Một số biện pháp nâng cao chữ viết cho học sinh lớp 1B Khu Trung Tâm Trường Tiểu học Bó Sinh năm học 2016 - 2017

A. MỞ ĐẦU

 1. Lý do viết sang kiến:

Theo sự phân công nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được phân chủ nhiệm lớp 1B khu Trung Tâm với tổng số 28 học sinh đều là con em dân tộc thiếu số thuộc địa bàn của xã. Đa số các em đều là con nhà nông phải bán lưng cho trời, bán mặt cho đất để kiếm sống qua ngày tháng, dù nhỏ tuổi nhưng từ sớm các em đã phải theo bố mẹ học cầm dao, cầm cuốc để có kỹ năng kiếm sống về sau. Đến trường, đến lớp là học cầm bút viết vào trang giấy trắng, học cầm phấn viết mặt bảng con đen. Chiếc bút hay viên phấn hình như còn xa lạ với các em, khi cầm nhiều em còn lúng túng không biết cầm bằng mấy ngón tay, khi viết không biết đặt bút (phấn) từ đâu. Đồng thời, theo Kế hoạch của Phòng Giáo dục huyện Sông Mã, năm 2018 phấn đấu Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1, nên việc trang bị cho các em chữ viết đều nét, đúng, đẹp là hết sức cần thiết. Tạo nên những con người theo kịp với điều kiện kinh tế - xã hội thời đại, duy trì nết văn hóa truyền thống về con người và chữ viết.

 

doc25 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 6000 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chữ viết cho học sinh lớp 1B Khu Trung Tâm Trường Tiểu học Bó Sinh năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quan sát. Phần viết bảng phải luôn luôn chuẩn mực; cách đặt dấu thanh , khoảng cách các tiếng trong từ, viết liền nét, cách trình bày bảng cần phải chú trọng về tính cẩn thận, thẩm mỹ. Vì điều đó ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. Nên khi tôi viết mẫu xong cũng cần cho học sinh quan sát lại mẫu chữ viết hiện hành để học sinh có hướng viết đúng hơn, chính xác hơn.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh viết vào bảng con hay vào vở Tập viết, tôi quan sát, theo dõi, giúp đỡ những học sinh viết chậm, viết sai, đồng thời chỉ chữ mẫu cho học sinh quan sát. Mặt khác, tôi còn viết mẫu trên bảng con rồi xóa mờ đi cho học sinh tô lại một vài lần rồi tự viết.
Bước 3: Nhận xét, dùng phấn (but) khác màu để sửa sai cho những bài viết chưa
đúng, chú ý đến kích cỡ, đường nét phấn hay bút. Nếu nhiều học sinh viết còn sai thì cho quan sát lại chữ mẫu và tổ chức viết lại lần 2. Đòng thời động viên, tuyên dương học sinh kịp thời để có hứng thú thi đua viết chữ tiếp theo.
3.3.4. Giải pháp 4: Rèn kỹ năng viết chữ đúng li, đều nét
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được kích cỡ các con chữ và viết đúng kích cỡ, viết đều nét, đặt bút viết đúng vị trí cũng như điểm dừng của các con chữ.
Bước 1: Tôi tìm hiểu rõ yêu cầu của vở tập viết, cấu trúc mỗi bài. Qua quá trình nghiên cứu cho thấy cấu trúc sau mỗi bài học là gồm hai phần: tập viết chữ cái (vần) và từ ngữ ứng dụng với yêu cầu mỗi chữ (vần), mỗi từ viết một dòng trong vở tập viết; còn bảng còn mỗi chữ (vần), mỗi từ ngữ viết một lần. Mặt khác, ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau 18 tiết học vần lại có 2 tiết tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học.
Bước 2: Tôi hướng dẫn kỹ các ký hiệu trong vở tập viết và giúp học sinh
nắm chắc như: đường kẻ ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà.Ví dụ: Chữ “h” có độ cao 5 li gồm hai nét: nét khuyết trên và nét móc hai đầu; chữ “cái cân” gồm hai tiếng: tiếng “cái” gồm chữ c là một nét cong hở phải liền với chữ a là một nét cong kín và một nét móc ngược nối liền với chữ i là một nét móc ngước, thanh sắc là một nét xiên phải đặt trên con chữ a. Tiếng “cân” gồm chữ c là một nét cong hở phải liền với chữ â là một nét cong kín và một nét móc ngược cùng với dấu mũ trên đầu, nối liền với chữ n là một nét móc xuôi và một nét móc hai đầu. Chữ h hay chữ cái cân đều viết nằm trên vạch kẻ đậm, điểm đặt bút của con chữ h là ở vạch kẻ thứ hai tính từ vạch kẻ đậm lên hay chữ c thì dưới vạch kẻ thứ ba. Cụ thể mẫu chữ như sau:
h cái cân
Bước 3: Thường xuyên kiểm tra đánh giá sửa chữa kịp thời. Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên giúp tôi điều chỉnh chữ viết của học sinh, làm cho các em thấy mình đã lĩnh hội những điều vừa học đến mức độ nào, các nét nào, con chữ nào viết đẹp và chưa đẹp để phát huy và khắc phục. Tôi luôn quan tâm đến đối tượng viết xấu, viết chưa đẹp, tìm hiểu nguyên nhân ở các đối tượng này để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, giúp các em tiến bộ. Tôi tuyệt đối không nóng vội khi rèn chữ viết, cần luyện viết ở mức độ vừa phải, không cho học sinh luyện viết quá nhiều trong thời gian buổi học vì như thế sẽ làm các em mỏi tay, chữ viết sẽ xấu đi.
Ví dụ: Theo chương trình có 2 tiết tập viết trong cùng 1 buổi, tôi đã chia ra dạy một tiết vào tiết 1 và một tiết vào tiết 3. Trong quá trình dạy tập viết tôi kết hợp tổ chức thể dục tại chỗ, trò chơi thư giãn giúp các em thoải mãi, đồng thời đi tận chỗ, chỉ tận tay để kịp thời động viên, khích lệ các em và phát hiện, điều chỉnh kịp thời những lối sai sót.
3.3.5. Giải pháp 5: Phân nhóm chữ để luyện viết
Mục tiêu: Giúp học dễ phân biệt được các nét chữ cơ bản. Qua đó hình thành cho các em nhớ lâu hơn về quy cách viết chữ và rèn luyện viết từng nhóm chữ sẽ đẹp và đều nét hơn.
Bước 1: Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các
chữ, sau khi học xong các âm (chữ cái), tôi phân nhóm chung để luyện tập cho
học sinh.
 Nhóm1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x. Trọng tâm rèn luyện là nét cong . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp vì rất dễ méo, khó tròn, trên to dưới nhỏ.Trong nhóm chữ này cần xác định tọa độ dựa vào đường kẻ, điểm giữa của lưng nét cong phải đặt cân bằng chính giữa đường kẻ (tức là điểm gặp dòng kẻ ngang thứ hai và cần cho học sinh nắm chắc chiều rộng của các nét cong là 5 ô li (tức là 1 ô li rưỡi). Mẫu chữ như sau:
c o ô ơ e ê x
 Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc: a, ă, d, đ, g. Trong nhóm này tôi lưu ý kế thừa luyện tập từ nhóm 1và luyện tập nét móc ngược (ở nét móc ngược này tôi có thể tách thành nét sổ thẳng và nét hất nếu có học sinh viết chưa thẳng ở nét móc). Mẫu chữ như sau:
a ă â d đ g
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n. Trong nhóm này cần lưu ý nét móc nhọn phía trước 1,5 ô li. Mẫu chữ như sau:
i t u ư p m n
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. Với nhóm chữ cái này nét khuyết trên (dưới) đều có chiều rộng 1 ô li và lưu ý điểm gặp nhau ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba đối với nét khuyết trên, dòng kẻ một đối với nét khuyết dưới cắt với đường kẻ dọc. Mẫu chữ như sau:
l h k b y g
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r, v, s. Đây là
nhóm chữ khó viết đẹp nhất, đặc biệt là chữ s và r. Tôi cần lưu ý 2 con chữ này có độ cao là 2 ô li rưỡi và sau nét thắt con chữ r là nét xuôi hơi ngang đưa ra còn sau nét thắt cong chữ s là nét xuôi xuống đưa vào. Mẫu chữ như sau:
r v s
Bước 2: Với cách chia nhóm chữ này, ngoài việc hướng dẫn rèn luyện viết trong tiết học vần hay trong tiết tập viết. Tôi còn viết mẫu vào vở ô li theo các nhóm đã phân chia, yêu cầu học sinh rèn luyện thêm ở nhà. Đặc biệt 15 phút đầu giờ học thứ ba và thứ năm hàng tuần, tôi cho học sinh rèn luyện viết các nhóm chữ này (mỗi một lần rèn luyện là viết 5 – 7 chữ). Mức độ tăng dần từ rèn luyện viết từng nhóm chữ riêng lẻ đến rèn viết kết hợp. Khi qua phần bài học vần, tiếng, tôi lưu ý các em cách viết liền nét; ở nét liền này cần kéo dài khoảng 1,5 ô li, nếu kéo dài quá nét chữ sẽ gây phản cảm. Qua đến phần tiếng, từ cần lưu ý khoảng cách giữa các tiếng trong từ là một vòng tròn khép kín (hay là 1,5 ô).
Bước 3: Trong dạy học bản thân tôi thấy về độ cao các con chữ các em rất dễ nắm bắt nhưng về chiều rộng các em viết chưa đẹp vì thế khi dạy cần chú ý về chiều rộng với các em. Từ đó, thường xuyên kiểm tra, đánh giá vở rèn viết của các em, động viên, tuyên dương kịp thời nhằm nâng cao dần chữ viết đẹp cho các em từng bước.
3.3.6. Giải pháp 6: Thông qua các phương pháp giảng dạy (Tổng hợp)
Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học sau:
Phương pháp trực quan:
Tôi khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.
Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ
mẫu,  Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúngmẫu quy định, rõ ràng và 
đẹp.
Chữ mẫu có tác dụng:
- Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học.
- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh.
- Chữ của giáo viên khi chữa bài, chữa bài cũng được quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết, nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng củng cố việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết đúng.
Phương pháp đàm thoại gợi mở:
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ a, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Chữ a gồm có bao nhiêu nét? là những nét nào? Chữ a cao mấy ô? Độ rộng của chữ là bao nhiêu?
Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai trò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau.
 Phương pháp luyện tập:
Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác.
Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách
ngồi viết. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:
* Tập viết chữ vào bảng con của học sinh
Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bức đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Từ đó, giáo viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết).
* Luyện viết trong vở Tập viết: 
Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét,) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết.
 * Luyện viết trong vở ở ô li:Tôi viết mẫu cho toàn bộ học sinh trong vở cho đến khi học hết phần âm (chữ cái). Sau khi chuyển sang phần học vần, tiếng, từ tôi chọn một số em viết chưa đẹp để viết mẫu (nếu lớp quá đông)
* Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp:
Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết. Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến trẻ.
Cần chọn vở luyện viết ở nhà đúng mẫu, rõ ràng (một số vở dùng luyện viết đẹp như: Em tập viết đúng – viết đẹp của lê ngọc Diệp chủ bên, vở ô li mẫu chữ của nhà xuất bản đại học sư phạm do tác giả Trần Minh Hương biên soạn hoặc luyện viết chữ đẹp của tác giả Trần Mạnh Hưởng).
3.3.7. Giải pháp 7: Quy trình dạy Tập viết lớp 1
	Mục tiêu: Giúp cho chính bản thân người giáo viên khi dạy chữ viết là luôn tuôn thủ theo một quy cách nhất định, theo bước nhất định. Qua đó cũng giúp các em có thói quen rèn viết chữ theo từng kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp hơn.
Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều không thể thiếu được là phải đổi mới quy trình, tiết tập viết càng cần phải tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của nhiều giáo viên. Tôi xây dựng quy trình tiết tập viết như sau:
A. Bài cũ: Kiểm tra (hoặc nhận xét bài cũ dùng ở tiết tập viết)
- Kiểm tra học sinh viết bảng con (1 - 2 em viết bảng lớp) chữ cái và từ ứng dụng ngắn gọn ở bài trước. Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng (dùng phấn màu sửa chữ viết sai hoặc chưa đúng mẫu), sau đó gợi ý để học sinh tự sửa chữ đã viết trên bảng con và giơ bảng cho giáo viên kiểm tra, uốn nắn thêm (chú ý động viên kịp thời những học sinh viết đẹp tiến bộ).
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy.
2. Hướng dẫn học sinh viết chữ:
- Giáo viên đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, so sánh: Chữ gì? Gồm mấy nét? Nét nào đã học, giống chữ nào đã học, phần nào khác? (Có thể cho học sinh chỉ vào chữ mẫu trên bảng).
- Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ:
+ Sử dụng chữ mẫu để học sinh quan sát.
+ Viết mẫu trên khung chữ thật thong thả cho học sinh theo dõi (ghi nhớ thứ tự các nét).
+ Viết mẫu trên dòng kẻ ở bảng lớp (hoặc trên bảng con) để học sinh nắm vững quy trình viết chữ cái. Giáo viên viết mẫu sau đó dùng que chỉ lại để mô tả quy trình.
- Học sinh tập viết trên bảng con, giơ bảng để giáo viên kiểm tra uốn nắn, nhận xét kết quả (chú ý về hình dáng, quy trình).
3. Hướng dẫn học sinh viết từ ngữ ứng dụng:
- Giáo viên giới thiệu nội dung viết ứng dụng và viết nội dung từ ứng dụng; sau đó gợi ý học sinh hiểu ý nghĩa từ ứng dụng sẽ viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về cách viết ứng dụng (chú ý đến các điểm quan trọng: độ cao các chữ cái, quy trình viết liền mạch - nối chữ, khoảng cách giữa các chữ cái, đặt dấu ghi thanh,).
- Giáo viên viết mẫu minh họa cách nối chữ (do giáo viên xác định trọng tâm ở bài dạy), học sinh theo dõi.
- Học sinh tập viết theo trọng tâm nối chữ do giáo viên chọn (chữ ghi tiếng - từ có thao tác nối). Giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn và nhận xét.
4. Học sinh thực hành luyện viết trong giờ tập viết:
- Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung luyện viết trong vở (viết chữ gì? viết mấy dòng? cần lưu ý về điểm đặt bút ra sao? viết từ ứng dụng mấy dòng? cần lưu ý về cách nối chữ và đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ra sao?)
- Học sinh luyện viết trong vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn về cả cách viết và tư thế ngồi viết (chú ý giúp đỡ học sinh viết sai, viết cầu thả). 
5. Đánh giá bài tập viết của học sinh:
- Giáo viên chữa bài cho học sinh đã viết xong ở lớp (số còn lại thu về nhà chữa).
- Nhận xét kết quả chữa bài, khen ngợi những bài đạt kết quả tốt. Nếu bài học dài, giáo viên có thể chọn dạy một nội dung tiêu biểu và học sinh luyện tập theo nội dung tương ứng.
C. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại nét trọng tâm vừa học.
- Viết vở rèn chữ viết (mẫu in sẵn).
Qua thời gian áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chữ viết cho học sinh lớp 1B Khu Trung Tâm Trường Tiểu học Bó Sinh năm học 2016 - 2017” vào thực tế giảng dạy, tôi thiết nghĩ để giúp học sinh có được chữ viết đẹp, đòi hỏi yêu cầu cao đối với người giáo viên, phải có phương pháp rèn luyện chữ phù hợp với điều kiện thực tiễn, trình độ, khả năng tâm lí lữa tuổi học sinh tiểu học, phát huy được tính tích cực, tự giác, tự rèn của học sinh và đặc biệt là chú ý chí kiên trì “Tay chỉ nở hoa khi ta luyện tập hằng ngày ”. Ngoài giờ học chính thức giáo viên phải tích cực phụ đạo, làm tốt công tác chủ nhiệm hướng dẫn các em rèn luyện chữ ở nhà, thường xuyên họp phụ huynh học sinh để trao đổi tình hình học tập cũng như về chữ viết từng em.
 4. Hiệu quả của sáng kiến
	4.1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến 
Qua quá trình tích lũy, nghiên cứu, áp dụng 1 số giải pháp và biện pháp về việc “Một số biện pháp nâng cao chữ viết cho học sinh lớp 1B” Trường tiểu học Bó Sinh năm học 2016 – 2017 đã nêu trên, tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện viết chữ đẹp đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập của học sinh, rèn luyện chữ viết đẹp là một nhiệm vụ không thể thiếu với lớp học đầu cấp. Cùng với tập đọc, luyện viết chữ giúp học sinh chiếm lĩnh phần chữ viết của Tiếng Việt. Rèn chữ viết học sinh được rèn luyện một số phẩm chất như tính kiên trì, cẩn thận, khả năng thẩm mỹ cao,... Viết chữ đẹp là nguyện vọng là lòng mong muốn của mỗi giáo viên, của mỗi phụ huynh học sinh. Vậy có thể thấy rằng chữ đẹp là một nét văn hóa truyền thống, thể hiện sự tài hoa của người cầm bút, là món ăn tinh thần không kém phần quan trọng trong cuộc sống của con người xưa và nay.
Ngoài ra, qua các qua các biện pháp nêu trên, bản thân tôi cũng rút rất
nhiều kinh nghiệm, uốn nắn cho các em từng con chữ cũng như đã uốn nắn tính kiên trì, cẩn thận cả về học sinh và giáo viên. Đưa lớp ngày càng đi lên.
	4.2. Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến
	Về phía giáo viên: Sáng kiến này giúp chính bản thân tôi có thêm những kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết cho học sinh, và thấy rằng muốn thành công thì không phải học sinh mà chính người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải kiên trì uốn nắn từng chút cho các em. Qua đó, chia sẻ được kinh nghiệm rèn chữ, tạo nết người cho đồng nghiệp trong trường nói chung, các đồng nghiệp đang giảng lớp 1 nói riêng.
	Về phía học sinh: Các em không những viết chữ đẹp hơn trước mà còn nâng cao được ý thức yêu cái đẹp, bảo vệ cái đẹp. Tư thế ngồi ổn định, tránh được hiện trạng ngồi vẹo cột sống, bệnh về mắt, chân tay. 
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, kết quả giữ vở và rèn viết chữ đẹp của tập thể lớp 1B Khu Trung Tâm Trường Tiểu học Bó Sinh đã đạt được những kết quả cao như sau: 
- Học sinh rất chăm và có ý thức trong việc rèn chữ viết và trình bày vở sạch đẹp, chữ viết của các em có tiến bộ hơn hẳn so với đầu năm học.
 - Đa số các em nắm được cấu tạo chữ, mẫu chữ và kĩ thuật viết chữ.
 - Học sinh viết chữ thành thạo, đẹp, chữ viết đúng quy định, chữ đứng nét đều.
 - Học sinh còn biết tự mình thể hiện bài viết sáng tạo như bài viết chữ nghiêng, có nét thanh, nét đậm.
 - 100% học sinh giữ vở sạch sẽ. 
 Kết quả giáo viên rèn chữ cụ thể như sau: 
BẢNG KẾT QUẢ XẾP LOẠI VỞ SẠCH CHỮ ĐẸP
Tháng/năm
TSHS
Loại A
Tỷ lệ %
Loại B
Tỷ lệ %
Loại C
Tỷ lệ %
9/2016
28
8
28,6
12
42,8
8
28,6
10/2016
28
12
42,8
10
35,7
6
21,5
11/2016
28
18
64,3
6
2,5
4
14,2
12/2016
28
1/2017
2/2017
3/2017
4/2017
5/2017
Qua đó, không những các em chỉ hoạt động tốt trong phong trào rèn chữ viết, bên cạnh đó các em đã thực hiện tốt được nề nếp, đẩy mạnh được chất lượng học tập của mình.
 2. Kiến nghị đề xuất
2.1. Đối với nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp của trường của từng khối lớp.
- Duy trì các phong trào thi đua “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp”. Hội thi viết
chữ đẹp cấp trường.
- Trưng bày các bài viết đẹp, tập vở sạch cho học sinh toàn trường tham khảo.
- Đưa tiêu chuẩn “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” vào đánh giá thi đua của thầy và trò.
- Nhà trường tạo điều kiện về thiết bị dạy học: như chuẩn bị bảng dành cho giờ học Tập Viết có kẻ ô đúng theo quy định.
- Cung cấp mẫu chữ viết Tập Viết đầy đủ trên mỗi giáo viên trên lớp.
- Mua sắm 1 số tài liệu về luật pháp để những tiết dạy trống, giờ ra chơi giáo viên đọc.
2.2. Đối với giáo viên
- Cần thấy được vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tập Viết ở các lớp. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, từ tư thế ngồi viết, cách cầm bút đến chữ viết bảng, cách trình bày bảng, cách chữa bài, nhận xét cho học sinh.
Trên là sáng kiến mà bản thân đã thực hiện, tuy mang lại hiệu quả, song phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp và thời lượng nghiên cứu còn ít, rất mong được sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để sáng kiến được hoàn thiện hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những điểm đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học Tiểu học.
Quy trình dạy Tập Viết lớp 1.
Mẫu chữ Tập viết hiện hành (Chữ thường).
Vở tập viết Tập 1 và Tập 2 (Nhà xuất bản giáo dục).
Một số sáng kiến có liên quan.
Bó Sinh, ngày 09 tháng 12 năm 2016
TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giàng A Cá
MỤC LỤC
TT
Các phần chính
Trang
A
PHẦN MỞ ĐẦU
01
1
Lí do viết sáng kiến
01
2
Mục tiêu của sáng kiến
02
3
Giới hạn của sáng kiến
03
B
PHẦN NỘI DUNG
04
1
Cơ sở viết sáng kiến
04
2
Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
06
3
Các giải pháp thực hiện
09
4
Hiệu quả của sáng kiến
21
C
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
21
1
Kết luận
21
2
Kiến nghị
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23

File đính kèm:

  • docSKKN_THEO_1324_MOT_SO_BIEN_PHAP_NANG_CAO_CHU_VIET_CHO_HOC_SINH_LOP_1.doc
Sáng Kiến Liên Quan