Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học phân môn Chính tả đối với học sinh lớp 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: ‘‘Chữ viết là sự biểu hiện của nết người”. Lời dạy của Thủ tướng có ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi giáo viên nhất là đối với giáo viên tiểu học. Các nhà giáo dục nổi tiếng đã nói “ Những gì làm được ở bậc Tiểu học sẽ được giữ suốt cả đời. Những gì chưa xây được ở bậc tiểu học sau này xây rất khó”. Chính vì vậy việc rèn thói quen viết chữ đẹp là một trong những yêu cầu đổi mới của giáo dục hiên nay và cũng là nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học trong suốt quá trình đứng trên bục giảng. Muốn học tập tốt điều trước tiên các em phải có những thói quen như: phát âm chuẩn và biết rèn luyện chữ viết đúng mẫu quy định.

 

doc13 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4859 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học phân môn Chính tả đối với học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường phổ thông nói chung. Ở bậc Tiểu học, phân môn Chính tả càng có vị trí quan trọng. Bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh .
Ngoài ra phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như: Tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt .
So với kĩ năng nghe và đọc, kĩ năng nói và viết hiện nay của học sinh còn rất nhiều điều cần quan tâm, tôi nhận thấy đây là một vấn đề làm cho tôi phải trăn trở. Vì vậy tôi chon nội dung này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Chính tả ở lớp 2.
2. Mục đích nghiên cứu. 
Tìm ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho việc dạy và học phân môn Chính tả đối với học sinh lớp 2, đặc biệt là học sinh đồng bào. Nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng dạy – học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nói chung và học sinh đồng bào nói riêng, ngày một đi lên.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 2 trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai năm học 2013-2014.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Qua thực tế công tác tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, trong quá trình giảng dạy ở khối Hai với những kết quả bước đầu đã đạt được để rút ra một số biện pháp hay nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Chính tả lớp 2. 
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trải nghiệm. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực hành, luyện tâp.
- Phương pháp quan sát, giảng giải.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tính chất thực hành làm cơ sở cho việc dạy học các phân môn khác của Tiếng Việt. Cùng với phân môn Tập viết, Chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất thể hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Mục đích nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả ở lớp 2 là rèn luyện khả năng “đọc thông, viết thạo” chủ yếu là viết đúng và nắm chắc các qui tắc viết chính tả để dần tiến tới viết đẹp và sáng tạo.
2. Thực trạng :
Về cơ bản các em viết đúng mẫu chữ cái để ghi âm, vần, tiếng và đảm bảo đúng cỡ chữ quy định . 
Tốc độ viết cơ bản đã đạt mức quy định. Tuy vậy một bộ phận không nhỏ học sinh viết chưa đúng mẫu chữ cái để ghi âm, vần, tiếng không đúng cỡ chữ ( độ cao, rộng, khoảng cách giữa con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng) ghi dấu thanh không đúng vị trí . 
Ví dụ :
+ Học sinh thường viết sai mẫu chữ nhất là những õm, vần dễ lẫn như : k,c với q, ch với tr, s với r, ăt với ăc, kích cỡ chữ như : L, b, p, g ,t
+ Dấu thanh ghi không đúng vị trí như: qủa, ngoại, hoả, thủy, toản ...
+ Lẫn lộn cơ bản giữa dấu “ ? ” và dấu “ ~ ” như: ồn ả; bẻ gảy; lừng lửng ... Phụ âm đầu d và gi như: giành giụm; đôi dày; dục dã ...
 + Một số học sinh nắm chưa chắc luật chính tả nên còn viết sai lỗi chính tả như : gi; ngiã ; nge ; ci ; qoanh co ; quýet sạch ; cái quốc ....
 + Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp, các nét chữ, con chữ chưa đều, chữ viết nghiêng ngã một cách tuỳ tiện. Đặc biệt học sinh đồng bào do ngôn ngữ các em phát âm chưa chính xác, hay sót hoặc thừa dấu dẫn đến các em viết sai.
*Số liệu điều tra:
Trong năm học 2013-2014, tôi được phân công giảng dạy ở lớp 2C trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. Tôi đã khảo sát điều tra kết quả thu được đầu năm như sau;
* Kết quả:
Giai đoạn
Tổng số 
Học sinh
Loại A
Loại B
Loai C
Số lượng
 %
Số lượng
 %
Số lượng
 %
Đầu năm
40
11
 27,5
24
 60
5
 12,5
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
Là một trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đóng trên địa bàn thị trấn, phần lớn là học sinh Kinh. 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Trong việc thực hiện nhiệm vụ luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường. Đa số các em ngoan, lễ phép. Học sinh có đầy đủ sách, vở và đồ dùng học tập phục vụ cho môn học.
* Khó khăn: 
- Là đối tượng học sinh lớp Hai các em còn nhỏ nên ý thức tự giác chưa cao, đồng thời ở lớp Một thời gian các em được làm quen với phân môn Chính tả còn ít.
- Một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em còn mang tính phó thác cho giáo viên. 
- Một số bộ phận phụ huynh cũng như học sinh chưa nhận thấy được vị trí và tầm quan trọng của phân môn Chính tả. Vì thế chưa tạo được hứng thú khi dạy và học phân môn này .
- Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy chữ viết của các em c̣òn xấu, cũng hay mắc lỗi chính tả, tốc độ viết quá chậm, chữ viết cẩu thả, chưa đúng cỡ chữ, độ cao con chữ, khoảng cách giữa tiếng với tiếng, từ với từ chưa xác định cụ thể, . Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. 
- Điều kiện, hoàn cảnh kinh tế gia đình các em không đồng đều, phần lớn thuộc gia đình có bố mẹ làm nông, chài lưới, . Có nhiều gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em. 
- Một phần ba số em nhà ở cách xa trường học nên việc đi lại học tập cũng gặp nhiều khó khăn.
- Các em còn ham chơi hơn ham học. 
Xuất phát từ thực trạng việc dạy và học ở nhà trường nói trên, là một tổ trưởng chuyên môn khối 2, tôi cần phải nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp chỉ đạo việc dạy và học phân môn Chính tả ở khối nói chung và lớp của mình nói riêng. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong khối 2, để từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 b. Thành công- Hạn chế: 
* Thành công:
Trong những năm qua những lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã đạt được một số thành tích nhất định cụ thể:
- Đạt danh hiệu lớp vở sạch chữ đẹp cấp trường 3 năm liền.
- Hôi thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện tổ chức có học sinh tham gia và cũng đạt giải cao.
* Hạn chế:
- Việc hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên trong những giờ Tập viết, Chính tả đôi lúc cũng chưa đến nơi đến chốn. Các em ngồi chưa đúng tư thế ( nghiêng phải, nghiêng trái ), cách đặt vở, để tay, cách cầm bút chưa hợp lý dẫn đến việc chữ viết cẩu thả, tuỳ tiện. 
- Học sinh còn mắc lỗi Chính tả vì : 
+ Do phát âm không chuẩn, các tiếng phát âm không phân biệt được thanh ?, thanh ~, phụ âm đầu d/gi, c/k, ch/tr 
+ Do quên mặt chữ ghi âm .
+ Do chưa nắm chắc luật chính tả nên không biết khi nào viết d khi nào viết gi, khi nào viết ng khi nào viết ngh, khi nào thì viết k / c/q .
+ Do chưa nắm đúng luật viết hoa và cách viết hoa .
c. Mặt mạnh – Mặt yếu:
* Mặt mạnh:
- 100% học sinh được học hai buổi trên ngày. 90% là học sinh kinh. Đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ, năng động, luôn quan tâm chỉ đạo sát sao. Đặc biệt trong những năm gần đây, bộ phận chuyên môn luôn chú trọng đến phong trào “vở sạch chữ đẹp” của học sinh.
- Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu dạy và học nói chung và phân môn Chính tả nói riêng .
* Mặt yếu:
- Lớp học có nhiều đối tượng học sinh từ các vùng miền khác nhau.
- Trong giờ Tập viết, Chính tả một số giáo viên chưa hướng dẫn một cách cơ bản, tĩ mỉ về viết chữ đúng mẫu, chưa kết hợp nhuần nhuyễn việc dạy nghĩa của từ với dạy chữ, chưa hướng dẫn học sinh trình bày từng loại văn bản cụ thể ( thơ, văn xuôi ) 
- Do không nắm được nghĩa của từ, nghe hiểu còn hạn chế .
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
* Tích cực:
- Trong những năm học gần đây Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chú trọng đến việc viết chữ và trình bày vở của học sinh.
- Phong trào “Vở sạch chữ đẹp” được tổ chức thường xuyên 2 lần/năm (cuối kì I và cuối năm học)
*Tiêu cực:
- Học sinh còn nhỏ, ý thức tự giác chưa cao, chưa kiên trì trong học tập và rèn luyện.
- Có một số bộ phận nhỏ giáo viên phát âm chưa chuẩn, chữ viết chưa đẹp cho học sinh học tập.
- Một số bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm, đông viên, nhắc nhở con em mình.
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
a. Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp:
- Tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp tốt nhất nhằm giúp học sinh nắm được kĩ năng viết đúng, viết đẹp đáp ứng yêu cầu của môn học.
- Đồng thời giáo dục cho các em tính cẩn thận, kiên trì và nhẫn nại trong học tập đặc biệt là việc phát âm và phân biệt chính xác các tiếng, từ có âm, vần hay sai, lẫn lộn. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp:
Muốn học sinh viết đúng và đẹp trước hết phải có sự dạy dỗ tận tình của giáo viên và sự quan tâm nhắc nhở kèm cặp của cha mẹ học sinh cùng với sự nổ lực kiên trì của các em. ..
Giáo viên phải phát âm chuẩn, chữ viết phải đẹp, cẩn thận, viết đúng mẫu chữ qui định hiện hành của Bộ Giáo dục để làm gương cho học sinh noi theo.
Chương trình phân môn Chính tả ở nhóm lớp 2 cơ bản giống nhau chỉ khác ở mức độ yêu cầu, độ dài bài chính tả và hình thức bài chính tả. (Mỗi tuần có 2 tiết )
+ Lớp 2 : Hình thức tập chép và nghe đọc .
Muốn học sinh viết đúng, trước hết phải nắm bắt được tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh. Để hình thành nội dung giảng dạy, giáo viên phải xác định trọng tâm của môn học cần dạy cho học sinh. Chẳng hạn như ở địa phương chúng ta có nhiều đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau, học sinh nguồn gốc ở miền Bắc thường sai lỗi về âm l/n, r/d, s/x, miền Trung thường mắc lỗi thanh ? và thanh ~, miền Nam mắc các lỗi ch/tr, vần ăt/ăc, học sinh đồng bào thường phát âm thiếu hoặc thừa dấu khi phát âm sai dẫn đến viết sai. Vậy khi dạỵ môn Chính tả ở vùng này giáo viên chúng ta phải làm gì ? 
Để khắc phục những lỗi này, giáo viên cố gắng tập cho học sinh phát âm chuẩn các tiếng, từ có âm, vần và dấu thanh dễ lẫn lộn không những ở tiết học chính tả mà còn ở tất cả các môn học khác. Hướng dẫn học sinh ghi nhớ mặt chữ, tập viết nhiều lần các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán không gắn với một quy tắc quy luật nào như phân biệt d/gi. Trong quá trình dạy giáo viên tổng hợp kiến thức chính tả để giúp các em nắm chắc quy tắc viết chính tả như : c/k/q ; g/gh; ng/ngh ...
* Ví dụ :
+ Khi đứng trước các nguyên âm i, e, ờ, âm “ cờ ” là viết k, âm “ gờ ” là viết gh .
+ Khi đứng trước các nguyên âm còn lại như âm “ cờ ” viết là c, âm“ gờ ” viết chữ g, âm “ ngờ ” viết là ng .
+ Khi đứng trước âm đệm viết là chữ u thì âm “ cờ ” viết là q. 
+ Mỗi bài chính tả đều có phần bài tập lựa chọn, giáo viên giúp học sinh hoàn thành bài tập phự hợp với lỗi sai mà học sinh thường mắc phải. Để hướng dẫn các em dần nắm chắc qui luật và viết đúng chính tả Tiếng Việt
+ Vận dụng nguyên tắc dạy Chính tả theo địa phương, theo khu vực. Khi dạy giáo viên cần điều tra những lỗi phổ biến của học sinh đó là vấn đề cơ bản :
+ Quy luật viết phụ âm đầu l/n, s/x, ch/tr, g/gh; c/k/q ; d/gi ... Để khắc phục những lỗi này, giáo viên cố gắng tập cho học sinh phát âm đúng. 
+ Phương pháp tích cực là cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả hướng dẫn luyện tập thực hành các kĩ năng, kĩ xảo của phân môn này . 
+ Phương pháp tiêu cực là đưa ra những trường hợp viết sai chính tả hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa từ đó hướng đến cái đúng . 
+ Phương pháp nêu gương là thường xuyên tuyên dương những học sinh viết đúng và đẹp để cho cả lớp học tập. 
*. Dạy bài chính tả tập chép : 
- Bài chép : Nêu văn bản (hoặc một phần của văn bản mẫu) mà học sinh cần chép lại. Văn bản này thường là những bài tập đọc mà học sinh đã được học trong tuần, có một số văn bản chưa được đọc .
- Viết đúng : Nêu một số từ ngữ trong bài chép được coi là “có vấn đề” về mặt chính tả, từ ngữ này có chứa các hiện tượng chính tả mà học sinh cần rèn luyện. Đó cũng chính là các từ, tiếng khó mà học sinh cần lưu ý khi viết .
- Luyện tập : Hình thức bài tập chủ yếu giúp học sinh rèn luyện về Chính tả và bài tập thường là: điền phụ âm đầu, vần, thanh ... 
Để tổ chức dạy kiểu bài tập chép này có hiệu quả, người giáo viên dựa vào bài tập sách giáo khoa hướng dẫn học sinh lần lượt giải quyết yêu cầu từng phần. Nếu là hình thức tập chép nhìn bảng giáo viên chép văn bản mẫu lên bảng thật cẩn thận, chuẩn xác, mẫu mực .
Khi học sinh viết bài nhắc nhở trình bày cẩn thận, sạch sẽ, viết bài chính xác, viết đẹp đồng thời giáo viên cần bao quát lớp chú ý tới những học sinh viết yếu . 
*. Dạy bài chính tả nghe đọc :
Kiểu bài này thể hiện đặc trưng của phân môn Chính tả. Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, đọc như thế nào thì viết như thế ấy. Yêu cầu học sinh phải có năng lực chuyển hoá ngôn ngữ âm thanh thành ngôn ngữ viết, phải viết đủ số âm tiết đã nghe, viết đúng và nhanh theo tốc độ quy định . 
Muốn viết đúng chính tả việc nghe của học sinh phải gắn với việc hiểu nội dung của từ, cụm từ, câu, văn bản, quy tắc chính tả ... Khi dạy kiểu bài này người giáo viên cần phải : 
+ Chú ý tới yêu cầu dạy chính tả theo khu vực .
+ Đọc mẫu phải chuẩn, chính xác, phải đúng với chính âm nên đọc thong thả, rõ ràng, ngắt hơi hợp lí. Sau mỗi cụm từ, câu nên nhắc lại để học sinh dễ theo dõi . 
+ Tốc độ đọc phải phù hợp tương ứng với tốc độ viết của học sinh. Đó là một quá rèn luyện liên tục suốt cả năm năm học ở bậc tiểu học mà giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn, uốn nắn giúp học sinh viết đúng, viết đẹp, viết nhanh tự chiếm lĩnh tri thức, biết vận dụng vào thực hành, hoàn thành những tác phẩm riêng để ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày góp phần nâng cao dân trí. 
Để một bài chính tả đạt yêu cầu không những các em phải viết đúng mà yêu cầu viết đẹp đây là một vấn đề không đơn giản. Để các em trình bày một bài viết đẹp đòi hỏi người giáo viên phải tận tâm, kiên trì, chịu khó qua tất cả các tiết học. Mỗi khi các em cầm bút đặt lên trang vở là giáo viên cần phải cẩn trọng nhắc nhở từ cách cầm bút, tư thế ngồi viết, viết đúng mẫu chữ ... . Việc làm này đòi hỏi cả một quá trình dạy học không dừng lại một tiết hay 2, 3 tiết học . 
* Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả:
Giáo viên giúp các em làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau :
* Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s : si, sồi, sả, sứ, sắn, sung, sao, sim, su su, sầu đâu, sơn trà, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng, so đũasáo, sâu, sên, sam, sỏn, sếu, sũ, súc, súi, sứa, sỏo sậu, sư tử
* Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chĩnh, chuông, chiêng, chuột, chú, chớ, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi
* Luật hỏi- ngã 
Nếu các từ giống nhau về phụ âm đầu, yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã. Nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại ).
Ví dụ: * Huyền + ngã : sẵn sàng, vững vàng
 * Nặng + ngã : mạnh mẽ, vội vã
 * Ngã + ngã : nhõng nhẽo, dễ dãi
 * Ngang + hỏi : vui vẻ, trong trẻo
 * Sắc + hỏi : mát mẻ, vất vả
 * Hỏi + hỏi : lỏng lẻo, thủ thỉ
- Cho học sinh tự đổi chéo bài soát lỗi lẫn nhau.
- Giáo viên chấm bài của học sinh để phân ra các nhóm như : viết chậm, viết không cẩn thận, viết đẹp để nhận xét, lưu ý đến học sinh, để rút kinh nghiệm cho các bài sau.
- Những em viết sai cần sửa lại cho đúng ở cuối bài. Điều này giáo viên phải nhắc nhở thực hiện liên tục, thường xuyên để khắc phục lỗi chính tả.
- Ngoài viết đúng học sinh còn phải viết đẹp, đúng mẫu. Giáo viên có thể kết hợp với môn tập viết. Như vậy mỗi học sinh phải có 1 cuốn vở để luyện viết. 
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để những giải pháp trên thực hiện có hiệu quả và mang lại tính khả thi cao thì cần có một số điều kiện hỗ trợ nhất định như sau : 
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, tập thể giáo viên và học sinh khối 2, tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Học sinh có đầy đủ sách vở, đồ dùng phục vụ cho môn học.
Giáo viên có năng lực, biết sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ năng dạy học phù hợp với đặc thù của phân môn chính tả. 
Giáo viên phải là người gương mẫu, phát âm đúng, rõ ràng, chữ viết phải đẹp, đúng chuẩn theo mẫu chữ qui định của Bộ giáo dục. 
Thường xuyên phối hợp với môi trường giáo dục giữa nhà trường và gia đình học sinh.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp.
Trong cùng một lớp học có nhiều đối tượng học sinh ở các vùng quê khác nhau, nên các em cũng mắc những lỗi khác nhau. Song là học sinh đầu cấp nên các em chưa nắm được qui tắc viết chính tả. Để khắc phục điều này tôi đó cho học sinh thực hành kĩ các bài tập dạng phân biệt phụ âm đầu và điền dấu hỏi hay ngã. Đặc biệt đối với những em viết hay mắc lỗi. 
 - Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn và bài viết của chính mình để các em nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa. 
- Yêu cầu học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu. 
- Sau khi học sinh viết xong bài, giáo viên cần chấm điểm ngay một số vở, sửa lỗi sai cho học sinh, tuyên dương những bài viết tốt. 
- Với những bài viết chưa đúng, chưa đẹp, viết ẩu thì ngoài việc kèm thêm ở lớp, tụi cũng trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của em đó trao đổi và cùng ra hướng giải quyết hay thống nhất cách dạy nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn. 
 - Với học sinh việc củng cố bài của giáo viên cũng góp phần rất quan trọng để tạo hứng thú học tập cho các em trong những giờ Chính tả tiếp theo: 
e. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
* Kết quả:
Giai đoạn
Tổng số Học sinh
Loại A
Loại B
Loai C
Số lượng
 %
Số lượng
 %
 Số lượng
 %
Đầu năm
40
 11
 27,5
 24
 60
5
 12,5
Cuối kì I
40
 30
 75
 10
 25
0
 0
Giữa kì II
40
 38
 95
 2
 5
0
 0
* Giá trị của việc nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các em đã có hứng thú trong học tập, số lỗi sai trong bài viết không đáng kể (từ 3– 4 lỗi là nhiều nhất), chữ viết ngày càng đẹp hơn nhờ các em đã nắm vững quy tắc, mẹo trong chính tả, biết cách phân tích và hiểu nghĩa của từ khó. Vì vậy kết quả cuối kì không có học sinh nào vở xếp loại C, đạt lớp vở sạch chữ đẹp.
Với kết quả đạt được như trên, bản thân tôi rất vui vì mình đã góp một phần nhỏ vào kết quả học tập của các em
KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
 - Để việc dạy học Chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữtránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.
- Để dạy tốt mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu, các kiến thức cơ bản về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả. Nắm vững phương pháp giảng dạy sao cho linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh. Đồng thời dùng nhiều hình thức ôn luyện, khen thưởng, tuyên dương kịp thời để khuyến khích học sinh, tránh mắng phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm với bạn bè.
- Giáo viên phải là người phát âm đúng chuẩn, rõ ràng, chữ viết đẹp.
- Giáo viên phải thường xuyên chấm chữa bài để nắm được lỗi mà học sinh mắc phải để sửa chữa uốn nắn kịp thời.
- Giáo viên phải thường xuyên phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh để nhắc nhở, đôn đốc các em rèn thêm ở nhà..
- Bên cạnh đó cũng phải có tính kiên trì, bền bỉ không nôn nóng. Vì để giúp các em học tốt Chính tả là cả một quá trình lâu dài. Bởi có những em có tiến bộ ngay trong vài tuần, nhưng cũng có học sinh sự tiến bộ diễn ra rất chậm. Do vậy nếu giáo viên không có cách hướng dẫn hợp lí và sự kiên trì thì kết quả sẽ không cao. 
2. Kiến nghị, đề xuất:
Trên đây là một số biện pháp bản thân tôi rút ra được trong quá trình dạy học phân môn Chính tả lớp 2. Chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và chưa thật đầy đủ. Kính mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm để bản thân tôi dần được hoàn thiện trong công tác giảng dạy . 
Tôi xin chân thành cảm ơn .
 Liên Sơn, ngày 11 tháng 3 năm 2014
 Người viết
 Nguyễn Thị Viên

File đính kèm:

  • docSKKN_lop_2.doc
Sáng Kiến Liên Quan