Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 phát huy tính tích cực trong hoạt động nhóm của môn tiếng Anh

1. Tên sáng kiến:

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 phát huy tính tích cực trong hoạt động nhóm của môn tiếng Anh

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học đặc biệt là môn Tiếng anh.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Với phương pháp học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể của quá trình dạy học, nên việc chọn phương pháp giảng dạy sao cho đạt hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh để đạt mục tiêu bài học là một việc làm hết sức cần thiết. Việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm sẽ tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính đoàn kết và giúp đỡ nhau một cách tích cực hơn trong một tiết học, từ đó các em sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, góp phần vào việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt trong chương trình Tiếng Anh lớp 3, kĩ năng nói được thể hiện xuyên suốt trong các bài học, đa dạng về chủ đề.

Hoạt động theo nhóm có nhiều lợi thế, nhưng nếu hoạt động giao tiếp này không được tổ chức một cách phù hợp thì chúng rất dễ phản tác dụng, lớp học sẽ trở thành một “cái chợ” vượt ra khỏi tầm kiểm soát của giáo viên. Một vấn đề cũng thường gặp khi tiến hành tổ chức hoạt động nhóm là học sinh có thể mắc nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 phát huy tính tích cực trong hoạt động nhóm của môn tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: .
1. Tên sáng kiến:
Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 phát huy tính tích cực trong hoạt động nhóm của môn tiếng Anh 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học đặc biệt là môn Tiếng anh.
Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Với phương pháp học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể của quá trình dạy học, nên việc chọn phương pháp giảng dạy sao cho đạt hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh để đạt mục tiêu bài học là một việc làm hết sức cần thiết. Việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm sẽ tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính đoàn kết và giúp đỡ nhau một cách tích cực hơn trong một tiết học, từ đó các em sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, góp phần vào việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt trong chương trình Tiếng Anh lớp 3, kĩ năng nói được thể hiện xuyên suốt trong các bài học, đa dạng về chủ đề.
Hoạt động theo nhóm có nhiều lợi thế, nhưng nếu hoạt động giao tiếp này không được tổ chức một cách phù hợp thì chúng rất dễ phản tác dụng, lớp học sẽ trở thành một “cái chợ” vượt ra khỏi tầm kiểm soát của giáo viên. Một vấn đề cũng thường gặp khi tiến hành tổ chức hoạt động nhóm là học sinh có thể mắc nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp: 
Hoạt động nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp và giúp các em phát huy được tính đoàn kết, giúp đỡ nhau trong một tiết học. Khi tiến hành những hoạt động giao tiếp này, học sinh có nhiều điều kiện để giúp đỡ nhau, các em sẽ tự chữa lỗi và bổ sung kiến thức cho nhau và cùng nhau phát triển các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, tương tác; kỹ năng tạo môi trường hợp tác; kỹ năng xây dựng hoạt động, đoàn kết và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
 Từ đó việc truyền thụ kiến thức cho học sinh được nâng cao, gây được hứng thú học tập của học sinh, làm cho các em dễ hiểu, dễ tiếp thu và vận dụng kiến thức nhanh hơn, thực tế hơn, tự nhiên hơn vào bài học. Đây chính là mục đích của giải pháp “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 phát huy tính tích cực trong hoạt động nhóm của môn tiếng Anh”.
3.2.2 Nội dung giải pháp: 
Muốn đạt được thành công trong tiết học thì sự hợp tác cũng như tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau của các thành viên trong nhóm là hết sức cần thiết. Nó phải được nổi bật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3.2.2.1. Hoạt động theo nhóm (group work): 
Việc phân nhóm tuân theo đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh và phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập phải giải quyết. Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phải cùng hợp tác giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết nhiệm vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm. Chia nhóm phải đảm bảo cân đối về số lượng, sắp xếp vị trí chỗ ngồi của nhóm cũng như từng thành viên để học sinh dễ thảo luận, trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên. 
Có nhiều cách chia nhóm tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ học tập và dụng ý sư phạm của giáo viên. 
Ví dụ 1: chia nhóm theo vị trí bàn học của học sinh: nhóm nhỏ 3 – 4 người có thể mỗi bàn là một nhóm, nhóm lớn 6 – 8 người có thể 2 bàn ngồi kề nhau là một nhóm. Ưu điểm của cách chia nhóm kiểu này là tổ chức gọn nhẹ, huy động được tất cả học sinh vào giải quyết công việc, không cần xáo trộn bàn ghế tăng khả năng của học sinh vào giải quyết các bài tập tình huống nhận thức, thực hành hoặc các bài tập vận dụng tri thức để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Ví dụ 2: Chia nhóm thành dãy bàn học có trong lớp (thành 2 hoặc 3 nhóm tuỳ theo dãy bàn học trong mỗi lớp đã được bố trí). Cách tổ chức nhóm kiểu này thường đơn giản và nhanh. Nhóm này thường được sử dụng trong các trò chơi học tập hoặc giải một bài tập nhận thức có tính thi đua giữa các nhóm với nhau. 
Các bước thực hiện, điều khiển một hoạt động theo nhóm:
The 1st step: Teacher introduces the requirements what students have to do. 
The 2nd step: Teacher divides class into groups .
The 3rd step: Teacher gives instructions – check students’ understanding. 
The 4th step: Students work in groups. Teacher goes round to check and take notes.
The 5th step: When most groups finished, stop the activities. Each group report their answers. 
The 6th step: Teacher gives feedback.
	3.2.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động theo nhóm: Tổ chức theo nhóm bạn bè. Đây là hình thức cơ bản nhất để tạo không khí thoải mái khi làm việc trong các nhóm.
	Ví dụ: ENGLISH 3 – UNIT 2: What’s your name?
	 	S1: How do you spell your name?	S2: L-I-N-D-A . 
	Tổ chức nhóm theo khả năng của học sinh. Hình thức tổ chức này tạo điều kiện cho các học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, đồng thời giáo viên có thể bám sát để giao các loại hình bài tập phù hợp với trình độ từng loại học sinh và có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu, kém.
	Ví dụ: ENGLISH 3 – UNIT 13: Where’s my book?
	S1: Where are the (books)?	S2: They’re (near) the (table).
	T: They’re (on) the (table).
	Tổ chức nhóm ngẫu nhiên. Giáo viên có thể tổ chức nhóm một cách ngẫu nhiên, không theo một quy định cụ thể nào. Sự thay đổi các hình thức thành lập nhóm là hết sức cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục qua mỗi ngày, mỗi tiết học thậm chí qua mỗi bài tập để tránh sự nhàm chán trong luyện tập.
	Ví dụ: ENGLISH 3 – UNIT 9: What colour is it?
	S1: What colour are your (pens)? S2: They’re blue. S3: They’re blue and black. S4: They’re blue, black and purple 
	3.2.2.3. Xác định đúng nội dung, yêu cầu cho học sinh hoạt động theo nhóm phát huy tính tích cực, giúp đỡ nhau đạt hiệu quả, khắc sâu kiến thức, ghi nhớ vốn từ: Để học sinh hoạt động theo nhóm có hiệu quả giáo viên cần phải có sự chuẩn bị tốt, có mẫu câu hoặc ví dụ cho trước, cung cấp đủ ngữ liệu cho bài thực hành. Trong quá trình học sinh thực hiện giáo viên cần có sự theo dõi, bao quát chung. Không ngắt lời khi học sinh đang luyện tập, lắng nghe và hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Giáo viên ghi lại những lỗi sai điển hình để chỉ ra cho học sinh sửa sau đó, qui định thời gian cụ thể cho từng hoạt động. Sau khi học sinh hoạt động xong cần có sự kiểm tra, nhận xét, góp ý kiến kịp thời từ các nhóm khác nhau hoặc từ giáo viên để sửa lỗi hoặc cung cấp mẫu đúng. Rèn cho học sinh từ đầu năm cách thức hoạt động nhóm như một thói quen tự giác, không gây ồn ào, làm đúng theo hiệu lệnh, đúng yêu cầu bài học. Giáo viên có thể lồng được kỹ năng sinh hoạt nhóm – Kỹ năng sống “Soft skill” vào tiết dạy của mình.
	3.2.2.4. Hoạt động nhóm có thể được tổ chức trong quá trình giảng dạy tất cả các kĩ năng Tiếng Anh như: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Hoạt động nhóm đặc biệt hiệu quả trong các giờ nói vì đây là giờ học đặc trưng của đường hướng “dạy ngôn ngữ giao tiếp” với ba cấp độ luyện tập là: Luyện theo mẫu, luyện tập có kiểm soát và luyện nói tự do. Trong ba cấp độ luyện tập trên, giáo viên đều có thể tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm để tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có thể tham gia luyện nói. Từ Unit 1 đến Unit 20 trong sách Tiếng Anh 3 phần speaking được truyền tải xuyên suốt, đa dạng chủ đề. Do đó kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm trong các tiết học như: Communication, Skills Project hết sức được chú trọng.
	Trong tiết luyện viết (Short writing exercises) giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm để thảo luận trước khi viết và cho học sinh trao đổi bài sau khi viết để các em tự chữa lỗi cho nhau.
	3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp trên đã áp dụng tại khối 3 trường tiểu học thị trấn Kiên Lương 1. Ngoài ra giải pháp có thể nhân rộng với các khối lớp của các trường đang thực hiện giảng dạy theo mô hình trường học mới trong huyện, tỉnh.
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua một năm học và áp dụng những biện pháp đề ra, tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm giúp các em phát triển trí tuệ, rèn kỹ năng giao tiếp kỹ năng tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo của người học. Được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Tổng số học sinh
Năm học 2017 - 2018
Nội dung
Hoàn thành tốt
Tỉ lệ %
Hoàn thành
Tỉ lệ %
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ %
289
Cuối kỳ I
147
50,9%
138
47,7%
4
1,4%
288
Cuối năm
205
71,2%
83
28,8%
	Ngoài ra các em còn tích cực tham gia các phong trào và đã được nhiều thành tích như: Tiếng anh IOE: 1 nhất, 1 nhì, 1 ba, 12 khuyến khích. Tiếng anh OSE: 1 nhất, 1 ba, 10 khuyến khích, 4 đạt. Toán – Tiếng anh: 1 nhất, 1 nhì, 1 ba, 6 khuyến khích.
	Hoạt động theo nhóm là một trong những hình thức phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh, tạo cho học sinh sự hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất và rèn luyện được các kĩ năng giao tiếp cho các em. Để những tiết học ngoại ngữ thật sự đạt hiệu quả theo hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, bên cạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cũng cần tiến hành các hoạt động tổ chức lớp học sao cho hiệu quả nhằm thu hút tất cả học sinh tham gia.
	 Kiên Lương, ngày 7 tháng 5 năm 2018 
 	 Người mô tả 

File đính kèm:

  • docSKKN UYEN 17 -18 sua xong.doc
  • docBIA SKKN uyen.doc
  • docMẫu giấy chứng nhận Sáng kiến năm học 2017-2018 uyen.doc
Sáng Kiến Liên Quan