Một vài kinh nghiệm khi dạy tiết luyện tập môn Số học 6 theo chương trình đổi mới

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong chương trình môn toán THCS phân phối chương trình luôn sắp xếp xen kẽ các tiết luyện tập sau một vài tiết lý thuyết. Với chương trình đổi mới sách giáo khoa yêu cầu cần tích cực hoạt động của học sinh đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh dần khám phá ra những kiến thức mới trong từng tiết dạy bao gồm các tiết lý thuyết, luyện tập và thực hành. Trong tiết lý thuyết những kiến thức cần cho học sinh khám phá rất rõ ràng bằng cách chia nhỏ từng phần, từng mục trong từng tiết. Giáo viên chỉ cần xác định trọng tâm, phân phối thời gian giữa các phần rồi hướng dẫn cho học sinh khai thác phù hợp. Nhưng đối với tiết luyện tập trong sách giáo khoa chỉ cho các bài tập cụ thể, việc xác định trọng tâm, phân phối thời gian, cách sử dụng và khai thác bài tập lại hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng của giáo viên cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Chính vì vậy khi dạy một tiết luyện tập thường khó thành công hơn tiết lý thuyết.

Với thực tế giảng dạy tôi cũng đã gặp nhiều khó khăn khi dạy tiết luyện tập, qua những tiết dự giờ học hỏi đồng nghiệp và sự đầu tư suy nghĩ của tôi đã bước đầu có được những kinh nghiệm khi dạy tiết luyện tập. Do đó tôi xin được nêu lên “một vài kinh

nghiệm khi dạy tiết luyện tập môn Số học 6 theo chương trình đổi mới”. Mong các đồng nghiệp cùng tham khảo.

 

doc11 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài kinh nghiệm khi dạy tiết luyện tập môn Số học 6 theo chương trình đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu
I. lý do chọn đề tài:
Trong chương trình môn toán THCS phân phối chương trình luôn sắp xếp xen kẽ các tiết luyện tập sau một vài tiết lý thuyết. Với chương trình đổi mới sách giáo khoa yêu cầu cần tích cực hoạt động của học sinh đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh dần khám phá ra những kiến thức mới trong từng tiết dạy bao gồm các tiết lý thuyết, luyện tập và thực hành. Trong tiết lý thuyết những kiến thức cần cho học sinh khám phá rất rõ ràng bằng cách chia nhỏ từng phần, từng mục trong từng tiết. Giáo viên chỉ cần xác định trọng tâm, phân phối thời gian giữa các phần rồi hướng dẫn cho học sinh khai thác phù hợp. Nhưng đối với tiết luyện tập trong sách giáo khoa chỉ cho các bài tập cụ thể, việc xác định trọng tâm, phân phối thời gian, cách sử dụng và khai thác bài tập lại hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng của giáo viên cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Chính vì vậy khi dạy một tiết luyện tập thường khó thành công hơn tiết lý thuyết. 
Với thực tế giảng dạy tôi cũng đã gặp nhiều khó khăn khi dạy tiết luyện tập, qua những tiết dự giờ học hỏi đồng nghiệp và sự đầu tư suy nghĩ của tôi đã bước đầu có được những kinh nghiệm khi dạy tiết luyện tập. Do đó tôi xin được nêu lên “một vài kinh 
nghiệm khi dạy tiết luyện tập môn Số học 6 theo chương trình đổi mới”. Mong các đồng nghiệp cùng tham khảo.
II. Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu các phương pháp đổi mới dạy tiết luyện tập Số học 6
- Truyền đạt được toàn bộ những vấn đề đã nghiên cứu đến với học sinh. Từ đó học sinh biết vận dụng linh hoạt thành thạo lý thuyết vào làm bài tập và có khả năng khai thác kiến thức mới thông qua kiến thức đã học
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc các tài liệu liên quan
- Dựa chủ yếu vào SGK Toán 6 hiện nay và sách một số phương pháp định hướng đổi mới phương pháp giáo dục
IV. Đối tượng nghiên cứu 
- Các tiết luyện tập Số học 6 theo chương trình đổi mới
- Học sinh khối 6 trường THCS Hà Vân
V. Phạm vi nghiên cứu
- Những tài liệu có liên quan 
- Sách giáo khoa Toán 6
VI. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu
- Thời gian từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 3 năm 2005
- Kế hoạch:
	+ Tháng 10 và tháng 11 sưu tầm tài liệu
	+ Tháng 12 viết sơ lược đề tài
	+ Tháng 1 và tháng 2 trắc nghiệm đề tài
	+ Tháng 3 viết đề tài
B. Phần nội dung
Chương I: Cơ sở của đề tài
1. Cơ sở lý luận:
Môn Số học khó, học sinh lớp 6 vân dụng lý thuyết vào khai thác các bài tập còn nhiều lúng túng. 
2. Cơ sở giáo dục:
Do yêu cầu giáo dục cần đáp ứng với yêu cầu học tập của học sinh 
3. Cơ sở thực tế:
- Cô nhiệt tình quý mến học sinh, có tâm huyết với nghề nghiệp, luôn tự rèn luyện chuyên môn để nâng cao tay nghề 
- Có tập thể giáo viên nhà trường hưởng ứng và góp ý cho đề tài này. 
Chương II: nội dung
1. Giai đoạn 1: Điều tra cơ bản
Kiểm tra việc vận dụng lý thuyết của học sinh vào giải các bài tập của học sinh còn yếu, số học sinh biết khai thác các bài tập mới thông qua các bài tập trước đó còn rất kém.
Kết quả: 
- 60% học sinh biết áp dụng lý thuyết vào giải các bài tập trong đó có 20% học sinh biết khai thác kiến thức mới thông qua kiến thức đã học
- 40% không biết vận dụng hoặc vận dụng rất kém lý thuyết để giải bài tập 
2. Giai đoạn 2: Phương pháp khắc phục
Ta biết mỗi tiết luyện tập có những mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng nó đều có chung những mục tiêu sau:
a. Củng cố được lý thuyết đã học 
b. Học sinh được thực hành làm các bài tập bằng cách vận dụng lý thuyết đã học
c. Đi sâu phát triển một số bài tập mà trong tiết lý thuyết chưa có thời gian đi sâu từ đó khái quát hoá một số dạng bài tập 
d. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tính toán chính xác, hợp lý, có tư duy sáng tạo và sự yêu thích khoa học.
Để thực hiện tốt những yêu cầu trên giáo viên phải chuẩn bị được những nội dung cơ bản sau:
- Nghiên cứu tài liệu và chọn ra được hệ thống bài tập phù hợp với tiết dạy.
- Tìm được mối liên hệ giữa các bài tập hoặc nhóm bài tập (nếu có)
- Mở rộng, khái quát hoá các kiến thức một cách phù hợp với học sinh.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu qua các ví dụ cụ thể từ đó làm rõ 3 nội dung cơ bản trên.
*/ Hệ thống bài tập : Công việc này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước sắp xếp các bài tập một cách phù hợp sao cho thuận lợi cho việc khai thác, vận dụng của học sinh. Cần lưu ý phân biệt rõ các bài tập dành riêng cho các đối tượng học sinh khác nhau (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém). Nếu không chon ra được hệ thống bài tập phù hợp sẽ dẫn đến có bài thừa hoạc thiếu không đáp ứng được những mục tiêu tiết dạy. 
Ví dụ: Tiết luyện tập 1 sau tiết tìm ƯCLN ta xác định các mục tiêu cụ thể sau:
- Học sinh biết tìm ƯCLN qua tìm ƯC hoặc qua việc phân tích các số ra thừa số nguyên tố, cũng cố về số nguyên tố cùng nhau.
- áp dụng giải các bài toán thực tế, rèn luyện kỹ năng tìm ƯCLN nhanh, chính xác 
Khai thác sâu một số bài tập liên quan đến tìm ƯCLN 
Giáo viên có thể chọn ra hệ thống bài tập như sau:
Bài 1: Tìm ƯCLN của các số sau:
a. ƯCLN (75;150)
b. ƯCLN (90;126)
c. ƯCLN (480;600)
d. ƯCLN (4250;6575;5)
đ. ƯCLN (12;25); ƯCLN (25;21)
Bài 2 (Bài 177 sách BT ): Tìm ƯCLN (90;126) rồi tìm 
ƯC (90;126)
Bài 3 (bài 143 SGK): Tìm a lớn nhất biết : 480: a và 600: a
Bài 4 ( bài 183 sách BT) trong các số sau cặp số nào là nguyên tố cùng nhau: 12; 25; 30; 21
Bài 5 (bài 145 SGK): Lan cà một tấm bìa hình chữ nhật kích thước 75cm và 105cm. lan muốn cắt tấm bìa thành các mảnh nhỏ 
hình vuông bằng nhau, sao cho tấm bìa được cắt hết, không còn thừA mảnh nào. Tính độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông.
Bài 6 (bài tập thêm): Tìm 2 số tự nhiên biết rằng tổng của chúng bằng 84 và ƯCLN của chúng bằng 36
*/ Hướng dẫn học sinh giải bài tập, tìm mối liên hệ giữa các bài: 
Nhìn vào hệ thống bài tập ta thấy số lượng bài tập tương đối nhiều nếu chúng ta không có hướng đi đúng đắn thì việc hướng dẫn học sinh gải các bài tập trong 45 phút là hết sức khó khăn, đồng thời không phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Do đó giáo viên phải định hướng cho học sinh không chỉ đơn thuần là giải ra đáp số của một bài cụ thể mà cái quan trọng là kết quả đó nói lên điều gì ? Sử dụng kết quả đó như thế nào ? Từ kết quả đó có tìm ra cách giải khác và các bài toán khác được hay không ? đó là điều mỗi giáo viên cần quan tâm. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu cách hướng dẫn các bài tập trên và cách khai thác nó như thế nào ? 
+ Đối với bài tập 1: học sinh chỉ cần vận dụng cách tìm ƯCLN để tìm ra kết quả, do đó bài tập này sẽ giúp học sinh củng cố lại cách tìm ƯCLN ở tiết lý thuyết đã học. Bài tập này giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc và cho học sinh lên bảng làm. Mỗi câu có thể làm theo cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố 
hoặc thông qua tìm ƯC rồi suy ra ƯCLN. Tuy nhiên học sinh đưa 
ra phương án giải xong, giáo viên cần cho học sinh nhận xét và rút ra cách giải nhanh và hợp lý đối với mỗi câu. Đối với câu a, b, c, đ tìm ƯCLN bằng cách phân tích các thừa số ra số nguyên tố là nhanh nhất còn câu d nên giải bằng cách: vì 4250 : 5 và 6575 : 5 ị ƯCLN (4250; 6575;5) =5
Sau khi học sinh đã giải xong bài tập 1 nếu chúng ta dừng lại và giải tiếp các bài tập 2; 3; 4; 5; 6 một cách độc lập thì sẽ mất nhiều thời gian, mặt khác không rèn cho học sinh khả năng suy luận, tìm tòi kiến thức mới qua việc sử dụng kết quả đã biết. Do đó giáo viên cần sử dụng kết quả câu 1 để tiếp tục hướng dẫn học sinh giải các câu tiếp theo bằng hệ thống các câu hỏi sau:
? Nếu biết ƯCLN (a; b) có tìm được ƯC(a;b) không ? bằng cách nào ? 
? Từ kết quả câu b bài 1 em hãy tìm ƯC (90; 126) (đó là kết quả bài 2 )
? 480: a và 600: a mà a lớn nhất. Vậy a bằng bao nhiêu ?
Từ kết quả câu c bài 1 học sinh tìm được a một cách dễ dàng 
(đó là kết quả bài 3 )
? Từ kết quả câu d: ƯCLN (12; 25) = 1; ƯCLN (25; 21) = 1 hãy cho biết trong các số 12; 30; 21; 25 những cặp số nào là số nguyên tố cùng nhau ? (đó là kết quả bài 4 ).
+ Đối với bài tập 5: Giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi sau
- Học sinh đọc đề, tóm tắt đề, giáo viên vẽ hình minh hoạ 
? Chiều dài của cạnh hình vuông thoả mãn điều kiện nào ?
? Chiều dài lớn nhất của cạnh hình vuông bằng bao nhiêu ?
Học sinh vận dụng kết quả câu a bài 1 tìm ra độ dài lớn nhất cạnh hình vuông ( đó là kết quả bài 5 )
Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài toán
Qua đó ta thấy từ kết qủa bài tập 1 ta chỉ cần cho học sinh khai thác thêm một ít sẽ giải ra các bài tập 2, 3, 4, 5 làm giảm bớt được thời gian một cách đáng kể trong tiết học đồng thời giúp học sinh phát triển tư duy logíc và khả năng suy luận của học sinh.
*/ Mở rộng khai thác sâu kiến thức một cách phù hợp:
 Trong tiết lý thuyết giáo viên không có điều kiện cho học sinh tìm hiểu sâu thêm một số kiến thức phù hợp với học sinh đặc biệt là đối với học sinh khá giỏi thì trong tiết luyện tập này giáo viên phải hoàn thành công việc đó. Do đó giáo viên phải chọn được bài tập phù hợp với nội dung bài học với yêu cầu tư duy cao hơn các bài tập trong SGK là hết sức cần thiết. Với bài tập này giáo viên cần đưa ra câu hỏi gợi mở sao cho học sinh vận dụng kiến thức đã học phát hiện ra những kiến thức mới sâu hơn mà trong tiết lý thuyết chưa nhắc tới.
Ví dụ: Trong bài tập 6 (bài tập thêm) ta cần dẫn dắt học sinh khai thác như sau: 
? Từ kết quả câu a bài 1 ta có: ƯCLN (75;105) = 15 ta có 75:15 = 5 và 105 : 15 =7. Ta có ƯCLN ( 5; 7) = 1. Vậy nếu ƯCLN (a; b) = x với x.k = a và x.l = b thì ƯCLN (k;l) = ?. Vì sao ? 
( k;l ẻ N*)
Học sinh trả lời: ƯCLN (k;l) = 1 vì nếu ƯCLN (a; b) ạ 1 thì ƯCLN(a;b) < x. 
? Nếu gọi 2 số phải tìm là a và b (a Ê b) ta có ƯCLN (a; b) = ? và a+b=?
? ƯCLN (a;b) = 6 hãy viết dạng tổng quát của a và b
Học sinh trả lời:	 a = 6k; b = 6l
? ƯCLN (k;l) = ? ( học sinh trả lời ƯCLN (k;l) = 1)
? Với a+b = 84 ị k+l = ? ( học sinh trả lời k+l = 14 )
Với k+ L = 14 và ƯCLN (k; l) =1 hãy tìm k và l từ đó suy ra a và b cần tìm.
k
1
3
5
ị
a
6
18
30
l
13
11
9
b
78
66
54
Học sinh làm
Sau khi hướng dẫn song giáo viên cho học sinh trình bày lại cách giải
Vậy qua việc hướng dẫn các bài tập của tiết luyện tập đã xét ta thấy học sinh được ôn lại toàn bộ kiến thức của bài trước đã học đồng thời học sinh được vận dụng các kiến thức đó để giải các bài toán cụ thể, tìm tòi cách giải và mối liên hệ giữa các bài. Học sinh cũng có điều kiện suy luận và tìm ra những kiến thức mới, những bài toán khó hơn. Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức và rèn luyện tư duy logíc, tư duy sáng tạo và hệ thống được các dạng bài tập cơ bản nhất.
*/ Kết quả:
Sau khi đưa đề tài trắc nghiệm vào thực tế giảng dạy thu được kết qủa rất lạc quan
+ 80% học sinh biết dụng lý thuyết vào giải các bài tập trong đó có 25% biết khai thác kiến thức mới thông qua kiến thức đã học
+ 20% biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập nhưng đang còn kém
Chương III: Bài học kinh nghiệm
Để dạy tiết luyện tập thành công trước hết phải chọn được hệ thống bài tập phù hợp, chính xác và vừa sức đối với học sinh sau đó lập hệ thống câu hỏi rõ ràng khúc chiết để hướng dẫn học sinh dần tìm ra lời giải. Muốn vậy đòi hỏi mỗi giáo viên phải chịu khó nghiên cứu tài liệu đồng thời bám sát đối tượng học sinh của lớp và khối mình đang dạy. Đó là tâm huyết với nghề và lòng thương yêu học sinh.
C. Phần Kết luận
Để dạy tiết luyện tập có nhiều cách khác nhau tuỳ vào từng bài vào đối tượng học sinh nên chắc chắn trong từng tiết dạy cụ thể sẽ còn rất nhiều phương án hay đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi để 
đưa vào tiết dạy. Trong phạm vi sáng kiến này tôi muốn đưa ra dạng đặc trưng và những điểm chung nhất trong một tiết luyện tập môn số học 6. Với thời gian giảng dạy còn ít, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên khi viết chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót cùng những phướng án hay chưa được đề cập tới, rất mong đồng nghiệp thông cảm và góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Hà Vân, ngày 01 tháng 03 năm 2005
Giáo viên
Tống Thị Hạnh

File đính kèm:

  • docMột số kinh nghiệm khi dạy tiết luyện tập_Số học 6.doc
Sáng Kiến Liên Quan