Một số biện pháp xây dựng kỷ cương nền nếp lớp 2A trường Tiểu học Tân Khánh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1.Lý do chọn đề tài:

 Trong công tác giáo dục hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “ Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp dạy và học “.Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt công tác duy trì lập lại trật tự, kỷ cương, kiên quyết đẩy lùi mọi tiêu cực trong việc dạy và học.

 Tăng cường kỷ cương, nền nếp dạy và học trong học sinh là một vấn đề đáng quan tâm và cần phải được chấn chỉnh lập lại kỷ cương nền nếp trong trường học, vì nó không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân học sinh, mà còn ảnh hưởng đến môi trường sư phạm. Nó còn có những tác động xấu ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì thế, đẩy mạnh xây dựng kỷ cương, nền nếp của học sinh là yêu cầu quan trọng hàng đầu là một điều tất yếu, khách quan trong công tác giáo dục hiện nay.

 2/ Thực trạng:

 Suốt quá trình giảng dạy trong nhiều năm qua chúng tôi đã từng bước chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp của học sinh trong lớp học, nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, mất tư cách, nghịch ngợm nhưng; nhận thấy vẫn còn thể hiện như: số học sinh nghỉ học không xin phép hoặc có xin phép nhưng lý do chưa chính đáng. Ví dụ như : nghỉ học cùng Cha mẹ đi thăm ông bà, đám giỗ .vẫn còn cao. Bên cạnh đó còn một số học sinh lười học, đi chơi lêu lỏng, tạo băng nhóm gây gỗ phá phách, đôi khi còn đánh nhau

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2964 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp xây dựng kỷ cương nền nếp lớp 2A trường Tiểu học Tân Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Lý do chọn đề tài:
	Trong công tác giáo dục hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “ Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp dạy và học “.Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt công tác duy trì lập lại trật tự, kỷ cương, kiên quyết đẩy lùi mọi tiêu cực trong việc dạy và học.
	Tăng cường kỷ cương, nền nếp dạy và học trong học sinh là một vấn đề đáng quan tâm và cần phải được chấn chỉnh lập lại kỷ cương nền nếp trong trường học, vì nó không chỉ làm ảnh hưởng đến bản thân học sinh, mà còn ảnh hưởng đến môi trường sư phạm. Nó còn có những tác động xấu ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì thế, đẩy mạnh xây dựng kỷ cương, nền nếp của học sinh là yêu cầu quan trọng hàng đầu là một điều tất yếu, khách quan trong công tác giáo dục hiện nay.
	2/ Thực trạng:
	Suốt quá trình giảng dạy trong nhiều năm qua chúng tôi đã từng bước chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp của học sinh trong lớp học, nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, mất tư cách, nghịch ngợmnhưng; nhận thấy vẫn còn thể hiện như: số học sinh nghỉ học không xin phép hoặc có xin phép nhưng lý do chưa chính đáng. Ví dụ như : nghỉ học cùng Cha mẹ đi thăm ông bà, đám giỗ.vẫn còn cao. Bên cạnh đó còn một số học sinh lười học, đi chơi lêu lỏng, tạo băng nhóm gây gỗ phá phách, đôi khi còn đánh nhau
 Nhiều năm qua nhà trường và bản thân chưa có biện pháp tối ưu để ngăn chặn Phần chất lượng đại trà còn thấp, nền nếp còn hạn chế từng mặt. Là một giáo viên không thể để thực trạng ấy diễn ra lâu dài.
	Từ những lý do trên đã thôi thúc tôi tìm hiểu về vấn đề “ Một số biện pháp xây dựng kỷ cương nền nếp lớp 2A trường Tiểu học Tân Khánh”.
II/ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP.
1/ Nguyên nhân:
a/ Nguyên nhân do học sinh:
Qua tìm hiểu số học sinh xếp loại hạnh kiểm chưa đạt, xếp loại học lực yếu hay số học sinh vắng học, bỏ học. Thì đa số tập trung vào các đối tượng sau:
+ Một số học sinh có học lực quá yếu, ở dạng lớn tuổi hay bị lưu ban nhiều năm (từ 2 đến 3 năm)nguyên nhân đó dẫn đến các em không muốn học, lười học. Vì đến lớp chưa làm bài tập hoặc không thuộc bài nên sợ thầy cô điển hình trước lớp, các bạn trêu chọc nên tìm cách nghỉ học hoặc chốn học.
+ Một số học sinh do ở nhà phải phụ giúp cha mẹ làm những công việc như : trông em, nấu cơm, quét dọn nhà cửaquá nhiều công việc, do đó các em không có thời gian học bài và khi đến lớp thì hay mệt mỏi, do thiếu ngũ và sức khỏe không tốt dẫn đến chán học và ngồi trong lớp hay nói chuyện.
+ Một số học sinh nhà ở quá xa trường, đoạn đường đi bộ hoặc đi đò phải qua nhiều kênh rạch, về mùa mưa đường đất sình lầy, do vậy việc ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân vẫn còn hạn chế.
+ Đó là những nguyên nhân làm cho học sinh bỏ học, hay vắng học. tư cách và ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường kỷ cương, nền nếp ở lớp không tốt. 
	b/ Nguyên nhân do từ phía giáo viên chủ nhiệm:
	Giáo viên chủ nhiệm chưa thường xuyên liên hệ chặt chẽ với những gia đình ở xa có con em vi phạm nội quy nhà trường và lớp học. Mặc khác giáo viên chưa đi sâu sát tìm hiểu kỹ những đối tượng học sinh học lực yếu hay hạnh kiểm xếp loại chưa đạt để có biện pháp giúp đỡ cho các em.
	Chưa kết hợp tốt các đoàn thể cùng quan tâm vận động gia đình tạo điều kiện cho các em có thời gian học tập, ở nhà cũng như ở lớp.
	c/ Nguyên nhân do từ phía gia đình:
 + Một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế nghèo, gia đình đông con, việc làm không ổn định, đa số họ là những người ít học nên nhận thức việc học tập của con em mình chưa cao, chỉ mong sao làm có tiền đủ sống hằng ngày nên chẳng có thời gian quan tâm gì đến việc học tập, cũng như việc vệ sinh ăn mặc hay tính cách của con em mình.
 + Nhận thức về việc học tập của con em mình chưa cao chủ yếu là biết đọc, biết viết. Họ quan niệm rằng:“Tiền mua gạo ăn không có, tiền đâu sắm sửa mà đi học”, Vậy là họ cho con em mình nghỉ học ở nhà làm thêm hoặc trông em. Để gia đình đi làm thuê kiếm sống.
	Qua phân tích phát hiện ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên ở lớp 2A, mới chỉ là ở mức độ chưa sâu. Vì lý do thời gian có hạn bản thân tôi xin dừng lại ở các nguyên nhân nêu trên nhằm tìm biện pháp khắc phục các nguyên nhân vừa nêu.
	2/ Giải pháp:
	a/ Vấn đề này áp dụng cho đối tượng học sinh ở vùng sâu vùng xa, cụ thể là học sinh lớp 2A của trường Tiểu học Tân Khánh, trực thuộc Phòng Giáo Dục& ĐT Đầm Dơi, do đó đối tượng ở đây là lứa tuổi học sinh tiểu học rất hiếu động ham chơi, lười học và còn có nhiều gia đình ít quan tâm đến việc học hành của con em mình vì phải đi làm thuê.
	Vì vậy một khi kỷ cương đã bị coi thường, nền nếp lỏng lẻo thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy – học và giáo dục học sinh, đồng thời sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để tạo lập lại. Muốn học sinh chấp hành tốt kỷ cương, nền nếp thì nhất thiết phải có một chuẩn mực hợp lý.
	Xây dựng bảng nội quy học sinh là xây dựng những chuẩn mực về kỷ cương, nền nếp. Một mặt phải đảm bảo yêu cầu chung của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo về kỷ cương đối với học sinh trong cả nước. Mặt khác phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở trường và địa phương.
	Bảng nội quy được triển khai trong học sinh vào đầu năm học mới, đồng thời phát hành in ấn phát cho học sinh dưới hình thức. “ Bản cam kết học sinh và phụ huynh ký vào để nộp cho nhà trường. Nội quy “ Bản cam kết giáo viên yêu cầu học sinh phải chép vào vở đạo đức, học sinh phải học thuộc và được giáo viên kiểm tra thường xuyên trong năm học.
	Với cách thức xây dựng và yêu cầu về nội dung bảng nội quy học sinh như trên đã được sự thống nhất cao trong tập thể sư phạm nhà trường và phụ huynh học sinh.
Qua bảng nội quy đã nâng cao được ý thức và trách nhiệm của gia đình học sinh, bởi lẽ họ nắm chắc được các quy định được cam kết với nhà trường về việc đôn đốc, nhắc nhở con em thực hiện nghiêm chỉnh kỷ cương, nề nếp lớp học. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành trong học sinh cao hơn và cũng dễ dàng xử lí khi có vi phạm. Chẳng hạn, trước kia quy định: “ Học sinh khi nghỉ học phải xin phép” nhưng không nói rõ cách thức xin phép như thế nào nên đều đó dẫn đến học sinh trốn học đi chơi, thì tự mình viết đơn xin phép hoặc có khi nhờ một người nào đó ( Không phải là phụ huynh học sinh) viết đơn xin phép. Nhưng trong bảng nội quy mới thì được quy định rất rõ ràng về trường hợp khi học sinh vắng học thì phải có cha mẹ hoặc người đỡ đầu trực tiếp đến trường xin phép và phải có giấy phép. Trong trường hợp nếu cha mẹ hay người đỡ đầu vì một lý do chính đáng nào đó mà không đến trường được, thì người thân trong gia đình, ví dụ như: Cô, dì, anh chị có thể đi thay cha mẹ đến trường để xin phép, song đơn xin phép đó phải có chữ ký của cha mẹ học sinh.
	b/ Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác kỷ cương, nề nếp:
	Giáo viên chủ nhiệm là người đứng mũi chịu sào, lớp tốt hay xấu, học sinh ngoan hay hư cũng một phần do giáo viên chủ nhiệm “ Cô giáo như mẹ hiền” vì vậy việc học sinh hư hỏng thì giáo viên không loại trừ bị chỉ trích.
	Vậy công tác chủ nhiệm là hết sức quan trọng “ Có Thầy giỏi thì trò mới giỏi”. Nên trong công tác chủ nhiệm, muốn thực hiện tốt được công tác quản lí của lớp thì nhiệm vụ đầu tiên và cũng hết sức khó khăn là giáo viên chủ nhiệm phải phát hiện kịp thời, những học sinh có hiện tượng vi phạm nội quy học sinh, vì trong lớp có 30 em. Nếu giáo viên không quan tâm, quán xuyến lớp và tìm hiểu rõ cá tính, hoàn cảnh gia đình từng em một thì việc giáo dục sẽ gặp khó khăn, không đạt được yêu cầu đặt ra. Công tác chủ nhiệm trước hết là phải xây dựng cho được lớp của mình thành một tập thể đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện giáo dục học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
	Giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức rõ trách nhiệm, nắm vững được nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề nghiệp, tổ chức hướng dẫn cả lớp những việc dù là nhỏ, đồng thời còn dự đoán tốt mọi tình huống có thể xảy ra trong lớp, để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các biểu hiện vi phạm, xây dựng tốt nề nếp, kỷ cương lớp.
	Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, trước tiên phải nắm được thực trạng tình hình của lớp mình về hai mặt giáo dục của năm học trước, cũng như điều tra cơ bản về lý lịch của học sinh. Từ đó phân loại các đối tượng học sinh qua khảo sát chất lượng đầu năm, có biện pháp lập kế hoạch giáo dục và giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Trao đổi về nghiệp vụ công tác và nội dung bản nội quy học sinh trong lớp của mình với giáo viên các lớp khác, trong đó cần đề ra các biện pháp thi đua khen thưởng giữa các tổ cũng như các cá nhân nhằm nâng cao nề nếp, kỷ cương trong học tập của học sinh. 
 Ví dụ như lớp 2A giáo viên đã sử dụng một số biện pháp nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong tiết học và để đạt được kết quả tốt về nề nếp học tập, thì giáo viên đã dựa vào tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Ơû lứa tuổi còn nhỏ thì hình thức động viên khen thưởng đối với các em rất có hiệu quả. Nếu khi các em làm được một điều gì đó.Ví dụ: Khi trực nhật lớp sạch hay là tham gia phát biểu trả lời đúng một câu hỏi giáo viên đặt ra hoặc là làm được một việc tốt mà giáo viên kịp thời khen thưởng các em trước lớp. Làm cho các em hãnh diện, vui vẽ. Đĩ là một động lực để thúc đẩy các em phát huy mặt tốt của mình, đồng thời chính việc động viên khen thưởng này cũng là một đòn bãy tác động đến các đối tượng học sinh khác trong lớp. 
 Trong thời gian chưa đầy hai tháng thì tình hình học tập và nền nếp của học sinh lớp 2A đã có tiến bộ rõ rệt như: Số học sinh lười học, trong giờ học hay nói chuyện, không chú ý nghe giảng đã giảm xuống từ 10 em chỉ còn 3 em. Số học sinh hay vắng mặt không phép đã giảm hẳn. 
 c/ Riêng với các học sinh có nguy cơ bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng chính quyền đoàn thể đi đến tận gia đình để tìm rõ nguyên nhân, trường hợp nếu gia đình em đó có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thực sự hoặc đơn chiếc thì việc đầu tiên là: Đề nghị nhà trường và ban phụ huynh có biện pháp giúp đỡ bằng nguồn quỹ hỗ trợ, lập đề xuất theo quy định. Ngoài ra, còn cho học sinh đó mượn toàn bộ sách giáo khoa và dụng cụ học tập theo quy định, bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm còn kêu gọi các em học sinh trong lớp giúp đỡ bạn bằng khả năng của mỗi em với cách giúp đỡ thiết thực về vật chất để các em đó có điều kiện học tốt hơn. Giáo viên kết hợp các đoàn thể lập mối quan hệ với gia đình, tư vấn cho họ để họ hình thành động cơ học tốt cho con em mình, cho họ tạo điều kiện học tập tối thiểu cho các em về thời gian, sách vở học tập và phương tiện đi lại.
	Nếu học sinh thiếu ý thức học tập, thiếu tính kỷ luật trong hoạt động thì phải vạch ra nhiều diễn cảnh tốt đẹp của việc học tập cho các em có động cơ học tập đúng đắn. Từ đó phương pháp dùng tập thể, thông qua tập thể giáo dục tích cực hoạt động. Khi các em có tiến bộ dù nhỏ cũng phải kịp thời động viên khuyến khích.
	Hàng tháng sau khi họp hội đồng sư phạm, giáo viên chủ nhiệm báo cáo cụ thể lớp mình lên Hiệu trưởng để nắm rõ tình hình thực hiện kỷ cương nền nếp học sinh trong tháng qua nhằm trao đổi một số nghiệp vụ cụ thể bằng biện pháp chấn chỉnh một số vi phạm phổ biến điển hình. Ngoài ra các giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên thông báo kịp thời những thuận lợi – khó khăn mắc phải trong công tác giảng dạy và giáo dục đến ban giám hiệu nhà trường để cùng nhà trường tìm giải pháp khắc phục.
	Ngoài ra còn phải liên hệ với phụ huynh học sinh theo định kỳ 5 lần/năm đối với tất cả đối tượng học sinh trong toàn trường ( Đầu năm học, giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối học kỳ II), hình thức liên hệ qua họp phụ huynh học sinh, qua sổ liên lạc hoặc gặp trực tiếp. Riêng đối với những học sinh hay bị vi phạm về kỷ cương , nền nếp thì giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình tìm biện pháp khắc phục, giúp đỡ cho học sinh tiến bộ. Đối với một số trường hợp cá biệt thì giáo viên cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn về mọi mặt trong học tập và sinh hoạt hàng ngày của học sinh đó, liên hệ với phụ huynh học sinh để tranh thủ sự hợp tác tích cực từ phía gia đình học sinh.
Vì cha mẹ là người thầy cô đầu tiên của con cái, sự quan tâm đối với việc học hành sinh hoạt vui chơi của con cái sẻ giúp cho con mau tiến bộ và tạo cho con có một động cơ học tập và rèn luyện tốt. Nếu học sinh thực hiện kỷ cương nền nếp không tốt do từ phía gia đình thì giáo viên chủ nhiệm cần tìm rõ nguyên nhân và đến các gia đình có học sinh bị vi phạm để tư vấn, giải thích cho họ thấy được việc học tập của con em họ là rất cần thiết. Qua đó để họ có cách nhìn đúng vấn đề, để họ có tinh thần trách nhiệm và quan tâm đến việc học của con em mình.
Tóm lại: Bằng nhiều biện pháp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm ngày càng vững vàng về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu thương và quan tâm gắn bó thật sự với học sinh, đem lại niềm tin yêu cho học sinh, giúp học sinh tiến bộ trong học tập, sinh hoạt vui chơi lành mạnh, qua đó góp phần xây dựng tốt kỷ cương, nền nếp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cũng như hạnh kiểm đạo đức của học sinh trong học đường. Qua những biện pháp nêu trên tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm xây dựng kỷ cương, nền nếp trong lớp học, nên đưa ra nhiều cách giải quyết phù hợp để làm công tác chủ nhiệm của mình.
III/ KẾT QUẢ VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG.
	1/ Kết quả:
	Kết quả thực hiện: Trước khi thực hiện biện pháp này:
	Học sinh có tác phong chuẩn mực ăn mặc gọn gàng, sạch sẻ chiếm trên 60%.
	Học sinh bỏ học chiếm 6,6% ở năm học 2005 – 2006.
	Học sinh vắng học chiếm 8,6% ở năm học 2005 – 2006.
	Khi tôi áp dụng biện pháp này học sinh có tác phong chuẩn mực, ăn mặc gọn gàng sạch đẹp chiếm trên 80%. Học sinh vắng học 2,8%, bỏ học giảm hẳn, tổng số học sinh thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ học sinh tiểu học là 100 %.
	Sau khi thực hiện một số biện pháp này học sinh lớp 2A cuối năm đã có nhiều chuyển biến rõ rệt và đạt kết quả cao.
	Qua ba năm thực hiện một số biện pháp xây dựng kỷ cương, nền nếp của lớp tôi đã chứng minh rằng trong những năm học vừa qua số học sinh bỏ học, vắng học ngày càng giảm rõ rệt, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Năm học
Tổng số HS
Xếp loại hạnh kiểm
Số HS bỏ học
Tổng số HS vắng học
Đạt
Chưa đạt
SL
%
Số buổi
%
2005 – 2006
30
100%
/
2
6,6%
15
8,6%
2006 – 2007
30
100%
/
1
3,3%
10
5,7%
2007 - 2008
32
100%
/
/
/
5
2,8%
	Từ bảng số liệu trên đã cho thấy tinh thần học tập của học sinh trong lớp đã vào kỷ cương nền nếp tốt.
Qua tìm hiểu về đề tài, một số biện pháp xây dựng kỷ cương, nền nếp lớp 2A cũng như khi được áp dụng đến toàn bộ khối lớp 2 ở trường tiểu học Tân Khánh tôi nhận thấy rằng: muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục giảng dạy nhằm đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về trí tuệ, bản lĩnh đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách thì việc quan trọng đầu tiên giáo viên chủ nhiệm phải làm là: xây dựng cho tốt kỷ cương nền nếp trong lớp học ngay từ buổi ban đầu.
	Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc kết được trong nhiều năm giảng dạy, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu về kỷ cương nền nếp trong trường Tiểu học hiện nay, song kết quả đạt được chỉ là bước đầu vì khả năng của bản thân tôi và thời gian có hạn nên những giải pháp tôi đưa ra có thể chưa sâu sắc, vì vậy rất mong sự đóng góp chân thành các bạn đồng nghiệp, các cấp quản lý giáo dục và hội đồng khoa học cấp trên nhằm giúp cho những giải pháp trên hoàn thiện hơn và mang tính hiệu quả thiết thực hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Người Viết Sáng Kiến
 Nguyễn Tuyết Mai
PHẦN XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG TH TÂN KHÁNH.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PHẦN XÉT DUYỆT CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC ĐẦM DƠI

File đính kèm:

  • docSANG KIEN DU THI 2016.doc