Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5

Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét

trên hai phương diện :

- Phân môn Tập làm văn tập vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các

phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để

làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kĩ năng nói, đọc,

viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ

năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần.

- Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói

và viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần,

từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao

tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện

hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử

dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa

học

Qua chuyên đề Tập làm văn lớp 5 và qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở

khối lớp 5, tôi nhận thấy việc việc dạy và học phân môn này đang gặp nhiều khó

khăn, không chỉ đối với học sinh mà cả đối với giáo viên cũng cảm thấy băn khoăn ái

ngại. Do đó giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc rèn năng lực viết văn cho

học sinh, nhất là đối với học sinh địa phương vùng sâu nơi tôi giảng dạy.

“Môn văn là chìa khóa để mở cửa các môn học khác”, thật vậy năng lực nói (diễn

đạt) thường đi đôi với năng lực viết, nói tốt thì sẽ viết tốt. Thực tế cho thấy, bình

thường các em nói chuyện với nhau rất dễ dàng với đủ cách nói mọi lúc mọi nơi

nhưng đến giờ Tập làm văn miệng thì các em lại tỏ ra lúng túng.

pdf15 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 yêu chúng ta hàng ngày, vậy khi quan sát em thấy ánh mắt ông (bà) ra sao ? 
(đôi mắt dịu hiền, ánh lên vẻ trìu mến). Cũng đôi mắt ấy, khi các em bị điểm kém vì 
không thuộc bài thì ánh mắt thế nào (ánh mắt buồn bã, lo âu). Tôi còn dùng hệ thống 
câu hỏi để kích thích sự tưởng tượng khêu gợi óc tò mò, dựng lại hình ảnh sự vật mà 
các em quan sát trước, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của các em. Từ đó, học sinh 
có hứng thú chuẩn bị bài đầy đủ và tỉ mỉ để lên lớp học tốt.
+ Động viên học sinh phải thuộc ghi nhớ vì đó là những kiến thức cô đọng nhất để 
hình thành kĩ năng thực hành. Mục ghi nhớ trọng tâm là dàn bài đại cương, các em sẽ 
dựa vào đây để lập dàn bài chi tiết. Qua dàn bài chi tiết, học sinh sẽ nói và viết văn 
tương đối thuận lợi, đi đúng yêu cầu trọng tâm và bố cục đầy đủ, rõ ràng. Vì tôi nhận 
thấy ở đa số các em chưa phân biệt được rõ ràng bố cục của bài văn, các em còn lơ 
 - Trang 4 -
mơ khi đi vào viết bài văn hoàn chỉnh mà chưa thật sự nắm chắc cách bố cục của thể 
loại văn mình đang học.
Sự chuẩn bị bài đầy đủ, tỉ mỉ giúp các em học tập, làm văn hiệu quả hơn, viết đúng 
với yêu cầu của đề bài hơn.
2/ Hướng dẫn kĩ thuật viết văn cho học sinh :
a. Khắc phục viết sai ngữ pháp :
Ngay từ các lớp nhỏ, các em đã tự học : “Khi nói và viết phải thành câu thì người 
nghe và người đọc mới hiểu được”. Vậy mà các em vẫn cứ viết sai ngữ pháp, câu què, 
cụt khi thì thiếu chũ ngữ hoặc vị ngữ thậm chí có khi thiếu cả hai thành phần chính. 
Bởi vậy, giáo viên thường khắc phục hiện tượng này trong tiết trả bài tập làm văn. 
Giáo viên đưa ra những câu văn học sinh viết còn sai lên bảng và hướng dẫn học sinh 
tìm cách sửa, điều chỉnh cho đúng. Bản thân thiết nghĩ khi giáo viên hướng dẫn cả lớp 
sửa, thường những em viết sai lại không biết mình viết sai, không biết câu văn mà 
giáo viên đưa ra đó là của mình. Vì thế, các em không có sự tập trung cao độ vào việc 
nhận thức được những lỗi sai và nắm cách sửa chữa, dẫn đến việc khắc phục viết sai 
ngữ pháp cho học sinh kém hiệu quả. Do vậy, tôi thường làm như sau : Trước khi cho 
học sinh cả lớp sửa, tôi gặp riêng từng em có câu văn sai, hướng dẫn, chỉ bảo nhẹ 
nhàng, giúp các em hiểu và nắm được cách khắc phục nhược điểm của mình, đồng 
thời tôi động viên, nhắc nhở các em ghi nhớ để lần sau không mắc phải nữa. Và đến 
khi đưa ra cho cả lớp sửa, các em lại được học hỏi và rút kinh nghiệm thêm một lần 
nữa, lúc này những biện pháp đưa ra khắc phục, sửa chữa lại càng có sức thuyết phục 
đối với các em và làm cho các em có càng khắc ghi những lỗi đó mà không lập lại lần 
sau.
* Ví dụ 1 : Trên cành cây, trong vòm lá xanh. Những bông hoa trắng xóa điểm lác 
đác.
- Tôi hỏi học sinh viết sai : em hãy cho biết đâu là chủ ngữ, vị ngữ trong câu thứ 
nhất của em ? (học sinh đó không trả lời được).
- Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ câu thứ hai ?
 - Trang 5 -
- Học sinh xác định : (Những bông hoa / trắng xóa điểm lác đác.).
 CN VN
- Tôi chỉnh lại : Những bông hoa trắng xóa / điểm lác đác .
 CN VN
Tôi giảng giải : “Những bông hoa trắng xóa” là cụm danh từ làm chủ ngữ trong 
câu.
Vậy “Trên cành cây”, “trong vòm lá xanh” là thành phần gì trong câu? Có tên gọi 
là gì ? (là thành phần phụ - là trạng ngữ chỉ nơi chốn)
Giữa thành phần chính (CN-VN) và thành phần phụ (trang ngữ) trong câu có sử 
dụng dấu chấm không ? (không dùng dấu chấm câu)
- Em hãy sửa chữa lại câu trên cho đúng ngữ pháp :
Trên cành cây, trong vòm lá xanh, những bông hoa trắng xóa điểm lác đác.
* Ví dụ 2 : Trong tủ đồ chơi của em có rất nhiều đồ vật, trông cũng xinh xắn và dễ 
thương.
- Tôi yêu cầu học sinh : Em hãy xác định C-V trong câu thứ hai của em ? (học sinh 
lúng túng).
- Tôi gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ : Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào (Ai ? 
Cái gì ? Con gì ?)
- Trong câu của em có phần trả lời cho câu hỏi đó không ? (không có)
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào ? (Làm gì ? là gì ? thế nào ?)
- Vậy trong câu này có vị ngữ không ? (có)
- Đâu là vị ngữ ? (trông cũng xinh xắn, dễ thương).
- Vị ngữ này trả lời cho câu hỏi nào ? (trả lời câu hỏi “thế nào?”)
- Vậy câu thứ hai của em thiếu bộ phận nào ? (bộ phận chủ ngữ).
- Hãy sửa lại cho đúng ngữ pháp
- Học sinh tự sửa “Trong tủ đồ chơi của em có rất nhiều đồ vật. Cái nào cũng xinh 
xắn và dễ thương”
 - Trang 6 -
- Tôi yêu cầu những em viết sai ngữ pháp về nhà ôn lại, học thuộc phần ghi nhớ về 
chủ ngữ - vị ngữ ở lớp Bốn, đến lớp trả bài cho tổ trưởng, tổ trưởng báo cáo lại cho 
tôi. Quan điểm của tôi ở phần này là không đợi đến khi học sinh viết sai rồi mới khắc 
phục sửa chữa, mà giáo viên cần giúp các em khắc phục tận gốc việc dẫn đến viết sai 
ngữ pháp của học sinh. Đó là phải thường xuyên tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố 
để “lấp chỗ hỏng” kiến thức cho các em. Bởi lẽ các em không nắm hoặc nắm không 
chắc những kiến thức, kĩ năng cơ bản về câu ở các lớp dưới dẫn đến việc các em viết 
sai ngữ pháp, không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Vì thế, hằng ngày trong việc dạy 
tiếng Việt, tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh lĩnh hộ kiến thức, kĩ năng của bài 
mới kết hợp với việc ôn luyện kiến thức, kĩ năng đã học một cách linh hoạt, sáng tạo. 
Thực tế chứng minh, chỉ khi học sinh nắm vững những kiến thức, kĩ năng đã học thì 
các em mới có điều kiện thuận lợi để tiếp thu bài mới được dễ dàng và hiệu quả. Bởi 
vậy, ở bất kì phân môn nào của môn Tiếng Việt hay bất kì tiết học nào có vận dụng 
kiến thức cũ và liên quan đến kĩ năng viết của học sinh, tôi cũng có thể cho các em ôn 
luyện lại những kiến thức mà các em đã học từ các lớp dưới. 
* Ví dụ : Bài : “Mở rộng vốn từ : Tổ quốc”. (Luyện từ và câu)
 Bài tập 4 : Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây :
a. Quê hương .
b. Quê mẹ.
c.Quê cha đất tổ.
d. Nơi chôn nhau cắt rốn.
Trước khi cho học sinh thực hành đặt câu, tôi cho học sinh ôn lại kiến thức về : 
“Hai thành phần chính của câu” (Ở lớp 2).
- Dạy bài : “Câu ghép”, cho học sinh ôn “Chủ ngữ, vị ngữ” (Ở lớp 4).
- Dạy bài : “Ôn tập về tả đồ vật” (Tập làm văn).
Trước khi cho học sinh lập dàn ý miêu tả một đồ vật cụ thể trong yêu cầu của bài, 
tôi cho học sinh ôn lại dàn bài chung của kiểu bài miêu tả đồ vật ở lớp 4.
 - Trang 7 -
- Bài : “Ôn tập về từ và cấu tạo từ” (Luyện từ và câu), cho học sinh ôn về từ đơn, 
từ ghép (Lớp 4).
- Bài : “Bà cụ bán hàng nước chè” (Chính tả) : Ôn về cách viết và trình bày một 
đoạn văn miêu tả : Cây cối (cây bàng), tả người (bà cụ).
b. Rèn kĩ năng viết văn hay :
+ Trong suốt quá trình dạy tập làm văn cho học sinh, bên cạnh việc hướng dẫn, 
nhắc nhở học sinh khi đặt câu phải có đủ hai bộ phận chính đó là chủ ngữ và vị ngữ, 
tôi còn luôn động viên, khuyến khích các em cần thêm những thành phần phụ như 
trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữĐể câu văn tránh được sự khô khan, cứng nhắc và trở 
nên mượt mà, sinh động hơn, dễ đi vào lòng người hơn. Tôi còn chú tâm đến việc tạo 
cho học sinh một bầu không khí học tập vui tươi, tích cực và sáng tạo thông qua các 
hình thức : Thi đua, trò chơi, làm bài tập trắc nghiệm Nhằm kích thích học sinh 
hứng thú, ham thích học phân môn Tập làm văn.
+ Việc rèn cho học sinh biết viết những câu văn hay để hình thành những đoạn 
văn, bài văn sinh động, giàu hình ảnh không phải một sớm một chiều mà có được. Đó 
là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi học sinh phải kiên trì, tích lũy vốn từ phong 
phú, hiểu nghĩa từ, nắm chắc về từ loại, từ gần nghĩa, cùng nghĩa, từ trái nghĩakết 
hợp với việc nắm vững từng thể loại văn cũng như việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với 
văn cảnh để đặt câu có hình ảnh. Biết sử dụng những biện pháp tu từ, so sánh, nhân 
hóa giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được ý tưởng, tâm tư tình cảm của mình 
gửi gắm trong lời văn, ý văn. Vì thế, để góp phần giúp học sinh viết được những câu 
văn hay, tôi cho học sinh học tập so sánh bài làm của mình với bài làm của bạn, phát 
hiện những câu văn hay để học tập và ghi vào sổ tay văn học của mình.
* Ví dụ : 
1. Trước tầm nhìn của em, cánh đồng trải dài mênh mông với một màu xanh ngút 
ngàn vẫn đang im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình của buổi sớm. 
(Tả cánh đồng lúa chín - Huỳnh Thái).
 - Trang 8 -
2. Đầu gà to bằng nắm tay, khô khằn như chỉ có da bọc xương. Trên đỉnh đầu nhô 
lên một cái mào to hình răng cưa sần sùi, đỏ thắm như bông hoa mào gà. Đôi mắt đo 
đỏ, lừ đừ, lộ vẻ dữ tợn. Mỏ gà to bằng ngón tay út của em và có màu vàng nhạt. Cái 
cổ thon dài rất linh hoạt, lúc nào cũng lắc lư, ngẩng lên, hạ xuống như một cánh tay 
lực lưỡng, hiếu động.
(Tả con vật em yêu thích “Con gà trống” – Lý Kim Vinh)
3. Nhánh sông Sài Gòn chảy qua lưu vực chợ Bình Dương, mọi người ở đây vẫn 
quen gọi là sông Bạch Đằng. Dòng sông hiền hòa uốn lượn sau chợ Thủ Dầu Một 
trông như một dải lụa đào mềm mại.
(Tả dòng sông - Trần Đình Duy)
 4. Mỗi búp huệ nhìn từ xa như những hạt ngọc thon thon, xinh xinh bằng đầu ngón 
tay út của thiếu nữ. Trên mỗi cành huệ có búp xoè nở, búp thì he hé mỉm cười còn 
những búp ở ngọn thì vẫn ôm sát vào nhau đợi chờ.
(Tả một loài hoa mà em yêu thích – Lâm Gia Nghi)
+ Trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh học tập làm văn, ở bất kì thể loại nào, 
tôi cũng tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ và phát huy vốn văn chương của 
mình. Các em có dịp phát triển năng lực diễn đạt, khả năng tư duy sáng tạo và trí 
thông minh qua nhiều hình thức thi đua với các bạn trong nhóm cũng như trong toàn 
lớp học. Cụ thể tôi thực hiện như sau :
Tôi đưa ra những câu văn bình thường có đủ hai bộ phận chính : Chủ ngữ và vị 
ngữ rồi yêu cầu các em tự suy nghĩ, cùng thi đua bổ sung thêm những từ ngữ, hình 
ảnh, sau đó tôi giúp các em điều chỉnh để có những câu văn hay giàu hình ảnh và hấp 
dẫn hơn.
* Ví dụ 1 : Kiểu bài tả cảnh.
a) Trên cành cây chim hót.
Học sinh : 
- Trên cành cây chim hót líu lo.
- Trên cành cây, những chú chim non cất tiếng hót líu lo.
 - Trang 9 -
- Trên cành cây, những chú chim cất tiếng hót líu lo như chào đón chúng em 
đến trường.
- Trên cành cây, chim hót líu lo như đón chào một ngày mới.
b) Tiếng gà gáy đánh thức mọi người dậy.
Học sinh :
- Sáng sớm, tiếng gà gáy đánh thức mọi người dậy.
- Mỗi buổi sáng, tiếng gà gáy đánh thức mọi người dậy đi làm.
- Hôm nào cũng vậy, tiếng gà gáy lanh lảnh như chiếc đồng hồ đánh thức mọi 
người dậy đi làm.
- Hôm nào cũng thế, tiếng gà gáy dõng dạc như chiếc đồng hồ đánh thức mọi 
người dậy chuẩn bị một ngày mới.
- ..
* Ví dụ 2 : Kiểu bài tả người .
a) Ông em già rồi nhưng vẫn khoẻ.
Học sinh : 
- Ông em già rồi nhưng vẫn khoẻ vì ông thường xuyên tập thể dục.
- Ông em già rồi nhưng vẫn còn khoẻ nên hàng ngày ông vẫn chăm vườn, nhổ 
cỏ, tưới cây.
b) Bé Lan đang tập đi.
Học sinh : 
- Bé Lan đang chập chững tập đi.
- Ngoài sân, bé Lan đang chập chững tập đi.
- Ngoài kia, bé Lan đang chập chững tập đi trông dễ thương quá!
- Ô kìa ! Bé Lan đang lẫm chẫm bước đi trông thật đáng yêu
Ở hình thức thi đua này, học sinh đã được học tập trong một môi trường rất tích 
cực. Tâm lý các em rất thích được khen và nhất là khen trước tập thể lớp. Em nào 
cũng muốn được cô và các bạn biết đến câu văn của mình. Em nào cũng muốn thể 
hiện tài năng của mình trước sự chứng kiến của cả lớp. Vì thế, các em đã đem hết khả 
 - Trang 10 -
năng và vốn từ ngữ ra thi thố với các bạn. Từ đó các em không chỉ phát triển được 
khả năng tư duy ngôn ngữ, trí thông minh và óc sáng tạo mà càc em còn được rèn 
luyện về kĩ năng dùng từ đặt câu, biết lựa chọn và sử dụng những hình ảnh, biện pháp 
so sánh, nhân hóa để đạt được những câu văn sinh động hấp dẫn.
c. Rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự bồi dưỡng văn cho học sinh :
- Theo định hướng đổi mới việc dạy và học hiện nay là : Học sinh tự học, tự 
nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức mới dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên. Do 
vậy, trước những yêu cầu đổi mới giáo dục, trước sự phát triển của đất nước ta hiện 
nay thì việc rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự mình chiếm 
lĩnh kiến thức cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Hơn nữa, thời gian các 
em học tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cô trên lớp rất là ít ỏi so với thời gian 
các em ở bên gia đình. Do đó, việc trang bị cho các em năng lực tự học là một việc 
làm phù hợp với su thế đổi mới của phương pháp dạy học hiện đại.
Trong việc tổ chức học tập trên lớp, tôi luôn khuyến khích các em tự chiếm lĩnh 
nội dung bài thông qua những hình thức thi đua cá nhân, tập thể, (nhóm) góp phần 
phát huy năng lực tự học của các em.
Tôi luôn nhắc nhở, động viên các em cần phải rèn luyện thói quen tự học tự nghiên 
cứu, đọc sách báo kể cả những lúc ở nhà không có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cô.
Đặc biệt trong dạy Tập làm văn, để rèn luyện và phát huy khả năng tự học của học 
sinh, tôi đã đưa ra qui định chung cho cả lớp đó là : Khi làm văn không được văn 
mẫu, những bài văn có sẵn trong sách tham khảo Tuy nhiên, các em có quyền tham 
khảo để học cách làm văn, cách dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động nhưng học thuộc để 
chép lại và nộp giấy cho thầy cô chấm điểm thì nhất định là không được. Thực tế hiện 
nay cho thấy, học sinh thường học thuộc văn mẫu để làm bài kiểm tra hoặc làm bài 
thi. Khi chấm bài, giáo viên thấy các bài văn hao hao giống nhau. Đó là một thực tế 
đáng buồn. Như vậy các em không phát triển được vốn từ ngữ, khả năng diễn đạt, óc 
sáng tạo của chính mình mà chỉ lệ thuộc máy móc vào văn mẫu. Để khắc phục tình 
trạng này, ở từng thể loại, tôi yêu cầu học sinh phải học thuộc dàn bài chung, từ đó 
 - Trang 11 -
vận dụng vào từng đề bài cụ thể để xây dựng hình thành một dàn bài chi tiết theo cách 
hành văn của từng em. Tôi giúp các em điều chỉnh dàn bài chi tiết cho hoàn chỉnh rồi 
từ dàn bài chi tiết đó, các em viết thành bài văn của mình. Tôi rất nghiêm khắc ở vấn 
đề này, nếu thấy bài văn của học sinh nào làm mà không phải là lời văn của các em, 
tôi yêu cầu học sinh đó về làm lại bài theo đúng khả năng, trình độ của mình. Bởi tôi 
nắm rất rõ khả năng viết văn của từng học sinh trong lớp. Do vậy, chỉ cần đọc là biết 
ngay bài văn hoặc đạon văn đó có phải của học sinh đó hay không.
Tóm lại, ở biện pháp này, tôi đã giúp các em tự mình nghiên cứu tìm tòi và vận 
dụng để bộc lộ khả năng viết văn, khả năng diễn đạt, dùng từ ngữ, hình ảnh của mình. 
Từ đó tôi sẽ giúp các em uốn nắn để có những đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh. Như 
vậy, việc nghiêm khắc với học sinh trong vấn đề chép văn mẫu cũng như việc hướng 
dẫn cho học sinh dựa vào dàn bài chung để viết văn bằng trình độ, khả năng của mình 
không chỉ tạo điều kiện để các em bộc lộ khả năng diễn đạt, phát triển vốn từ, cách 
lựa chọn hình ảnh phù hợp mà còn tạo điều kiện để các em được rèn luyện và phát 
huy khả năng tự học của mình.
IV/ KẾT QUẢ :
Qua việc vận dụng những biện pháp trên vào thực tế dạy học tập làm văn ở lớp tôi 
đã đem lại kết quả rất khả quan.
1. Về học sinh : 
- Hầu hết học sinh đều ham thích và hứng thú học tập phân môn này, các em 
không còn có biểu hiện ngại học mỗi khi nhắc đến nó.
- Học sinh học tập trong không khí tự nhiên thoải mái, tích cực và hào hứng nhất 
là vào tiết làm bài miệng, ngoài việc các em nêu lên ý kiến diễn đạt của mình mà các 
em còn nhận xét được ý vừa nêu của bạn theo nhận thức của em một cách chân thật 
nhất.
- Các em có điều kiện để bộc lộ những khả năng tư duy, hiểu biết, khả năng diễn 
đạt, phát triển vốn từ, trí thông minh và óc sáng tạo mà ở một số em yếu cũng đã nhận 
thức được để thực hiện bài văn thì ta phải thực hiện như thế nào đúng nhất về phần 
 - Trang 12 -
cấu tạo của thể loại văn đó mặc dù ý diễn đạt của em yếu vẫn còn hạn chế theo mức 
đọ của em.
- Trong văn nói các em mạnh dạn hơn, diễn đạt lưu loát đầy đủ ý. Trong văn viết 
các em tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học, khắc phục được nhược điểm về đặt câu, 
đồng thời biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp để đặt câu, làm cho câu văn, đoạn 
văn và bài văn thêm sinh động. 
- Kết quả học tập của học sinh ở phân môn Tập làm văn qua các kì kiểm tra được 
nâng lên một cách rõ rệt. Cụ thể : 
Tổng số học sinh lớp 36
ĐIỂM 5 4 3 2-1
Đầu 
năm 4 5 15 12
CK II 15 9 12
2. Về giáo viên :
- Sau mỗi tiết dạy tập làm văn, tôi cảm thấy lòng mình thoải mái và tự tin khi học 
sinh học tập tích cực chủ động, sáng tạo, ngày càng tiến bộ.
- Bản thân không còn cảm thấy ái ngại và khó khăn mỗi khi dạy phân môn tập 
làm văn.
- Việc dạy tốt phân môn này là động lực để tôi dạy tốt những môn học khác.
V. KẾT LUẬN 
 1./ Bài học kinh nghiệm :
- Để thực hiện những biện pháp như trên, giáo viên cần phải chú trọng phần chuẩn 
bị cho bài mới. Chuẩn bị tốt sẽ dạy tốt và học tốt, đặc biệt, khâu học sinh chuẩn bị ở 
nhà, giáo viên cần định hướng một cách cụ thể, rõ ràng và khoa học thì việc chuẩn bị 
của học sinh mới có kết quả tốt.
 - Trang 13 -
- Trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, giáo viên thường xuyên kiểm 
tra, phát hiện ra những chỗ “hỏng” kiến thức của học sinh để kịp thời giúp các em bổ 
sung cho đầy đủ. Nhất là phải thường xuyên cho học sinh ôn luyện, củng cố những 
kiến thức đã học một cách linh hoạt, lồng ghép vào các hoạt động tìm hiểu kiến thức 
mới nhằm khắc phục tận gốc những sai sót của học sinh.
- Luôn tạo bầu không khí vui tươi, tự nhiên, thoải mái, kích thích học sinh hứng 
thú hoạt động học tập để phát huy khả năng diễn đạt trong văn nói cũng như trong văn 
viết.
- Hình thức dạy học phải đa dạng, phong phú tạo cho học sinh môi trường học tập 
tích cực, chủ động và sáng tạo. Học sinh có điều kiện được bộc lộ những khả năng sẵn 
có, tích luỹ và phát triển vốn từ ngữ, rèn luyện kĩ năng lựa chọn, sử dụng từ phù hợp, 
giàu hình ảnh để có những câu văn hay, đoạn văn hay và bài văn hay.
- Cần khuyến khích học sinh tham khảo những bài văn hay để học cách diễn đạt, 
cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh sinh độngthật nghiêm khắc đối với học sinh chép 
văn mẫu. Bởi chép văn mẫu, các em sẽ không phải suy nghĩ, không phải động não. 
Do đó, các em không phát triển được khả năng tư duy, óc sáng tạo. dần dần học sinh 
có thói quen ỷ lại và lười biếng. Tuy nhiên, giáo viên cần phải giúp học sinh có những 
kĩ năng thành thạo trong việc hình thành một dàn bài chi tiết từ dàn bài chung và từ 
dàn bài chi tiết để viết ra một bài văn hoàn chỉnh bằng chính khả năng của mình. Giáo 
viên cũng cần lưu ý chỉ chấm bài, sửa bài đối với những bài văn thực chất của học 
sinh, không chấm những bài văn chép từ văn mẫu. Có như vậy mới giúp các em rèn 
luyện khả năng tự học, tự bồi dưỡng cho mình.
2.Tóm lại:
Tổ chức cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn là tạo thuận lợi cho 
học sinh học tốt các môn học khác.
Để học sinh có kĩ năng viết văn đúng ngữ pháp, sử dụng hình ảnh sinh động, từ ngữ 
phong phú đòi hỏi phải có sự kiên trì, bền bỉ, sự nỗ lực cố gắng của cả thầy và trò. cả 
hai phía đều phải có hứng thú với phân môn này. Tuy nhiên, sự đam mê hứng thú của 
 - Trang 14 -
học sinh chỉ có được khi người giáo viên thực sự có tâm huyết trong giảng dạy mà 
thôi. Bởi tâm huyết của người thầy thể hiện ở phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, 
từ đó đem đến cho học sinh lòng say mê, hứng thú học tập.
Việc giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn phụ thuộc vào 
nhiều vấn đề như : Trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, phương pháp dạy học của 
giáo viên Những giải pháp mà tôi thực hiện như trên chỉ nêu lên một vấn đề nhỏ 
của phương pháp dạy học trong việc giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm 
văn. Do khả năng có hạn nên trong việc trình bày không tránh được những thiếu sót. 
Rất mong được quý thầy cô góp ý chân thành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày 
càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
VI. KIẾN NGHỊ
+ Sĩ số lớp đạt chuẩn 25- 30 em để công tác giảng dạy được chặt chẽ và 
quan tâm kịp thời đến từng học sinh.
+ Trang bị các phương tiện như: ti vi, bàn ghế,  cho các phòng học để 
giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục áp dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động 
của học sinh một cách có hiệu quả. 
 Người viết
 Nguyễn Ngọc Trang
 - Trang 15 -

File đính kèm:

  • pdfskkn ng ngọc trang-th phong thạnh b.pdf
Sáng Kiến Liên Quan