Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu của trường Tiểu học Tân Điền, huyện Đầm Dơi

Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do: Các em không nhận thức được việc học có tầm quan trọng cho tương lai mai sau, “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời” đa số là các em không thuộc bài, không làm bài thường xuyên để trở thành thói quen trong học tập mãi mê lo chơi dẫn đến hỏng kiến thức.

- Để các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý từng em và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng nhiều hình thức dạy như: Thực hiện phương pháp trò chơi, sử dụng phong phú đồ dùng dạy học, buộc các em phải làm phải thực hiện, giúp các em tự hiểu bài, tự bản thân giải quyết các bài tập thầy cô giao cho.

- Ngoài ra giáo viên còn động viên các bạn trong tổ nhắc nhỡ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải các lỗi nêu trên.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 5165 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu của trường Tiểu học Tân Điền, huyện Đầm Dơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu của trường Tiểu học Tân Điền, huyện Đầm Dơi.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Để đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những kiến thức cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học sinh học lên các lớp trên...
Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản về nhu cầu cần thiết tự nhiên – xã hội và con người, có kỹ năng cơ bản về nghe nói, đoc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh.
Bậc tiểu học là nền tảng ban đầu, để phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, đó là những công dân tương lai của đất nước.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh yếu là nổi lo của các bậc phụ huynh, là nổi trăn trở của thầy cô giáo và cũng chính là nổi lo của các nhà quản lý giáo dục.
Theo thống kê thực tế kết quả khảo sát đầu năm thì tỉ lệ học sinh yếu ở hai môn Toán và Tiếng Việt của trường tiểu học Tân Điền, so với bình diện chung trong toàn huyện thì số lượng học sinh yếu ở mức khá cao.
Trường Tiểu học Tân Điền là một trong các trường nằm trong đề án xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2009. Nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu và để đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu, của đề án phát triển, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2007 – 2010 của huyện Đầm Dơi đã đề ra.
Là một cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo Đầm Dơi, tôi luôn băn khoăn, trăn trở trước vấn đề học sinh yếu của trường tiểu học Tân Điền và luôn tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu.
Từ những lý do khách quan và chủ quan đã nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu của trường tiểu học Tân Điền”. để phần nào góp phần khắc phục tình trạng học sinh yếu kém của trường tiểu học Tân Điền nói riêng và các trường tiểu học trong toàn huyện nói chung.
2/ Thuận lợi : 
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường tiểu học Tân Điền trong những năm qua đã được đầu tư và cung cấp trang thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu cho cán bộ giáo viên. 
Cơ sở vật chất đảm bảo, bàn ghế, bảng đen, phòng ốc ngồi học thoáng mát, đủ ánh sáng vv
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học, hội cựu giáo chức, góp phần vào xã hội hoá giáo dục.
Sự nhiệt tình năng nổ trong công tác giảng dạy của cán bộ giáo viên, đội ngũ cán bộ trẻ, khoẻ, chuẩn về kiến thức kỹ năng sư phạm có kinh nghiệm về công tác giảng dạy.
3. Khó khăn:
Việc nâng cao chất lượng học sinh yếu của trường tiểu học Tân Điền gặp không ít khó khăn. 
- Trường tiểu học Tân Điền nằm trên địa bàn xã Thanh Tùng, xã thuộc chương trình 135, xã có nhiều đồng bào dân tộc, học sinh dân tộc.
- Một bộ phận phụ huynh nghèo lo làm ăn chạy theo kinh tế thị trường, mặt bằng dân trí thấp, không quan tâm, thờ ơ trong việc học hành của con em, mặc nhiên phó thác cho nhà trường về chất lượng giáo dục.
- Một bộ phận gia đình nuông chiều con quá mức, nên trẻ dễ xa ngã vào con đường lười học, ít chăm chỉ trong việc học tập, ham chơi hơn là học.
- Bên cạnh đó năm học 2007 – 2008, trường còn nhận thêm một số học sinh của trường Tiểu học Thanh Tùng chia tách qua học chung nên số lượng học sinh ở từng lớp (điểm trung tâm) khá nhiều. 
II. PHẦN NỘI DUNG
Thực trạng học sinh yếu của trường tiểu học Tân Điền.
Đặc điểm tình hình.
- Tổng số lớp: 33 
- Tổng số học sinh của trường: 803/410
* Trong đó :
- Khối 1: 8 lớp; số học sinh: 238/128
- Khối 2: 7 lớp; số học sinh: 171/84
- Khối 3: 6 lớp; số học sinh: 127/59
- Khối 4: 6 lớp; số học sinh: 113/63
- Khối 5: 6 lớp; số học sinh: 154/76
- Số học sinh nghèo: 216
- Số học sinh dân tộc: 156
1.2 Tổng hợp kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm.
Năm học 2007 – 2008 như sau:
Lớp
Tổng số HS
Môn Tiếng việt
Môn toán
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
1
238
61
55
61
61
85
54
46
52
2
171
30
48
72
21
29
73
47
22
3
127
15
47
48
17
26
53
32
16
4
113
12
46
36
19
11
27
45
30
5
154
17
58
53
26
15
56
55
28
TỔNG
803
135
254
270
144
166
263
225
148
(Số liệu này do cán bộ văn phòng Trường tiểu học Tân Điền cung cấp). 
 Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu kết quả khảo sát đầu năm 2007 – 2008 cho ta thấy môn Tiếng việt học sinh yếu: 144 em đạt tỷ lệ: 17,9%; Môn Toán yếu: 148 em dạt tỷ lệ: 18,4%. Vậy số lượng học sinh yếu của trường Tiểu học Tân Điền khá cao (bình quân trong toàn huyện là Tiếng Việt 12.5%, Toán 13.8% ).
Qua những thuận lợi, khó khăn và thực trạng cũng như qua tìm hiểu tình hình thực tế của , cho ta thấy tình trạng trường tiểu học có nhiều học sinh học sinh yếu kém là do những nguyên nhân cơ bản sau:
Do điều kiện kinh tế, hoàn cảnh đình.
Do học sinh mất kiến thức căn bản (hỏng kiến thức).
Học sinh chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, không chăm chỉ chuyên cần trong học tập.
Tất cả những nguyên nhân trên làm tác động vào quá trình học tập của học sinh. Dẫn đến các em lơ là trong học tập. Đến trường để có lệ, học không có mục đích, kết quả cuối cùng dẫn đến học tập sa sút, yếu - kém. 
2. Nội dung xây dựng động cơ học tập cho học sinh yếu:
- Học sinh phải biết xác định: Học để làm gì? Vì sao phải học? Học như thế nào? học để cho ai?
- Động cơ học tập của học sinh được phân chia nhiều loại như sau:
+ Động cơ mang tính xã hội: Học để sau này xây dựng quê hương đất nước.
+ Động cơ mang tính cá nhân: Học để phục vụ lợi ích riêng mình, muốn hơn người, muốn sau này có địa vị, vị trí trong xã hội.
+ Động cơ bên trong: Học để nắm kiến thức tự nhiên xã hội, thế giới quan khoa học, để vận dụng nó vào thực tế cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
+ Động cơ bên ngoài: Học để thầy cô và cha mẹ vui lòng, học vì muốn có điểm tốt.
Có động cơ học tập đúng đắn thì mới có kết quả tốt và có niềm sai mê học tập. Do vậy phải tạo cho học sinh yêu thích học tập, húng thú trong học tập, thúc đẩy các em học thật tốt. Người giáo viên phải biết toàn diện về học sinh: Về tâm sinh lí của các em, hoàn cảnh gia đình, thái độ học tập, mối quan hệ bạn bè, sở thích của các em từ đó có phương pháp, biện pháp giảng dạy thật tốt để tác động đến các em.
3. Những biện pháp khắc phục tình trạng học sinh chưa hồn thành :
Từ những nguyên nhân trên kết hợp với nội dung vừa nêu tôi xin đề ra những biện pháp thiết thực hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu cho trường tiểu học Tân Điền của huyện Đầm Dơi như sau:
Học sinh yếu do điều kiện, hoàn cảnh gia đình.
Mỗi gia đình là một tế bào xã hội. Giáo dục học sinh chịu ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình; nhân tố quyết định đầu tiên là Cha mẹ ảnh hưởng rất sâu sắc, vì thế giáo dục tri thức cho học sinh, gia đình là điểm mạnh. Song mỗi gia đình có đặc điểm riêng của nó nên giáo dục phải biết phối hợp như thế nào để đảm bảo tính thống nhất, trọn vẹn trong quá trình giáo dục, đồng thời phát huy cùng nhà trường để giáo dục việc học tập của học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
Nguyên nhân xuất phát từ gia đình chúng ta cần:
- Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nhằm làm cho các bậc phụ huynh hiểu được những mặt tích cực và hạn chế của con em mình để từ đó có những định hướng đúng đắn trong việc giáo dục các em.
- Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học tập và rèn luyện. qua đó giáo viên thông tin kịp thời đến phụ huynh kết quả học lực, hạnh kiểm, các mặt hoạt động ...của học sinh bằng nhiều hình thức như: thông qua sổ liên lạc, qua gặp gỡ trực tiếp... giáo viên và phụ huynh có sự liên kết nắm bắt thông tin hai chiều, có biện pháp tác động phù hợp. Động viên khuyến khich các em tiến bộ, nhắc nhỡ kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn.
- Giáo viên tạo điệu kiện tốt về thời gian để các em có thể hoàn thành bài tập ngay tại lớp. Bên cạnh đó thông báo cho phụ huynh cần nhắc nhỡ đôn đốc các em học bài và làm bài tập ở nhà.
- Phụ huynh thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc học của con em mình quy định thời gian biểu, giờ giấc học tập, vui chơi để các em có thói quen nề nếp trong học tập.
- Ngoài những việc nêu trên giáo viên cần đề xuất với hội phụ huynh, nhà trường, các ban ngành đoàn thể, với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm tạo điều kiện giúp đỡ như: cung cấp sách giáo khoa, dụng cụ học tập..., đối với những em có hoàn cảnh khó khăn để các em an tâm học tập.
Học sinh yếu do mất kiến thức căn bản ( Hỏng kiến thức).
Kiến thức cần có sự xuyên suốt từ lớp 1 đến hết lớp 3 (tính theo bậc học)
Do mất căn bản học sinh sẽ khó có nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới, để khắc phụ tình trạng này giáo viên cần:
- Hệ thống kiến thức theo chương trình, hệ thống kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
- Đưa ra nội dung và bài tập phù hợp với trình độ kiến thức của học sinh để các em học luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức cũ.
- Phân hóa đối tượng học sinh.
- Quan sát và theo dõi từng hoạt đông của các em, bằng nhiều hình thức tổ chức như: thi đua cá nhân, thi đua tổ nhóm, đố vui...
- Những đối tượng học sinh này cần được tiến hành kiểm tra bài cũ thường xuyên, nhằm rèn luyện thói quen học bài và làm bài, qua đó nhằm kích thích hoạt động trí tuệ của các em.
- Động viên, khích lệ, tuyên dương, kịp thời với tác dụng:
+ Xác nhận sự tiến bộ ở học sinh.
+ Kích thích sự say mê hứng thú học tập của học sinh.
+ Thúc đẩy hành động theo mẫu mực 
+ Giúp học sinh tự tin mình có thể học được và học giỏi như các bạn...
+ Kềm chế sự bộc phát, tập thói quen chu đáo và cẩn thận.
+ Tránh hình thức phạt, nặng lời, tạo điều kiện làm sao các em thích học hơn là bắt buộc học. 
Ta thấy rằng con người luôn luôn có hai nhu cầu đối lập nhau là tự khẳng định mình và đồng nhất với người khác. Do vậy trong giảng dạy giáo viên cần nắm vững điều này để kích thích học sinh hứng thú say mê học tập.
Học sinh yếu do chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, không chăm chỉ chuyên cần trong học tập, lười học.
Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do: Các em không nhận thức được việc học có tầm quan trọng cho tương lai mai sau, “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời” đa số là các em không thuộc bài, không làm bài thường xuyên để trở thành thói quen trong học tập mãi mê lo chơi dẫn đến hỏng kiến thức.
- Để các em có hứng thú học tập, giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý từng em và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng nhiều hình thức dạy như: Thực hiện phương pháp trò chơi, sử dụng phong phú đồ dùng dạy học, buộc các em phải làm phải thực hiện, giúp các em tự hiểu bài, tự bản thân giải quyết các bài tập thầy cô giao cho.
- Ngoài ra giáo viên còn động viên các bạn trong tổ nhắc nhỡ giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải các lỗi nêu trên.
- Việc giáo dục học sinh yếu kém không phải ngày một ngày hai mà đòi hỏi người giáo viên phải có sự kiên trì nhẫn nại, lâu dài tận tâm, tận tình với nghề nghiệp thì mới có thể tác động đến học sinh từng bước lên khá, giỏi được.
- Ngoài ra giáo viên cần phải trao đổi trực tiếp với đối tượng học sinh yếu bằng lời lẽ có lý, có tình và bằng tình cảm đối với học sinh thông qua: Trò chuyện, nêu gương học tập tốt, thưởng việc tốt. Giải thích cho các em biết tầm quan trọng trong việc học, cho các em hiểu được: “Học phải đi đôi với hành” “ Việc học tập phải học suốt đời”. Có như vậy các em mới nắm được kiến thức lâu bền hơn.
- Chính những tác động trực tiếp thường tạo ra dấu ấn tức thì, về sự chuyển biến tâm sinh lý như thái độ, hành vi, tình cảm. Gây được sự hứng thú các em đến trường, các em sẽ luôn luôn mong muốn được điểm tốt, được thầy cô khen, được vui đùa với các bạn, đến trường để được làm bài, học bài , được chia sẽ ý kiến, suy nghĩ của mình đối với bạn bè.
- Biện pháp này có hiệu quả nếu giáo viên tác động kịp thời, đúng mức độ, đến từng đối tượng học sinh yếu. Kết quả tác động sẽ tùy vào tình cảm, thái độ nghệ thuật sư phạm của từng giáo viên. Giáo viên cần phải tạo cho các em một niềm tin: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
- Bên cạnh những biện pháp giáo dục trực tiếp đến từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần phải phối hợp biện pháp giáo dục tập thể, dùng dư luận của tập thể tác động đến đối tượng học sinh cá biệt, xây dựng tập thể lành mạnh thành khối đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, với phương châm: “Sống có trách nhiệm”. Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên, khêu gợi động lực học tập của học sinh vì danh dự tập thể lớp, vì thi đua với các lớp khác, để các em tự giác điều khiển hành vi học tập của mình tốt hơn.
Ví dụ: Giáo viên động viên học sinh bằng những bông hoa điểm mười cho các nhóm, tổ vào mỗi ngày và tổng kết tuyên dương sau mỗi tuần. Có như vậy các thành viên trong tổ mới động viên, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phong trào này được duy trì thường xuyên trong học tập. Còn các thành viên ở tổ khác sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả tốt như tổ bạn. Chính dư luận tập thể sẽ đánh dấu bước trưởng thành, tiến bộ, của các đối tượng học sinh yếu.
Trong quá trình dạy học ta thấy rằng không ít học sinh bi quan, mất niềm tin, tự phụ, chủ quan,... trong học tập. Trong sinh hoạt do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi của các em có lúc ù lì, chậm chạp. Tất cả những trường hợp trên giáo viên tận dụng nhiều phương pháp để các em linh hoạt, kích thích các em trở lại hoạt động học tập, vui chơi, hòa đồng với các bạn trong tổ nhóm.
Trong mỗi biện pháp đều có ưu và khuyết điểm riêng nhưng giáo viên phải biết kết hợp tận dụng linh hoạt khéo léo nhiều biện pháp cho phù hợp tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh Tiểu học để tác động đến các em học sinh yếu của trường, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Kết quả.
Qua thực tế một năm đưa vào vận dụng những biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu của trường Tiểu học Tân Điền, huyện Đầm Dơi, tôi thu thập được kết quả khả quan như sau:
1.1 Tổng hợp kết quả chất lượng học sinh Giữa kỳ I.
Năm học 2007 – 2008 như sau:
Lớp
Tổng số HS
Môn Tiếng việt
Môn toán
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
1
238
61
55
61
61
85
54
46
52
2
171
30
48
72
21
29
73
47
22
3
127
15
47
48
17
26
53
32
16
4
113
12
46
36
19
11
27
45
30
5
154
17
58
53
26
15
56
55
28
TỔNG
803
135
254
270
144
166
263
225
148
1.2 Tổng hợp kết quả chất lượng học sinh cuối kỳ I.
Năm học 2007 – 2008 như sau:
Lớp
Tổng số HS
Môn Tiếng việt
Môn toán
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
1
238
61
55
61
61
85
54
46
52
2
171
30
48
72
21
29
73
47
22
3
127
15
47
48
17
26
53
32
16
4
113
12
46
36
19
11
27
45
30
5
154
17
58
53
26
15
56
55
28
TỔNG
803
135
254
270
144
166
263
225
148
1.3 Tổng hợp kết quả chất lượng học sinh giữa kỳ II.
Năm học 2007 – 2008 như sau:
Lớp
Tổng số HS
Môn Tiếng việt
Môn toán
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
1
238
61
55
61
61
85
54
46
52
2
171
30
48
72
21
29
73
47
22
3
127
15
47
48
17
26
53
32
16
4
113
12
46
36
19
11
27
45
30
5
154
17
58
53
26
15
56
55
28
TỔNG
803
135
254
270
144
166
263
225
148
(Số liệu này do cán bộ Văn phòng trường Tiểu học Tân Điền cung cấp)
 Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu cho ta thấy số lượng học sinh yếu ngày càng giảm, số lượng học sinh trung bình, khá, giỏi của môn Toán, môn Tiếng Việt ngày càng tăng.
Qua quá trình triển khai thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh yếu của trường tiểu học Tân Điền, huyện Đầm Dơi, tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng học sinh yếu là một việc làm gặp không ít khó khăn và thường xuyên của giáo viên. Đó là trách nhiệm của giáo viên đứng lớp, phải tìm ra mọi biện pháp hay nhất, tối ưu nhất, phù hợp nhất để tác động đến đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng chung của nhà trường.
2. Phổ biến ứng dụng.
Từ những kết quả đạt được như trên tôi nhận thấy nếu những biện pháp này được triển khai thực hiện đối với các trường Tiểu học trong phạm vi toàn huyện Đầm Dơi là phù hợp và sẽ góp phần hạn chế được tình trạng học sinh yếu kém đồng thời chất lượng giáo dục ở huyện nhà từng bước được nâng cao./. 
 Đầm Dơi, ngày 25 tháng 04 năm 2008
 Người viết sáng kiến

File đính kèm:

  • docSKKN CHAT LUONG HOC SINH KEM NAM.doc
Sáng Kiến Liên Quan