Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2

• Thuận lợi :

- Tất cả học sinh đều ở cùng độ tuổi quy định.

- Hầu hết Học sinh đều cư trú tại phường Phước Bình

- Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ.

- Giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến lớp, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Được sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh lớp

- Mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh rất chặt chẽ.

• Khó khăn :

- Một số em thiếu sự quan tâm, nhắc nhở và sát sao của cha mẹ.

- Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các em vừa chuyển từ lớp 1 nên ý thức tự giác và ý thức kỉ luật của các con chưa cao.

- Do một số em còn rụt rè, thiếu tự tin khi đến lớp.

- Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp.

- Có 7 Học sinh từ nơi khác chuyển đến nên trình độ chênh lệch

- Có vài học sinh học chậm của các lớp khác chuyển qua

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 3824 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
 CHỦ NHIỆM LỚP ”
Giới thiệu : 
Họ và tên : NGUYỄN THU THỦY
GVCN Lớp : HAI 1
Năm vào nghề : 2013
II. Đặc điểm tình hình lớp :
Thuận lợi : 
- Tất cả học sinh đều ở cùng độ tuổi quy định.
- Hầu hết Học sinh đều cư trú tại phường Phước Bình
- Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ.
- Giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến lớp, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Được sự quan tâm của Hội cha mẹ học sinh lớp
- Mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh rất chặt chẽ.
Khó khăn : 
- Một số em thiếu sự quan tâm, nhắc nhở và sát sao của cha mẹ.
- Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các em vừa chuyển từ lớp 1 nên ý thức tự giác và ý thức kỉ luật của các con chưa cao.
- Do một số em còn rụt rè, thiếu tự tin khi đến lớp. 
- Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp.
- Có 7 Học sinh từ nơi khác chuyển đến nên trình độ chênh lệch 
- Có vài học sinh học chậm của các lớp khác chuyển qua 
 III- Các biện pháp thực hiện
 Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn khó khăn, không thể thống kê hết được. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 3 nội dung chính sau đây:
 1. Xây dựng nề nếp lớp học.
 2. Xây dựng nội quy lớp học
 	 Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:
 1) Xây dựng nề nếp lớp học: 
 a) Nắm thông tin về học sinh ghi vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu:
ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÁ NHÂN HỌC SINH
 1. Họ và tên:Nam ( Nữ)..Dân tộc:.
 2. Sinh ngày.tháng.năm.Nơi sinh
 3. Chỗ ở hiện nay:................................................................................
 4. Hộ khẩu thường trú:.........................................................................
 5. Tình trạng sức khỏe:........................................................................
 6. Có năng khiếu:................................................................................
 7. Họ tên cha:......................................................................................
 8. Nghề nghiệp:...................................................................................
 9. Họ và tên mẹ:..................................................................................
 10. Nghề nghiệp:..................................................................................
 10. Số điện thoại liên hệ:......................................................................
 11. Gia đình có mấy con:......................................................................
 Là con thứ mấy:.................................................................................
 12. Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt:.......................................................
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục học sinh. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 
 b) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp: 
 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người Chủ tịch Hội đồng tự quản, Phó chủ tịch Hội đồng tự quản.
 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 3 học sinh tiêu biểu, nhanh nhẹn làm Chủ tịch Hội đồng tự quản, Phó chủ tịch Hội đồng tự quản. Trong quá trình học tập, tôi thường xuyên theo dõi xem em nào có đủ tố chất, đủ yêu cầu có thể làm ban cán sự lớp tôi sẽ lựa chọn em đó.
 c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:
 * Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng tự quản:
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp. Báo cáo sĩ số bán trú
 - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục.
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
 - Nhắc nhở các bạn tổ trưởng kiểm tra bài tập về nhà, đồ dùng học tập, móng tay của các bạn thành viên trong tổ hàng ngày.
 * Nhiệm vụ của 2 Phó chủ tịch Hội đồng tự quản:
 - Làm mọi việc của Chủ tịch Hội đồng tự quản khi Chủ tịch Hội đồng tự quản vắng mặt hoặc nghỉ học.
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật
 - Phối hợp với Chủ tịch Hội đồng tự quản, Phó chủ tịch Hội đồng tự quản giữ trật tự lớp. 
 - Nhắc nhở các bạn giữ gìn vệ sinh trong giờ ăn bán trú.
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, Chủ tịch Hội đồng tự quản, 2 Phó chủ tịch Hội đồng tự quản báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. 
 2) Xây dựng nội quy lớp học
	 a.Trang trí lớp học sạch- đẹp
 Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: 
 - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho học sinh, mỗi bạn sẽ vẽ bức tranh theo chủ đề tự chọn. Bức tranh nào đẹp sẽ được tuyên dương và dán vào góc học tập cuối bảng lớp. Tất cả các em đều hào hứng tham gia và có tinh thần làm việc rất tốt. 
b. Xây dựng nề nếp:
Đầu năm tôi đưa ra nội quy lớp học cho cả lớp cùng đọc: 
NỘI QUY HỌC SINH
 A. Kỉ luật, nề nếp: 
 	1. Đi học đúng giờ, nghe hiệu lệnh trống xếp hàng tập thể dục. Nghỉ học phải xin phép GVCN.
 	2. Duy trì nếp chào hỏi, lễ phép với CB, GV, NV nhà trường.
 	3. Không mang tiền, đồ chơi, trang sức đến trường.
 	4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, bàn ghế phải ngay ngắn, không có học sinh xả rác bừa bãi. 
 	5. Không đùa nghịch, chạy nhảy đá bóng trong lớp, trên hành lang.
 	6. Mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường.
 	7. Không tự tiện sử dụng đồ của người khác.
	8. Thường xuyên cắt móng tay.
 	9. Giờ ngủ xếp dép gọn gàng trên kệ dép của lớp.
 10. Giờ ăn: ngồi ăn đúng quy định, ăn hết suất, không nói chuyện khi ăn.
B. Học tập:
	1. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp.
	2. Có ý thức tự giác, trung thực trong học tập
	3. Giữ trật tự trong giờ học, sinh hoạt tập thể.
	4. Làm bài đầy đủ theo đúng yêu cầu thầy cô giáo.
C. Lao động, vệ sinh:
	1. Giữ vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi quy định.
	2. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
	3. Đi vệ sinh nhớ xả nước sạch sẽ.
	4. Xếp gọn ngăn bàn, nhặt rác trước khi ra về.
 - Do sĩ số học sinh của lớp đông, tôi chia thành 4 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng. Phó chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách lao động phân công theo dõi các tổ làm trực nhật hàng ngày. Tổ trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong tổ làm trực nhật. 
 - Trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học và không nói chuyện riêng trong lớp. Cuối giờ tôi đi kiểm tra tổ nào sạch nhất sẽ được cộng điểm thi đua cho tổ mình.
- Vào lớp các bạn tổ trưởng, Chủ tịch HĐTQ, 2 Phó chủ tịch HĐTQ kiểm tra bài tập về nhà, đi học đúng giờ, đồ dùng học tập, móng tay của các thành viên trong tổ, trong lớp. Bên cạnh đó, giáo viên thường xuyên kiểm tra đột xuất nề nếp của học sinh để có sự tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
- Giáo viên chủ nhiệm đưa ra phương hướng phấn đấu cho các em, tổ nào ngoan, có ý thức, không vi phạm lỗi nào sẽ được cộng điểm thi đua cho tổ mình. Cuối tuần giáo viên dựa vào kết quả thi đua đó để có sự khen thưởng, động viên, nhắc nhở kịp thời.
* Nề nếp xếp hàng ra vào lớp:
- Các em đi theo 2 hàng, bạn , Chủ tịch HĐTQ đứng đầu, 2 Phó chủ tịch HĐTQ đứng giữa hàng và cuối hàng theo dõi thành viên trong lớp.
- Mỗi khi xếp hàng và đi theo hàng các bạn cán bộ lớp theo dõi và nhắc nhở các bạn đi trật tự, không chen lấn, xô đẩy, đùa giỡn gây ảnh hưởng thi đua của lớp.
* Nề nếp vào giờ bán trú.
+ Trong khi ăn, ngồi đúng quy định, không nói chuyện khi ăn. Sau khi ăn xong, kiểm tra bàn của mình và xếp bát, thìa gọn gàng. Khi ngủ, các em xếp gọn gàng giầy, dép ở trước cửa lớp, ngủ đúng giờ. Thời gian đầu, các em chưa quen nếp sinh hoạt như vậy. Tôi hướng dẫn Chủ tịch HĐTQ, theo dõi nề nếp của lớp. Sau 1 thời gian ngắn thì các em quen việc.
 c. Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp
 * Xây dựng mối quan hệ thầy- trò:
 - Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải đọc lại và làm lại bài. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể học sinh làm lại ngay tại lớp. Tôi khen ngợi những học sinh làm tốt để động viên tinh thần các em. Đối với học sinh làm chưa tốt, tôi thường xuyên gọi lên bảng kèm và hướng dẫn thêm. Nhờ thường xuyên lên bảng, sự giúp đỡ kịp thời của giáo viên mà các em trở thành những con người tự tin hơn, hăng hái phát biểu hơn, lớp học sôi nổi hơn. Đặc biệt các em sẽ trung thực, không gian dối. 
 - Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa.
 - Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. 
 - Tôi luôn khuyến khích, động viên các em phải biết giúp đỡ bạn bè như khi bạn ốm phải nghỉ học có thể giảng bài cho bạn, bạn quên bút sẵn sàng cho bạn mượn....Tôi nhắc nhở các em biết nói lời cảm ơn khi ai đó giúp mình, phải biết nói lời xin lỗi khi chúng ta gây ra lỗi với một người nào đó dù bất kể là ai. 
 * Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
 - Tôi thường xuyên đổi chỗ các em, chia nhóm thảo luận trong giờ học để các em có tinh thần đồng đội cùng giúp đỡ nhau trong học tập, có thể ngồi một bạn giỏi với một bạn kém hơn để các em trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau theo phương hướng “đôi bạn cùng tiến”.
 - Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại. 
 d. Nêu gương và khen thưởng
- Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen,thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự gồm có bạn CT.HĐTQ, 2 bạn PCT.HĐTQ và 4 bạn tổ trưởng lớp lập bảng chấm điểm thi đua trong tuần.
+ Xếp loại tổ: Tổ nào đạt nhiều điểm thi đua, xếp thứ nhất sẽ được món quà chung cả tổ.
+ Xếp loại cá nhân: Mỗi tuần tặng 1 cục tẩy ( hoặc thước kẻ, bút chì) cho mỗi học sinh đạt số điểm tốt cao nhất tổ.
- Sau mỗi tuần thi đua bầu chọn một học sinh tuyên dương trước lớp về mọi mặt và nhận thưởng.
- Đặc biệt chú ý đến học sinh chậm trong học nhưng có tiến bộ vẫn được khen thưởng.
 e. Phối hợp với gia đình:
 - Đầu năm, tôi phát cho mỗi em 01 quyển vở Dặn dò mục đích ghi những yêu cầu của cô giao cho học sinh. Trong ngày bạn nào ngoan, có ý thức tốt sẽ được cô khen và thông báo cho phụ huynh. Nếu bạn nào vi phạm lỗi: nói chuyện, đi học muộn, đi dép lê tôi ghi lại vào vở để phụ huynh nắm được tình hình của con mình để kịp thời nhắc nhở. 
 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Kết quả đạt được cuối Học kì I, Học kì II như sau:
	1.Học sinh: hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức như không có học sinh đi học muộn, kiểm tra nề nếp đột xuất đều đạt điểm tuyệt đối, xếp giầy dép gọn gàng trước khi ngủ bán trú. Các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đưa ra.
          2. Lớp tôi cũng đã đạt được nhiều thành tích trong các mặt học tập, phong trào nhà trường:
Về học tập:
- 100% HS hoàn thành chương trình lớp 2, được lên lớp 3
Về phong trào nhà trường:
+ Đạt lớp Vở sạch - Chữ đẹp : 
+ Đạt giải Khuyến khích văn nghệ Biểu diễn thời trang
+ Đạt giải Nhất Kéo co
	+ Phong trào kế hoạch nhỏ: HK I thu được 71kg, HK II thu được 71kg 
 	Phước Bình, Ngày 14 tháng 5 năm 2018
	 Người viết
	 Nguyễn Thu Thủy

File đính kèm:

  • docSKKN CNG THU THUY 21_12411188.doc
Sáng Kiến Liên Quan