Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 3 - 4 - 5 tuổi tại lớp MGG bản xẻ, trường mầm non xã phu luông

Như chúng ta đã biết nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, từ khi mới sinh ra trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh và khi trẻ càng lớn thì nhu cầu đó ngày càng lớn hơn nhưng vì trẻ nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa thể tự khám phá được về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích luỹ được vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ tích luỹ được những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt: Đức - Trí – Thể - Mỹ - Lao cụ thể đó là:

 + Đối với phát triển trí tuệ: Khi trẻ được làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ biết được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất công dụng, cách sử dụng và các mối quan hệ, liên hệ của các sự vật hiện tượng.

 + Đối với phát triển thể lực: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ rèn luyện cho trẻ có một số kỹ năng vận động, giúp trẻ có thể lực tốt, có đầu óc, thoải mái, sảng khoái.

 + Đối với giáo dục đạo đức: Qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giáo dục cho trẻ có lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cây cỏ, con vật từ đó trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, biết cách cư xử tốt giữa con người với con người.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 25738 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 3 - 4 - 5 tuổi tại lớp MGG bản xẻ, trường mầm non xã phu luông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 những đặc điểm của đồ dùng đó.
 Cụ thể : Khi sử dụng tranh ảnh để dạy trẻ thì cô phải chọn những tranh còn mới, có màu sắc tươi tắn, dường nét rõ ràng, đẹp. Bức tranh vẽ phải giống với thực tế, có kích thước vừa phải để trẻ tri giác. Còn khi cô sử dụng các loại đồ chơi để dạy trẻ thì cô phải lựa chọn những đồ chơi còn mới, sạch sẽ, có hình dáng đẹp, giống với thực tế, có màu sắc hấp dẫn bởi chính màu sắc, hình dạng và tính thẩm mỹ của đồ chơi đã lôi cuốn sự chú ý của trẻ khiến trẻ tập trung chú ý quan sát để khám phá về đối tượng đó. Khi sử dụng vật thật thì cô phải chọn những vật tươi ngon có hình dạng đẹp, sạch sẽ, có màu sắc rõ ràng tươi tắn, có kích thước vừa phải, không độc hại, nguy hiểm cho trẻ .Khi lựa chọn những con vật thì cô phải chú ý chọn những con vật khoẻ mạnh, sạch sẽ, đáng yêu để khi cô đưa ra những vật thật sẽ gây ra cho trẻ sự cảm tình, thích thú khiến trẻ say mê khám phá đối tượng từ đó trẻ sẽ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc hơn.
2. Trẻ mẫu giáo có đặc điểm nhận thức.
 - Nhận thức cảm tính là chủ yếu, trẻ chỉ có thể nhận biết về các sự vật hiện tượng khi trẻ được tiếp xúc với đối tượng bằng các giác quan, cho nên trong quá trình dạy trẻ cô phải tạo mọi cơ hội để trẻ có thể sử dụng nhiều giác quan như thị giác, xúc giác, vị giác, thính giác, khứu giác để tham gia vào việc khám phá đối tượng .
 - Không phải tiết dạy nào mà trẻ cũng có thể sử dụng cùng một lúc tất cả các giác quan cho nên cô phải lựa chọn các hình thức để trẻ sử dụng những giác quan để khám phá kiến thức sao cho phù hợp với nội dung dạy trẻ.
 Ví dụ: Đối với tiết dạy “ Một số loại quả ” cô có thể cho trẻ sử dụng các giác quan như thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác để trẻ khám phấ đối tượng. Trẻ sẽ dùng thị giác để quan sát quả từ đó khám phá ra quả có màu sắc, hình dạng, kích thước như thế nào? Trẻ sẽ dùng vị giác để nếm quả xem quả có vị gì mà khi trẻ được nếm trẻ sẽ rất thích thú, trẻ sẽ dùng xúc giác để sờ quả xem quả nhẵn hay sần sùi, trẻ dùng khứu giác để ngửi quả xem quả có thơm không?
 - Hoặc đối với tiết dạy trẻ nhận biết về một số phương tiện giao thông , cô có thể cho trẻ sử dụng một số giác quan như thị giác, xúc giác, thính giác để khám phá kiến thức về các phương tiện giao thông đó là cho trẻ quan sát phương tiện giao thông ( xe đạp, xe máy đồ chơi hoặc tranh ảnh) qua thị giác để trẻ phát hiện ra cấu tạo, hình dạng, màu sắc của phương tiện giao thông, trẻ sử dụng thính giác để để nghe tiếng kêu của phương tiện giao thông, được dùng xúc giác để sờ mó vào phương tiện giao thông để từ đó trẻ sẽ trẻ nắm bắt được những kiến thức về phương tiện giao thông, trẻ có thể dễ dàng so sánh được sự khác nhau của một số phương tiện giao thông một cách đầy đủ và chính xác nhất.
 - Việc trẻ được hành động với đối tượng là sờ mó, nếm ngửi, nghesẽ giúp trẻ rất thú vị vì trẻ được trực tiếp hành động, trực tiếp tự mình khám phá đó chính là nhu cầu của trẻ khiến trẻ sẽ có hứng thú, tích cực tham gia hoạt động để tìm hiểu, khám phá về đối tượng và trẻ được tự nói lên suy nghĩ, ý kiến, nhận xét của mình về sự vật hiện tượng từ đó sẽ khắc sâu kiến thức cho trẻ, giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách chắc chắn hơn.
3. Trẻ mẫu giáo có tính hiếu động, thích tò mò, khám phá đó chính là nhu cầu thiết yếu của trẻ nên trong quá trình dạy trẻ bằng những đồ dùng trực quan cô phải cho trẻ được hành động với đối tượng thông qua những việc làm cụ thể với đối tượng vừa để thoả mãn nhu cầu của trẻ giúp trẻ sẽ có hứng thú. Mặt khác, khi cho trẻ hành động với đối tượng sẽ giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và khắc sâu kiến thức cho trẻ.
 - Khi cho trẻ làm quen với một số con vật. Muốn cho trẻ nhận biết được về tập tính như sự đi lại, chạy, nhảy, cách ăn uống của con vật cô có thể chuẩn bị một số thức ăn cho con vật. Cô không nên cho con vật ăn mà cô cho trẻ tự tay đưa thức ăn cho con vật( cho gà, cá ăn..). Khi trẻ được tự tay đưa thức ăn cho con vật thì trẻ sẽ rất thích thú và chú ý quan sát xem con vật có ăn những thức ăn đó không, nó ăn như thế nào và trẻ quan sát một cách kỹ lưỡng sẽ thấy con cá ăn cơm bằng cách đớp mồi, con gà ăn thóc, gạo bằng cách dùng mỏ mổ thức ăn, con chó ăn cơn bằng cách dùng lưỡi liếm thức ăn. Những tập tính của con vật đã thể hiện ngay ra trước mắt trẻ, trẻ được quan sát một cách trực tiếp sẽ giúp trẻ ghi nhớ một cách sâu sắc hơn.
 - Hoặc đối với tiết dạy về quần áo và đồ dùng của bé. Trong tiết học này cô phải dạy cho trẻ biết cách mặc quần áo. Muốn trẻ nắm được các kỹ năng về sử dụng quần áo và đồ dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng thì cô nên tổ chức cho trẻ tự mặc quần áo, lúc đó trẻ được tự tay cầm vào quần áo đẹp do cô chuẩn bị, được tự mình cho tay, chân vào ống quần, tay áo, được tự cài cúc, chui đầu qua sự gợi ý, hướng dẫn của cô. Bằng các thao tác và hành động trẻ sẽ thấy thích thú vì trẻ nhỏ rất thích được mặc quần áo đẹp, trẻ thấy vui sướng khi được thực hiện nhiệm vụ do cô yêu cầu từ đó trẻ sẽ cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ.
 - Việc cho trẻ hành động với đối tượng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thích thú, khích thích được tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được những kiến thức mà cô truyền đạt.
4. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé rất thích cái mới lạ, hấp dẫn sinh động, còn những cái mà quen thuộc, lặp đi lặp lại nhiều lần gây cho trẻ sự nhàm chán cho nên trong quá trình dạy trẻ cô phải lựa chọn những hình thức sao cho sinh động, hấp dẫn, sáng tạo và luôn có sự thay đổi để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đặc biệt là trong phần giới thiệu bài( vì đây là phần để gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất trong tiết học)
 - Khi cho trẻ khám phá các đối tượng cô không nên đưa luôn ra ngay đối tượng đó vì nó sẽ mang tính chất khô cứng, dập khuôn, máy móc, không tạo được sự hấp dẫn cho trẻ mà cô cần đưa ra những tình huống có vấn đề, những hinh thức sinh động, sáng tạo để lôi cuốn sự tập trung , chú ý, khơi dậy trí tò mò, khám phá của trẻ .
 - Phần giới thiệu bài cô có thể đưa ra những hình thức như cho trẻ chơi một trò chơi nhỏ, cho trẻ đi thăm quan một vườn rau, vườn hoa.., cho trẻ đi tham dự sinh nhật hoặc cô kể một câu chuyện ngắn hấp dẫn tạo ra tình huống có vấn đề để lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ.
 - Việc lựa chọn những hình thức để đưa vào trong phần giới thiệu bầi phải phù hợp với nội dung dạy, sao cho sinh động, hấp dẫn với trẻ. Những hình thức giới thiệu bài phải luôn thay đổi trong các tiết học để cho trẻ khỏi bị nhàm chán.
 Ví dụ: Phần giớithiệu bài của tiết dạy” Làm quen với một số loại rau” cô có thể tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi “ Thi hái rau”. Cô cho trẻ cùng nhau thi đua chạy ra vườn rau( mô hình vườn rau mà cô chuẩn bị) để hái những cây rau rồi mang về và trẻ được thi đua như vậy trẻ sẽ rất thích thú, hăng hái muốn được kể về những cây rau mà trẻ mang về và mong muốn cùng cô và các bạn khám phá, tìm hiểu về những loại rau đó.
 - Hoặc đối với tiết dạy cho trẻ làm quen với một số loại hoa, cây.cô có thể cho trẻ đi tham quan một vườn hoa, rau, cây( mô hình mà cô chuẩn bị có nhiều loại hoa, rau có màu sắc khác nhau, tươi, đẹp) trẻ sẽ được đi từ trong lớp ra ngoài sân, lúc đó, trẻ sẽ có hứng thú và mong muốn được quan sát vườn hoa, rau đẹp mà cô vừa giới thiệu. Mặt khác, trẻ được vận động, được đi ra ngoài trời sẽ tạo ra sự thay đổi, tạo không khí mới cho trẻ , khiến trẻ có cảm giác dễ chịu, thoải mái, sảng khoái và lúc tới nơi trẻ sẽ tập trung chú ý ngắm nhìn nhữngcây hoa, cây rau thật vì màu sắc đẹp rực rỡ, tươi tắn từ đó tạo sự hứngthú cho trẻ, trẻ muốn khám phá về đối tượng.
 - Đối với tiết dạy về một số loại quả, hoa, cô cũng có thể đưa ra hình thức là kể một câu chuyện ngắn, hoặc hình thức hội thi của một số loại hoa, quả. Các loại hoa, quả cùng nhau khoe sắc, cùng nhau nói về mình( có thể qua mô hình , rối hoặc qua một đoạn băng mà cô thiết kế). Cô sẽ tạo ra một tình huống là ban giám khảo không biết lựa chọn loại hoa, quả nào và nhờ lớp sẽ chọn giúp ban giám khảo.
 - Không những phần giới thiệu bài phải lựa chọn những hình thức sinh động, sáng tạo và thay đổi thường xuyên mà trong các phần của tiết dạy cũng phải lựa chọn những hình thức sinh động và không được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đối với phần cung cấp kiến thức cho trẻ thông qua việc cho trẻ tri giác đối tượng cô cũng cần tạo ra sự mới lạ, hấp dẫn đối với trẻ . Khi đưa ra đối tượng cô không cần đưa ngay ra để cho trẻ quan sát mà cô cần kích thích sự tò mò của trẻ , cô có thể dùng câu đố để trẻ đoán, có đối tượng cô có thể đọc một đoạn thơ, hát một đoạn bài hát nói về đối tượng, có đối tượng cô cho vào túi, vào hộp và giới thiệu đó là món quà tặng lớp hoặc đó là một bí mật để trẻ đoán. Với những hình thức thay đổi trong cùng một tiết dạy sẽ tạo cho trẻ có cảm giác mới lạ, trẻ sẽ thích thú và tập trung chú ý vào việc quan sát đối tượng.
5. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, phương châm của trẻ là: “Học bằng chơi, chơi mà học” nên trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cô phải thường xuyên sử dụng trò chơi trong tiết học nhằm mục đích ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ. Qua những trò chơi, trẻ vừa được ôn luyện củng cố kiến thức, vừa được thoả mãn nhu cầu chơi cho nên giáo viên phải thường xuyên đưa trò chơi vào các phần của tiết dạy , có thể là phần giới thiệu bài, có thể là phần cuối ôn luyện kiến thức. Với tính chất của trò chơi là vui nhộn, trẻ được hành động bằng tay, chân, được chạy, nhảy, đi lại ở các trò chơi động và yếu tố thi đua với nhau ở những trò chơi tĩnh đã lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ có hứng thú tham gia tích cực vào trò chơi.
 - Khi đưa trò chơi vào trong tiết daỵ, cô phải chú ý đưa xen kẽ cả trò chơi động và trò chơi tĩnh để thay đổi không khí cho trẻ và đảm bảo sức khoẻ cho trẻ. Có rất nhiều trò chơi đã được biên soạn để cho trẻ chơi như trò chơi: “Thi xem ai nhanh”, “Cái túi kỳ lạ”, “Cái gì biến mất, “Gieo hạt”. nhưng cô phải biết lựa chọn những trò chơi sao cho phù hợp với nội dung dạy trẻ, phải luân phiên thay đổi các trò chơi trong tiết học, không lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể cải biến trò chơi, sáng tạo ra những trò chơi mới.
 Ví dụ: Trò chơi : “Cái túi kỳ lạ” theo chương trình có luật chơi là: Cô chuẩn bị một cái túi trong đựng những đối tượng mà trẻ vừa học. Cô cho một trẻ lên chơi và nhắm mắt lại, khi cô gọi tên đối tượng gì thì trẻ cho tay vào túi và chọn đúng đối tượng đó giơ lên và gọi tên đối tượng cho cả lớp cùng nghe. Nhưng cô có thể cải biến trò chơi đi một chút để nó mới lạ hơn đó là cô cho trẻ chơi trò chơi “Nhà thám hiểm”, cô cũng đưa ra những cái túi hoặc hộp mà bên trong đựng các đối tượng trẻ vừa học, cô cho 2,3 trẻ lên chơi cùng một lúc, trẻ lên chơi được đeo kính màu( do cô tự làm) để không nhìn thấy gì. trẻ chú ý, khi cô gọi tên đối tượng gì thì trẻ cho tay vào túi và chọn nhanh được đúng đối tượng đó. Ai chọn nhanh và đúng sẽ là nhà thám tử giỏi, hoặc thắng cuộc. Với cách chơi như vậy cô đã đưa yếu tố thi đua vào trong trò chơi giúp trẻ sẽ cố gắng chơi thật nhanh, thật giỏi.
 - Ngoài việc cải biến một số trò chơi theo những trò chơi đã biên soạn để tạo sự mới mẻ đối với trẻ, cô còn có thể sáng tạo ra một số trò chơi mới vừa phù hợp với nội dung tiết dạy, vừa gây được sự hứng thú, chú ý cho trẻ.
 Ví dụ: Trò chơi “Bác sửa chữa giỏi”- ( tổ chức trong giờ học: “ Làm quen với một số phương tiện giao thông ” )
 - Cách chơi: Cô đưa ra những bức tranh về phương tiện giao thông nhưng còn thiếu một số bộ phận( bánh xe, cửa sổ, cửa ra vào, thùng xe.) và cô chuẩn bị sẵn một số bộ phận của phương tiên giao thông. Cô cho trẻ quan sát tranh để phát hiện ra phương tiện giao thông đó còn thiếu bộ phận gì rồi chọn bộ phận đó và dán vào đúng vị trí ( cô có thể cho trẻ chơi theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân)
 Đó là một số trò chơi mà cô sáng tạo ra để tổ chức cho trẻ chơi trong giờ học. Với những trò chơi mới mẻ, sinh động, hấp dẫn được tổ chức thay đổi trong các tiết học vừa có tác dụng, củng cố, ôn luyện kiến thức cho trẻ vừa làm thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ, giúp trẻ có hứng thú, tích cực tham gia vào trò chơi để nắm bắt kiến thức một cách chắc chắn hơn. 
6. Một biện pháp để gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường xung quanh nữa đó là lời nói, thái độ, nét mặt của cô. Vì trẻ mẫu giáo ưa nhẹ nhàng, tình cảm nên trong quá rình dạy trẻ cô phải luôn có thái độ quý mến, gần gũi với trẻ, không được quát mắng trẻ. Cô luôn cư xử công bằng với tất cả các trẻ trong lớp, luôn thể hiện sự dịu dàng, yêu mến trẻ .
 - Trong khi dạy trẻ, cô phải có lời nói nhẹ nhàng, tình cảm. Cường độ giọng nói của cô phải vừa phải, không nói quá to hoặc quá nhỏ, nếu nói quá nhỏ thì trẻ sẽ không đủ nghe, nếu nói quá to thì trẻ có cảm giác là cô mắng nên trẻ sợ hãi.
 - Lời nói của cô phải diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bô, ánh mắt để thể hiện đúng nội dung câu nói, đúng hoàn cảnh, nói phải có ngữ điệu, ngắt, nghỉ đúng chỗ.
 Ví dụ: khi sử dụng lời nói trong phần trò chơi, cô phải nói với giọng vui tươi, sôi nổi, thể hiện sự vui nhộn của trò chơi để tạo không khí vui vẻ cho quá trình chơi của trẻ từ đó sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi một cách tích cực. Khi cô nói trong phần truyền đạt, cung cấp kến thức thì cô phải nói chậm rãi nhưng rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu đẻ trẻ dễ dàng nắm bắt được kiến thức mà cô truyền đạt. Hoặc khi kể một câu chuyện nhỏ trong phần giới thiệu bài cô phải kể diễn cảm thể hiện thể hiện được tính cách của nhân vật qua lời nói, kể phải chậm rãi, rõ ràng để thu hút sự chú ý của trẻ để trẻ cảm nhận được nội dung câu chuyện .
 - Trong quá trình dạy cô cũng phải thường xuyên sử dụng những câu nói, lời nói có tính chất động viên khích lệ trẻ để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động như: “Cô đố các con biết”, “ Chúng mình cùng thi đua xem ai giỏi hơn, ai nhanh hơn, ai thông minh hơn, ai khéo hơn”
 - Trong quá trình dạy, cô phải biết các xử lý những tình huống thật khéo léo, tế nhị, vì trẻ mẫu giáo bé hay sợ sệt, nhút nhát và trẻ lại rất thích khen ngợi nên cô phải thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ . Khi trẻ trả lời đúng và làm tốt những công viêc, nhiệm vụ được giao thì cô phải, nêu gương, khen ngợi trẻ kịp thời, còn khi trẻ trả lời chưa đúng hoặc làm chưa tốt thì cô không được quát mắng trẻ hoặc lờ đi mà cô cần nhẹ nhàng động viên trẻ, khéo léo gợi ý để trẻ hiểu ra và trả lời được câu hỏi của cô.
 - Với những lời nói nhẹ nhàng, tình cảm, nói diễn cảm thể hiện được đúng nội dung của câu nói, nói đúng hoàn cảnh, tình huống kết hợp với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, thái độ của cô sẽ lôi cuốn trẻ, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào việc khám phá đối tượng từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được những kiến thức mà cô truyền đạt.
V. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG:
 - Qua một thời gian áp dụng những biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường xung quanh vào trong quá trình dạy trẻ, tôi thấy có những kết quả như sau:
 + Về kiến thức: Trẻ đã nắm được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng. Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng, biết được ích lợi, cách bảo quản, cách sử dụng, các mối liên hệ, quan hệ.giữa các sự vật hiện tượng, trẻ biết được đặc điểm, ý nghĩa của một số hiện tượng tự nhiên , hiện tượng xã hội.
 +Về kỹ năng: Trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã hình thành và rèn luyện ở trẻ một số kỹ năng như khả năng quan sát, khả năng diễn đạt, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, phân biệt. Rèn luyện kỹ năng tô, vẽ, đếm, kỹ năng vận động .
 +Về thái độ:Trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh đã hình thành ở trẻ ý thức học tập, trẻ học ngoan, luôn tập trung chú ý nghe cô giảng bài, trẻ học rất sôi nổi, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhóm, trẻ luôn có sự phối hợp với nhau, tích cực , chủ động tìm tòi để khám phá kiến thức .
 - Trẻ luôn yêu thích môn học, yêu quý những sự vật hiện tượng có lợi xung quanh, trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ những sự vật, hiện tượng đó
Kết quả khảo sát cuối năm:
Khảo sát Số trẻ/tỉ lệ
Trình độ nhận thức
Kĩ năng hoạt động
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
23
21
2
21
2
Tỉ lệ
 91,3 %
8,7 %
 91,3 %
8,7 %
Như vậy biện pháp nghiên cứu đưa ra để nâng cao hiệu quả của trẻ về khám phá môi trường xung quanh cho trẻ ở lớp MGG Bản Xẻ đã thành công.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG
 - Chú ý là điều kiện để tiến hành hoạt động của con người, làm tăng hiệu quả ghi nhớ, làm tăng hứng thú và làm cho hoạt động có kết quả cao.
 - Chú ý phụ thuộc vào độ mới lạ của kích thích, vật kích thích càng mới thì càng dễ gây ra chú ý không chủ định, yếu tố bất ngờ cũng dễ gây ra chú ý không chủ định , yếu tố kích thích yếu và quen thuộc thì dễ làm mất đi chú ý không chủ định .
 - Chú ý phụ thuộc vào độ hấp dẫn của kích thích, phụ thuộc vào nhu cầu cảm xúc, hứng thú của trẻ .
 - Những đối tượng mới mẻ, khác lạ thường gây nên sự chú ý.
 - Những đối tượng gây ra sự hứng thú cũng làm cho con người chú ý một cách tự nhiên và say mê.
 - Chú ý không chủ định thường thể hiện nhiều nhất ở trẻ mẫu giáo.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 - Trong tiết học làm quen với môi trường xung quanh, muốn trẻ nhận thức được một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác những kiến thức mà cô truyền đạt thì phải có một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ để lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động khám phá kiến thức.
 - Muốn gây được hứng thú cho trẻ thì cô phải sử dụng một số biện pháp sau:
 + Phải sử dụng đầy đủ đồ dùng trực quan trong giờ học, các đồ dùng phải phong phú về chủng loại ( Tranh, ảnh, đồ chơi, mô hình, vật thật, màn hình) được sử dụng xen kẽ nhau trong tiết học và những đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính thẩm mỹ , tính khoa họcđó là phải đẹp có màu sắc hấp dẫn và phù hợp với trẻ để lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ.
 + Phải luôn cho trẻ tri giác sự vật hiện tượng thông qua các giác quan để rèn luyện giác quan cho trẻ và giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng.
 + Phải cho trẻ được hoạt động, hành động với đối tượng để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ .
 + Phải thường xuyên sử dụng những hình thức dạy sinh động, sáng tạo, hấp dẫn vào trong quá trình dạy trẻ và phải thay đổi các hình thức trong tiết dạy để trẻ khỏi bị nhàm chán.
 + Phải tổ chức các trò chơi trong giờ học và thay đổi các trò chơi khác nhau, hình thức chơi khác nhau để thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và để trẻ khỏi nhàm chán.
 + Lời nói của cô trong khi dạy phải nhẹ nhàng, rõ ràng và diễn cảm thể hiện được đúng nội dung câu nói, đúng hoàn cảnh, tình huống kết hợp với cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, điệu bộ của cô để thu hút sự chú ý của trẻ.
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Đối với ngành giáo dục.
	- Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về chuyên đề tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới.
	- Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp.
	- Bổ sung hỗ chợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới.
2. Đối với nhà trường.
	- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi để nâng cao trình độ.
	- Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt cách tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ , viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau.
	- Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.
3. Đối với giáo viên.
	- Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề.
	- Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như các biện pháp dạy học phù hợp nhất với mỗi tiết dạy.
	- Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở gia đình và nhà trường.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đưa ra còn nhiều hạn chế mong được các cấp lãnh đạo bổ xung và cộng nhận kinh nghiệm cách tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của BGH Phu luông, Ngày tháng năm
 Người viết
 Lò Thị Hợi

File đính kèm:

  • docSANG_KIENW_KINH_NGHIEM_MOT_SO_BIEN_PHAP_GAY_HUNG_THU_TRONG_GIO_LAM_QUEN_VOI_MOI_TRUONG_XUNG_QUANH.doc
Sáng Kiến Liên Quan