Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm

1.1. Bản chất của NCKH:

• Là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học:

 - Nhằm nhận thức thế giới,

 - Tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để cải tạo thế giới.

 1.2. Chủ thể của NCKH:

• Là các nhà khoa học:

 - Có phẩm chất trí tuệ và tài năng đặc biệt,

 - Được đào tạo chu đáo.

• Chủ thể của NCKH có thể là cá nhân, có thể là tập thể.

 1.3. Mục đích của NCKH:

• Tìm tòi, khám phá bản chất và quy luật vận động của thế giới:

 - Tạo ra thông tin mới,

 - Ứng dụng vào sản xuất vật chất hoặc tạo ra giá trị tinh thần,

 - Phục vụ nhu cầu cuộc sống con người.

 1.4. Sản phẩm của NCKH:

• Là hệ thống thông tin mới:

 - Về thế giới,

 - Về những giải pháp cải tạo thế giới.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6298 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằm thu thập ý kiến, thông tin của những người có lien quan trực tiếp đến vấn đề được nghiên cứu.
2.4. Tổng kết kinh nghiệm (trong lĩnh vực giáo dục):
a. Khái niệm: 
PP tổng kết kinh nghiệm (TKKN):
	- TKKN trong giáo dục là PPNC dựa trên những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình hoạt động thực tiễn về giáo dục. 
- PP này cho ta những thông tin thực tiễn có giá trị.
b. Mục đích của tổng kết kinh nghiệm giáo dục:
Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân và cách giải quyết những tình huống giáo dục đã xảy ra trong 1 lớp học, một trường hay 1 địa phương;
NC con đường thực hiện có hiệu quả quá trình giáo dục ở các cơ sở;
Tổng kết các SKKN của các nhà sư phạm tiên tiến;
Tổng kết những nguyên nhân để loại trừ những khuyết điểm, sai lầm, thất bại trong giáo dục, tránh tình trạng lặp lại.
c. Các bước tiến hành tổng kết kinh nghiệm:
Tổng kết kinh nghiệm sư phạm: Bắt đầu từ việc phát hiện ra 1 sự kiện nổi bật nào đó của thực tiễn GD mà giải pháp của nó mang lại kết quả có giá trị thực tiễn hay lí luận và ngược lại giải pháp mang lại hiệu quả xấu.
=> TKKNSP là tìm ra được các điển hình tích cực hoặc tiêu cực để phổ biến áp dụng và cũng để ngăn ngừa khả năng lặp lại ở những khu vực khác.
Các bước cụ thể:
- Chọn điển hình tốt hoặc xấu của thực tiễn giáo dục;
- Mô tả sự kiện trên cơ sở quan sát, phỏng vấn, tọa đàm, nghiên cứu tài liệu...;
- Khôi phục lại sự kiện đã xảy ra bằng mô hình lí thuyết;
- Phân tích nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh xảy ra và kết quả của sự kiện;
- Hệ thống hóa các sự kiện đó: phân loại nguyên nhân, hệ quả...;
- Sử dụng trí tuệ tập thể nơi xảy ra sự kiện để phân tích, trao đổi quả, diễn 	biến, nguyên nhân, hệ quả, nhân chứng...;
- Viết thành văn bản tổng kết trên cơ sở đối chiếu với những lí luận giáo dục 	tiên tiến. Đánh giá kết quả kinh nghiệm bằng cách đối chiếu với thực tiễn, làm 	sao để tài liệu tổng kết có giá trị về lí luận, có ý nghĩa thực tiễn.
III. Cách thức tiến hành một công trình NCKH giáo dục:
1. Khái niệm đề tài NCKH giáo dục:
Đề tài khoa học giáo dục là một vấn đề của khoa học giáo dục có chứa nội dung thông tin chưa biết, cần nghiên cứu và làm sáng tỏ. 
Vấn đề khoa học cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Đó là sự kiện hay hiện tượng mới chưa ai biết, một mâu thuẫn hay vướng mắc cản trở bước tiến của khoa học giáo dục hay thực tiễn giáo dục.
- Bằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, đòi hỏi các nhà khoa học phải NC, giải quyết.
- Vấn đề nếu được giải quyết sẽ cho một thông tin mới có giá trị cho khoa học giáo dục hay làm khai thông các hoạt động của thực tiễn giáo dục. 
Đề tài phải là vấn đề có tính cấp thiết đối với lí luận hay đối với thực tiễn. 
Đề tài phải có tính mới mẻ, giải quyết được vấn đề sẽ làm cho khoa học phát triển, bổ sung cho kho tàng tri thức nhân loại. 
2. Phân loại đề tài NCKHGD:
2.1. Dựa theo trình độ đào tạo: 
- Luận văn Cử nhân khoa học;
	- Luận văn Thạc sĩ khoa học;
	- Luận án Tiến sĩ khoa học;
2.2. Dựa theo quy trình tổ chức NCKH:
	- Đề tài cấp trên giao;
	- Đề tài do cá nhân hoặc tập thể đăng kí;
2.3. Dựa theo cấp quản lí đề tài:
	- Đề tài cấp Nhà nước;
	- Đề tài cấp Bộ;
	- Đề tài cấp cơ sở
2.4. Dựa theo các loại hình NCKH:
	- Đề tài NC cơ bản;
	- Đề tài NC ứng dụng;
	- Đề tài NC triển khai;
	- Đề tài NC dự báo.
3. Các giai đoạn tiến hành một đề tài NCKH giáo dục:
3.1. Giai đoạn chuẩn bị:
a. Lựa chọn đề tài:
Là giai đoạn định hướng nghiên cứu.
- Đây là khâu quan trọng vì:
	+ Định hướng nội dung nghiên cứu;
	+ Thời gian nghiên cứu;
	+ Kinh phí nghiên cứu;
	+ Nhân lực nghiên cứu.
- Có 2 trường hợp đặt ra:
	+ Đề tài chỉ định;
	+ Đề tài tự chọn.
- Đối với đề tài tự chọn, người nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau:
	+ Đề tài có ý nghĩa lí luận gì?
	+ Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là gì?
	+ Người nghiên cứu có hứng thú về đề tài hay không?
	+ Đề tài có những yếu tố mới nào: đối tượng, khách thể, địa bàn, PP?
	+ Có đủ điều kiện để hoàn thành đề tài: nhân lực, thời gian, phương tiện, kinh phí?
Đặt tên đề tài:
- Sau khi lựa chọn được nội dung thì chuyển thành tên đề tài.
- Tên đề tài phải đảm bảo được các điều kiện sau:
	+ Tên đề tài cần được diễn đạt bằng một câu ngắn gọn, có kết cấu ngữ pháp trọn vẹn, rõ rang, ít từ nhất nhưng phải đầy đủ thông tin về đối tượng, khách thể, địa bàn nghiên cứu.
	+ Tên đề tài có thể đặt thẳng vào đối tượng nghiên cứu. Bất đắc dĩ mới đặt tên có thêm ngoặc đơn để giải thích chủ đề.
	+ Tránh đặt tên chung chung, khó xác định vấn đề nghiên cứu hoặc thể hiện vấn đề nghiên cứu quá rộng, hoặc đa nghĩa có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau; tránh đặt tên đề tài quá dài, xa với nội dung nghiên cứu.
b. Xây dựng đề cương nghiên cứu:
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
Lí do chọn đề tài:
	- Về lí luận;
	- Về thực tiễn.
Đối tượng và phạm vi NC:
	- Đối tượng NC là các vấn đề quan tâm của đề tài.
	VD: Đề tài "Các biện pháp quản lí chuyên môn của Hiệu trưởng trường TH (THCS) nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên".
	- Phạm vi nghiên cứu là giới hạn của vấn đề nghiên cứu:
	+ Giới hạn về đối tượng;
	+ Khách thể nghiên cứu;
	+ Địa bàn nghiên cứu.
Mục đích NC: 
Trả lời câu hỏi: NC để làm gì? (về lí thuyết, thực tiễn).
Giả thuyết khoa học:
Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Là sự cụ thể hoá đối tượng NC của đề tài, thông qua nhiệm vụ NC thì đối tượng NC sẽ được làm sáng tỏ và giả thuyết NC được khẳng định.
	- Trong khoa học giáo dục, nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:
	+ Xây dựng hoặc hệ thống hoá cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu.
	+ Khảo sát vấn đề nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn.
- Thực nghiệm các biện pháp hoặc các yếu tố chi phối vấn đề NC.
Địa bàn và khách thể nghiên cứu:
- Địa bàn NC: không gian, địa điểm diễn ra hoạt động NC của đề tài.
 	- Khách thể nghiên cứu: nơi chứa đựng đối tượng NC của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu:
	- Định hướng các PPNC: 
 + PPNC lí thuyết (phân tích, tổng hợp; phân loại, hệ thống hoá)
	+ PPNC thực tiễn (quan sát, thực nghiệm, điều tra)
Điểm mới của đề tài:
	- Điểm mới về lí luận khoa học;
	- Điểm mới về kết quả nghiên cứu thực tiễn.
c. Chọn mẫu nghiên cứu:
Chọn mẫu trong NCKHGD được tiến hành trong giai đoạn đầu.
Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọn ra theo những cách thức nhất định với một dung lượng hợp lí.
Tổng thể là một tập hợp tổng quát bao gồm các phần tử có chứa những dấu hiệu, tính chất được xác định bởi đối tượng nghiên cứu.
VD: HS khối 4 (TH) hoặc khối 8 (THCS) là 240 em được coi là tổng thể, còn chọn ra 50 em nghiên cứu được gọi là mẫu.
d. Xác định kích thước mẫu:
Kích thước mẫu phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
	- Yêu cầu về độ tin cậy: Độ tin cậy yêu cầu càng cao, kích thước mẫu càng lớn và ngược lại;
	- Sai số nghiên cứu: Muốn sai số càng nhỏ kích thước mẫu càng lớn;
	- Kinh phí dành cho nghiên cứu;
	- Thời gian tối đa yêu cầu hoàn thành nghiên cứu
3.2. Giai đoạn nghiên cứu lí luận và thực tiễn:
	3.2.1. Nghiên cứu lí luận:
a. Xây dựng tổng quan của vấn đề nghiên cứu:
Tổng quan khoa học hay còn gọi là lịch sử vấn đề NC, trong đó nhà khoa học thống kê và phân tích khoa học lịch sử của vấn đề đang quan tâm.
Khi viết tổng quan nghiên cứu cần làm sáng tỏ các vấn đề sau:
	- Thống kê đầy đủ và phân tích tổng thể những công trình NC được tiến hành liên quan đến đề tài. Chú ý sắp xếp các công trình NC đó theo một lô gích hợp lí như theo lịch sử, thời gian, đối tượng NC.
	- Ghi nhận những vấn đề đã được giải quyết trong các nghiên cứu trước đây, đồng thời chỉ ra những điểm chưa hợp lí trong lịch sử nghiên cứu.
	- Phát hiện điểm mới, những vấn đề chưa được giải quyết trong lịch sử NC, cho thấy sự cần thiết về khoa học và thực tiễn của vấn đề đã lựa chọn.
b. Xây dựng khái niệm công cụ của đề tài:
Đây là phần hình thành những khái niệm khoa học công cụ của đề tài.
Việc hình thành khái niệm khoa học này diễn ra bằng hai hình thức:
	- Xuất phát từ các khái niệm trong các tài liệu;
	- Dựa trên các ý kiến của các chuyên gia.
3.2.2. Nghiên cứu thực tiễn:
Là khâu sử dụng các phương pháp nghiên cứu đã xác định, được khảo sát trên địa bàn nghiên cứu đã được tính trước.
Nghiên cứu thực tiễn cần chú ý đến khách thể nghiên cứu phù hợp.
3.3. Xử lí thông tin: là giai đoạn biểu đạt các kết quả NC bằng bảng số, sơ đồ 	với số phần trăm, số trung bìnhđể từ đó rút ra kết luận bản chất của vấn đề NC. 
3.4. Viết và công bố kết quả NCKH: 
	- Viết theo cấu trúc của đề tài NCKH.
CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NCKH
Cấu trúc hình thức của đề tài:
	1. Trang bìa: Gồm bìa chính và bìa phụ có nội dung cơ bản giống nhau, được viết theo thứ tự từ trên xuống:
	- Nơi làm đề tài (Tên trường);
	- Tên đề tài (in bằng chữ lớn);
	- Tên tác giả; đơn vị công tác;
	- Địa danh và ngày tháng năm bảo vệ hoặc hoàn thành công trình.
	2. Trang mục lục: Ghi đủ nội dung lớn của đề tài (ghi đến 3 số 1.1.1.).
	3. Trang kí hiệu và viết tắt: Liệt kê thứ tự các kí hiệu và chữ viết tắt trong đề tài để người đọc tiện tra cứu. 
	4. Nội dung của đề tài: (Cấu trúc nội dung 3 phần)
	5. Danh mục tài liệu tham khảo: 
	6. Phụ lục:
Cấu trúc nội dung của đề tài: Gồm 3 phần:
PHẦN MỞ ĐẦU
	1. Lí do chọn đề tài:
	2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
	3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
	4. Mục đích nghiên cứu:
	5. Giả thuyết khoa học:
	6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
	7. Địa bàn và khách thể nghiên cứu:
	8. Phương pháp nghiên cứu:
	9. Đóng góp mới về khoa học của đề tài:
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương II: Nội dung nghiên cứu
Chương III: Thực nghiệm
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
B. Giới thiệu sơ lược về phương pháp NCKHSP ứng dụng của Dự án Việt-Bỉ:
Phần I: Lý thuyết và
Phương pháp cơ bản
A
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG (NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG)
A1
Tìm hiểu về Nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu ứng dụng là gì?
Vì sao cần Nghiên cứu ứng dụng?
Khung Nghiên cứu ứng dụng?
A2
Các phương pháp Nghiên cứu ứng dụng
B
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
B1
Cách xác định vấn đề nghiên cứu 
B2
Cách lựa chọn thiết kế nghiên cứu
B3
Cách thu thập dữ liệu
B4
Cách phân tích dữ liệu
B5
Cách báo cáo đề tài nghiên cứu
B6
Cách lập kế hoạch nghiên cứu
C
Lập kế hoạch nghiên cứu
D
Phản hồi
Phần II: Hướng dẫn áp dụng NCKHƯD trong điều kiện thực tế Việt Nam
A
Một số vấn đề chung
B
Hướng dẫn cụ thể
B1
Xác định đề tài nghiên cứu
B2
Lựa chọn thiết kế
B3
Đo lường – thu thập dữ liệu
B4
Phân tích dữ liệu
B5
Đánh giá đề tài NCKHƯD.
Phần III: Phụ lục
Phụ lục 1
Hướng dẫn cách sử dụng công thức tính toán bằng Excel
Phụ lục 2
Mẫu báo cáo
Phụ lục 3
Mẫu lập kế hoạch NCKHSPƯD
Phụ lục 4
Mẫu phiếu đánh giá đề tài NCKHSPƯD
Phụ lục 5
Tên một số ĐTNCKHSPƯDtrong nước và trong khu vực 
Phụ lục 6
Một số đề tài minh họa
C. Hiệu trưởng với công tác chỉ đạo NCKH và viết SKKN:
	Hiệu trưởng muốn thực hiện tốt công tác chỉ đạo NCKH và viết SKKN trước hết phải nắm được cấu trúc cơ bản của một đề tài NCKH và cấu trúc của một SKKN.
I. Cấu trúc cơ bản của một đề tài NCKH:
1. Cấu trúc cơ bản của một đề tài NCKH: (Sở GD&ĐT đã ban hành)
Trang bìa: 
TÊN ĐƠN VỊ
TÊN ĐỀ TÀI
	- Họ và tên tác giả:
	- Chức vụ:.
	- Tổ chuyên môn:..
	- Trường:...
Yên Bái, tháng năm 
Trang mục lục:
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
	Trong phần này bao gồm:
	1. Lí do chọn đề tài. 
	2. Mục đích nghiên cứu.
	3. Đối tượng nghiên cứu.
	4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.
	5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
	6. Phương pháp nghiên cứu.
	7. Thời gian nghiên cứu.
Phần thứ hai: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
	Thường bao gồm các nội dung sau đây:
	- Các định nghĩa về các thuật ngữ, các khái niệm chính yếu mà đề tài phải sử dụng trong quá trình phân tích đề tài (ví dụ: các khái niệm về đội ngũ, về xă hội hoá, về chất lượng, về năng lực, khái niệm về chỉ đạo...)
	- Những vấn đề lý luận thuộc lĩnh vực đề tài nghiên cứu (ví dụ: lý luận về quản lý, các yếu tố tạo thành chất lượng đội ngũ, các vấn đề về phương pháp dạy học, những vấn đề về thanh tra...)
	- Các luận điểm, các quan điểm khoa học.
	- Các cơ sở chính trị và pháp lý: các chủ trương, đường lối, nghị quyết, các chỉ thị... về phát triển và quản lý giáo dục, về lĩnh vực nghiên cứu.
	- Kết thúc chương I có thể làm “Kết luận chương I” để nêu lên nhiệm vụ cần nghiên cứu, cần thực hiện của đề tài. 
Chương II: Thực trạng của đề tài
	- Sơ lược lịch sử của đề tài (lịch sử của vấn đề nghiên cứu).
	- Các luận điểm, các kết quả nghiên cứu trước đó (nếu có).
	- Tình hình đề tài hiện nay (thực trạng của vấn đề nghiên cứu): Có thể có những số liệu thống kê, những tư liệu, những điều tra để minh chứng cho thực trạng của vấn đề.
	- Nêu rõ quan điểm của bản thân và những tồn tại (những vấn đề) cần giải quyết.
	- Nêu chi tiết các nhiệm vụ cần giải quyết và sẽ được thực hiện ở chương III.
Chương III: Giải quyết vấn đề
	- Trình bày các giai đoạn nghiên cứu, cách thức sử dụng các phương pháp nghiên cứu.
	- Các dẫn liệu, số liệu, các kết quả điều tra, thí nghiệmđă thu thập được.
	- Dựa vào các giả thuyết, giả định khoa học đă nêu để phân tích, nhận xét từ đó rút ra các kết luận cho từng vấn đề đă được nghiên cứu.
	- Nêu bật những phát hiện, những kết luận độc đáo, mới mẻ đă thu thập được qua thực tế nghiên cứu, ứng dụng.
	Lưu ý: Đối với các đề tài thuộc “các giải pháp”, “các biện pháp", “những kinh nghiệm” thì chương này nêu lên các giải pháp hoặc các biện pháp, hay các kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.
	Đây là chương cần tập trung để có những phát hiện, những kết luận mới. 
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	- Tóm tắt một cách cô đọng nhất, thể hiện tập trung tất cả các kết quả nghiên cứu đã đạt được. Nêu lên những kết luận chính, cơ bản nhất, tổng hợp các kết quả nghiên cứu (tóm tắt các giải pháp, các biện pháp, các kinh nghiệm ở chương III). Kết luận phải có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn vững vàng, tính triển vọng của vấn đề. Kết luận cần trình bày sáng sủa, sâu sắc.
	- Đưa ra những đề xuất, kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo (chỉ ghi những tài liệu chính)
Phụ lục (nếu có)
2. Đánh giá, xếp loại của các cấp (trung bình, khá, xuất sắc)
- Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cấp trường (Mầm non, tiểu học, THCS, THPT)
- Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cấp cơ sở (Phòng GD&ĐT) đối với các trường Mầm non, tiểu học, THCS và Phòng GD&ĐT.
- Xếp loại: 
+ Loại xuất sắc: từ 80 đến 100 điểm.
	+ Loại khá: từ 60 đến 79 điểm.
+ Loại trung bình: từ 59 điểm trở xuống.
+ Loại yếu:
+ Không xếp loại:
II. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:
1. Cấu trúc cơ bản của một SKKN:
Trang bìa: 
	TÊN ĐƠN VỊ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	- Họ và tên tác giả:
	- Chức vụ:.
	- Tổ chuyên môn:..
	- Trường:...
Yên Bái, tháng năm 
Trang mục lục
Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
	1. Lí do chọn SKKN. 
	2. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG CỦA SKKN)
	1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
	2. Thực trạng của vấn đề.
	3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
	4. Hiệu quả của SKKN.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục (nếu có) 
2. Nội dung  các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm.
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ       
	a. Lí do chọn SKKN. Tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây:
	- Nêu rõ thực trạng (vấn đề) tác giả đã chọn để viết SKKN.
	- Ý nghĩa (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong công tác.
	- Những mâu thuẫn (những bất hợp lý, những điều cần cải tiến sửa đổi) giữa thực trạng với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.
	- Khẳng định lý do chọn vấn đề để viết SKKN.
	b. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN.
Phần giải quyết vấn đề (hoặc nội dung sáng kiến kinh nghiệm)
Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, nên trình bày theo 4 nội dung chính sau đây:
- Cơ sở lý luận của vấn đề: trong mục này cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc  nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn mà tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề.
- Thực trạng của vấn đề: trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong thực tế của vấn đề đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật  những khó khăn, những mâu thuẫn cần tìm cách giải quyết, cải tiến.
- Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: trình bày thứ tự các biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả  của từng biện pháp hoặc từng bước đó.
- Hiệu quả của SKKN: Đã áp dụng SKKN ở đâu ? Kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ).
Phần kết thúc vấn đề (hoặc kết luận)
	- Ý nghĩa của SKKN đối với công việc thực hiện.
	- Nhhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN.
	- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN.
	- Những ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo đề áp dụng SKKN có hiệu quả.
3. Yêu cầu đối với SKKN:
- Phải là kết qủa lao động sáng tạo (hoặc quá trình đúc rút kinh nghiệm) của cán bộ, giáo viên trong quản lý và trong công tác chuyên môn.
- SKKN phải có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong quản lý, giảng dạy, đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành.
	- Là những kinh nghiệm tiên tiến trong quản lý, chuyên môn 
	+ Trong quản lý: quản lý tài chính, công đoàn, đoàn thanh niên, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, dạy thêm học thêm, tổ chuyên môn
+ Trong chuyên môn: công tác bồi dưỡng HS giỏi, HS yếu kém; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn; phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm; đổi mới công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức hoạt động đoàn thể; đổi mới trong việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng mọi lĩnh vực hoạt động của đơn vị; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử; phương pháp sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy
	- Tập trung viết về một phân môn của môn học.
	- Có thể SKKN tập trung nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể, một bài cụ thể, ví dụ môn hoá: Ứng dụng CNTT trong dạy và học bài liên kết ion;
	- SKKN về quản lý giáo dục: 
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; 
+ Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường; 
+ Đổi mới hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị; 
+ Đổi mới thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dựng dạy học, phòng thí nghiệm; 
+ Xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập; 
+ Đổi mới trong triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới; 
+ Đổi mới trong tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú trong nhà trường; đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp	
III. Cách tổ chức và quản lí công tác NCKH và viết SKKN:
1. Lập kế hoạch cho công tác NCKH và viết SKKN:
Kế hoạch phải cụ thể về các mặt:
- Những nội dung nghiên cứu chủ yếu trong năm học;
- Lực lượng nghiên cứu;
- Thời gian triển khai nghiên cứu:
+ Đăng kí tên đề tài, SKKN;
+ Viết đề cương cơ bản của đề tài, SKKN;
+ Viết đề cương chi tiết của đề tài, SKKN;
+ Điều tra khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu;
+ Thống kê kết quả điều tra khảo sát thực trạng, phân tích nguyên nhân;
+ Viết đề tài, SKKN
2. Triển khai công tác NCKH và viết SKKN:
	- Triển khai theo đúng kế hoạch thời gian đã đề ra. Nếu có xê dịch thì cũng không quá lớn, vẫn đảm bảo chất lượng và thời gian hoàn thành đề tài và SKKN. 
	- Về tên, nội dung SKKN có thể cần điều chỉnh nhưng không được thay đổi hoàn toàn, tránh tình trạng viết một SKKN hoàn toàn khác so với lúc đầu đăng kí.
	Yên Bái, ngày 22 tháng 8 năm 2010
	Đỗ Thị Ngọc Trâm

File đính kèm:

  • docke_hoach_viet_SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan