinh đã thông thạo phần này cùng với việc nhớ công thức nắm quan hệ tỉ lệ các em sẽ giải toán rất tốt.
 * Nói tóm lại: Muốn “Nâng cao chất lượng môn toán” người giáo viên cần:
 - Tăng cường tổ chức học tập cho học sinh, luyện tập các kỹ năng tính toán, kỹ năng giải bài tập trong các giờ luyện tập. Ôn tập cho học sinh. Căn cứ vào đặc trưng của bộ môn toán, hướng dẫn học sinh được luyện tập nhiều trên lớp. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, thường xuyên phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh học tốt. Hình thành các nhóm học tập điển hình .Tập giải các bài tập nâng cao.
 - Hướng dẫn học sinh học tốt bằng nhiều cách thức khác nhau, phát huy tính sáng tạo của học sinh. 
 - Vận dụng linh hoạt hình thức học tập theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Toán tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu mỗi bài dạy cần thay đổi hình thức học tập khác nhau như: Học cá nhân, học theo nhóm. Khuyến khích sự giúp đỡ lẫn nhau của học sinh.
 - Phối hợp cùng với gia đình học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh. Phát hiện những năng khiếu về Toán của từng học sinh để từ đó có kế hoạch dạy học phù hợp.
 Trên đây là một số ví dụ về giải toán lớp 5 tôi đã hướng dẫn và vận dụng. Ngoài ra còn nhiều bài toán khác. Đây là các bài toán điển hình đã giúp HS dễ dàng nắm được cách giải, nhanh chóng nắm được vấn đề đặt ra..
 IV. Hiệu quả của sáng kiến
 Kết quả khảo sát cuối năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016, năm học 2016 - 2017 Điều tra và khảo sát chất lượng học sinh, nhận định và đánh giá kết quả như sau:
 1. Về giáo viên:
 - Nắm chắc cấu trúc nội dung và các dạng toán ở lớp 5.
 - Nắm được lô gic mạch kiến thức toán 5.
 - Có phương pháp truyền đạt và rèn học sinh hiệu quả trong hướng dẫn giải toán.
 2. Về học sinh:
 Năm học 2014 – 2015:
 Tổng số học sinh khối 5 : 67 em. 
Số học sinh hoàn thành hết các bài tập : 17 em, chiếm 25,4 %
Số học sinh hoàn thành các bài tập nhưng còn sai sót đôi chút : 32 em, chiếm 47,8%
Số học sinh hoàn các bài tập nhưng sai sót nhiều : 18 em, chiếm 26,8%
Số học sinh chưa hoàn thành các bài tập : 0 em.
* Đánh giá: Hoàn thành: 67 em, Tỉ lệ: 100%
 Chưa hoàn thành: 0 em.
Năm học 2015 – 2016:
Tổng số học sinh khối 5 : 102 em. 
Số học sinh hoàn thành hết các bài tập : 34 em, chiếm 33.3%
Số học sinh hoàn thành các bài tập nhưng còn sai sót đôi chút : 57 em, chiếm 56%
Số học sinh hoàn các bài tập nhưng sai sót nhiều : 11 em, chiếm 10,7%
Số học sinh chưa hoàn thành các bài tập : 0 em.
* Đánh giá: Hoàn thành: 102 em, Tỉ lệ: 100%
 Chưa hoàn thành: 0 em.
Học kỳ I: Năm học 2016 – 2017:
Tổng số học sinh khối 5 : 79 em. 
Số học sinh hoàn thành hết các bài tập : 7 em, chiếm 8,8%
Số học sinh hoàn thành các bài tập nhưng còn sai sót đôi chút : 64 em, chiếm 81,1%
Số học sinh hoàn các bài tập nhưng sai sót nhiều : 8 em, chiếm 10,1%
Số học sinh chưa hoàn thành các bài tập : 0 em.
* Đánh giá: Hoàn thành tốt: 7 em, Tỉ lệ: 100%
 Hoàn thành: 72
 Chưa hoàn thành: 0 em.
 Sáng kiến có thể tiếp tục áp dụng và triển khai trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
Phần thứ ba : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
* Với vị trí đặc biệt quan trọng của bậc tiểu học, với đúng ý nghĩa là nền tảng để tạo ra lớp người mới cho một xã hội văn minh, hiện đại. Với thực trạng hiện nay, việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh tiếp thu các bộ môn nói chung và môn Toán nói riêng là vô cùng cấp bách và quan trọng. Đòi hỏi người giáo viên cần làm tốt các việc sau:
- Giáo viên phải tổ chức hoạt động dạy và học theo phương pháp mới để nâng cao chất lượng, vì chất lượng của học sinh là hiệu quả của giáo dục.
- Tích cực sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc giảng dạy phân môn Toán.
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm các đồng chí có tay nghề cao để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, thật sự quan tâm đến học sinh, tâm huyết với nghề nghiệp.
- Ở mỗi tiết học, đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị nội dung cho tiết dạy thật chi tiết, hướng dẫn học sinh thật tỉ mỉ thì các em mới tiếp thu bài học được tốt. Giáo viên cần chữa bài cẩn thận, chính xác, đánh giá công bằng, vô tư, khách quan. Đánh giá từng vấn đề, sửa chữa sai lầm và rút kinh nghiệm kịp thời về những thiếu sót của học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục, nhất là “Nhà trường - Gia đình và Xã hội”.
2. Khuyến nghị: 
 Đề nghị với nhà trường, Phòng GD&ĐT tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng để chúng tôi có điều kiện học hỏi, trao đổi.
 Trên đây là những biện pháp, phương pháp đã làm của tôi để nâng cao chất lượng dạy và học môn toán lớp 5.Tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các tổ khối chuyên môn, của Hội đồng khoa học nhà trường, cấp trên để bản thân tôi giảng dạy đạt kết quả cao hơn.
Chế Cu Nha, ngày 6 tháng 2 năm 2017
Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vị Người viết 
 Lê Văn Hướng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu hưỡng dẫn học toán 5 theo chương trình VNEN – NXB Giáo dục
 8/2014.
- Sách giáo khoa Toán 5 – NXB Giáo dục năm 2006.
- Tài liệu bồi dưỡng thưỡng xuyên Cấp Tiểu học - NXB Giáo dục. 

File đính kèm:

  • doclop 5 SKKN mon toan_12549425.doc
Sáng Kiến Liên Quan