Một số kinh nghiệm giải dạng bài tập khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch bazơ dành cho học sinh khá giỏi lớp 9

 I. Phần mở đầu:

1. Lý do chọn đề tài:

Trong hai năm lại đây Môn Hóa Học là trong những môn học mà được Sở GD và Phòng GD đem trở lại thi chọn học sinh giỏi và tỷ lệ học sinh xếp loại môn Hóa Học còn thấp. Vì thế bản thân tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy môn Hóa Học lớp 9 và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi tôi thường thấy học sinh vận dụng lý thuyết vào làm bài tập chưa thật nhuần nhuyễn, chưa xác định được dạng toán hoặc từ những dạng bài tập đơn giản phát triển thành những dạng bài tập khó hơn thì học sinh thường gặp những sai lầm không đáng có nên cách giải thường sót đáp án hoặc giải nhầm do đó kết quả đạt được chưa cao. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Một số kinh nghiệm giải dạng bài tập “khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch bazơ” dành cho học sinh khá giỏi lớp 9”

 

doc19 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 3829 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm giải dạng bài tập khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch bazơ dành cho học sinh khá giỏi lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lý thuyết vào làm bài tập chưa thật nhuần nhuyễn, chưa xác định được dạng toán hoặc từ những dạng bài tập đơn giản phát triển thành những dạng bài tập khó hơn thì học sinh thường gặp những sai lầm không đáng có nên cách giải thường sót đáp án hoặc giải nhầm do đó kết quả đạt được chưa cao. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Một số kinh nghiệm giải dạng bài tập “khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch bazơ” dành cho học sinh khá giỏi lớp 9”
Phạm vi đối tượng nghiên cứu:
 Một số kinh nghiệm giải dạng bài tập “khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch bazơ’’
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề này tôi muốn làm rõ các vấn đề sau.
-Làm rõ được dạng toán tổng quát và giúp học sinh nhận ra được dạng toán.
-Vận dụng được dạng tổng quát để giải quyết các bài tập khó hơn.
-Hình thành cho học sinh kỷ năng giải quyết vấn đề một cách triệt để.
-Học sinh sẻ đạt được kết quả cao khi gặp dạng toán này trong các đề thi.
4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
 Tôi đã phân ra thành từng dạng từ dể đến khó và sau khi giải quyết xong tôi đã đưa ra một số bài tập có đáp án để học sinh có thể tham gia giải, rèn luyện kỷ năng tư duy củng như sáng tạo của các em.
 II . Phần nội dung:
1, Cơ sở lý luận:
Trong số các môn học tự nhiên thì Hóa Học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của nó trong đời sống và sản xuất. Nhưng học sinh được tiếp cận môn học từ lớp 8 nên ban đầu còn có nhiều bở ngở, kiến thức lại rất nhiều, đặc biệt việc ứng dụng vào thực tiển cuộc sống. Học sinh thấy khó tiếp cận kiến thức vì cảm thấy mới mẻ, nhưng lại khô khan nên hứng thú học tập trong học sinh rất ít. Học sinh thường không nắm vững lý thuyết hoặc nắm vững lý thuyết nhưng vận dụng chúng vào làm bài tập còn sơ sài chưa được nhuần nhuyễn nên học sinh có tâm lý chán học nhất là đối với học sinh đại trà. Còn đối với học sinh khá giỏi khi được giáo viên lấy làm đối tượng bồi dưỡng học sinh giỏi thi các cấp thì các em vẫn e ngại và lo lắng hơn so với học các môn khác như Toán hay Vật Lý...
2. Thực trạng của việc nghiên cứu đề tài
Thuận lợi
 Tôi luôn nhận được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghiệp quý bậc phụ huynh cũng như các em học sinh. Trong quá trình công tác tôi được phân công giảng dạy môn Hóa Học 9 trong nhiều năm và thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bản thân tôi đúc rút được một số kinh nghiệm giúp tôi khi thực hiện tốt đề tài “ Một số kinh nghiệm giải dạng bài tập khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch kiềm dành cho học sinh khá giỏi lớp 9” 
Khó khăn
Mặc dù có những thuận lợi như trên nhưng tôi cũng gặp không ít khó khăn như môn Hóa Học đa số các em chưa thật sự hứng thú tìm hiểu. Đối tượng học sinh của tôi phần lớn là con em nông thôn việc đầu tư cho học tập chưa cao, chưa đồng đều. Đa số học sinh gặp khó khăn khi xác định dạng bài tập và cách giải các dạng bài tập đó nên hiệu quả chưa được chưa cao, chưa đạt như yêu cầu của môn học.
 Vì vậy đã thôi thúc tôi phải tìm giải pháp và thời gian phù hợp để thực hiện sáng kiến trên, nhằm tạo cho học sinh có hứng thú tìm hiểu về môn Hóa Học từ đó giúp các em học tốt hơn môn Hóa Học.
III. Giải quyết vấn đề
1. Trường hợp khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch kiềm MOH
 Dạng 1: Bài ra cho số mol của CO2 và số mol của MOH yêu cầu tính khối lượng muối thu được
Cách giải 
-Tính số mol chất đã cho
-Lập tỷ lệ số mol các chất : 
 Đặt: T =
 + Nếu bài toán cho dd kiềm dư hoặc tính được T ≥ 2 thì cả hai trường hợp này muối tạo thành là muối trung hòa 
 + Nếu bài toán cho hấp thụ hết CO2 bằng một lượng kiềm tối thiểu hoặc tính được T ≤1 thì cả hai trường hợp này muối tạo thành là muối axit 
 + Nếu tính được :1< T < 2 thì trường hợp này tạo ra hai muối 
 -Viết phương trình phản ứng
-Tính toán theo yêu cầu bài ra
Bài tập minh họa:
 Bài tập 1:
 Cho 6,72 lit CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 800 ml dd NaOH 1M .Tính khối lương chất rắn thu được khi cô cạn dd?
Giải:
 = mol
 n NaOH = 0,8.1= 0,8 mol
 T = → Muối tạo thành là muối trung hòa dư
 CO2 + 2 NaOH Na2CO3 + H2O
 0,3 → 0,6 → 0,3 mol
dư = 0,8 - 0,6 = 0,2 mol
m rắn =dư + = 0,2 .40 + 0,3 . 106 = 39,8 gam
Bài tập 2.
 Hấp thụ 4,48 lít CO2 (đktc) vào 100 gam dd NaOH 16% .Tính nồng độ dd sau phản ứng?
 Giải:
 = mol = mol
T = → phản ứng chỉ tạo ra Na2CO3 , NaOH phản ứng hết.
 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 0,2 0,4 0,2(mol)
 = 0,2.106 = 21,2 gam
mdd = 100+ 0,2.44 = 108,8 gam
C%= 
 Bài tập 3:
 Nhiệt phân 20 gam CaCO3 rồi dẫn từ từ khí sinh ra vào cốc chứa 100ml dd KOH 1M. Tính khối lượng sản phẩm thu được ( giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)?
Giải: 
 = mol
 = 0,1 mol
Phản ứng : CaCO3 CaO + CO2
 0,2 0,2 0,2 (mol)
T = → phản ứng chỉ tạo ra KHCO3, CO2 dư
 CO2 + KOH KHCO3
 0,1 0,1 (mol)
 = 84.0,1 = 8,4 gam
Bài tập 4:
 Cho 8,96 lit khí CO2(đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 3M. Hãy tính khối lượng các muối tạo thành sau phản ứng.
Giải:
 = mol
 = 0,2.3 = 0.6mol 
 T = →1< T< 2 → tạo ra hai muối.
Ta có pt CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O (1)
 x 2x x (mol)
 CO2 + NaOH NaHCO3 (2)
 y y y (mol) 
Gọi x là số mol CO2 ở pt (1)
Gọi y là số mol CO2 ở pt (2) 
Ta có hệ x+y =0,4 x=0,2mol = 
 2x + y =0,6 y= 0,2 mol = 
 =0,2. 106 =21,2 gam
 =0,2 ,84 = 16,8 gam 
Bài tập 5:
 Cho 3,36 lit khí CO2(đktc) tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1,5M. Hãy tính khối lượng các muối tạo thành sau phản ứng?
Giải:
 = mol
 = 0,1.1,5 = 0,15 mol 
 T = tạo ra muối axit
Ta có pt CO2 + KOH KHCO3 
 0,15 0,15 0,15 (mol) 
 = 0,15 . 100 = 15 g
Dạng 2: 
Bài toán cho số mol MOH và số gam chất thu được sau phản ứng, yêu cầu tìm V của CO2 
Cách giải:
Tính số mol chất đã cho
Xét hai trường hợp 
+ Nếu sau phản ứng MOH hết xét 3 trường hợp:
 .Tạo ra hai muối
 .Tạo ra muối trung hòa
 .Tạo ra muối axit
 + Nếu sau phản ứng MOH dư
Bài tập minh họa:
Bài tập 1:
Hấp thụ V lit khí cácboníc ở (đktc) vào 300 ml dd NaOH 1M. Cô cạn cẩn thận dd sau phản ứng thu được 14,6 gam chất rắn . Tính V?
Giải:
 = 0,3 .1 = 0,3 mol
+ Sau phản ứng NaOH hết
Nếu phản ứng chỉ tạo Na2CO3
 Ptpư: CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 0,3 0,15 mol
 = 106. 0,15 = 15,9 gam > 14,6 gam loại
- Nếu phản ứng chỉ tạo ra NaHCO3
Ptpư: CO2 + NaOH NaHCO3 
 0,3 0,3 mol
 = 84.0,3 = 35,2 gam > 14,6 loại
- Nếu phản ứng tạo ra cả hai muối NaHCO3 và Na2CO3, 15,9< m < 25,2 loại
+ Sau phản ứng NaOH dư tạo ra muối trung hòa
 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 x 2x x
 dư = 0,3- 2x 
Ta có : 106 x + 40 (0,3- 2x) = 14,6 giải ra x = 0,1 mol
 V = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít
Bài tập 2:
Hòa tan hoàn toàn m gam hh A gồm Mg và MgCO3 bằng dd HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Dẫn từ từ hỗn hợp khí này qua bình chứa 300 ml dd NaOH 1M thu được dd B. Cô cạn cẩn thận dung dịch B để nước bay hơi hết thu được 14,6 gam chất rắn. Tính m?
Giải:
 n khí = mol
 = 0,3 .1 = 0,3 mol
Gọi x,y lần lượt là số mol của Mg và MgCO3
Ptpư: Mg + 2HCl MgCl2 + H2
 x x mol
 MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O
 y y mol
 Ta có x + y = 0,3 mol (1)
 < 0,3 (mol) nên phản ứng không tạo ra NaHCO3 duy nhất 
+ Nếu NaOH phản ứng hết
 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 a 2a a (mol)
 CO2 + NaOH NaHCO3 
 b b b mol
 Ta có hệ pt: 
 (giải ra a= 0,17mol ; b= - 0,04 mol loại)
+ Nếu sau phản ứng NaOH dư
Ptpư: CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O 
 y 2y y mol
 dư = 0,3 – 2y
ta có 106 y + 40( 0,3 - 2y) = 14,6 giải ra y = 0,1 mol thay vào pt (1) được 
 x = 0,2 mol
Vậy m = 24. 0,2 + 84 .0,1 = 13,2 gam
Dạng 3:
Bài toán cho số mol CO2 và sản phẩm thu được sau phản ứng. Tìm số mol MOH?
Cách giải:
Tính số mol chất đã cho
Xét hai trường hợp
+ Nếu CO2 dư
+ Nếu CO2 hết xét 3 trường hơp: 
 .Tạo ra hai muối
 .Tạo ra muối trung hòa
 .Tạo ra muối trung hòa và MOH dư
Bài tập minh họa:
Nhiệt phân hoàn toàn 59,1 gam BaCO3. Dẫn từ từ khí sinh ra qua 200ml dd NaOH thu được dd A. Cô cạn từ từ dd A ở điều kiện thích hợp để nước bay hơi hết, thu được 16,8 gam chất rắn B. Tính nồng độ mol của dd NaOH? 
 Giải: 
 ptpư: BaCO3 BaO + CO2
 0,3 0,3 0,3 mol
 CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 CO2 + NaOH NaHCO3 
+ Nếu CO2 hết:
 - Nếu tạo ra Na2CO3 : m B = 106.0,3 = 31,8 gam> 16,8 loại
 - Nếu tạo ra cả hai muối NaHCO3 và Na2CO3 thì 25,2 < mB < 31,8 loại
 - Nếu NaOH dư: mB = dư > 31,8 loại
+ Nếu CO2 dư, phản ứng tạo ra NaHCO3:
 = mol
 = M
Dạng 4: 
Cho số mol CO2 và số mol MOH ở dạng tổng quát. Xác định các chất có sau phản ứng?
Cách giải:
Viết pt hóa học
Biện luận các chất thu được theo 5 trường hợp sau:
 + Nếu T > 2
 + Nếu T = 2
 + Nếu T < 1 
 + Nếu T = 1
 + Nếu 1 < T < 2
Bài tập minh họa:
Cho a mol CO2 từ từ đi qua dd chứa b mol NaOH, thu được dd X. Hãy cho biết dd X gồm những chất nào, số mol của mỗi chất ?
Giải:
PTHH : CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O (1)
 CO2 + NaOH NaHCO3 (2)
Biện luận 5 trường hợp xảy ra;
 + Nếu : T>2 → b > 2a
Thì dd tạo ra chứa a mol : Na2CO3 ; NaOH dư = b- 2a mol
 + Nếu: T=2 → b=2a thì dd X chứa b=2a mol Na2CO3
 + Nếu: Tb thì dd X chứa b mol NaHCO3 ; CO2 dư a- b mol
 + Nếu : T=1 → a=b thì dd X chứa a=b mol NaHCO3
 + Nếu : 1<T <2→< a < b thì dd X chứa b - a mol Na2CO3 ;
2a - b mol NaHCO3
 Trường hợp 2: Khi cho CO2 tác dụng với dd kiềm M(OH)2
Dạng 1: 
Bài ra cho số mol của CO2 và số mol của M(OH )2 yêu cầu tính khối lượng muối thu được
Cách giải 
-Tính số mol chất đã cho
-Lập tỷ lệ số mol các chất : 
+Nếu bài toán cho kiềm dư hoặc tính được T ≥ 1 thì cả hai trường hợp này muối tạo thành là muối trung hòa ( kết tủa). 
+Nếu bài toán cho hấp thụ hết CO2 bằng một lượng kiềm tối thiểu hoặc tính được T thì cả hai trường hợp này muối tạo thành là muối axit
+Nếu tính được : < T< 1 thì trường hợp này tạo ra hai muối: 
 CO2 + M(OH)2 MCO3 ↓ + H2O 
Sau đó vì CO2 dư nên có hiện tượng hòa tan kết tủa:
 CO2 + MCO3 + H2O M(HCO3)2 
 Sau phản ứng có MCO3 còn lại và M(HCO3)2 sinh ra. 
 Chú ý: Cũng có thể nhận biết sự có mặt của muối axit bằng hai dữ kiện sau:
t0
Lọc bỏ kết tủa đem un nóng nước lọc lại có kết tủa xuất hiện:
 M(HCO3)2 CO2 + MCO3↓ + H2O 
Dung dịch phản ứng tác dụng với dung dịch ba zơ tạo ra kết tủa:
M(HCO3)2 + 2OH- MCO3↓ + CO32- + H2O 
Bài tập minh họa.
Bài tập1.
 Dẫn 112ml khí CO2 (đktc) đi qua 700 ml dd Ca(OH)2 có nồng độ 0,01 M . Hãy tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
 Giải:
 Ta có mol 	
 = 0,7.0,01= 0.07 mol
 > 1 → chỉ sinh ra muối trung hòa, dư
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ↓ + H2O 
 0,005 0,005 0,005 (mol)
 = 100.0,005 = 0,5 (gam)
Bài tập 2.
Cho 2,24 l khí CO2 (đktc) vào 200 ml dd Ba(OH)2 0,25 M . Hãy tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Giải:
 = mol
 n Ba(OH)2 = 0,2 .0,25 =0,05 (mol)
 → nên tạo ra muối axit
PTHH 2CO2 + Ba(OH) 2 → Ba(HCO3)2 (2)
 0,1 0,05 0,05 (mol)
 mBa(HCO3)2 = 0,05 .259 = 12,95 gam
Bài tập 3.
Dẫn 3,136 lit khí CO2 (đktc) vào 800 ml dd Ca(OH)2 0,1 M. 
Viết phương trình hóa học xảy ra.
Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Tính nồng độ mol của sản phẩm sau phản ứng.
Giải:
 Ta có: n CO2 = mol
 n Ca(OH)2 = 0,1 . 0,8 =0,08 mol
 Tỉ lệ: T = vậy < T <1 → tạo ra hai muối ( CaCO3 và Ca(HCO3)2
 a. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 ↓ + H2O (1)
 x ← x→ x mol
 2CO2 + Ca(OH) 2 Ca(HCO3)2 (2)
 2y ← y → y mol
 b. Gọi x là số mol của Ca(OH)2 ở pt (1)
 y là số mol của Ca(OH)2 ở pt (2)
 Ta có hệ	 x + y = 0,08 	 x = 0,02 mol
 x + 2y = 0,14 	 giải ra y = 0,06 mol
 m CaCO3 = 0,02 .100= 2gam
 c. nồng độ mol của dd Ca(HCO3)2 là 
 CM Ca(HCO3)2 = M
 .Dạng 2: 
 Bài toán cho số mol CO2 và sản phẩm kết tủa thu được sau phản ứng. Tìm số mol M(OH)2
 Cách giải 
-
- 
 -Tính số mol chất đã cho
2-
-
- Ptpư: CO2 + OH 	HCO3 (1)
 CO2 + 2OH CO3 + H2O (2)
 M2+ MCO3 (3)
-Xét hai trường hợp:
 + Nếu nCO2 = n xảy ra phản ứng (2) và (3).
 + Nếu nCO2 > n xảy ra cả ba phản ứng trên.
Bài tập minh họa:
Cho 3,36 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thấy tạo thành 15,76 gam kết tủa. Tính giá trị của a?
 Giải:
 Ta có = 0,15 mol
 = mol do xảy ra 3 phản ứng
PTHH CO2 + Ba(OH)2 BaCO3↓ + H2O (1)
 0,08 0,08 0,08 (mol)
 2CO2 + Ba(OH) 2 Ba(HCO3)2 (2)
 0,07 0,035 (mol)
 Từ (1)và (2) có số mol của nBa(OH)2 = 0,08+ 0,035= 0,115(mol)
 → a = M
 Dạng 3:
 Cho số mol M(OH)2 và số gam muối kết tủa. Tính số mol của CO2?
Cách giải:
-Tính số mol các chất đã cho
-
- Viết pt hóa học có thể xảy ra 
2-
-
- Ptpư: CO2 + 	 (1)
2-
 CO2 + 2OH CO3 + H2O (2)
 M2+ + CO3 MCO3 (3)
- Xét hai trường hợp:
+Nếu n M(OH)2 = n có pt (2) và (3)
 +Nếu n M(OH)2 > n thì xẩy ra 2 trường hợp
 . Nếu kiềm dư tạo ra muối trung hòa
 .Nếu kiềm hết tạo ra hai muối
Bài tập minh họa:
Bài tập1:
Hòa tan hoàn toàn m gam CaCO3 bằng dd HCl . Dẫn toàn bộ khí sinh ra qua 500ml dd Ba(OH)2 0,4M thu được 31,52 gam kết tủa. Tính m?
Giải:
 n Ba(OH)2 = 0,5.0,4 = 0,2 mol
 n BaCO3 = mol do > n xét hai trường hợp
Pt CaCO3 + 2HCl CaCl2 +H2O + CO2 (1)
 Hấp thụ CO2 vào dd kiềm có các phản ứng: 
 CO2 + Ba(OH)2 BaCO3↓ + H2O (2)
 2CO2 + Ba(OH) 2 Ba(HCO3)2 (3)
Xét trường hợp 1 : Ba(OH)2 dư , không xảy ra phản ứng 3:
n CaCO3 = n CO2 = n BaCO3 = 0,16 mol
 m= 0,16 . 100= 16 gam
Xét trường hợp : Ba(OH)2 phản ứng hết xảy ra 3:
 CO2 + Ba(OH)2 BaCO3↓ + H2O (2)
 0,16 0,16 0,16 mol
 2CO2 + Ba(OH) 2 Ba(HCO3)2 (3)
 0,08 ← 0,04 → 0,08 mol
 Cả hai ptpư: n CO2 = 0,16 + 0,08 = 0,24 mol = nCaCO3
 m CaCO3 = 0,24 .100= 24 gam
Bài tập 2:
Cho V lit (đktc) khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào 250 ml dd Ba(OH)2 0,6M thu được 15,76 gam kết tủa. Hãy tìm giá trị của V?
Giải:
 = mol
 n Ba(OH)2 = 0,25. 0,6 = 0,15mol
 - Nếu Ba(OH)2 dư
 Xảy ra pt : 	 CO2 + Ba(OH)2 BaCO3↓ + H2O 
 0,08 ← 0,08 ← 0,08 mol
 V =0,08 . 22,4 = 1,792l
- Nếu Ba(OH)2 hết 
 CO2 + Ba(OH)2 BaCO3↓ + H2O (2)
 0,08 ← 0,08 ← 0,08 mol
 2CO2 + Ba(OH) 2 Ba(HCO3)2 (3)
 0, 14 ←0,07 → 0,07 mol
 V = (0,08 +0,14) . 22,4 = 4,928 lít
Và sau đây tôi đưa ra một số bài tập để giúp các em rèn luyện lại được phương pháp giải hơn.
 Các bài tập tự giải:
 Bài tập 1:
Người ta dẫn CO2 vào 1,2 lít dd Ca(OH)2 0,1M thấy tạo ra 5 g một muối không tan và một muối tan.
a.Tính thể tích khí CO2 đã dùng(đktc)?
b.Tính khối lượng và nồng độ M của muối tan?
c. Tính thể tích CO2 trong trường hợp chỉ tạo ra muối không tan. Tìm khối lượng muối không tan đó?
Đáp số: 	a V = 4,256l b.11,34 g c. 2,688l và 12g
Bài tập 2:
Cho 2,24l khí CO2 (đktc) tác dụng với 100 ml dd KOH 2M .Xác định khối lượng muối tạo thành muối ?
Đáp số:	m=13,8 gam
Bài tập 3:
Đốt cháy hết 6,72 l H2S (đktc), Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng dd nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch thu được tăng hay giảm bao nhiêu gam so với ban đầu?
Đáp số:	11,4 gam
Bài tập 4:
Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch A?
Đáp số:	72,9g
Bài tập5:
Cho 0,448 lít CO2(đktc) hấp thụ hết vào 100ml dd chứa hỗn hợp NaOH 0,06 M và Ba(OH)2 0,12 M thu được m gam kết tủa. Tính m?
Đáp số: 1,97 g
Bài tập 6:
Sục V lít CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 0,2 M thu được 1,6 gam kết tủa . Giá trị lớn nhất của V?
Đáp số:	0,5376l
Bài tập 7:
Nung 13,4 gam hỗn hợp muối cacbonat kim loại hóa trị 2 thu được 6,8 gam chất rắn và khí X,lượng khí thu được hấp thụ vào 75ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng?
Đáp số: 	6,3 gam
Bài tập 8:
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lit khí CO2 (đktc) vào 125 ml dd Ba(OH)2 1M thì thu được dung dịch X. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch X?
Đáp số: CM =0,2 M
Bài tập 9:
Hấp thu hoàn toàn 4,48 vào 500ml dd NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,2 M tạo ra m gam kết tủa.Tính m?
Đáp số:9,85 gam
Bài tập 10:
Bài hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít Ba(OH)2 aM thu được 15,76 gam kết tủa. Tính a?
Đáp số:	0,04M
Bài tập 11:
Cho V lít CO2 vào 25 ml dd Ca(OH)2 0,5M thu được 10 gam kết tủa CaCO3. Hãy tính giá trị lớn nhất của V?
Đáp số: 	3,36 lít
Bài tập 12:
Đốt cháy 1,8 gam C trong oxi (giả thiết phãn ứng chỉ xảy sinh ra khí CO2). Hấp thụ toàn bộ khí sinh ra vào 100 ml dd NaOH 2M. Tính nồng độ mol của muối trong dung dịch thu được?
Đáp số: 	0,5 M và 1M
Bài tập 13:
 Cho m gam FeS2 đốt cháy hoàn toàn trong oxi thì thu được khí X. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào 1 lít dd Ba(OH)2 0,5M và KOH 0,1M tạo ra dd Y và 21,7 gam kết tủa. Tính m =?
 Đáp số: 18g
Bài tập 14:
 Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dd gồm KOH 1M và Ba(OH)2 1,5 M thu được 47,28 gam kết tủa. Tính giá trị lớn nhất của V?
 Đáp số: 12,544 lít 
 III . Kết luận:
 1. Kết quả đạt được :
Trong quá trình triển khai sáng kiến này tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ rỏ rệt trong việc nhận dạng bài tập và đưa ra cách giải chính xác hơn lúc đầu rất nhiều. Nhưng để tiếp thu một cách tốt nhất học sinh cần phải nắm được kiến thức cơ bản của giáo khoa. Vì khi đó các em mới có thể khai thác các kiến thức rộng hơn và sâu hơn .
Từ khi áp dụng “ Một số kinh nghiệm giải dạng bài tập khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch bazơ dành cho học sinh khá giỏi lớp 9” vào nâng cao cho các em khá giỏi nhất là quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy học sinh có hứng thú về môn Hóa Học hơn lúc trước rất nhiều, học sinh không e ngại khi gặp các dạng bài tập tương tự với những dạng bài tập mà tôi đã nêu ra ở trên. Kết quả thực hiện của tôi đã dược phản ánh một cách tích cực khi tôi tiến hành khảo sát đánh giá kết quả thực hiện sáng kiến qua bảng dưới đây:
Cụ thể là tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khi chưa đưa đề tài vào áp dụng. Tôi khảo sát trên 30 học sinh khá và giỏi của lớp 9 và kết quả được phản ánh như sau:
Tổng số học sinh
Tổng số học sinh giải đúng
Tổng số học sinh giải thiếu đáp án
Tổng số học sinh giải sai
30 học sinh
Số học sinh
Tỷ lệ%
Số học sinh
Tỷ lệ%
Số học sinh
Tỷ lệ%
3
10%
10
33,33%
17
56,67%
 Sau khi tôi áp dụng đề tài vào dạy học cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi tôi lại thu được kết quả như sau
Tổng số học sinh
Tổng số học sinh giải đúng
Tổng số học sinh giải thiếu đáp án
Tổng số học sinh giải sai
30 học sinh
Số học sinh
Tỷ lệ
Số học sinh
Tỷ lệ
Số học sinh
Tỷ lệ
25 
83,33 %
3
10 %
2
6,67 %
 2.Bài học kinh nghiệm:
 Sau khi đã nghiên cứu tìm tòi để có được các phương pháp giải một số dạng bài tập CO2 tác dụng với dung dịch bazơ ở lớp 9, tôi đã rút ra được bài học cho mình.
 Trong giảng dạy phải thật sự tâm huyết với nghề. Cần tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng đối tượng học sinh, nhất là khi bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi, để giúp các em thấy được sự hứng thú khi học môn Hóa Học. Học sinh nắm vững lý thuyết đó là điều căn bản các em còn việc xác định được dạng bài tập và tìm ra cách giải nhanh sẻ nâng cao chất lượng dạy học.
 Trên đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi tự tìm tòi và đúc rút được qua các năm bồi dưỡng và dạy học. Kính mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để tôi có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học đối với học sinh đại trà cũng như bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
 3.Kiến nghị:
-Cần có thêm sách tham khảo nâng cao.
-Cần có đầy đủ thiết bị và hóa chất. 
-Có nhiều băng đĩa thí nghiệm.
-Xây dựng nhiều buổi chuyên đề 
- Xếp dạy thêm vào buổi chiều
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1.Sách giáo khoa hóa học 9. Nhà xuất giáo duc
 2. Sách bài tập hóa học 9. Nhà xuất bản giáo dục
 3.500 bài tập hóa học trung học cơ sở của Lê Đình Nguyên – Hoàng Tuấn Bửu-Hà Đình Cẩn
 4. 150 câu hỏi trắc nghiệm và 350 bài tập hóa học chọn lọc dùng cho học sinh trung học cơ sở của Đào Hữu Vinh
 5. Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trung học cơ sở dành cho học sinh lớp 8,9 của PGS.TS Nguyễn Xuân Trường
 MỤC LỤC
I/ Lý do chọn đề tài:
Trang 1
II/ Thực trạng của việc nghiên cứu đề tài:
Trang 1
1. Thuận lợi:
Trang 1
2. Khó khăn:
Trang 1
III/ Giải quyết vấn đề
Trang 2
Trường hợp khi cho CO2 tác dụng với dụng với dd Bazơ
Trang 2
Dạng 1:
Trang 2
Dạng 2:
Trang 5
Dạng 3:
Trang 7
Dạng 4:
Trang 8
Trường hợp khi cho CO2 tác dụng với dung dịch kiềm thổ M(OH)2
Trang 8
Dạng 1:
Trang 8
Dạng 2:
Trang 11
Dạng 3:
Trang 12
IV/ Kết luận
Trang 15
1. Kết quả đạt được
Trang 15
2. Bài học kinh nghiệm
Trang 15
3. Kiến nghị
Trang 16
V/ Tài liệu tham khảo
Trang 17

File đính kèm:

  • docSKKN_Giai_bai_tap_cho_CO2_tac_dung_voi_Bazo.doc
Sáng Kiến Liên Quan