Hướng dẫn công tác sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học năm học 2008-2009

Trọng tâm hoạt động SKKN năm học 2008- 2009 tập trung vào phổ biến, áp dụng và nâng cao chất lượng SKKN. Thực hiện "Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; nội dung nghiên cứu SKKN giáo dục tiên tiến cần tập trung nghiên cứu sâu vào những lĩnh vực đổi mới như:

-Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường.

-Đổi mới hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị.

-Đổi mới thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập.

-Đổi mới trong triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới.

-Đổi mới trong tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú trong nhà trường.

-Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp.

-Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương phápkiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứngvới yêu cầu xã hội.

-Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động đoàn thể.

-Đổi mới việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực hoạt động; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn công tác sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2008- 2009
 Căn cứ chỉ thị số 47/2008/CT-BGD&ĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2008- 2009; căn cứ phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm học 2008- 2009; Sở GD&ĐT hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) và nghiên cứu khoa học (NCKH) trong năm học 2008- 2009 như sau:
I- CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TIÊN TIẾN 
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên. SKKN có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong quản lý, giảng dạy, đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành.
Trong giai đoạn đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục hiện nay, các đơn vị cần hết sức coi trọng chất lượng SKKN, coi trọng phổ biến áp dụng SKKN, tránh tình trạng đơn thuần chạy theo số lượng. 
1- Nội dung đúc rút, tổng kết SKKN giáo dục tiên tiến trong năm học 2008- 2009 
Trọng tâm hoạt động SKKN năm học 2008- 2009 tập trung vào phổ biến, áp dụng và nâng cao chất lượng SKKN. Thực hiện "Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; nội dung nghiên cứu SKKN giáo dục tiên tiến cần tập trung nghiên cứu sâu vào những lĩnh vực đổi mới như: 
-Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường.
-Đổi mới hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị.
-Đổi mới thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập.
-Đổi mới trong triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới. 
-Đổi mới trong tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú trong nhà trường.
-Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp.
-Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương phápkiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứngvới yêu cầu xã hội. 
-Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động đoàn thể.
-Đổi mới việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực hoạt động; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử.
-Đổi mới phương pháp sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy. 
2- Qui định về giao nộp và sử dụng SKKN 
a- Qui định về đăng ký, giao nộp và chấm xét duyệt SKKN
-Đầu năm học (chậm nhất trong tháng 10), các đơn vị tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc đơn vị đăng ký đề tài SKKN với Hội đồng khoa học đơn vị. 
-Tháng 4 hằng năm, Hội đồng khoa học các đơn vị tổ chức chấm xét duyệt SKKN giáo dục tiên tiến.
-Trong thời gian từ20/5/2009 đến 5/6/2009; các phòng GD& ĐT, các trường THPT, TCCN, Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp và các đơn vị trực thuộc khác gửi bộ hồ sơ xét duyệt SKKN đã được Hội đồng khoa học của đơn vị xét duyệt xếp loại A lên Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Khoa học- Công nghệ Thông tin). 
-Trong năm học trước, Sở GD& ĐT đã triển khai phần mềm quản lý SKKN tới các Phòng GD& ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở. Các đơn vị phải sử dụng phần mềm này để nhập dữ liệu SKKN phục vụ cho hoạt động chấm, xét duyệt SKKN của đơn vị và của Sở GD& ĐT. Đối với các đơn vịchưa sử dụng phần mềm này, Sở sẽ tiếp tục bàn giao và tập huấn để các đơn vị sử dụng tốt phần mềm quản lý SKKN.
b- Qui định về lưu trữ, sử dụng SKKN
-Các đơn vị cần chủ động lưu trữ tại thư viện các SKKN trước khi nộp lên Phòng GD& ĐT hoặc Sở GD&ĐT. Sở khuyến khích các đơn vị tổ chức biên tậpSKKN để việc phổ biến áp dụng SKKN được rộng rãi, đạt hiệu quả cao. 
-Sở sẽ tổ chức lưu trữ SKKN được xếp loại cấp Thành phố, biên tập SKKN được xếp loại cao và tổ chức phổ biến SKKN trong ngành GD&ĐT.
II- CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các đơn vị tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học giáo dục, khoa học nhân văn, khoa học công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) nhằm giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo của đơn vị và của ngành. 
Các đơn vị xét nhu cầu đổi mới các hoạt động và khả năng nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên đơn vị mình để xây dựng kế hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Thành phố, cấp ngành, cấp trường ngay từ đầu năm học. Các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc phòng đăng ký đề tài KH với UBND quận/ huyện/thị xã; các đơn vị trực thuộc Sở đăng ký đề tài KH với Sở GD& ĐT.Kinh phí đề tài KH cấp ngành trung bình từ 20 triệu đến 30 triệu một đề tài được lấy từ 2 nguồn: Sở cấp 50% kinh phí và đơn vị thực hiện cấp 50% kinh phí. Kinh phí đề tài KH cấp Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt, mức cấp kinh phí tuỳ theo nhu cầu từng đề tài. 
Đối với đề tài cấp Thành phố cần nộp cho Hội đồng Khoa học Sở bản đăng ký nghiên cứu và đề cương đề tài trước ngày 10 tháng 6 hằng năm; đối với đề tài cấp ngành cần nộp bản đăng ký và đề cương đề tài trước ngày 10 tháng 11 hằng năm (gửi Phòng Khoa học- Công nghệ TT).
Nội dung nghiên cứu của đề tài phải phù hợp với chủ trương và yêu cầu đổi mới của Ngành Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời phải đi sâu giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục tại đơn vị cơ sở. Trong năm học này, các đề tài khoa học nên tập trung nghiên cứu giải quyết một số vấn đề sau:
-Nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng, quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên. 
-Nghiên cứu hoàn thiện mô hình nhân cách học sinh, xây dựng nếp sống đô thị văn minh, thanh lịch cho học sinh Hà Nội, giáo dục truyền thống lịch sử Hà Nội hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Thực hiện cuộc vận động "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
-Nghiên cứu các hoạt động đổi mới giáo dục như: đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh, đổi mới môi trường, điều kiện giáo dục học sinh.
-Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới; nhất là việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học nhằm đảm bảo yêu cầu cao của đổi mới chương trình và sách giáo khoa.
-Nghiên cứu đổi mới phương thức đào tạo, giúp học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và trình độ nghề nghiệp làm việc trong các cơ sở sản xuất hoặc tự tạo việc làm.
-Nghiên cứu đổi mới công tác quản lý trong nhà trường, nhất là quản lý chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện xã hội hoá giáo dục. 
-Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các bộ công cụ kiểm định chất lượng giáo dục.
-Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vựchoạt động của ngành, nhất là trong lĩnh vực quản lý và giảng dạy. Sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy ở các đơn vị trường học.
III- HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NCKH VÀ SKKN
Trong năm học 2008-2009, các đơn vị cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh việc tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mình. Sở đánh giá hoạt động phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm học này và yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả cụ thể vào cuối năm học. Các đơn vị có thể áp dụng phối hợp các hình thức phổ biến ứng dụng sau:
-Tổ chức hội thảo các chuyên đề NCKH, SKKN theo qui mô toàn đơn vị, tổ, nhóm chuyên môn;
-Tổ chức báo cáo, trao đổi thảo luận về SKKN trong tổ, nhóm chuyên môn;
-Tổ chức thử nghiệm các hoạt động quản lý, giảng dạy mới;
-Thư viện tổ chức các hoạt động giới thiệu đề tài NCKH, SKKN của đơn vị và thành phố; chủ động lưu tại thư viện các đề tài NCKH, các SKKN trước khi nộp lên Phòng hoặc Sở;
-Sở tổ chức biên tập các SKKN có chất lượng cao theo từng ngành học, môn học để phổ biến tới các đơn vị.
IV- QUI ĐỊNH VỀ KHEN THƯỞNG CÔNG TÁC SKKN, NCKH
1- Đối với cá nhân
-Cá nhân có SKKN được Hội đồng xét duyệt Sở xếp loại A hoặc cá nhân là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp ngành, cấp thành phố có kết quả nghiệm thu với số điểm từ 9,5 trở lên sẽ được Sở GD& ĐT khen thưởng và có thể được Liên đoàn lao động Thành phố xét tặng Bằng lao động sáng tạo.
-Cá nhân có SKKN xếp loại A cấp thành phố được Sở GD& ĐT khen thưởng (như đã nêu ở phần trên) và đồng thời được đơn vị khen thưởng. Cá nhân có SKKN xếp loại B và C cấp thành phố sẽ do đơn vị khen thưởng.
2- Đối với tập thể
Trong năm học này chất lượng SKKN và phổ biến áp dụng SKKN, NCKH là 2 tiêu chí quan trọng các đơn vị cần tiếp tục phấn đấu. Hội đồng Khoa học Sở xét khen thưởng các đơn vị về hoạt động SKKN theo 3 tiêu chuẩn sau:
a.Tỉ lệ SKKN của đơn vị được Hội đồng chấm SKKN Sở GD& ĐT xếp loại A và B trên tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của đơn vị cao (tiêu chuẩn này thể hiện chất lượng SKKN). 
b.Tổchức tốt các hoạt động phổ biến, áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN giáo dục tiên tiến ở đơn vị (thể hiện ở số lượng buổi tổ chức, hình thức tổ chức, hiệu quả).
c.Thực hiện đúng và có chất lượng qui trình chấm SKKN ở đơn vị (thể hiện tỷ lệ SKKN không được xếp loại ở hội đồng chấm của Sở thấp). Thực hiện nộp SKKN cho Hội đồng khoa học Sở đúng thời hạn.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_viet_sang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan