Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

 Với vị trí là ngành học mở đầu, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hình thành con người Việt nam một cách toàn diện nhất. Ngành học Mầm non luôn chú trọng trong việc nghiên cứu xây dựng và cải tiến nội dung chương trình. Cho đến nay chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Mầm non được củng cố và nâng cao chất lượng đã thực sự đa dạng phong phú về nội dung lẫn hình thức, đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của ngành học Mầm non nói riêng, của đất nước nói chung. Song hành cùng chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là sự quan tâm đầu tư chăm sóc trẻ thơ của mọi gia đình, của cha mẹ học sinh đối với trẻ thơ từ 0 - 6 tuổi.

 Cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi người chúng ta ngày nay đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em ngày nay được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội . Nhiều người cho rằng có điều kiện cho con ăn nhiều là tốt nhưng phải cho trẻ ăn với chế độ như thế nào, cần ăn những gì.đa số phụ huynh chưa biết được, vì vậy tuy cho con mình ăn rất nhiều nhưng trẻ không lớn được.

 Trong lúc mức độ báo động về thể thấp còi của trẻ ở Trường Mầm non Điền Trung nói riêng và trẻ từ 0 - 6 tuổi của huyện nhà nói chung và cần thiết quan tâm của xã hội đối với trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi được ưu tiên hàng đầu.

 Từ những thực trạng khó khăn trên. Bản thân tôi là một cán bộ quản lý giáo dục Mầm non phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ tại trường Mầm non Điền Trung tôi rất băn khoăn và đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở Trường Mầm non Điền Trung - Bá Thước”

 

doc17 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3697 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ thể thấp còi ở trường Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sau:
	4.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền về nội dung dinh dưỡng trẻ thơ.
	- Đối với phụ huynh: Tuyên truyền đến từng phụ huynh qua các kênh: băng zôn, loa đài, khẩu hiệu, qua các buổi họp phụ huynh...để tất cả các bậc phụ huynh nhận biết rằng: Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tất cả các chất đều thiếu, nhưng phổ biến nhất là chất đạm và chất béo.
Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ bị suy dinh dưỡng mà chúng ta thường gặp như:
	+ Trẻ sau sinh đã suy dinh dưỡng đó là do quá trình mang thai mẹ vì 1 lý do gì đó mà cung cấp không đủ năng lượng để nuôi dưỡng bào thai dẫn đến sau sinh trẻ nhẹ cân non yếu hoặc sinh non còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai .
	+Trẻ sau sinh mắc các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch làm cản trở trong việc bú và ăn của trẻ.
	+Trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh, hẹp môn vị, phình đại tràng, trẻ bị dị tật đầu nhỏcũng làm ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ
	+Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ  suy dinh dưỡng có thể xảy ra do 2 cơ chế: giảm cung cấp chất dinh dưỡng và tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. 
*Đối với các cấp chính quyền địa phương, các đoàn thể tầng lớp trong xã hội:
	Trong năm học thường xuyên tổ chức các lễ hội, hội thi...có lồng ghép nội dung về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ qua đó vận động mọi người cùng tham gia từ đó khắc sâu được kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng trẻ thơ.Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cách phòng tránh suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ như: Cần phục hồi dinh dưỡng đến mức tối đa; Điều trị tất cả các bệnh lý, ít nhất đạt đến mức ổn định. Cần ăn đủ lượng và đủ chất như: năng lượng, chất đạm, vitamin, và khoáng chất như: Canxi, sắt, axit folic, kẽm, vitamin nhóm B, FOS, và chất xơ. Tạo mọi điều kiện cho hệ tiêu hóa tốt để hấp thu tất cả các dưỡng chất trên.Khi mang thai bà mẹ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cụ thể như sau :Về năng lượng: thêm 300kcalo/ngày, có nghĩa là:
*Thêm ½ chén cơm cho mỗi bữa ăn.
*Thêm 2 ly sữa mỗi ngày
*Ăn thêm 02 bữa phụ: chuối, bánh, trứng...
*Về chất đạm: thêm 15g/ngày, có nghĩa là thêm 70 – 80g thịt, 02 ly sữa mỗi ngày. Cá tốt cho cả mẹ và con hất là cá biển béo
*Về chất xơ tránh táo bón: ăn nhiều rau, trái cây tươi: 300g/ngày, thêm khoai củ
*Về Canxi: gấp rưởi bình thường 1200mg/ngày như: 2 ly sữa, 2 miếng đậu phụ tươi, 100-200g  cá tép nhỏ cả xương, 50g mè.
*Về chất sắt: 30mg/ngày có trong: huyết (heo, bò, gà, vịt), Gan, trứng, thịt, cá. Lưu ý ăn thêm nhiều trái cây tươi cung cấp vitamin C để tăng cường hấp thu sắt.Ngoài ra cần uống bổ sung viên sắt mỗi ngày từ khi khi bắt đầu có thai đến sau sinh 1 tháng. Cần ăn uống các chất có acid folic, Iod và kẽm,: Có trong gan, hải sản như hào, sò. Thêm vitamin B6 (2mg/ngày): các trường hợp đa thai, nghiện thuốc, vị thành niên mang thai. Vitamin C 50mg/ngày cho người hút thuốc lá, nghiện rượu, uống thường xuyên Aspirin, salicylatVitamin B12 2mg/ngày: đối với người ăn chay trường. 
Tóm lại: Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10 -12 kg trong thời gian có thai, khám thai ít nhất 3 lần và tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.
	4.2.Biện pháp 2: Phối hợp giữa nhà trường và trạm ytế.Giữa nhà trường và gia đình.
	Hàng năm nhà trường kết hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ và uống các loại vắc xin đầy đủ cho trẻ nhằm phát hiện nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng để có chế độ bồi dưỡng và chăm sóc kịp thời.
*. Tìm nguyên nhân suy dinh dưỡng.
- Sau khi tiến hành giám sát việc cân - Đo khám sức khỏe trẻ giai đoạn I.Kết quả cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tỷ lệ cao, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết số trẻ này chủ yếu nằm ở các gia đình có điều kiện khá giả và các gia đình bố mẹ đi làm ăn xa. Khi đã có kết quả và danh sách trẻ trong dạng báo động về sức khỏe ở từng nhóm lớp cụ thể. Bản thân tôi cùng phối kết hợp với giáo viên các nhóm lớp trao đổi gặp từng phụ huynh thông báo về tình trạng sức khỏe của con em mình và xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp với trẻ để từ đó thu thập thông tin để có cơ sở điều chỉnh cách chăm sóc trẻ.
	- Bằng việc làm thực tế tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp phân nhóm trẻ thuộc gia đình có điều kiện kinh tế khá giả 1 nhóm, trẻ thuộc nhóm gia đình bố mẹ đi làm ăn xa một nhóm để có biện pháp khắc phục phù hợp. Trước hết tôi lên kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm mời số phụ huynh này đến lúc này tôi thông báo về kết quả trẻ bị suy dinh dưỡng cho phụ huynh biết, sau đó mời phụ huynh dự bữa ăn của trẻ tại trường. Trong quá trình phụ huynh quan sát thực tế trẻ ăn phụ huynh thấy rằng: Con mình không có nề nếp trong ăn uống, đòi cô giáo ăn loại thức ăn theo sở thích giống ở gia đình, nếu không được đáp lại theo ý muốn trẻ quấy khóc, làm ồn ánh hưởng đến các bạn trong lớp không ăn được (Đối với nhóm 1 gia đình có điều kiện kinh tế cưng chiều con ăn uống không theo khoa học, không đủ chất dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng ). Còn đối với nhóm trẻ bố mẹ đi làm ăn xa thì các cháu đòi cô giáo ăn nhiều thức ăn vì ở nhà các cháu ăn khổ. Sau khi phụ huynh biết được về con em mình như vậy thì việc đầu tiên tôi phân tích cho phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của việc ăn đủ chất thì trẻ có sức khỏe trẻ sẽ tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động, ăn nhiều thức ăn không phải là tốt, ngược lại ăn thiếu chất thì trẻ sẽ mệt mỏi, thường xuyên ốm đau và dễ mắc các bệnh.Nên việc ăn uống phải kết hợp giữa gia đình và nhà trường thì mới đảm bảo đủ chất, đủ lượng các cháu mới khỏe mạnh. 
	4.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo cách chăm sóc trẻ theo từng nhóm nguyên nhân
	- Với nhóm cung cấp thiếu chất dinh dưỡng do chưa cân đối khẩu phần ăn: tôi trực tiếp cung cấp cho giáo viên kiến thức chăm sóc trẻ đối tượng này:
Cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cân đối hợp lý trong khẩu phần ăn của trẻ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng trong đó P từ 12 -14%, L từ 18 - 22%, G từ 60 - 65%. Cần đảm bảo chất đạm trong khẩu phần ăn của trẻ từ nguồn gốc thực phẩm
	- Với trẻ bị suy dinh dưỡng do bị đẻ non: Cô giáo cần chăm sóc tỉ mỉ hơn ở lớp cũng như ở nhà. Thời gia cho trẻ ngủ nhiều hơn, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chế biến phù hợp với khả năng hấp thu của trẻ cần chú ý bổ sung hoa quả chín và sữa cho trẻ hàng ngày
	-Trẻ cần được sống trong môi trường sạch sẽ, ấm về mùa đông mát về mùa hè.
	-Trong suốt thời gian giáo viên thực hiện bản thân tôi thường xuyên đôn đốc kiểm tra thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm phòng bệnh suy dinh dưỡng và phục hồi trẻ suy dinh dưỡng theo chỉ tiêu đề ra.
	4.4 Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra qua các bữa ăn chính và phụ nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. 
 	- Sau khi lên thực đơn trong tuần và điều tra khẩu phần ăn,tôi lên kế hoạch kiểm tra cụ thể cho từng đối tượng, vận động phụ huynh cho trẻ uống thêm sữa vào buổi chiều sau giờ ăn phụ. Trẻ bị suy dinh dưỡng không chỉ vì thiếu ăn mà còn do gia đình thiếu kiến thức cần thiết về khoa học dinh dưỡng và một số bệnh kèm theo như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấpkhông được điều trị kịp thời. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì từ 0 - 5 tuổi là độ tuổi dễ bị chậm lớn, còi xương. Ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của trẻ cao, nếu như không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ rất dễ bị thiếu hụt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất được ghi nhận ở trẻ từ 12 đến 24 tháng cho đến 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng trong 2 - 3 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể lực cũng như chiều cao ở tuổi trưởng thành. Để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chúng tôi áp dụng biện pháp có hiệu quả là: “Phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn”. 
	- Phân công các thành viên trong tổ thường xuyên kiểm tra sau giờ ăn xem các lớp có cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn của trẻ hay không, kiểm tra các món ăn xem có phù hợp và mùi vị có hấp dẫn trẻ ăn hay không để có biện pháp cụ thể đối với giáo viên và nhân viên cấp dưỡng. Tổ chức cho các tổ trưởng kiểm tra chéo lẫn nhau để tăng cường công tác chăm sóc trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc quy định để đảm bảo tốt cho sức khỏe trẻ. Ngoài ra, khi trẻ bị suy dinh dưỡng cần phải có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc vệ sinh đặc biệt. Tăng thêm các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu mỡ. Tăng cường các thức ăn giàu Protein động vật, các loại rau chứa nhiều Vitamin và muối khoáng. Nếu trẻ không ăn được số lượng nhiều thì chia nhỏ ra làm nhiều bữa ăn cho trẻ. Xây dựng khẩu phần ăn và thực đơn cho trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cân đối cần thiết cho cơ thể trẻ. Đảm bảo chế độ ăn cho trẻ được biểu hiện bằng số bữa ăn trong ngày (bữa chính và bữa phụ), tổ chức các bữa ăn vào giờ quy định và sự phân phối tỷ lệ năng lượng giữa các bữa ăn trong một ngày theo khẩu phần ăn tính thành lượng thực phẩm được chế biến dưới dạng các món ăn. 
	-Trường cung cấp năng lượng của bữa chính và bữa phụ cân đối tốt, đảm bảo Calo trong ngày cho trẻ theo quy định 780 calo đối với các cháu nhà trẻ, 900 calo đối với các cháu mẫu giáo. Khâu chế biến món ăn cũng rất quan trọng, tạo món ăn ngon, màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm giúp các cháu ăn ngon miệng. Bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), còn có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung. Giáo viên là người trực tiếp cho cháu ăn cần hiểu rõ bầu không khí bữa ăn cũng không kém phần quan trọng. Nếu trẻ thoải mái, vui vẻ thì các cháu mới ăn ngon và hết xuất, cơ thể của trẻ tăng trưởng và tăng cân đều đặn . Đồng thời, giáo viên còn chú ý giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các bữa ăn, các hoạt động hằng ngày của trẻ Bé tập làm nội trợ, dạy cho trẻ biết cách sử dụng các nguồn dinh dưỡng qua nề nếp thói quen trong ăn uống, vệ sinh và học tập. 
	hực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, nhắc nhở phụ huynh tẩy giun cho trẻ theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh. 
VD: Đối với trẻ từ 3 - 5 tuổi có những đặc tính như: 
	- Phát triển rất nhanh và nhu cầu năng lượng
 Cho trẻ từ 3- 4 tuổi là 1300- 1400 kcalo/ ngày
                        Cho trẻ từ 4- 5 tuổi là 1400- 1500 kcalo/ ngày
 Thời điểm này, trẻ đã mọc đủ răng hàm, tò mò, hoạt động nhiều, thích tự làm, dã có những hoạt động giao tiếp. Nên chúng ta cần cho trẻ ăn ít nhất 5 bữa/ngày đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: ăn 3 bữa ăn chính cùng với gia đình ưu tiên các thức ăn giàu năng lượng, giàu chất dinh dưỡng có thịt, cá, trứng, tép, rau xanh, rau củ; 2- 3 bữa phụ như sữa, chè, chuối, khoai...Hạn chế cho ăn bámh ngọt trước giờ ăn, cho trẻ tự xúc ăn dưới sự hỗ trợ của cha mẹ hay những người thân trong gia đình
Tiếp tục cho trẻ uống thêm 200- 300 ml sữa / ngày để bổ sung canxi 
	4.5. Biên pháp 5: Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ qua các giờ học và giờ hoạt động:	 	Muốn giúp trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt , phát triển hài hòa chiều cao và cân nặng, cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vì thế chúng ta nên cho trẻ hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm theo sự chỉ dẫn ngắn gọn và cụ thể thông qua từng bộ môn học, từng hoạt động trong ngày của trẻ mà chúng ta lồng ghép vào như hoạt động vui chơi, bé tập làm nội trợ, làm quen môi trường xung quanh, dạo chơi ngoài trờinhằm giúp các cháu nắm được công dụng và lợi ích của từng nhóm thực phẩm khác nhau. 
	Trên cơ sở hướng dẫn giúp trẻ có những hiểu biết tối thiểu về dinh dưỡng và sức khỏe, biết ăn uống đúng cách, ăn nhiều bữa ăn, nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn uống hợp vệ sinh để trẻ khỏe mạnh, thông minh và góp phần phòng chống suy dinh dưỡng. 
	4.6. Biện pháp 6: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc trẻ theo khoa học
	Mỗi cán bộ giáo viên trong trường là một tuyên truyền viên. Thường xuyên tuyên truyền phổ biến,m tư vấn cho phụ huynh học sinh. Đây là một trong những khâu hết sức quan trọng trong việc phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch về dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại trường được duy trì đều đặn, việc theo dõi, giám sát cũng được thường xuyên và liên tục, công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành cho giáo viên, nhân viên cấp dưỡng, tuyên truyền tư vấn cho phụ huynh học sinh, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ..... được nhà trường hết sức quan tâm bên cạnh đó cũng được các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ. 
	Trong năm học qua, ngoài việc giáo viên tập huấn về vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế huyện triển khai. Ban giám hiệu đã tổ chức bồi dưỡng 2 lần/1 năm học về kiến thức và kỹ năng phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
	Đồng thời thường xuyên phổ biến kiến thức và kinh nghiệm cho giáo viên nuôi dưỡng và giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp về công tác chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ qua sách báo, tài liệu sưu tầm được. Đồng thời ở mỗi lớp học đều có góc tuyên truyền về nội dung trên để phụ huynh các cháu xem khi đưa đón trẻ hàng ngày. 
	4.7. Biện pháp 7: Thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ bằng cách cho trẻ được bú sữa mẹ, được tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng
 	- Chúng tôi luôn quan tâm đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt là chương trình chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Tính ưu việt của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ được công nhận trên toàn thế giới, để bảo đảm sức khỏe cho trẻ em cần đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ. Tổ chức Sức khỏe Thế giới kêu gọi các bà mẹ nên nuôi con thuần túy bằng sữa mẹ trong 4 tháng đầu sau khi 
sinh, cho trẻ ăn dặm vào tháng thứ 5 và tiếp tục bú mẹ cho đến 2 tuổi. Chúng tôi 
đã giúp các bậc phụ huynh nhận thấy rằng sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo và 
dễ hấp thu nhất. Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở tỷ lệ 
cân đối và hợp lý đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trẻ em bú sữa mẹ tỷ lệ mắc 
các bệnh nhiễm khuẩn và tử vong thấp hơn nhiều so với trẻ được nuôi nhân tạo.
	- Cơ thể trẻ phát triển rất nhanh nhu cầu dinh dưỡng rất cao nhưng khả năng phòng chống các bệnh tật lại kém nên công tác chăm sóc trẻ cần chú ý đặc biệt đến khâu vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh ngoài da, viêm đường hô hấp Bởi vì các bệnh này làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển thể lực của trẻ. Bên cạnh đó chúng tôi thường xuyên nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ tham gia đầy đủ, đúng thời hạn 10 bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng như: bệnh sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu, ho gà, bệnh lao, viên gan B, viêm não nhật bản, tả, thương hàn để giúp trẻ tránh được những khiếm khuyết đáng tiếc sau này.
IV. KẾT LUẬN.
1. Kết quả đạt được:
	- Nhờ hiểu được tất cả các nguyên nhân trên, luôn tích cực và đồng bộ các biện pháp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trường Mầm non Điền Trung đã đạt được kết quả tích cực như sau:
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Kết quả giai đoạn I
Kết quả giai đoạn III
Kênh BT
%
Kênh thấp còi
%
Kênh BT
%
Kênh thấp còi
%
5- 6 tuổi
91
76
83
15
17
77
85
14
15
4- 5 tuổi
60
52
87
8
13
54
90
6
10
3- 4 tuổi
59
49
83
10
17
51
86
8
14
25-36 tháng
32
28
87
4
13
30
94
2
6
Cộng
242
205
85
37
15
212
88
30
12
	- Trẻ tăng cân đều trong từng quý, cuối năm học giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi xuống 3% so với đầu năm học. 
	- Đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh của trường được bồi dưỡng và nâng cao về kiến thức và kỹ năng chăm sóc trẻ.Tham gia nhiệt tình, đầy đủ các hoạt động, các phong trào có nội dung về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
	- Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm; các cháu khoẻ mạnh, vui vẻ, vận 
động tốt và tích cực tham gia các hoạt động trong ngày của trẻ.
	- Thực hiện tốt các kế hoạch kiểm tra về công tác phòng chống suy dinh dưỡng & VSATTP trong năm học.
2. Bài học kinh nghiệm.
	a. Phải coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền, tạo nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng , tập huấn, tuyên truyền để phổ cập kịp thời và không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng về vấn đề dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường, kể cả phụ huynh học sinh để từ đó mọi người nâng cao trách nhiệm và biết cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc nuôi dạy trẻ cho tốt.
	b. Phải thực hiện tốt các khâu bảo đảm dinh dưỡng trong các bữa ăn của trẻ, lưu ý lựa chọn thức ăn phù hợp, đa dạng và thường xuyên thay đổi, vừa bảo đảm dinh dưỡng vừa tạo sự thích thú, hấp dẫn cho trẻ khi ăn. Có biện pháp và chế độ chăm sóc cụ thể đối với từng trẻ suy dinh dưỡng.
	c. Phải tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khâu liên quan đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm như lựa chọn thực đơn, khẩu phần ăn, kỹ thuật nấu ăn, cách tổ chức phục vụ bữa ăn, ngủ và việc vệ sinh của trẻ  Đồng thời hết sức lưu ý kiểm tra bảo đảm tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm.
	d. Phải tạo sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm một cách tốt nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là phát huy đầy đủ trách nhiệm của cha mẹ học sinh và tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ thường xuyên và kịp thời của các ban ngành, đoàn thể liên quan mà trước hết là cơ quan y tế ở địa phương.
3. Kết luận.
	Tỷ lệ SDD thấp còi chiếm 15% ngay ở tháng đầu tiên, gấp đôi so với SDD nhẹ cân và bắt đầu tăng nhanh sau 5 tháng tuổi. Trong giai đoạn 2 năm tuổi đầu tiên, nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với SDD thấp còi. Điều này có liên quan tới chất lượng khẩu phần ăn bổ sung; thiếu protid (giúp xây dựng các tế bào, tạo hình), lipit (giúp phát triển xương dài và hấp thụ các vi chất dinh dưỡng) và còi xương sớm do thiếu vitamin D, canxi Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn những tháng đầu thấp, ăn bổ sung sớm, thức ăn bổ sung nghèo protid, lipid sẽ dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị thấp còi, tình trạng học vấn của người mẹ, điều kiện sống, tình trạng vệ sinh môi trường cũng có ảnh hưởng có ý nghĩa đến thấp còi ở trẻ em.Tại trường mầm non Điền Trung đã xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, tỷ lệ cân đối các chất L, G, P được tính toán cân đối và tỷ lệ ca lo trong ngày đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, với sự chăm sóc khoa học nhiệt tình của các cô giáo tỷ lệ trẻ SDD thấp còi năm học 2012 - 2013 giảm 3 % đạt kế hoạch đề ra.
4. Đề xuất.
	*Đối với nhà trường: Cần phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong toàn xã để tuyên truyền kiến thức về nuôi con theo khoa học.
	* Đối với Phòng Giáo dục: Tổ chức các lớp chuyên đề, các hội thi: Giáo viên dinh dưỡng giỏi, Bé tập làm nội trợ, gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ... để CBGV và phụ huynh cùng tham gia.
 Trên đây là những việc làm thực tế của bản thân tôi tại trường Mầm non Điền Trung, do trình độ và năng lực còn hạn chế, bản thân đã mạnh dạn lựa chọn một số biện pháp tốt nhất để có thể áp dụng tại trường kết quả chưa đạt được như mong muốn rất mong HĐKH các cấp góp ý để những kinh nghiệm của bản thân tôi hoàn thiện hơn./.
 Xác nhận của HĐKH trường Điền trung, ngày 25 tháng 03 năm 2013
 Tôi xin cam đoan SKKN này là của tôi
 không sao chép nội dung của ai. 
 Người viết 
 Lê Thị Hương
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
01
 B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
02
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 
02
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
04
2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục của trường mầm non Điền Trung, Bá Thứơc, Thanh Hoá.
04
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên tại trường Mầm non Điền Trung, Bá Thước.
05
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
07
3.1. Giải pháp 1: Một số định hướng cơ bản của việc đề xuất các biện pháp kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
07
3.2. Giải pháp 2: Những biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
08
3.3. Giải pháp 3: Tiến hành kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
10
3.4. Giải pháp 4: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn.
12
3.5 .Giải pháp 5: Những công việc mà trường Mầm non Điền Trung đã làm khi tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
12
IV. KIỂM NGHIỆM
14
C. KẾT LUẬN
16

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dinh_duong_va_vsattp_cho_tre_919.doc
Sáng Kiến Liên Quan