Mẫu: Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến cấp trường

Kính gửi: Hội đồng khoa học Trường Tiểu học Trần Nhân Tông

1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1C

2. Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Vương Trọng Nghĩa

- Ngày tháng năm sinh: 28 / 02 / 1994 ; Giới tính: Nữ

- Email: nghiaxinhxan@gmail.com

- Điện thoại: 033 423 3938

- Chức vụ: Giáo viên

- Trình độ chuyên môn: Cử nhân

- Học hàm: Không Học vị: Không

- Cơ quan, đơn vị: Trường Tiểu học Trần Nhân Tông

- Địa chỉ: Khu Phố 1, phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

 

docx6 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Mẫu: Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến cấp trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Cấp Trường
Kính gửi: Hội đồng khoa học Trường Tiểu học Trần Nhân Tông
1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1C 
2. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Vương Trọng Nghĩa
- Ngày tháng năm sinh: 28 / 02 / 1994 ; Giới tính: Nữ
- Email: nghiaxinhxan@gmail.com
- Điện thoại: 033 423 3938
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân
- Học hàm: Không Học vị: Không
- Cơ quan, đơn vị: Trường Tiểu học Trần Nhân Tông
- Địa chỉ: Khu Phố 1, phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
 Phú Thạnh, ngày 10 tháng năm 2019
Tác giả sáng kiến
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1C 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Học sinh lớp 1C Trường Tiểu học Trần Nhân Tông
3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm :
Áp đặt kiến thức một cách rập khuôn gây khó hiểu và khó ghi nhớ
Truyền đạt kiến thức thông qua lời nói là chính thiếu hình ảnh trực quan để kích thích sự tìm tòi, học hỏi của học sinh
Học sinh còn thụ động, chưa chủ động trong việc tiếp thu.
4. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Chính tả là kỹ năng thật sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh tiểu học. Nếu ta đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều lỗi chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản.
Ở bậc tiểu học, phân môn Chính tả có vị trí vô cùng quan trọng. Vì học sinh Lớp 1 là giai đoạn đầu cấp và cũng là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành khả năng chính tả cho học sinh. 
5. Mục đích của giải pháp sáng kiến 
Mục đích dạy phân môn Chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết theo các “chuẩn chính tả” nghĩa là giúp học sinh hình thành kỹ xảo chính tả và luôn viết đúng chính tả. 
Phân môn chính tả nhằm ba mục đích, với mức độ như sau:
Rèn kỹ năng nghe, viết đúng chính tả với các chỉ tiêu cần đạt: Viết đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc phải 5 lỗi mỗi bài tốc độ viết 1 – 2 chữ /1 phút.
Kết hợp việc luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi kiến thức cơ bản về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển thao tác tư duy: Nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ ...
Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, khiếu thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.
6. Thời gian thực hiện: 4 tháng
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến 
1/ Phối hợp với gia đình, nhà trường giúp các em tiến bộ trong học tập:
Trong cuộc họp phụ huynh cuối học kì I, tôi có trao đổi về những thay đổi và khó khăn trong phân môn Tiếng Việt ở học kì II. Mong muốn các bậc phụ huynh hãy quan tâm, kiểm tra, giúp đỡ con em mình hơn nữa. Đặc biệt là chương trình Tiếng việt ở học kỳ II có nhiều thay đổi, mức độ của chương trình được nâng cao, so với học kỳ I học sinh chỉ học âm, ghép vần nhưng học kỳ II các em được tiếp cận với nhiều phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện, mỗi phân môn có những đặc thù riêng.
 Ngoài giờ học trên lớp thì sự hỗ trợ của phụ huynh ở nhà là vô cùng quan trọng. Tôi tha thiết mong được sự hỗ trợ đắc lực của phụ huynh để cùng với giáo viên, nhà trường giúp các em học tập tốt.
	Sau cuộc họp, tất cả phụ huynh đã đồng ý với đề nghị mà tôi đã đưa ra.
2/ Phân loại trình độ và sắp xếp chỗ ngồi:
	Học lực của từng em đã được thể hiện rõ, tôi tiến hành xếp lại chỗ ngồi cho học sinh. Mỗi tổ xếp xen kẽ theo học lực: giỏi, khá, trung bình, yếu và xen kẽ các em theo nhóm đã phân loại được như bảng thống kê trên nhằm thực hiện phương châm: “Học thầy không tày học bạn” .
	 Tôi hy vọng với cách sắp xếp như vậy ngoài các kiến thức cơ bản, hệ thống được học ở giáo viên, trẻ còn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Sự hỗ trợ giữa các học sinh giúp các em tự tin vào khả năng của bản thân và tự rút kinh nghiệm về cách học của chính mình.
3/ Đối với giáo viên:
	Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Giọng đọc phải rõ ràng, chuẩn theo tiếng phổ thông. Giáo viên phải đầu tư cho tiết dạy, chuẩn bị tranh ảnh (vật thật), phục vụ cho tiết dạy và phần bài tập) sao cho một tiết dạy chính tả không còn nhàm chán, nặng nề đối với các em nữa.
4/ Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả:
Hình thức bài tập chính tả âm, vần phong phú và mang đậm tính tình huống cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần hết sức chú ý cách hướng dẫn học sinh làm bài tập, giúp các em nắm vững yên cầu của bài tập giáo viên nên chuẩn bị vật thật, tranh ảnh phù hợp với nội dung bài tập, hệ thống câu hỏi, bằng lời giải thích hoặc bằng cách hướng dẫn học sinh cách làm mẫu, nhẹ nhàng, khéo léo lôi cuốn các em vào các tình huống nhằm kích thích sự ham muốn giải bài tập của các em, tránh mang lại cảm giác nặng nề, tâm lý ngại khó trước các yêu cầu rất đa dạng của hệ thống bài tập này. 
Tuy nhiên, điều giáo viên cần lưu ý cần khai thác có hiệu quả các bài tập trong sách giáo khoa, tổ chức cho học sinh làm bài tập cũng như uốn nắn thường xuyên kịp thời những lỗi các em dễ mắc phải nhằm củng cố bền vững kĩ năng viết chính tả ở học sinh nói chung.
5. Khuyến khích động viên và nêu gương:
Sau mỗi bài, mỗi tiết học nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hoàn thành bài học, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân bằng những lời động viên khen ngợi, tuyên dương và nêu gương những em luôn luôn viết đúng, trình bày sạch sẽ.
Tạo cho các em mong muốn tìm tòi, chú ý tốt nhất cho bài học của mình. Vì vậy, cho dù đã hoàn thành bài học, bài làm học sinh cũng vẫn không thoả mãn với những gì đạt được. Học sinh cần tự kiểm tra, đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm.
* Kết quả của sáng kiến 
	Kỹ năng
Học kì I
Giữa kì II
Viết sai 
Viết đúng
Viết sai
 Viết đúng 
Nhóm phụ âm đầu
10
13
4
19
Nhóm âm ệm
12
11
3
20
Nhóm âm chính
14
9
2
21
Nhóm âm cuối
9
14
4
19
Nhóm dấu thanh
8
15
1
22
* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp : Hiện tại hơn 90 % lớp đã viết đúng chính tả và sạch đẹp.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng của sáng kiến : 
Sáng kiến đã được áp dụng cho các em học sinh lớp 1C và đã mang lại những kết quả rất tốt. Trên cơ sở đó có thể áp dụng rộng rãi cho toàn bộ khối 1 của Trường Tiểu học Trần Nhân Tông
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến :
Chính tả là kỹ năng thật sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh tiểu học. Nếu ta đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều lỗi chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản. Nếu được dạy dỗ và nắm bắt tất cả những kiến thức và kĩ năng chính tả ngay từ khi học lớp 1, các em sẽ có thể tự tin diễn đạt bằng văn bản một cách chính xác và dễ hiểu. Giup tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
* Cam kết: Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, không sao chép hoặc không vi phạm bản quyền.
Xác nhận của đơn vị
(Chữ ký, dấu)
Tác giả sáng kiến
(Chữ ký và họ tên)

File đính kèm:

  • docxthuyet minh mo ta SKKN chinh ta lop 1_12554158.docx
Sáng Kiến Liên Quan