Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THCS

Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề bức thiết trong giáo dục ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Bởi xã hội luôn phát triển, luôn đổi mới, con người cũng phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Nhưng đổi mới như thế nào để đạt hiệu quả cao? Một trong những định hướng đổi mới của giáo dục là: dạy học theo hướng tích hợp, trong đó Tích hợp liên môn và Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường là hai nội dung được áp dụng vào trong giảng dạy tất cả các phân môn trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Môn Địa lý cấp THCS ( Trung học cơ sở) cũng đang chuyển mình bắt kịp với xu thế này . Vậy vì sao lại phải tích hợp hai nội dung này vào quá trình giảng dạy các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng?

Trước tiên, vì sao phải Tích hợp liên môn vào giảng dạy môn Địa lý cấp THCS. Bởi mục tiêu chung của giáo dục hiện nay là: dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. ( trong đó năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống rất được đề cao. Bởi nó góp phần hình thành những con người mới, phù hợp với xu thế mới của thời đại. Để giải quyết những vấn đề này (cả về tự nhiên và xã hội ) có hiệu quả đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức liên quan đến nhiều môn học). Vì vậy dạy học phải tích hợp liên môn vào trong việc giảng dạy môn Địa lý nói riêng, trong hệ thống giáo dục nói chung

 

doc122 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quan tới các môn học, liên quan tới môi trường đem lại hiệu quả cao cho quá trình dạy và học.
- Một hoạt động phát tờ rơi với 2 nội dung: bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách.
- Một hoạt động tham quan thực tiễn của học sinh khối 7 và 8 với nội dung: Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương xã Đông Tảo
- Một buổi sinh hoạt tại chùa An Sinh để các em được nghe sư thầy của chùa giảng về đạo lý làm người (Góp phần hướng thiện nhằm giáo dục bảo vệ môi trường xã hội)
- Một hoạt động cắm trại có chủ đề liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường: “Biển đảo quê hương"
- Một chương trình văn nghệ với chủ đề “Biển đảo quê hương”.
- Năm 2014 tổ chức cuộc thi: Thi bày mâm cỗ trung thu với chủ đề: “ Vui tết trung thu cùng thiếu nhi ở Hoàng Sa, Trường Sa” (Tích hợp nội dung Biển đảo trong môn Địa lý và tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường- môi trường biển đảo). Năm 2015 tổ chức : Thi bày mâm cỗ trung thu với chủ đề: Đoàn kết ( Giáo dục bảo vệ môi trường xã hội)
- Tổ chức cho học sinh thắp nến tri ân ở Nghĩa trang liệt sĩ vào ngày 22-12 và 27-7 hàng năm.
- Ba lần tham gia vào việc tổng vệ sinh môi trường ở các thôn, xóm
- Học sinh được tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường phối kết hợp với giáo viên tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường như:
 + Tham gia lao động vệ sinh trường mỗi tháng một lần ( theo hướng chuyên môn hóa như đã nêu ở trên – trong đó có cả các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh từ ngày mùng 1 tới ngày mùng 5 hàng tháng.
+ Trong hoạt động văn nghệ (vào các ngày khai giảng, 20-11, 22-12, 26-3) đã có nhiều tiết mục liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường xã hội; 
 + Tổ chức được một hoạt động tuyên truyền về việc phân loại rác thải, tiết kiệm năng lượng: Tắt khi không sử dụng tới các thôn xóm trong xã.
+ Tổ chức cuộc thi vẽ tranh chủ đề: vẻ đẹp của các vùng miền trên đất nước; bảo vệ môi trường.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỤ THỂ
Một số giờ học môn Địa lý áp dụng kỹ thuật dạy học mới ( có sử dụng tích hợp liên môn và tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường)
Học sinh làm việc vòng chuyên gia
Học sinh làm việc vòng mảnh ghép
Học sinh trình bày kết quả thảo luận
Giờ học sử dụng kỹ thuật mảnh ghép với nội dung bài học có tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường.
 Học sinh làm việc theo nhóm Học sinh trình bày kết quả thảo luận
Giờ học sử dụng kỹ thuật khăn phủ bàn với nội dung bài học có tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường.
 Học sinh làm việc theo nhóm Học sinh trình bày sản phẩm của nhóm
Sản phẩm của nhóm.
Giờ học sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy với nội dung bài học có tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường.
Học sinh bốc thăm câu hỏi cho nhóm Học sinh trả lời câu hỏi
Kết quả thi của các đội
Học sinh lớp 7A thực hiện bốc thăm câu hỏi trong trò chơi : “ Hiểu biết về môn Địa lý qua các môn học khác”
Học sinh lớp 8A tham gia bốc thăm câu hỏi
Học sinh lớp 9A tham gia bốc thăm câu hỏi
Học sinh tham dự cuộc thi: “ Vẻ đẹp đội viên” với nhiều câu hỏi liên quan tới nội dung tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường (Trong phần thi kiến thức của các đội viên
Phỏng vấn về: nhận thức của học sinh về tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý cấp THCS.
Học sinh tham quan thực tiễn với chủ đề: Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương xã Đông Tảo
Học sinh tham gia phát tờ rơi với nội dung: bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách.
Học sinh tham gia buổi sinh hoạt tại chùa An Sinh với nội dung: Nghe giảng về đạo lý làm người (Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường xã hội- đạo đức xã hội)
Một số hoạt động với chủ đề: “ Biển đảo quê hương” ( Giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo nước ta)
Hoạt động cắm trại hè và văn nghệ trong Đêm hội trăng rằm của học sinh năm 2014 với chủ đề: “ Biển đảo quê hương”
Hoạt động thi bày mâm cỗ trung thu với chủ đề: “Vui tết trung thu cùng thiếu nhi ở Hoàng Sa, Trường Sa” năm 2014.
Hoạt động thắp nến tri ân và dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ của học sinh cùng Đoàn đội xã tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Đông Tảo vào ngày 27-7 hàng năm 
( Giáo dục bảo vệ môi trường xã hội – lòng biết ơn)
Hoạt động tổng vệ sinh môi trường ở thôn, xóm ( kết hợp cùng Đoàn đội xã và người dân) tổ chức vào giáp tết và nghỉ hè
Học sinh tham gia Bảo vệ môi trường ở lớp học, trường học
Học sinh tham gia lao động vệ sinh lớp học, trường học thường xuyên và định kỳ hàng ngày, hàng tháng
Học sinh tham gia lao động trồng và chăm sóc cây xanh
Hành động đẹp của học sinh: Vứt rác đúng nơi quy định
Một ngôi trường xanh, sạch đẹp sau bao nỗ lực của thầy và trò nhà trường
Một số tiết mục văn nghệ của học sinh mang tính giáo dục bảo vệ môi trường ( bảo vệ môi trường xã hội – Lòng biết ơn với thầy cô giáo)
Học sinh tuyên truyền tại các thôn xóm với chủ đề: Tiết kiệm năng lượng và phân loại rác thải.
 Tranh vẽ với chủ đề: Bảo vệ môi trường
Tranh vẽ với chủ đề: Vẻ đẹp của các vùng miền trên đất nước
Một số tranh vẽ đẹp trong cuộc thi vẽ tranh với chủ đề: Vẻ đẹp của các vùng miền trên quê hương, đất nước, chủ đề: bảo vệ môi trường.
V. 3. Bài học kinh nghiệm
Qua việc nghiên cứu và giảng dạy tôi rút ra bài học.
- Trước tiên người giáo viên cần hiểu rằng: Để trở thành một giáo viên giỏi, được học sinh yêu mến phải là người có kiến thức. Muốn có được kiến thức sâu, rộng thì người giáo viên cần phải yêu nghề, kiên trì, phải đọc, sưu tầm nhiều tài liệu tham khảo để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình.
- Phải biết học hỏi, biết lắng nghe, tìm hiểu và trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Có kiến thức tốt chưa hẳn đã dạy hay. Mà dạy hay cần có phương pháp khoa học cả về cách truyền đạt và nội dung kiến thức. 
- Cần có kế hoạch cụ thể trong toàn bộ môn học, trong từng tiết học, kế hoạch trong các hoạt động thực tế để từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các em.
- Mạnh dạn đề xuất, phối kết hợp với các tổ chức Đoàn thể, đưa ra những ý tưởng phù hợp với điều kiện của nhà trường, của đối tượng học sinh để gắn lý thuyết với hành động thực tế.
- Xây dựng, tạo lập quỹ từ nhiều nguồn (xã hội hóa) để hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và vận dụng kiến thức liên môn trong thực tiễn được diễn ra thường xuyên (Để có được điều này người giáo viên bộ môn phải có mối quan hệ tốt với phụ huynh học sinh, có sự tham mưu đúng đắn với các tổ chức, đoàn thể)
C. KẾT LUẬN
1. Nhận định chung
	Vấn đề Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và tích hợp liên môn hiện nay là một vấn đề bức thiết với trong nền giáo dục của Việt Nam và tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Bởi xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Một thời đại mới cần có những con người đổi mới, nhanh nhạy, tự tin, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Và một xã hội mới, phát triển sẽ kéo theo những vấn nạn về môi trường nghiêm trọng hơn, đòi hỏi con người cần có cách ứng xử đúng đắn, thông minh hơn (bởi vấn nạn về môi trường không chỉ làm biến đổi khí hậu toàn cầu mà còn hủy hoại sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người).
Cuộc sống đa dạng đã đem lại cho con người không ít niềm vui. Nhưng cuộc sống cũng rất phức tạp đòi hỏi con người cần phải giải quyết một cách hợp lý, có kỹ năng. Vậy để có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, để hoàn thiện bản thân, bắt kịp với xu thế mới của thế giới, của thời đại đòi hỏi con người phải có kiến thức (kiến thức này cần được trang bị trong quá trình học tập các môn học ở các nhà trường, trong cuộc sống). Nhưng để con người hiểu và nhận thức đúng đắn cũng như có những hoạt động thiết thực, cụ thể, thực sự có hiệu quả không phải là điều dễ dàng.
Học sinh - thế hệ trẻ - mầm non tương lai, chủ nhân của đất nước. Vì vậy giáo dục học sinh bảo vệ môi trường và giáo dục tích hợp liên môn là rất quan trọng trước sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường và phát triển như vũ bão của ẫ hội . Vì thế ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Và năn học 2012-2013 đề án: tích hợp liên môn cũng được triển khai rộng rãi trong tất cả các nhà trường trên phạm vi toàn quốc.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc Tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường với học sinh nói chung, tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý cấp THCS nói riêng. Tôi đã tìm tòi các tư liệu, các hướng khai thác về vấn đề này sao cho có hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên đây là một vấn đề hay, đã được triển khai đại trà trong vài năm nên nhiều người tìm tòi. Vì thế những vấn đề tôi đưa ra chưa hẳn là đột phá nhưng nó phần nào giúp tôi và các đồng nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường để vấn đề này khi đưa vào giảng dạy – đặc biệt là giảng dạy môn Địa lý trở nên hấp dẫn hơn, có hiệu quả thực sự .
	2. Điều kiện áp dụng
Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên và học sinh trong cả nước. Riêng về nội dung Tích hợp liên môn, tôi đã đưa ra cách thức, phương pháp nhưng nội dung tích hợp trong từng bài học cụ thể đòi hòi giáo viên phải tự tìm hiểu, đào sâu nghiên cứu. 
Đối với các trường chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất như máy tính, máy chiếu thì đòi hỏi người giáo viên cần phải làm việc nỗ lực hơn để tích hợp được hai nội dung này vào trong quá trình giảng dạy. Lúc đó giáo viên có thể sử dụng hệ thống ngôn ngữ để truyền tải kiến thức hoặc thong qua các vấn đề thực tiễn của địa phương, hặc cũng có thể sử dụng hệ thống sách, báo, tranh ảnh trên sách, báo, hay các hoạt động cụ thể, thực tiễn để giáo dục các em. Với vấn đề về môi trường, giáo viên phải xác định được các vấn đề môi trường trọng tâm của từng địa phương (VD: Ở vùng núi vấn đề môi trường trọng tâm là: nạn chặt phá rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ biên giới, vấn đề môi trường xã hội là: sự khó khăn trong đời sống xã hội, bỏ học sớm). Hay tích hợp liên môn phải gắn với thực tiễn cuộc sống (VD: Khi dạy về các đặc điểm về Địa hình, khí hậu, sông ngòi, hoạt động kinh tế xã hội của vùng núi thì giáo viên có thể vận dụng kiến thức liên môn để gắn với hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, đời sống của người dân để giải quyết các vấn đề thực tiễn nơi các em sinh sống)
Để áp dụng được sáng kiến này thật sự hiệu quả vào thực tế giảng dạy của đồng nghiệp thì tôi rất mong:
- Thứ nhất: Các đồng chí đọc kỹ sáng kiến này của tôi kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân và đối tượng học sinh.
- Thứ hai: Các đồng chí sưu tầm, tìm hiểu, chủ động đưa vào trong bài dạy các vấn đề liên quan tới các môn học, các vấn đề gần gũi với thực tiễn cuộc sống của các em. Hay vấn đề về môi trường của địa phương mình, khích lệ các em có những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực.
	3. Hướng tiếp tục nghiên cứu
Để hoàn thiện hơn cho sáng kiến, trong quá trình giảng dạy tôi tiếp tục đi tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề trọng tâm như:
- Thứ nhất: Cách thức đưa vấn đề vào trong giảng dạy ở phân môn Địa lý và một số môn học tôi được phân công giảng dạy.
- Thứ hai: Biến những tri thức sách vở bằng hành động, việc làm cụ thể cho học sinh và cộng đồng dân cư.
- Thứ ba: Tiếp tục tìm hiểu hệ thống kiến thức các môn học để làm phong phú hệ thống kiến thức của bản thân và những vấn đề môi trường của địa phương.
Vấn đề mà tôi đưa ra trong sáng kiến không bao giờ là vấn đề cũ, lỗi thời. Bởi xã hội ngày càng phát triển kéo theo càng nhiều vấn đề phức tạp, vấn đề môi trường cũng ngày càng trở nên nóng bỏng, thậm chí có nơi còn tới mức báo động. Vì thế vấn đề giải quyết các tồn tại của xã hội hiện đại ấy đòi hỏi con người cần có năng lực giả quyết tốt ( mà năng lực giải quyết của con người có được là nhờ sự tích lũy và vận dụng kiến thức có được từ quá trình học tập, từ thực tiễn cuộc sống)
	4. Những đề xuất, kiến nghị
Môn Địa lý- môn học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh với những hiểu biết về thiên nhiên, con người – hiểu biết về Trái đất nói chung . Tôi rất mong các đồng nghiệp, các cán bộ phụ trách chuyên môn các cấp có sự đóng góp ý kiến chân thành để tôi tiếp tục hoàn thành tốt hơn công việc này trong những năm học tới.
Tôi cũng xin đưa ra một vài đề nghị sau:
- Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp
+ Các đồng nghiệp cũng cần mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng rút ra những kinh nghiệm quý báu không chỉ với môn Địa lý mà còn là kinh nghiệm với các môn học khác.
+ Cùng tập hợp, tích lũy các tư liệu có liên quan để việc áp dụng hai nội dung này ở tất cả các phân môn trở nên dễ dàng hơn.
+ Nên thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề về vấn đề chuyên môn để giúp các đồng nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng giúp nhau trưởng thành.
- Với nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường
+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên như tài liệu, sách tham khảo.
+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung đổi mới này trong môn Địa lý cũng như các môn học khác bằng nhiều hình thức như : kiểm tra đột xuất, định kỳ, hay các cuộc thi
+ Tổ chức một trang Web về chuyên môn cho các giáo viên trong nhà trường để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
+ Kết hợp với các tổ chức đoàn thể như Đoàn, Đội, Hội phụ huynh, Y tế học đường để các em không chỉ được học tập trên lý thuyết mà còn được thực hiện các vấn đề đã học bằng hành động, việc làm cụ thể.
- Với Phòng giáo dục, Sở giáo dục
+ Tăng cường tổ chức hơn nữa các cuộc thi liên quan đến nội dung đổi mới : Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường như: Thi tìm hiểu về môi trường, thi thiết kế giáo án tích hợp dành cho giáo viên và bài cho học sinh.
+ Tổ chức một số buổi dạy mẫu ở một số bài khó, bài hay để giáo viên các trường cùng học hỏi .
+ Phổ biến các sáng kiến, đề tài khoa học hay để các giáo viên cùng trao đổi kinh nghiệm và học tập.
Trên đây, tôi đã trình bày: “Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THCS”
Rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các cấp có thẩm quyền!
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan: “Đây là Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác”.
Đông Tảo, ngày 10 tháng 11 năm 2015
 Người viết sáng kiến
 Nguyễn Thị Loan 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lý THCS, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Tài liệu tập huấn: “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý Trung học Cơ sở”
Tài liệu tập huấn: “ Tích hợp liên môn trong môn Địa lý Trung học Cơ sở”
Tài liệu tập huấn: “ Định hướng phát triển năng lực trong kiểm tra, đánh giá môn Địa lý Trung học Cơ sở”
Sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A cấp tỉnh môn Ngữ Văn của cô Nguyễn Thị Loan- Trường Trung học cơ sở Đông Tảo với đề tài : “ Một số kinh nghiệm đưa Giáo dục Bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Ngữ Văn cấp THCS”
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý Trung học Cơ sở – Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách giáo khoa môn: Địa lý 6, 7, 8, 9 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Sách giáo viên môn: Địa lý 6, 7, 8, 9 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Sách thiết kế bài giảng Địa lý 6, 7, 8, 9 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Bồi dưỡng Học sinh giỏi Địa lý 8, 9 - Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 
Kiến thức cơ bản Địa lý 7, 8 ,9 – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế hệ thống câu hỏi Địa lý 7, 8, 9 - Nhà xuất bản giáo dục
Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tìm hiểu qua Internet và các tư liệu tham khảo khác.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS ĐÔNG TẢO
Tổng điểmXếp loại
Xác nhận về hiệu quả, phạm vi áp dụng, thời gian áp dụng
 của sáng kiến
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH – HIỆU TRƯỞNG
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng điểmXếp loại
Xác nhận về hiệu quả, phạm vi áp dụng, thời gian áp dụng
 của sáng kiến
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH 
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN
Tổng điểmXếp loại
Xác nhận về hiệu quả, phạm vi áp dụng, thời gian áp dụng
 của sáng kiến
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH 

File đính kèm:

  • docSKKN Mot so kinh nghiem dua Tich hop lien mon va Giao duc bao ve moi truong vao giang day mon Dia ly.doc
Sáng Kiến Liên Quan