Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

 Thực hiện chương trình Giáo dục mầm non được ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra mục tiêu chung đó là: “ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiểm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”. Như vậy có thể thấy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục (CSGD) trẻ mầm non. Vì thế tôi lựa chọn nghiên cứu và thực hiện sáng kiến để giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào chương trình CSGD trẻ. Biết lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các chủ đề, các hoạt động trong ngày, linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Trang bị cho trẻ mầm non những kỹ năng cần thiết cơ bản ở lứa tuổi đầu đời.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 3819 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trẻ. 
Giáo viên cần tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Như trong giờ giờ đón trả trẻ giáo viên nhắc phụ huynh hãy để cho con em mình tự cất và lấy ba lô, tự bỏ giầy dép vào đúng nơi quy định. Lúc đầu trẻ có thể chưa làm được thì phụ huynh và cô giáo có thể hướng dẫn, dần dần sẽ trở thành thói quen, trẻ sẽ không ý lại vào cô giáo hay phụ huynh.
Tôi cũng nhấn mạnh để giáo viên hiểu cần có sự tác động tương tác giữa phụ huynh và giáo viên trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Có nghĩa là giáo viên và phụ huynh cần có sự trao đổi với nhau để hiểu thêm về trẻ, để biết trẻ đã có những kỹ năng gì, kỹ năng gì còn hạn chế để cùng phối hợp dạy trẻ.
Ngoài ra giáo viên cần xây dựng được góc tuyên truyền thật phong phú về nội dung giáo dục kỹ năng sống cần thiết cho trẻ như biểu bảng, các hình ảnh về kỹ năng sống như: Các kỹ năng văn minh nơi công cộng, hình ảnh bé xếp hàng chờ đến lượt, hình ảnh bé chào hỏi người lớn, hình ảnh bé nhặt rác ở công viên bỏ vào thùng, bé chơi đoàn kết với bạn bèRất nhiều các kỹ năng giáo viên có thể sưu tầm để phụ huynh hàng ngày đưa con đến trường có thể được thấy để vận dụng vào dạy con mình.
 Bên cạnh đó, tôi chỉ rõ cho giáo viên cần yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ: Cần tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình. Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi. Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình. 
Từ những việc làm trên tôi được giáo viên phán ánh lại việc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất hiệu quả. Giáo viên dễ dàng hơn khi dạy trẻ và phụ huynh đã ngày càng hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống và biết cách dạy con em mình khoa học hơn.
4.4. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung chuyên đề giáo dục kỹ năng sống vào các chủ đề.
	Căn cứ vào kế hoạch tôi đã xây dựng ngay từ đầu năm học và chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng kế hoạch bám sát vào kế hoạch chuyên môn. Tôi định hướng giáo viên lựa chọn và lồng ghép vào từng chủ đề sao cho phù hợp. Để giúp giáo viên dễ dàng trong việc lựa chọn các nội dung và tổ chức các hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tôi cung cấp cho giáo viên những nội dung hoạt động phù hợp với từng chủ đề, hàng tháng trong buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đưa ra để giáo viên tham khảo lựa chọn và đưa vào chương trình dạy trẻ của nhóm lớp mình. Từ những hoạt động tôi đưa ra thì giáo viên phải nghiên cứu kỹ để các hoạt động được lồng ghép phù hợp và tận dụng triệt để toàn bộ các chủ đề. Ví dụ với các chủ đề của lớp 5 tuổi: 
VD1: Chủ đề Bản thân và Gia đình. Thông qua chủ đề nhánh : “ Tôi là ai tôi lớn lên cần gì để khoẻ mạnh”. 
Tôi hướng dẫn giáo viên có thể lựa chọn: Dạy trẻ nhận biết được tên gọi đầy đủ của bản thân và cha mẹ, số điện thoại, địa chỉ gia đình, đặt câu hỏi như : Khi con bị lạc con sẽ làm gì? 	 
 	 Cũng qua chủ đề này giáo viên có thể lựa chọn củng cố và rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự chăm sóc phục vụ bản thân như rửa tay với xà phòng theo 7 bước cơ bản, rửa mặt, đánh răng, mặc quần áo chải đầu, đi giầy, cách chăm sóc bảo vệ các giác quan ...đúng cách. 
VD2 Chủ đề “Một số ngành nghề” với đề tài nhỏ “ Nhận biết một số nguy cơ cháy nổ có thể gặp” . Tôi đã đưa ra nội dung mục tiêu của bài dạy cho giáo viên tham khảo và thực hiện như:
- Nhận biết các nguồn gây ra lửa ( bếp ga, bật lửa, xăng, dầu, nến, cồn... ); các chất dễ cháy: rơm rạ, than củi, giấy ...
- Nhận biết ảnh hưởng tốt, xấu của lửa trong cuộc sống.
- Nhận biết cách dập lửa an toàn ( Khăn ướt , nước, bình xịt, cát...)
- Cho trẻ đóng vai lính cứu hoả , từ đó trẻ sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng sống cần thiết để phòng cháy, chữa cháy khi gặp tình huống thực.
- Dạy trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân như:
+ Gọi số điện thoại 113 khi gặp nguy hiểm; 114 khi có cháy; 115 khi có người bị ốm hoặc bị thương.
* VD3. Chủ đề “ Nước và một số hiện tượng tự nhiên” tôi đưa ra đề tài nhỏ “ Nhận biết một số nguy cơ đuối nước” và đưa ra các hoạt động sau:
- Nhận biết các nguồn gốc của nước từ đâu mà có, các loại nước, các hiện tượng tự nhiên liên quan đến nước.
- Nhận biết ích lợi, tác hại của nước trong cuộc sống.
- Biết cách phòng chống tai nạn do nước gây ra ( Không chơi gần sông suối ao hồ, nơi có nước lũ, nước sôi..., biết kêu cứu, biết sơ qua quá trình cấp cứu ban đầu khi đuối nước 
- Biết cách sử dụng tiết kiệm nước như: Vận vòi nước vừa phải khi sử dụng và biết khoá vòi nước ngay sau khi sử dụng 
- Cho trẻ chơi các trò chơi với nước ( Tuới cây, Pha mầu, pha nước hoa quả, đong nước ).
Từ những định hướng trên giáo viên trường tôi đã hiểu cách xây dựng và lồng ghép vào chương trình như thế nào cho hợp lý. Qua quá trình duyệt soạn bài cho thấy các nhóm lớp đã lựa chọn các nội dung hoạt động rất phong phú và phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi.
4.5. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung chuyên đề giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động trong ngày.
Tôi đi sâu nghiên cứu nội dung hoạt động và thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp tổ để trao đổi giúp giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc lồng ghép vào các hoạt động trong ngày từ đó các nhóm lớp lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với lớp mình. Tôi định hướng cho giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động cụ thể như:
4.5.1. Thông qua hoạt động vui chơi
 	Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ không chỉ giúp trẻ hình thành kỹ năng chơi mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để hình thành và phát triển kỹ năng sống.
 	 Cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non tôi chỉ đạo giáo viên nên lồng ghép vào việc tổ chức hoạt động góc: Giáo viên sẽ phải giáo dục bám sát vào mục tiêu “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đây là một trong những chuyên đề đang được bậc học chỉ đạo sâu rộng trong các nhà trường. Trong tổ chức họat động góc giáo viên sẽ để trẻ tự lựa chọn góc chơi và vai chơi mà trẻ thích, cô giáo không được gò ép trẻ mà chỉ định hướng các hoạt động và giúp đỡ những gì trẻ chưa biết. Từ đó xã hội trẻ em được hình thành một cách thú vị: có thủ lĩnh, có nhóm, có sự hợp tác giúp đỡ nhau, trẻ có cơ hội để phát triển trí tưởng tượng. Nếu giáo viên thực sự chú trọng đến điều này chắc chắn thông qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ học được kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhất nhờ việc “Học mà chơi , chơi mà học”
4.5.2. Thông qua tổ chức ăn, ngủ cho trẻ:
Bám sát vào chuyên đề hội thảo mô hình bếp ăn bán trú đảm bảo chất lượng và nhà vệ sinh phù hợp do Phòng giáo dục và Đào tạo tổ chức tôi, chỉ đạo giáo viên trường mình thực hiện tốt việc tổ chức giờ ăn , giờ ngủ cho trẻ theo đúng quy định. Bên cạnh đó còn lồng ghép được nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Ví dụ: Đối với trẻ 5 tuổi truớc bữa ăn giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở trẻ phải biết kê bàn ăn ngay ngắn, biết lấy khay(đựng cơm thừa, cơm rơi vãi) 1 khay để khăn ướt để lau miệng. Đối với trẻ 3, 4 tuổi thì trẻ có thể giúp cô và làm cùng cô từ đó sẽ hình thành thói quen yêu thích lao động và có ý thực tự phục vụ bản thân.
Trong giờ ăn giáo viên cần chú ý lồng ghép dạy trẻ những hành vi văn minh, lịch sự trong ăn uống (Khi ăn ngồi như thế nào? Cách chào mời ra sao và ăn như thế nào để giữ được vệ sinh 
Trong khi ăn, cô luôn nhắc nhở, động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không nói chuyện riêng vv tránh để cơm rơi vãi phải nhặt để vào khay, ăn xong phải biết lau miệng sạch sẽ, súc miệng uống nước và đi ngủ.
	Nhắc trẻ giữ vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đi đúng nơi quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi ngủ, quần áo gấp và để đúng nơi quy định. Từ đó trẻ hình thành nên những thói quen văn minh lịch sự trong ăn ngủ và dó sẽ là những kỹ năng sống tốt luôn đi theo trẻ suốt cuộc đời.
 	 4.5.3. Thông qua hoạt động chiều và hoạt động nêu gương:
	Hoạt động chiều và hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách rất hiệu quả. Tôi định hướng giáo viên nên lựa chọn các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trọng tâm vào hoạt động chiều, bởi yêu cầu của hoạt động chiều thường không nặng nề về kiến thức mà chú trọng rèn kỹ năng đã học cho trẻ.
	Đối với hoạt động chiều giáo viên nên nghiên cứu , sưu tầm các hoạt động rèn kỹ năng sống để dạy trẻ như: Bé làm gì khi bị lạc, Bé làm gì khi có hỏa hoạn, Làm quen với hành vi văn minh nơi công cộng.
Đối với những buổi nêu gương tôi nhấn mạnh giáo viên cần tổ chức hoạt động theo đúng quy định, cho trẻ kể những việc làm tốt đã giúp cô giáo và các bạn như: Biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết đổ khay thức ăn thừa vào nồi, biết nhặt rác để vào thùng, xếp ghế Trong những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ có được những thói quen vệ sinh cá nhân và tập thể. Khi trẻ làm được những việc làm tốt giáo viên cần chú ý tuyên dương trẻ, khích lệ và cho trẻ được cắm cờ. 
Trong giờ nêu gương cuối ngày giáo viên cần hỏi lại vì sao con phạm lỗi? giúp trẻ nhận ra lỗi của mình và giúp trẻ biết xin lỗi bạn như thế nào cho phải, và chân thành nhất... 
	Hình thức giáo dục kỹ năng sống này cần tiến hành ở mọi lúc mọi nơi và có sự củng cố nhiều lần để hành động, lời nói trở thành ý thức của bản thân trẻ biến thành kỹ năng sống thực sự.
	Đối với trẻ 5 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống tự phục vụ bản thân chính là nhờ những công việc nhỏ giúp cô, do đó giáo viên cần tạo cho trẻ thói quen biết giúp đỡ cô trong các hoạt động.VD: Như tự chia cơm giúp cô, tự cất và lấy ba lô, tự chải đầu khi ngủ dậy, trải chiếu, gấp chăn, mặc áo ấm khi ra khỏi chăn...những kỹ năng này sẽ là nền tảng cho những kỹ năng khó hơn cao hơn ở lứa tuổi tiếp theo chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 với các kỹ năng như tự soạn sách vở, để ngày mai đi học, tự chải đầu, mặc quần áo đúng cách...
 	 4.5.4. Thông qua các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, ca hát nhảy múa, kể chuyện.
Tôi trao đổi với giáo viên cần lồng ghép các kỹ năng sống phù hợp với các hoạt động như: Ca hát, kể chuyện, vẽTôi chỉ đạo giáo viên lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động này phải hết sức nhẹ nhàng, không gò bó.
Qua hoạt động ca hát nhảy múa cần rèn cho trẻ có kỹ năng phối hợp nhóm cùng biểu diễn, trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. 
Qua hoạt động kể chuyện giáo viên chú ý rèn được rèn kỹ năng nói, giao tiếp mạch lạc, nói đủ câu, không nói ngọng, nói lắp, nói chống không.
Qua hoạt động vẽ giáo viên có thể rèn kỹ năng lựa chọn màu sắc, cùng phối hợp hoàn thành nhiệm vụ và đảm nhận trách nhiệm của mình.
4.6. Đẩy manh công tác kiểm tra đánh giá.
Công tác kiểm tra là việc làm thường xuyên liên tục của người cán bộ quản lý trong mỗi lĩnh vực công tác. Đặc biệt đối với các trường mầm non thì đây là một việc làm quan trọng và cần thiết của một người cán bộ quản lý.
Trong khoa học quản lý cũng đã nêu: “ Nếu chỉ đạo mà không kiểm tra đánh giá coi như không chỉ đạo”. Hơn nữa công tác kiểm tra đánh giá giáo viên còn góp phần tác động để họ làm tốt quá trình giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời xây dựng không khí sư phạm lành mạnh. 
Sau khi tôi triển khai tất cả các nội dung nêu trên. Tôi thường thu thập kết quả từ phía giáo viên bằng việc kiểm tra để đánh giá hiệu quả. Thứ nhất kiểm tra ngay từ việc duyệt soạn bài cho giáo viên xem giáo viên đã biết lồng ghép tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào công tác soạn giảng chưa? Đã lồng ghép ở mức độ nào? Tôi thường phê duyệt cụ thể từng tuần, từng chủ đề để từ đó có kế hoạch cụ thể để chỉ đạo giáo viên có hiệu quả hơn. Tôi coi việc xem xét, đánh giá giáo viên theo chất lượng giảng dạy là biện pháp cốt lõi, là chìa khoá thành công của công tác quản lý. Vì thế tôi thường xuyên thăm lớp dự giờ để đánh giá hiệu quả tiết dạy từ đó góp ý, xây dựng, rút kinh nghiệm với từng giáo viên.
Bằng các hình thức kiểm tra theo kế hoạch và tôi thường coi trọng biện pháp kiểm tra đột xuất. Để thực sự đánh giá được giáo viên có thường xuyên tiến hành các hoạt động hay không? Hiệu quả mà trẻ đạt được như thế nào? Thì chỉ có kiểm tra mới đánh giá được. Kiểm tra là một biện pháp không thể thiếu trong công tác chỉ đạo. Hàng tháng, tôi thường đánh giá thi đua cụ thể đối với từng nhóm lớp, từng giáo viên. 
5. Kết quả đạt được.
Khi áp dụng những biện pháp “Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung chuyên đề giáo dục kỹ năng sống vào chương trình CSGD trẻ trong trường mầm non” đã đạt được kết quả đạt được như sau:
5.1.Kết quả cụ thể:
 * Đối với công tác soạn giảng của giáo viên:
- Chất lượng giảng dạy của giáo viên trong nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là những hoạt động có lồng ghép nội dung chuyên đề giáo dục kỹ năng sống. 
- Giáo viên đã có hiểu biết đúng và đầy đủ về nội dung giáo dục kỹ năng sống cần thiết cho trẻ, các nội dung phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi. Đa số giáo viên đã chủ động, tích cực lồng ghép, có nhiều sáng tạo trong công tác soạn giảng.
- Nhiều giáo viên chủ động tự xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Nội dung giáo dục kỹ năng sống được tích hợp vào các hoạt động phong phú.
* Đối với trẻ trong nhà trường.
- Đa số trẻ các nhóm lớp có kỹ năng sống phù hợp với từng lứa tuổi, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, có kỹ năng tự phục vụ bản thân.
* Đối với phụ huynh
- Ngày càng tin tưởng vào công tác CSGD của nhà trường. Yên tâm gửi con tới các cô, vì con không những được dạy kiến thức mà còn được dạy những kỹ năng tốt để có khả năng chống chọi với những tính huống hàng ngày và những thay đổi bất thường của thời tiết..
- Phụ huynh có kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho con đúng cách. Ngày càng phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong công tác CSGD trẻ.
5.2. So sánh đối chứng.
* Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên.
Thời gian
Số giáo viên
Hiểu đúng, đầy đủ các kỹ năng sống cần thiết dạy trẻ và biết lồng ghép có hiệu quả nội dung giáo dục giáo dục kỹ năng sống vào chương trình CSGD.
Số lượng
Tốt
Tỷ lệ %
Số lượng
Khá
Tỷ lệ %
Số lượng
ĐYC
Tỷ lệ %
Số lượng Chưa ĐYC
Tỷ lệ %
Tháng 9/2016
13
0
0
4
30,7
6
46,3
3
23
Tháng 2/2017
13
8
61,5
5
38,5
0
0
0
0
Kết quả từ bảng so sánh đối chứng trên cho ta thấy được có sự thay đổi rõ rệt, số giáo viên hiểu đúng, đầy đủ và biết cách lồng ghép có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chương trình CSGD đạt loại tốt tăng từ 0% lên 61,5%, loại khá từ 30,7% tăng lên 38,5%, đặc biệt ĐYC giảm từ 46,3% xuống % và có giáo viên nào chưa đạt yêu cầu.
* Kết quả giảng dạy qua dự giờ giáo viên
Thời gian
Số giáo viên
Tổng số giờ dự
Giỏi
Tỷ lệ
%
Khá
Tỷ lệ
%
ĐYC
Tỷ lệ
%
Chưa ĐYC
Tỷ lệ
%
Tháng 9/ 2016
13
13
0
0
3
23
9
69,3
1
7,7
Tháng 2/ 2017
13
13
7
53,8
5
38,5
1
7,7
0
0
 Qua thời gian thực hiện đề tài, tôi thấy chất lượng các hoạt động giáo dục qua dự giờ đã tăng lên rõ rệt. Số dự giờ đạt loại giỏi từ 0% tăng lên 53,8%, số dự giờ đạt loại khá còn 38,5%, số lượng đạt yêu cầu từ 69,3% xuống còn 7,7%. Không có tiết chưa đạt yêu cầu. Giáo viên đã biết lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào chương trình một cách hợp lý và linh hoạt sáng tạo.
* Năng lực chuyên môn của giáo viên:
TT
Nội dung
Tổng số GV
Tốt
Tỷ lệ %
Khá
Tỷ lệ %
TB
Tỷ lệ %
Yếu
Tỷ lệ %
Kết quả trước khi áp dụng sáng kiến
1
Khả năng xây dựng kế hoạch lồng ghép vào chương trình CSGD
13
1
7,7
3
23
8
61,6
1
7,7
2
Khả năng tổ chức hoạt động
13
1
7,7
3
23
8
61,6
1
7,7
3
Khả năng sáng tạo
13
0
0
4
26,3
8
61,6
1
7,7
4
Tự học và bồi dưỡng
13
0
0
4
26,3
7
53,8
2
15,4
Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến
1
Khả năng xây dựng kế hoạch lồng ghép vào chương trình CSGD
13
8
61,5
5
38,5
0
0
0
0
2
Khả năng tổ chức hoạt động
13
7
56,8
5
38,5
1
7,7
0
0
3
Khả năng sáng tạo
13
5
38,5
6
46,1
2
15,4
0
0
4
Tự học và bồi dưỡng
13
8
61,5
5
38,5
0
0
0
0
Từ kết quả bảng đối chiếu trên cho thấy năng lực chuyên môn của giáo viên tăng lên rõ rệt:
- Khả năng xây dựng kế hoạch lồng ghép vào chương trình CSGD: tốt từ 7,7% tăng lên 61,5%, khá từ 23% tăng lên 38,5% không còn giáo viên trung bình và yếu.
 - Khả năng tổ chức hoạt động: Tốt từ 7,7% lên 56,8%, khá từ 23 % lên 38,5%, trung bình giảm xuống còn 7,7%, không còn giáo viên yếu.
- Khả năng sáng tạo: Tốt từ 0% lên 38,5%, khá từ 26,3% lên 46,1%, trung bình giảm xuống còn 15,4%, không còn giáo viên yếu.
- Tự học và bồi dưỡng: Tốt từ 0% lên 61,5%, khá từ 26,3% tăng lên 38,5% không còn giáo viên trung bình và yếu.
Từ đó có thể khẳng định rằng các biện pháp tôi áp dụng đối với giáo viên là hoàn toàn hợp lý và mang lại hiệu quả .
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
	- Các giải pháp của sáng kiến áp dụng có hiệu quả tốt nhất ở các trường mầm non. 
 - Phải kiên trì thực hiện dần từng bước một, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Chỉ đạo một cách cụ thể từ kế hoạch đến nội dung thực hiện tới giáo viên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Từ những biện pháp tôi đưa ra thực hiện trong sáng kiến của mình thực sự đã đem lại những kết quả đáng kể. Bước đầu đã giúp giáo viên biết cách tự học, tự trau dồi và biết cách xây dựng lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chương trình CSGD. Biết lựa chọn và tổ chức các hoạt động lồng ghép kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Kết quả dự giờ qua các lần kiểm tra của các cấp cho thấy chất lượng được nâng lên rõ rệt. Học sinh trường tôi hầu như tiến bộ rất nhiều, trẻ đều mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, có kỹ năng hơn trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là kỹ năng phục vụ bản thân. Phụ huynh học sinh rất quan tâm ủng hộ các phong trào nhà trường và có kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho con một cách khoa học hơn rất nhiều.
2. Một số khuyến nghị:
	a. Với Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT:
	- Tiếp tục và thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và chuyên đề về nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống để giáo viên các nhà trường được tham gia học tập. 
b. Với nhà trường: 
- Cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo lồng ghép nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống chi tiết, cụ thể và phù hợp với tình hình của địa phương, cửa trường lớp.
 - Chỉ đạo toàn bộ giáo viên trong nhà trường thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy.
 - Thực hiện thường xuyên có hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá.
	- Đầu tư thêm cơ sở vật chất như biểu bảng tranh ảnh để giúp giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 c. Với giáo viên:
- Cần tích cực tự giác tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu của nghề.
- Thường xuyên tìm hiểu để nâng cao hiểu biết về nội dung kỹ năng sống cần dạy trẻ để lồng ghép vào chương trình một cách phù hợp và hiệu quả.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung chuyên đề giáo dục kỹ năng sống vào chương trình CSGD trẻ trong trường mầm non. Bước đầu đã thu hoạch được một số kết quả đáng kể như đã trình bày ở trên. Rất mong được sự đóng góp, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện và có giá trị áp dụng rộng rãi.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC 1
 CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Nội dung
1
CSGD
Chăm sóc giáo dục
2
GD&ĐT
Phòng Giáo dục và Đào tạo
3
TB
Trung bình
4
ĐYC
Đạt yêu cầu
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu hướng dẫn các nội dung kỹ năng sống cho trẻ.
Tạp chí giáo dục mầm non.
Các Chỉ thị, Quyết định, công văn hướng dẫn các cấp, ngành.
Chương trình giáo dục mầm non được ban hành theo Thông tư 17/2009//TT- BGD&ĐT
MỤC LỤC
Thứ tự
Nội dung
Trang
Thông tin chung về sáng kiến
01
Tóm tắt sáng kiến
02 - 04
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
05
1
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
05
2
 Cơ sở lý luận
05-08
3
Thực trạng của vấn đề.
08 -11
4
Các biện pháp thực hiện
11- 21
5
 Kết quả đạt được
21- 24
6
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
24
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
26
1
 Kết luận 
26
2
Một số khuyến nghị 
26-27
PHỤ LỤC
1
Phụ lục 1: Danh mục chữ viết tắt
28
2
Phụ lục 2: Danh mục tài liệu tham khảo
29
3
Mục lục
30

File đính kèm:

  • docPhan Thị Liên - SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung chuyên đề giáo dục kỹ năn.doc
Sáng Kiến Liên Quan