Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy học tại Trường Tiểu học Tân Long 3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đại hội XII của Đảng đã nâng tầm các quan điểm trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành Văn kiện Đại hội Đảng. Trong đó, khẳng định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại thiết thực, phù hợp với lưa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung giáo dục được lựa chọn là những tri thức cơ bản, đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa gắn với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Là cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở làm thế nào để góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam, hướng vào đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ Giáo dục ban hành nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh nhằm:

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.

- Đổi mới cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học sinh có khả năng học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.

- Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học.

- Phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy học tại Trường Tiểu học Tân Long 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN-KINH NGHIỆM
 Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn 
và nâng cao chất lượng dạy học tại Trường Tiểu học Tân Long 3.
	I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đại hội XII của Đảng đã nâng tầm các quan điểm trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành Văn kiện Đại hội Đảng. Trong đó, khẳng định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. 
Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại thiết thực, phù hợp với lưa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nội dung giáo dục được lựa chọn là những tri thức cơ bản, đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa gắn với thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Là cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở làm thế nào để góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam, hướng vào đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ Giáo dục ban hành nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh nhằm:
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Đổi mới cách học và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học sinh có khả năng học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học.
- Phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động giáo dục.
Xuất phát từ mục tiêu tầm quan trọng trên nêu trên, tôi mạnh dạn chỉ đạo thực hiện sáng kiến: “ Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy học tại Trường Tiểu học Tân Long 3”. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận 
 Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kì nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Để sinh hoạt chuyên môn thực sự hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm, tham gia tích cực của đội ngũ giáo viên cần khắc phục tính đơn điệu về hình thức, nghèo nàn về nội dung, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp và tháo gỡ những khó khăn của giáo viên trong thực tiễn dạy học.
Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm được hình thành dựa trên việc khắc phục những hạn chế của sinh hoạt chuyên môn truyền thống. 
Xuất phát từ các vấn đề về đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Với cương vị là quản lí tôi giúp đội ngũ trong nhà trường tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Cụ thể như sau:
a./ Khái niệm của sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm (nghiên cứu bài học) cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: 
- Học sinh học như thế nào ? 
 	- Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập ? 
 	- Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không ?
 	- Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không ? 
 - Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào ?
Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
b./ Mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập.
- Tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
- Nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
- Góp phần làm thay đổi văn hóa nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên; giáo viên với giáo viên; giáo viên với học sinh; Tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
2. Thực trạng của sinh hoạt chuyên môn :
Sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường thường trú trọng vào các công việc họp hành mang tính hành chính, sự vụ, đôi khi mang tính hình thức gây lãng phí thời gian, chưa tập trung vào những vấn đề khó đặt ra trong thực tiễn giảng dạy của giáo viên, của tổ chuyên môn. Khi dự giờ, chủ yếu tập vào theo dõi các hoạt động của giáo viên. Sau dự giờ, việc nhận xét, đánh giá cũng chú trọng đến tiến trình của giáo viên. Chính vì vậy, hoạt động chuyên môn chưa hấp dẫn, đôi lúc gây nặng nề, chưa khuyến khích giáo viên chủ động tự nguyện tham gia, chưa mang lại hiệu quả cho giáo viên và học sinh.
Như vậy, làm thế nào để sinh hoạt chuyên môn thật sự mang lại hiệu quả thiết thực. Đây là một vấn đề tôi luôn suy nghĩ và tìm giải pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Sau đây tôi xin trình bày một số giải pháp đã thực hiện ở Trường Tiểu học Tân Long trong năm học 2017-2018 như sau :
	3. Các giải pháp thực hiện:
	3.1.Chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy
Để đổi mới hoạt động dạy tôi chỉ đạo giáo viên chuyển từ giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, học cá nhân, học theo nhóm, đồng thời với việc theo dõi, giám sát, hỗ trợ đến từng học sinh. Tôi yêu cầu giáo viên tập trung nghiên cứu nội dung bài học trong Sách giáo khoa áp dụng để điều chỉnh cho phù hợp học sinh trong lớp, dự kiến tình huống sư phạm, chuẩn bị đồ dùng dạy học, để tiết học đạt được hiệu quả cao nhất.
Tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên luôn duy trì môi trường học tập tích cực, cởi mở để đảm bảo học sinh tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới; tận dụng khả năng tổ chức các hoạt động để giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống. Luôn khuyến khích học sinh có sáng kiến và sáng tạo trong học tập. Trong dạy học linh hoạt, chú ý hỗ trợ phát huy tối đa khả năng của từng học sinh trong quá trình học tập.Tổ chức cho học sinh được tạo cơ hội để trải nghiệm để học sinh thấy được ý nghĩa của kiến thức đang học trong đời sống, áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ngoài ra, giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quá trình giảng dạy để tạo cơ hội tối đa cho sự quan tâm của gia đình, cộng đồng trong việc tham gia vào quá trình giảng dạy, học tập.
3.2.Chỉ đạo đổi mới hoạt động học
Đổi mới hoạt động học tôi yêu cầu giáo viên thực hiện không để học sinh ngồi nghe giảng mà các em dựa trên kiến thức và kinh nghiệm cá nhân học sinh chủ động tự thực hiện nhiệm vụ học tập bằng các việc làm cụ thể theo hướng dẫn của sách giáo khoa (hoặc theo hướng dẫn của thầy cô) lắng nghe, trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm, trong lớp để tự lĩnh hội kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng nghe, nói, giao tiếp,; kết hợp học ở lớp và hoạt động ứng dụng ở nhà; tạo nhiều cơ hội để học sinh tham gia, bày tỏ ý kiến, phát huy theo khả năng của từng học sinh. Đặc biệt, học sinh yếu được quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn để tiến kịp các bạn.
Trong tổ chức dạy học, tôi yêu cầu giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, học sinh phải hoạt động cá nhân, theo cặp trong nhóm. Các hình thức làm việc trong nhóm được thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên, có thay đổi phù hợp với thực tế. Cụ thể:
- Làm việc các nhân: Tôi yêu cầu giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân trước khi tham gia phối hợp với bạn học trong các nhóm, mỗi cá nhân luôn có một khoảng thời gian thực hiện hoạt động để tự lĩnh hội kiến thức. Làm việc các nhân giúp học sinh có thời gian tập trung tự nghiên cứu, tự khám phá kiến thức, tự chuẩn bị những gì cần thiết trước khi sử dụng nó để có những hoạt động khác cùng cả nhóm. Trong quá trình làm việc cá nhân nếu học sinh gặp khó khăn các em có thể hỏi các bạn ngồi cạnh hoặc nêu vấn đề ra nhóm để các thành viên khác cùng trao đổi hoặc nhờ giáo viên hỗ trợ.
- Làm việc cặp đôi (2 học sinh): Ngoài việc học cá nhân thì việc tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp trong nhóm là rất cần thiết. Làm việc theo cặp giúp học sinh tự tin và tập trung tốt vào công việc nhóm. Từ thực tế cho thấy làm việc theo cặp giúp học sinh kiểm tra dữ liệu, giải thích chia sẻ thông tin; thực hành kĩ năng giao tiếp cơ bản (Ví dụ như nghe, đặt câu hỏi, làm rõ một vấn đề, đóng vai..). Vì vậy, tôi luôn yêu cầu giáo viên tổ chức thực hiện trong dạy học. 
- Làm việc chung cả nhóm: Trong các giờ học có lúc diễn ra các hoạt động cả nhóm cùng hợp tác. Nhóm là hình thức học tập giúp cho việc thu thập ý kiến và phát huy sự sáng tạo. Điều quan trọng là người giáo viên phải giúp học sinh biết các em cần làm gì và làm như thế nào khi tham gia làm việc nhóm. Chính vì thế, tôi khuyến khích giáo viên thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong các hoạt động học tập.
- Làm việc cả lớp: Khi học sinh có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh một vấn đề hoặc có những khó khăn mà học sinh không thể vượt qua, các nhóm lại để tập trung cả lớp làm sáng tỏ các vấn đề còn băn khoăn hoặc bàn cải. Lúc này vai trò của người giáo viên là hết sức cần thiết để giúp học sinh giải quyết khó khăn thống nhất ý kiến.
Tóm lại, việc lựa chọn hình thức làm việc nào: cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp đều phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập. Tùy theo vào tình hình chung của cả lớp và thiết kế của cá nhân, tôi yêu cầu giáo viên linh động, đảm bảo tính hiệu quả cho bài học và sự hứng thú của học sinh.
3.3.Chỉ đạo đổi mới thực hiện sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm.
Bước 1: Chuẩn bị bài dạy minh họa
+ Phân công người dạy minh hoạ: Tôi khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng ký tự chọn môn bài học để dạy minh hoạ. Giáo viên trong trường cần được cử quay vòng, để lần lượt ai cũng được dạy minh hoạ.
+ Chuẩn bị thiết kế bài học minh họa
- Tôi yêu cầu Giáo viên dạy minh họa và nhóm giáo viên trong tổ cùng nhau thiết kế, trao đổi để chuẩn bị bài học. Hiệu quả của giờ học là kết quả làm việc của tập thể. 
- Bài dạy minh họa cần được thể hiện linh hoạt, sáng tạo. Nhóm thiết kế tự lựa chọn nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học để đạt được mục tiêu/chuẩn kiến thức-kỹ năng của từng môn học, không phụ thuộc quá nhiều vào nội dung trong sách giáo khoa, các quy trình các bước dạy trong sách hướng dẫn giáo viên.
Bước 2: Tổ chức dạy học minh họa, dự giờ và suy ngẫm.
Tiến hành bài học và tổ chức dự giờ là bước để giáo viên dạy minh hoạ tiến hành bài học và các giáo viên dự giờ, thu thập thông tin để chuẩn bị cho việc suy ngẫm và chia sẻ.
+ Dự giờ: 
- Ban giám hiệu và giáo viên trong khối, trong trường cùng dự giờ. Trước khi dự giờ tôi yêu cầu giáo viên:
- Tập trung cao độ quan sát các hoạt động học tập diễn ra trong giờ dạy. Người dự giờ đứng hai bên, phía trước lớp học quan sát, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh, quan sát, nghe, nhìn, suy nghĩ và ghi chép diễn biến hoạt động học của học sinh trong giờ học hay những biểu hiện tâm lý của học sinhthể hiện trong các hoạt động. Người dự giờ luôn phải đặt câu hỏi “Học sinh học được gì ?” Học sinh có hứng thú không ? Vì sao có ? Vì sao không ? Học sinh có biểu hiện như thế nào ? Hoạt động nhóm có thực sự đảm bảo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia không ? Có học sinh nào bị “bỏ quên” không? 
- Suy nghĩ, phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh để đưa ra các biện pháp khắc phục. 
- Người dự có thể chụp ảnh hoặc quay phim các hoạt động dạy và học
Bước 3: Để thảo luận về giờ dạy có hiệu quả. Tôi yêu cầu giáo viên:
Chia sẻ suy ngẫm của mình về bài học trên cơ sở lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Việc thảo luận không tập trung đánh giá xếp loại giáo viên, không xếp loại giờ dạy mà chủ yếu nhằm phân tích các tình huống quan sát được từ hoạt động học và kết quả học tập của học sinh trong giờ học. Trước hết, cần nhấn mạnh những điểm thành công của giờ học. Bên cạnh đó, có thể chỉ ra nguyên nhân học sinh chưa tích cực hoặc chưa đạt được kết quả trong bài học và tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bài học nhằm tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập.
Bước 4: Áp dụng
Dựa trên kết quả thảo luận và những điều quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên (đối với sinh hoạt cấp tổ), các tổ chuyên môn (đối với sinh hoạt cấp trường). Tôi chỉ đạo áp dụng để đổi mới hoạt động dạy học vào thực tiễn dạy học ở các khối lớp, trường mình.
3.4. Chỉ đạo bồi dưỡng tham gia các phong các phong trào hội thi và phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chuẩn kỹ năng kiến thức môn học.
Tôi chỉ đạo bộ phận chuyên môn và các tổ trưởng, giáo viên được phân công phụ trách lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn học. 
Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia các phong trào hội thi được nhà trường đặc biệt quan tâm. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, phân công phụ trách bồi dưỡng phải là giáo viên thật sự có năng lực, nhiệt tình trong công tác và có tinh thần trách nhiệm cao. Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên, nội dung bồi dưỡng phải trọng tâm, đa dạng về kiểu bài tập
Công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học là hết sức cần thiết. Tôi chỉ đạo công tác tổ khối phải đặc biệt quan tâm, thường xuyên chú ý đến đối tượng này. Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh để có biện pháp phụ đạo phù hợp với từng đối tượng học sinh để từ đó nâng cao chất lượng học sinh.
Tôi thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh chưa hoàn thành thành chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học. Khuyến khích động viên giáo viên và tạo mọi điều kiện để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất.
3.3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ, tôi chú trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. Dựa vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phụng Hiệp và tình hình thực tế của nhà trường, của tổ chuyên môn. Ngay đầu năm học, tôi cùng với phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm. 
Thông qua hoạt động học tập bồi dưỡng thường xuyên ở tổ khối, ở trường và đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp làm căn cứ xếp loại bồi dưỡng thường xuyên, xét thi đua và phân loại giáo viên. Từ đó, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cho năm học tới. 
4. Kết quả
Sau thời gian thực nghiệm, sáng kiến của tôi không có gì to tát nhưng đã mang lại kết quả khả quan như sau:
- Hoạt động chuyên môn của nhà trường đã ổn định và đi vào nền nếp. Làm thay đổi nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên trong nhà trường về đổi mới sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, hình thành và phát triển mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, tôn trọng theo hướng hợp tác, hỗ trợ và dân chủ; đảm bảo cơ  hội phát triển chuyên môn cho mọi thành viên, xây dựng môi trường học tập và tự học suốt đời. 
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khó khăn, bất cập về giảng dạy, từ nhu cầu của giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà trường tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực đội ngũ, chất lượng giáo dục của nhà trường.
+ Tổ chức các chuyên đề: 06 chuyên đề; 
+ Tổng số tiết dự giờ, thao giảng: 60 tiết;
+ Số tiết UDCN: 60 tiết
+ Chất lượng học tập cuối HK1 (Năm học 2017-2018)
TSHS
Môn học/HĐGD
Năng lực
Phẩm chất
T
H
C
T
Đ
C
T
Đ
C
225
69
153
3
115
110
0
133
92
0
	+ Kết quả tham gia các phong trào hội thi huyện:
Hội thi
Kết quả đạt được
Nhất
Nhì
Ba
KK
CN
Tuyên truyền giới thiệu sách
02
An toàn giao thông
01
02
Viết chữ đẹp
01
03
05
Đồ dùng dạy học
01
01
02
Giáo viên dạy giỏi
01
Cộng:
01
02
02
07
07
	+ An toàn giao thông với nụ cười trẻ thơ: Được Sở giáo dục chọn 01 học sinh dự giao lưu tại Đắc Lắc.
III.KẾT LUẬN
Sáng kiến được áp dụng trong thời gian ngắn nhưng kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm là đúng đắn. Kết quả đã xác định rõ thực trạng, đề ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học. 
Là cán bộ quản lí điều làm tôi trăn trở là làm thế nào để thay đổi diện mạo nhà trường, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục. Đây chính là động lực, là hoài bão thôi thúc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam như nghị quyết của Đảng đã đề ra. Kết quả đạt được giúp tôi củng cố niềm tin, thôi thúc lòng nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” và mạnh duy trì thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy học tại Trường Tiểu học Tân Long 3”.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đã nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2017-2018 tại Trường Tiểu học Tân Long 3. Mặc dù đã rất nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được Hội đồng khoa học đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn./.
 XÁC NHẬN CỦA Tân Long, ngày 05 tháng 4 năm 2018
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Người thực hiện
 Nguyễn Thành Hương

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem_12338270.doc
Sáng Kiến Liên Quan