Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong việc học phân môn vẽ tranh - Môn Mĩ thuật

 1.1.Lý do chọn đề tài

 Môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục THCS. Với môn học học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn Mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ.

 Là môn học nghệ thuật nên Mĩ thuật đòi hỏi ở HS ý thức làm việc cá nhân , độc lập, sáng tạo. “Mỗi HS sẽ là một nghệ sĩ nếu như GV biết khai thác, động viên và phát huy tính sáng tạo riêng của các em”.Đó cũng là yêu cầu khi vận dụng PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. Việc này có ý nghĩa quyết định cho nhận thức thẩm mĩ nói chung và kết quả bài vẽ nói riêng .

 Thực tế, học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

 Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ tranh đề tài đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật mà cụ thể là việc tạo ra phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân.Đó là lý do tôi nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong việc học phân môn vẽ tranh - môn Mĩ thuật”.

 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Những phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh THCS trong phân môn vẽ tranh.

 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khối 6,7 trường THCS Trần Hưng Đạo trong phân môn vẽ tranh.

 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

 HS THCS Trần Hưng Đạo khối 6,7 năm học 2010-2011, 2011-2012, năm học 2012-2013.

 Phân môn: Vẽ tranh

 1.5. Phương pháp nghiên cứu.

 Phương pháp tìm hiểu.

 Phương pháp quan sát.

 Phương pháp phân tích.

 Phương pháp thử nghiệm.

 Phương pháp tổng hợp.

 

doc26 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 25817 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong việc học phân môn vẽ tranh - Môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phát huy được tính tích cực trong học tập.Nếu thực hiện nhuần nhuyễn và có trọng tâm thì giờ học sẽ sôi nổi, mọi học sinh sẽ được phát biểu ý kiến xây dựng bài .Tuy nhiên nếu không thực hiện tốt, hệ thống câu hỏi rườm rà, không trọng tâm kiến thức thì giờ học sẽ mất nhiều thời gian.Trên đây là một số giải pháp giúp giáo viên thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác trong PP vấn đáp.
2.3.6. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: Bản chất của dạy học nêu vấn đề là tạo ra các tình huống có vấn đề để HS tìm ra cách giải quyết khác nhau, qua đó phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo, hình thành kĩ năng giải quyết.Giúp HS có khả năng tự giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
2.3.6.1. Mục tiêu
 Bằng cách nêu vấn đề sẽ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết giúp HS phát huy tốt hơn trong việc đổi mới và khám phá tìm kiếm các cách giải quyết mới mang tính sáng tạo.
Đặc trưng của PPDH nêu và giải quyết vấn đề là:
 + Nêu vấn đề (tạo tình huống có vấn đề): được tạo bởi mâu thuẫn giữa điều HS đã biết với điều chưa biết, từ đó kích thích tính tò mò, ham hiểu biết phát huy tốt hơn trong việc đổi mới và khám phá tìm kiếm các cách giải quyết mới mang tính sáng tạo.
 + Phát biểu vấn đề
 + Giải quyết vấn đề
 + Kết luận: Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
2.3.6.2. Giải pháp thực hiện
Với môn Mĩ thuật, ngay trong các bài lí thuyết cũng như thực hành GV có thể nêu vấn đề để HS tự tìm cách giải quyết, qua đó phát triển tư duy phân tích, tổng hợp và tư duy sáng tạo.
Vấn đề đặt ra phải phù hợp với nội dung từng bài, từng địa phương và tùy thuộc đối tượng HS.
VD: GV hỏi cả lớp: Có câu hát rằng “ Màu áo chú bộ đội mới trông là màu xanh, như màu lá trên cành”,vậy có phải trang phục của chú bộ đội đều có màu xanh lá?( đề tài bộ đội).
* Tóm lại: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề thường được sử dụng rộng rãi cho tất cả các môn học, đặc biệt với môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, đôi khi vấn đề cần khai thác nằm ngoài những công thức, những quy định bắt buộc. Vì vậy PP này sử dụng rất phù hợp bởi qua việc nêu vấn đề có thể thu hút sự tập trung của HS trong lớp học và phát huy được sự chủ động, sáng tạo của các em.
2.3.7. Phương pháp luyện tập,thực hành: Môn Mĩ thuật lấy thực hành làm hoạt động chính, và chỉ có trên cơ sở thực hành thì nhận thức lý thuyết mới rõ dần.Học Mĩ thuật HS cần được làm nhiều bài tập, có thể là các bài tập sẽ trùng lặp về đề tài, cách tiến hành , song mỗi bài GVcần gợi mở để HS có cách thể hiện khác nhau từ việc khai thác đề tài, tìm chủ đề, bố cục, xây dựng hình tượng và cách xử lí màu, đậm nhạt
 GV cần làm cho học sinh rõ mục đích, trọng tâm, và mức độ khác nhau của các bài tập. Dựa vào trình tự nội dung, vào trình độ học sinh, giáo viên ra các bài tập cho phù hợp, có thể là đơn lẻ, nhằm củng cố, phát triển một đơn vị kiến thức nhỏ.VD: sắp xếp mảng chính, mảng phụ của đề tài mẹ của em.
 Hướng dẫn HS làm bài,GVcần tìm ra những thiếu sót về bố cục, hình vẽ, màu sắc, gợi ý cho các em suy nghĩ và tìm ra cách sửa chữa, điều chỉnh theo khả năng, phù hợp với từng dạng bài của các em.Cần có kế hoạch về PP đối với từng đối tượng HS, mỗi đối tượng HS lại có gợi ý riêng cách bổ sung khác nhau.VD: với HS kém thì yêu cầu vẽ được hoàn thành bài tập, đối với HS khá thì bổ sung bài vẽ đầy đủ, hợp lý hơn; với HS giỏi thì gợi ý , động viên các em suy nghĩ, tìm tòi thêm ý tưởng mới.
2.3.7.1. Mục tiêu:
 Trong quá trình học sinh làm bài giáo viên hướng dẫn về bố cục, vẽ hình và vẽ màu.
Kiểm tra và gợi ý để các đối tượng học sinh phát huy hết khả năng của mình
Thông qua thực hành, học sinh được củng cố về kiến thức lý thuyết, biết vận dụng lý thuyết vào thực thành để tạo nên một bài vẽ có hiệu quả.
2.3.7.2. Giải pháp thực hiện:
- Giáo viên giúp học sinh nhớ lại những gì đã nghe ở phần lý thuyết rồi tự tìm cách giải quyết bài tập
- Giáo viên quan sát lớp, điều hành thời gian đảm bảo thời gian đúng tiến độ.Cung cấp thêm kiến thức cần thiết cho cả lớp, nếu ở phần giảng lí thuyết chưa có điều kiện hay chưa khắc sâu được cho học sinh.
- Chỉ ra thiếu sót ngay trên bài học sinh vì đối với thực hành GV dạy ngay “hiện trạng” bài vẽ của học sinh và HS học ngay trên bài vẽ của mình là tốt nhất, vì tất cả cái sai, cái đúng, cái hợp lí hay chưa hợp lí, cái đẹp hay chưa đẹp đều được biểu hiện một cách rõ ràng, cụ thể ngay trên từng bài vẽ mà khi nghe giảng chúng chỉ là những thuật ngữ chung chung, trừu tượng, đôi khi khó hiểu.VD: HS vẽ chủ đề trò chơi dân gian, giáo viên có thể gợi ý để HS nhớ lại một số trò chơi em đã từng chơi,một số trò chơi dân gian em biết,những trò chơi trường mình thường tổ chức thi trong cuộc thi “trò chơi dân gian” có đặc điểm gì về cách thức, số lượng người tham gia, các hoạt động, cảnh quan, trang phụcHoặc về đề tài an toàn giao thông, GV gợi ý để học sinh nhớ lại các động tác đi,đứng,ngồi lái xe,các loại phương tiện tham gia giao thông...Ngoài ra hướng dẫn cụ thể về bố cục, cách vẽ hình cho từng em.Trong phần làm bài GV có thể dùng một số bài tốt hoặc chưa tốt để học sinh nhận xét và rút kinh nghiệm . Được sự chỉ dẫn của giáo viên, học sinh nhận ra ngay những thiếu sót, những gì chưa hợp lý ở bài vẽ của mình và tìm cách điều chỉnh cho bài vẽ tốt hơn. Đó chính là cách học mang lại hiệu quả cao, vì HS tự giác học tập.
Học sinh trong giờ luyện tập vẽ tranh
* Tóm lại: Đây là một trong những phương pháp đặc thù của môn Mĩ thuật và thường mang lại kết quả khả quan cho bài dạy. GV làm việc với từng HS, góp ý, khích lệ để mỗi em hoàn thành bài vẽ theo khả năng của mình.
2.3.8. Phương pháp dạy học tích hợp: Phương pháp này là sự phối hợp, mối liên hệ giữa nhiều môn học hay giữa nhiều phân môn của từng bộ môn.Trong tích hợp có tích hợp dọc và tích hợp ngang.Tích hợp dọc theo các cấp học từ tiểu học đến THPT và cao hơn nữa, theo vòng tròn đồng phân, cấp học cao yêu cầu kiến thức sâu hơn, cao hơn, mỗi cấp học hoàn thiện một đơn vị kiến thức.Tích hợp ngang là sự liên hệ giữa các phân môn trong cùng bộ môn, các môn học trong cùng một lớp học, cấp học.
2.3.8.1. Mục tiêu:
 - Giúp HS có sự liên hệ giữa các môn học, phân môntừ đó đưa những kiến thức đã học vào nội dung bài.
 - Liên hệ thực tiễn địa phương, trường, lớp, gia đình, bản thân để từ đó tác động đến thái độ học tập, tâm tư tình cảm .Góp phần hình thành nhân cách, ý thức thẩm mĩ cho các em.
2.3.8.2. Giải pháp thực hiện:
 - GV cần chọn lọc những kiến thức có thể tích hợp phù hợp nhất với bài học và đối tượng học sinh.
 - GV có thể sử dụng kết hợp với đồ dùng trực quan, câu hỏi gợi mở để giúp HS nhớ lại những kiến thức đã được học, khéo léo lồng ghép nội dung vào bài học Mĩ thuật.VD: Ở bài đề tài Ngày Tết và mùa xuân, tích hợp với nội dung “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ta có thể liên hệ câu nói nổi tiếng của bác:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Vì thế, mùa xuân ngoài các hoạt động như chúng ta vẫn thường nói đến thì người dân Việt Nam ta còn trồng cây vào đầu năm mới.
Tích hợp nội dung vẽ tranh với chủ đề bảo vệ biển đảo Việt Nam.
* Tóm lại: Phương pháp dạy học tích hợp là phương pháp hoàn toàn đổi mới theo hướng lấy HS làm trung tâm, mang tích chất bắt buộc nhằm hình thành phát triển thói quen và khả năng tự học, tìm tòi nghiên cứu .Qua đó số lượng kiến thức sẽ được nâng dần lên ở những bài tiếp theo và những lớp trên.
2.3.9. Phương pháp làm việc theo nhóm : Phương pháp này phát huy được tính tích cực, chủ động vì các thành viên trong nhóm có điều kiện chia sẻ mọi suy nghĩ băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới.Mỗi HS có thể nhận thức rõ trình độ của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi những gì.Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là tiếp thu thụ động từ GV .Thành công của lớp học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi học sinh,vì vậy phương pháp này còn gọi là “ PP huy động mọi người cùng tham gia”, hoặc rút gọn là “PP cùng tham gia”
 Theo phương pháp này mọi người dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì họ được tham gia trao đổi trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng vì trong sự thành công chung của nhóm có sự đóng góp của mình.PP này thường được sử dụng trong phần luyện tập, GV có thể tổ chức các trò chơi hoặc cả nhóm thảo luận rồi cùng hoàn thành bài vẽ.Trong mỗi tiết học nên có từ 2 – 3 hoạt động nhóm và tính tư duy, tích cực của học sinh phải được phát huy triệt để vì ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
 Từ việc HS đều được tham gia học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình. Phương pháp học tập này xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung , đồng thời hình thành ở học sinh phương pháp làm việc khoa học - tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch.
2.3.9.1. Mục tiêu
 - Giúp học sinh nắm được hình thức hoạt động nhóm
 - HS được tham gia vào hoạt động nhóm, rèn luyện kĩ năng triển khai hoạt động nhóm nhanh và có hiệu quả.
 - Qua hoạt động nhóm giáo dục cho học sinh có tinh thần tập thể, biết phối hợp với mọi người trong các công việc sau này.
2.3.9.2. Giải pháp thực hiện
 Phương pháp học tập này được tiến hành dưới nhiều hình thức tùy thuộc vào bài tập là câu hỏi hay bài thực hành:
+ Thảo luận câu hỏi: GV có thể chia lớp thành bốn nhóm rồi đặt tên cho các nhóm (tên họa sĩ nổi tiếng, tên tác phẩm nổi tiếng, tên màu sắc, địa danh). Vị trí có thể kê bàn quay mặt vào nhau hoặc ngồi theo nhóm ở các khu vực tùy chọn. Giao câu hỏi hoặc phiếu bài tập cho từng nhóm HS thảo luận.Cử nhóm trưởng(để điều hành và thay mặt nhóm trình bày) và thư kí ghi chép
+ Làm bài tập nhóm: Giao bài tập cho từng nhóm để HS thảo luận tìm ra bố cục , cách vẽ hình cách vẽ màu và cùng vẽ tranh.
Vẽ tranh theo nhóm cần chia nhóm nhỏ khoảng 3- 4 HS .Vừa tận dụng đồ dùng học tập mà các em có như màu sắcđể những em HS nghèo không có điều kiện mua màu, nhiều màu có thể dùng chung với các bạn khác.Từ đó cũng hình thành nên lòng yêu thương, tình cảm đoàn kết,c hia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
- Trước khi hoạt động nhóm GV hướng dẫn thể lệ và hình thức hoạt động kết hợp gợi ý một số nội dung liên quan đến bài tập. Trong quá trình hoạt động nhóm GV không nên góp ý hoặc can thiệp vào những vấn đề HS đang thảo luận.
- Sau khi HS hoàn thành bài tập nhóm trưởng thay mặt nhóm trình bày.Các nhóm hoặc cá nhân khác góp ý, bổ sung, tranh luận đánh giá.
Một hình thức học vẽ tranh theo nhóm
* Tóm lại: Hoạt động nhóm sẽ giúp cách em hình thành tích tập thể, làm việc khoa học, logic.Qua đó các em sẽ phát huy tính tích cực,chủ động và chia sẻ, học tập lẫn nhau.Hoạt động nhóm cũng tạo không khí vui tươi, sôi nổi, đoàn kết và thi đua học hỏi lẫn nhau
2.3.10. Phương pháp sử dụng trò chơi : Phương pháp làm việc theo hình thức tổ chức trò chơi là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng  của chính mình. Phương pháp học tập này sẽ được thông qua hoặc diễn ra theo nội dung của trò chơi trong học tập nhằm xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung của tập thể. Đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm việc khoa học và có kế hoạch. Đúng như nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới Arngoroki: "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi". Chơi trò chơi là một hoạt động mang tính con người nhất.
    Đối với bộ môn mỹ thuật, phương pháp dạy học tổ chức trò chơi giúp ích rất nhiều và thường được thực hiện và vận dụng trong các trò chơi ghép hình, vẽ tranh nhanh, vẽ màuHọc sinh sẽ có điều kiện để bộc lộ ý kiến riêng của mình, tăng khả năng hợp tác và năng lực làm việc cá nhân.
2.3.10.1. Mục tiêu
 - Giúp học sinh phát triển tâm lý, xây dựng thái độ đạo đức, có ý thức trách nhiệm hơn và biết tôn trọng kỷ luật.
  - Giúp trẻ nhận thức nhanh và khắc sâu hơn, tạo tâm lý học tập thoải mái. Điều này sẽ kích thích cho các em bộc lộ năng lực, sở trường, ý thích một cách tự nhiên và vận dụng những kỹ năng đó vào học tập.
  - Qua trò chơi học sinh sẽ rèn luyện được khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.
  - Qua trò chơi học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.- Qua trò chơi học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
- Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.
2.3.10.2. Giải pháp thực hiện:
Điều đầu tiên khi tổ chức thực hiện một trò chơi nào đó thì cần xác định nội dung học tập mà qua trò chơi học sinh cần nắm bắt là gì ? Dựa vào điều đó, người giáo viên còn có cơ sở để lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và mục đích học tập.
    Sau đó cần lựa chọn trò chơi phù hợp và chia nhóm chơi tùy theo đặc điểm của từng lớp, từng địa điểm và làm sao cho phù hợp với từng đối tượng chơi.Giáo viên có thể phân công vai chơi hoặc để đội tự phân công nhiệm vụ chơi.
    Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và quy định thời gian mỗi đội thực hiện trò chơi đó và nếu cần thiết có thể cho các đội chơi thử trước.
    Trong quá trình các đội chơi thì ở ngoài các thành viên khác trong đội có thể cổ vũ bằng hình thức là hát một bài vui chẳng hạn, như vậy sẽ tạo được không khí vui vẻ, thoải mái, kich thích tinh thần chơi, khuyến khích trẻ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và hoàn thành nhiệm vụ học tập cho học sinh.Có thể nói vui rằng : “Hoạt động làm cho lớp ồn ào nhưng là một sự ồn ào có hiệu quả”.
    Sau khi các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập thì người giáo viên có trách nhiệm tổng kết và đánh giá kết quả từng đội chơi bám vào nội dung học tập đã được xác định từ trước.
    Và trình tự các bước khi tổ chức trò chơi trong học tập như sau :
-         Xác định mục đích, nội dung, nhiệm vụ học tập.
-         Chọn trò chơi và chia nhóm chơi.
-         Hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi.
-         Quy định thời gian thực hiện trò chơi học tập.
-         Tiến hành chơi.
-         Tổng kết phần chơi : GV nhận xét, đánh giá kết quả và đưa ra kết luận  bám vào nội dung học tập.
     Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp tổ chức trò chơi thành công và đạt được hiệu quả giáo dục như mong đợi thì người giáo viên cần hạn chế và tránh gian lận trong khi chơi và đặc biệt không nên để tình trạng các em ganh đua nhau giành phần thắng thua trong khi chơi.
VD: + Có thể cho các nhóm vẽ màu những bức tranh chưa được vẽ màu.Nhóm nào vẽ nhanh, đẹp nhất sẽ thắng.
 + Hay GV có thể chuẩn bị 3,4 bức tranh đẹp đã được cắt ra thành nhiều mảnh, mỗi nhóm một bức, sau đó lên lớp yêu cầu học sinh ghép hình để hoàn thiện bức tranh cho đúng Có rất nhiều hình thức, trò chơi mà GV có thể sáng tạo vừa bổ ích lại phù hợp với bài học và HS.
Trò chơi bịt mắt vẽ tranh
* Tóm lại: Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
    Nhất là đối với bộ môn Mỹ thuật, là bộ môn sáng tạo ra cái đẹp thì việc phương pháp tổ chức trò chơi sẽ giúp cho các em có được không khí học tập nhẹ nhàng - tạo cảm xúc bất ngờ  cho học sinh  để có những điều bất ngờ hay độc đáo trong bố cục, xây dựng hình và cách dùng màu được tốt hơn. Có tinh thần đoàn kết hơn giữa các thành viên trong đội chơi.
 2.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
Qua thời gian áp dụng đề tài này và với khả năng vận dụng của các em có chuyển biến theo hướng tốt với kết quả đạt được:	
Thống kê chất lượng phân môn vẽ tranh bộ môn mĩ thuật khối THCS
(qua 3 năm học khảo sát)
Khối
Tổng số HS
Đạt
Chưa đạt
Tỉ lệ (%)
Năm học
2010-2011
2011-2012
2012-2013
2010-2011
2011-2012
2012-2013
2010-2011
2011-2012
2012-2013
2010-2011
2011-2012
2012-2013
6
169
167
174
151
162
173
18
5
1
89,3
97,0
99,4
7
172
169
176
160
164
175
12
5
1
93,0
97,0
99,4
3. PHẦN KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ:
 3.1. Kết luận 
 Phân môn vẽ tranh là điển hình của óc quan sát, ghi nhớ và cảm xúc của người vẽ.Vì thể loại vẽ tranh với nhiều đề tài khác nhau, mỗi đề tài lại có nhiều nội dung và các hình ảnh khác nhau, đó là phân môn mà người vẽ có điều kiện thể hiện các hoạt động trong cuộc sống của con người và phong cảnh thiên nhiên.Bài vẽ tốt là thể hiện được sự quan sát tinh tế ở một góc độ nào đó trong cuộc sống , đối với học sinh là sự quan sát ngộ nghĩnh đáng yêu kết hợp với màu sắc trong sáng vui tươi.Vì vậy giờ học vẽ tranh GV cần gợi ý để học sinh vận dụng hết khả năng quan sát tinh tế của mình, và GV cần truyền cảm hứng cho HS điều đó sẽ quyết định cho một bài vẽ sinh động với những điều ngộ nghĩnh đáng yêu.
 Nếu GV thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra thì việc dạy học đạt kết quả cao.Song chúng ta cũng cần chú ý rằng Mĩ thuật nên được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau: ngoài những tiết ở trên lớp nên có những tiết tham quan dã ngoại hoặc tổ chức học theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Và qua nghiên cứu về đề tài : “Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong việc học phân môn vẽ tranh - môn Mĩ thuật. Hy vọng rằng với những phương pháp dạy học tích cực sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nữa cho hoạt động dạy học Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng không chỉ đối với trường THCS Trần Hưng Đạo mà còn có thể áp dụng cho nhiều trường THCS khác .
 3.2. Kiến nghị
Đối với môn mĩ thuật tôi có một số đề xuất như sau:
+ Cần phải có phòng học riêng cho bộ môn mĩ thuật.
+ Cần phải có bảng vẽ, giá vẽ cho học sinh.
+ Nên tổ chức các hội thi làm đồ dùng dạy học và tạo điều kiện vật chất để GV làm thêm nhiều đồ dùng dạy học hơn nữa.
+ Nên tổ chức các hội thi vẽ tranh cho HS.Các em được cùng sinh hoạt, vui chơi, tìm hiểu thực tế và cùng sáng tạo
+ Song song với phong trào viết về người mẹ (20-10), viết thư cho chú bộ đội (22-12), văn nghệ chào mừng 20-11 có thể vẽ tranh về những đề tài trên để triển lãm,gửi tặng chú bộ đội, tặng mẹ, tặng thầy cô, vẽ báo tường; thi vẽ tranh hưởng ứng tháng (năm) an toàn giao thông ,thi vẽ truyện tranh 
+ Tổ chức triển lãm tranh cho HS lồng ghép trong một số phong trào của trường, treo một số bức tranh đẹp, ý nghĩ tại văn phòng, lớp học, phòng truyền thống
Trong chuyên môn cần tổ chức những buổi sinh hoạt theo tổ, nhóm, cụm chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm, thống nhất những nội dung, chương trình mới để việc dạy và học tốt hơn nữa.
DANH MỤC VIẾT TẮT
GDPT: Giáo dục phổ thông
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
PPDH: Phương pháp dạy học
THCS: Trung Học Cơ Sở
PP: Phương pháp
DH: Dạy học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.  Phương pháp giảng dạy mỹ thuật - Nguyễn Quốc Toản , NXB Giáo dục, 1999.
2.  Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn mỹ thuật THCS – Đàm Luyện – Nguyễn Quốc Toản – Bạch Ngọc Diệp, NXB Giáo dục .
3.  Giáo trình giáo dục học - Tập 1, NXB Đại học Sư phạm.
4. Hoạt động dạy học ở trường THCS – Nguyễn Ngọc Bảo – Hà Thị Đức,NXB Giáo dục.
5. Tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật cấp THCS,Hà Nội,2010.
6. Luật xa gần - Đặng Xuân Cường, NXB Đại Học Sư Phạm, 2003.
7.  Một số hình ảnh minh hoạ trong chương trình phổ thông và bài của học sinh.

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_mi_thuat.doc
Sáng Kiến Liên Quan