Giải pháp giúp học sinh lớp 4 chia đúng, chia nhanh

Ưu điểm: Các cấp lãnh đạo và BGH trường quan tâm mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục. Phụ huynh cũng đã biết quan tâm đến việc học của con hơn. Học sinh đi học đều.

 Hạn chế: - Giáo viên: Mỗi giáo viên có cách dạy riêng về phép chia vì trong sách giáo viên cũng không hướng dẫn cách chia cụ thể. Giáo viên hướng dẫn chưa tường minh, chưa rõ ràng. Giáo viên dạy hết tiết, đúng chương trình, nội dung chứ chưa quan tâm đến quá trình luyện tập chia của học sinh đã đạt về tốc độ, kĩ năng chia chưa.

 - Học sinh: Phép chia là một trong 4 phép tính khó, phức tạp đối với học sinh, đa số học sinh chia rất lâu ( để thực hiện 1 phép chia cho số có 3 chữ số thường các em chia từ 10 đến 15 phút), có em chưa chia được nên chán học chia dẫn đến chán học toán. Thậm chí có em còn chưa thuộc bảng cửu chương, hổng kiến thức về chia cho số có một chữ số. Đa số là chưa kiên trì luyện tập

 - Phụ huynh học sinh: Trình độ dân trí của phụ huynh còn thấp, quan tâm đến việc học của con chưa đúng cách. Chưa phối hợp với giáo viên. Phụ huynh cứ nghĩ để con ở nhà cho ông bà, còn mình đi kiếm tiền gửi về đóng bảo hiểm, quỹ lớp, mua sách cho con là xong.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 5784 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp giúp học sinh lớp 4 chia đúng, chia nhanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP DẠY CHIA CHO SỐ CÓ 2, 3 CHỮ SỐ Ở LỚP 4
1. Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh lớp 4 chia đúng, chia nhanh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp giáo dục 
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
	Ưu điểm: Các cấp lãnh đạo và BGH trường quan tâm mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục. Phụ huynh cũng đã biết quan tâm đến việc học của con hơn. Học sinh đi học đều.
	Hạn chế: - Giáo viên: Mỗi giáo viên có cách dạy riêng về phép chia vì trong sách giáo viên cũng không hướng dẫn cách chia cụ thể. Giáo viên hướng dẫn chưa tường minh, chưa rõ ràng. Giáo viên dạy hết tiết, đúng chương trình, nội dung chứ chưa quan tâm đến quá trình luyện tập chia của học sinh đã đạt về tốc độ, kĩ năng chia chưa.
	 - Học sinh: Phép chia là một trong 4 phép tính khó, phức tạp đối với học sinh, đa số học sinh chia rất lâu ( để thực hiện 1 phép chia cho số có 3 chữ số thường các em chia từ 10 đến 15 phút), có em chưa chia được nên chán học chia dẫn đến chán học toán. Thậm chí có em còn chưa thuộc bảng cửu chương, hổng kiến thức về chia cho số có một chữ số. Đa số là chưa kiên trì luyện tập
	 - Phụ huynh học sinh: Trình độ dân trí của phụ huynh còn thấp, quan tâm đến việc học của con chưa đúng cách. Chưa phối hợp với giáo viên. Phụ huynh cứ nghĩ để con ở nhà cho ông bà, còn mình đi kiếm tiền gửi về đóng bảo hiểm, quỹ lớp, mua sách cho con là xong.
Chính vì vậy tôi chọn “Giải pháp giúp học sinh lớp 4 chia đúng, chia nhanh.” để giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng dạy - học để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh lớp 4 chia đúng và chia nhanh để phát huy tính tích cực của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 
Cụ thể: 
- 100% đạt kĩ thuật chia, trong đó chia nhanh (trên chuẩn) và thích thú chia 80%, chia được (đạt chuẩn) 20%.
- Góp phần nâng cao năng lực của giáo viên và đam mê với nghề giáo dục
- Giáo viên, học sinh, phụ huynh vui, làm việc nhanh, khoa học, có hiệu quả hơn.
	3.2.1 Sử dụng hiệu quả các biện pháp, kĩ thuật dạy học về phép chia.
a) Giáo viên cần cho học sinh ôn luyện lại phép chia cho số có một chữ số bằng cách sau : 
+ Giúp học sinh nhớ lại các bước chia: 	- 1. lấy (hạ) số
 	- 2. chia 
- 3. nhân ngược lại 
- 4. trừ)
+ Cho học sinh luyện chia nhiều lần trên bảng con. 
+ Cho học sinh biết chia hỗ trợ bạn chưa biết chia.
+ Dạy học sinh nắm được những yếu tố cơ bản trong phép chia như: 
+ Chia từ trái sang phải.
+ Sau lượt chia đầu tiên mỗi lượt chi tiếp chỉ được hạ 1 chữ số. 
+ Mỗi lượt chia chỉ được viết một chữ số ở thương từ trái sang phải. 
+ Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
b) Tăng cường kiểm tra nhanh về bảng cửu chương nhất là các bảng khó nhớ đối với học sinh như: bảng 4,6,7,8.
c) Chia cho số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn bằng cách bỏ đi các chữ số 0 ở số chia và số bị chia để biến thành phép chia cho số có một chữ số.
VD 1200: 60 thành phép chia 120 : 6 
VD 45000: 5000 thành phép chia 45: 5
- Dạy học sinh cách làm tròn số: 
+ Ta căn cứ vào hàng lớn nhất của số chia là hàng nào ta làm tròn hàng đó. 	VD 28 làm tròn 30 ( tròn chục)
VD 280 làm tròn 300 ( tròn trăm) 
VD 5123 làm tròn 5000 (tròn nghìn).
+ Nếu số chia làm tròn chục thì số bị chia cũng làm tròn chục. Nếu số bị chia làm tròn trăm thì số bị chia cũng làm tròn trăm. 
VD 218 : 41 làm tròn chục 210 : 40 biến thành phép chia cho số có 1 chữ số 21: 4
VD 4218 : 514 làm tròn trăm 4200 : 500 biến thành phép chia cho số có 1 chữ số 42 : 5
+ Tròn tăng: Khi chữ số thứ hai tính từ trái qua của số đó là 7,8 hoặc 9 ta làm tròn tăng. 	
VD 19 làm tròn chục tăng 20
	VD 389 làm tòn trăm tăng 400
	VD 7799 làm tròn nghìn tăng 8000
+ Tròn giảm: Khi chữ số thứ hai tính từ trái qua của số đó là 0,1,2,3,4,5 hoặc 6 ta làm tròn giảm. VD 91 làm tròn chục giảm 90
	VD 339 làm tòn trăm giảm 300
	VD 7283 làm tròn nghìn giảm 7000
d) Dạy học sinh cách xác định chữ số ở thương như sau: Các chữ số của thương bao giờ cũng ít hơn hoặc bằng các chữ số của số bị chia. Sau khi lấy số để chia lượt đầu tiên ta đếm xem bên phải số bị chia còn mấy chữ số rồi đem cộng với 1 sẽ biết thương cần tìm có mấy chữ số. 
VD 80120 : 245 lượt đầu lấy 801 để chia thì bên phải số bị chia còn 2 chữ số, lấy 2 + 1 = 3. Vậy thương có 3 chữ số
VD 8248 : 4 Ta lấy lượt đầu là 8 để chia thì bên phải số bị chia còn 3 chữ số, lấy 3 + 1 = 4. Vậy thương có 4 chữ số
e) Dạy học sinh cách xác định từng trường hợp cụ thể để áp dụng cách ước lượng thương đúng và nhanh nhất.
+ Trường hợp 1: Làm tròn tăng số chia 41535 : 195 
	VD1: 41535 : 195 
. Xác định chữ số ở thương: Lượt đầu lấy 415 chia thì bên phải số bị chia còn 2 chữ số, lấy 2 + 1 = 3. Vậy thương có 3 chữ số.	
 . Lấy số chia làm tròn trăm tăng: 195 ≈ 200, vậy số bị chia cũng làm tròn trăm. 
415 ≈ 400
41535
195
195 ≈ 200
400 : 200 (4 : 2) = 2, viết 2
253 ≈ 200
0253
213
200 : 200 (2 : 2) = 1, viết 1
585 ≈ 600 
 0585
600 : 200 (6 : 2) = 3, viết 3
 000
VD2: 198 : 27 * Lưu ý: Khi trừ xong được số dư lớn hơn số chia thì phải tăng thêm số dự đoán ở thương 1 đơn vị. 
. Xác định chữ số ở thương: Lượt đầu lấy 198 chia thì bên phải số bị chia còn 0 chữ số, lấy 0 + 1 = 1. Vậy thương có 1 chữ số.	
 . Lấy số chia làm tròn chục tăng: 27 ≈ 30, vậy số bị chia cũng làm tròn chục. 
198 ≈ 200 ( 20 chục)
198
27
27 ≈ 30 
200 : 30 (20 : 3) được 6, 
viết 6
Dư 36 > 27 (số chia) nên ta tăng số dự đoán ở thương thêm 1 
036
6
Ta chia lại như sau
198
27
 số dư
 9
7
9 < 27 nên 9 là số dư
+ Trường hợp 2: Làm tròn giảm số chia
VD3: 92672 : 214
. Xác định chữ số ở thương: Lượt đầu lấy 926 chia thì bên phải số bị chia còn 2 chữ số, lấy 2 + 1 = 3. Vậy thương có 3 chữ số.	
 . Lấy số chia làm tròn trăm giảm: 214 ≈ 200, vậy số bị chia cũng làm tròn trăm. 
926 ≈ 900
92672
214
214 ≈ 200
900 : 200 (9 : 2) được 4, viết 4
707 ≈ 700
 707
433
700 : 200 (7 : 2) được 3, viết 3
652 ≈ 600 
 0652
600 : 200 ( 6 : 2 ) = 3, viết 3
 số dư
 10
10 < 214 nên 10 là số dư
VD4: 14905 : 215 * Lưu ý: Nếu tích nhân ngược lại vượt quá số bị chia thì phải rút bớt số dự đoán ở thương đi 1 đơn vị và mỗi lần chia chỉ được viết 1 chữ số ở thương.
. Xác định chữ số ở thương: Lượt đầu lấy 1490 chia thì bên phải số bị chia còn 1 chữ số, lấy 1 + 1 = 2. Vậy thương có 2 chữ số.	
 . Lấy số chia làm tròn trăm giảm: 215 ≈ 200, vậy số bị chia cũng làm tròn trăm. 
1490 ≈ 1400 (14 trăm)
14905
215
215 ≈ 200
1400 : 200 (14 : 2) = 7, viết 7
1505
7
 7 x 215 = 1505 > 1490 (số bị chia) ta lấy thương ước lượng bớt đi 1 đơn vị
 Ta chia lại như sau
1490 ≈ 1400 (14 trăm)
14905
215
215 ≈ 200
1400 : 200 (14 : 2) được 6, viết 6
 2005 ≈ 2000 (20 trăm)
 2005
69
2000 : 200 (20 : 2) = 10 nhưng chỉ được viết 1 chữ số ở thương nên viết 9
 số dư
 70
70 < 215 nên 70 là số dư
+ Trường hợp 3: Làm tròn giảm số chia: (Cần lưu ý đây là trường hợp chia khó đối với hs). Nếu chữ số thứ 2 từ trái qua của số chia là 4, 5 hoặc 6 thì ta làm tròn giảm số chia nhưng sau mỗi lượt chia ta bớt kết quả đi 1.
VD5: 9109: 349 Nếu chữ số thứ 2 từ trái qua của số chia là 4, 5 hoặc 6 thì ta làm tròn giảm số chia nhưng ta bớt kết quả dự đoán ở thương xuống 1 đơn vị. (Nếu mỗi lượt chia mà còn dư nhiều thì ta không bớt 1)
910 ≈ 900
9109
349
349 ≈ 300
900 : 300 (9 : 3) = 3 
3 bớt 1 còn 2, ta viết 2 
2129 ≈ 2100 ( 21 trăm)
2129
 35
số dư
26
 2100 : 300 (21 : 3) = 7
7 bớt 1 còn 6, ta viết 6
	3.2.2: Phát huy tính tích cực của học sinh khi học phép chia:
- Cho học sinh luyện chia nhiều, bài đơn giản trước đến bài khó sau. Đồng thời giáo viên quan sát cách chia, tốc độ chia của học sinh để hướng dẫn thêm.
- Tổ chức cho học sinh chia thi với nhau, những nhóm đối tượng tương đương thì thi với nhau. Giáo viên nhận xét và khen thưởng trước lớp.
- Tăng cường tuyên truyền ý thức học tập của học sinh.
- Tạo không khí vui tươi trong lớp học.
- Giáo viên cần nâng cao năng lực về chuyên môn, kĩ năng sư phạm để giảng dạy tốt hơn.
3.2.3: Tăng cường sự quan tâm của phụ huynh về phép chia.
	- Mời phụ huynh họp để trao đổi ý kiến với phụ huynh về sự hạn chế của học sinh khi chia. Phối hợp với phụ huynh kiểm tra bảng cửu chương của con, nhắc con luyện chia ở nhà.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
	Giải pháp của tôi được áp dụng toàn huyện và có thể áp dụng trong tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 
	- Kĩ thuật: Học sinh chia nhanh, trên chuẩn và thích thú làm phép chia đạt 75,8% , chia đạt chuẩn 24,2%
	- Kinh tế: Phụ huynh không mất nhiều thời gian kèm con dành thời gian đi làm. Không phải chi tiền cho con đi học thêm.
	- Xã hội: Học sinh, giáo viên vui, phụ huynh vui, mọi người hạnh phúc.
	- Môi trường: Học sinh không xé tập và xả rác vì vở không bị gạch hay dập xóa bẩn.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản vẻ, sơ đồ, các tài liệu khác ... (bản)
	- Bản tính toán (bản)
	- Các tài liệu khác(bản)
 Người mô tả
 Ngô Thị Thúy Diệu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
	Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Gò Quao
1. Tôi tên: Ngô Thị Thúy Diệu	
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số 2 xã Định An – Gò Quao – Kiên Giang
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp giúp học sinh lớp 4 chia đúng, chia nhanh.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp giáo dục
	 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Để giúp học sinh lớp 4 chia đúng, chia nhanh là cả một quá trình và trải qua các bước sau:
1) Tăng cường sự quan tâm của phụ huynh về phép chia.
	- Họp phụ huynh để trao đổi, chia sẻ với phụ huynh về việc học, về khó khăn của học sinh khi chia. Phối hợp với phụ huynh kiểm tra bảng cửu chương của con, nhắc con luyện chia ở nhà.
	2) Phát huy tính tích cực của học sinh khi học phép chia:
- Cho học sinh luyện chia nhiều, bài đơn giản trước đến bài khó sau. Quan trọng giáo viên quan sát cách chia, tốc độ chia của học sinh để dạy.
- Tổ chức cho những nhóm đối tượng tương đương thi chia với nhau. Giáo viên nhận xét và khen thưởng trước lớp.
- Tăng cường tuyên truyền ý thức học tập của học sinh.
- Tạo không khí vui tươi trong lớp học.
- Giáo viên cần nâng cao năng lực về chuyên môn, kĩ năng sư phạm.
	3) Sử dụng hiệu quả các biện pháp, kĩ thuật dạy học về phép chia.
a) Giáo viên cần cho học sinh ôn luyện lại phép chia cho số có một chữ số bằng cách sau : 
+ Giúp học sinh nhớ lại các bước chia: 1. lấy (hạ) số - 2. chia - 3. nhân ngược lại - 4. trừ
+ Cho học sinh luyện chia nhiều lần trên bảng con. 
+ Cho học sinh biết chia hỗ trợ bạn chưa biết chia.
+ Dạy học sinh nắm được những yếu tố cơ bản trong phép chia như: Chia từ trái sang phải. Sau lượt chia đầu tiên mỗi lượt chi tiếp chỉ được hạ 1 chữ số. Mỗi lượt chia chỉ được viết một chữ số ở thương từ trái sang phải. Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
b) Tăng cường kiểm tra nhanh về bảng cửu chương nhất là các bảng khó nhớ đối với học sinh như: bảng 4,6,7,8.
c) Chia cho số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn bằng cách bỏ đi các chữ số 0 ở số chia và số bị chia để biến thành phép chia cho số có một chữ số.
VD 45000: 5000 thành phép chia 45: 5
- Dạy học sinh cách làm tròn số: 
+ Ta căn cứ vào hàng lớn nhất của số chia là hàng nào ta làm tròn hàng đó. VD 5123 làm tròn 5000 (tròn nghìn).
+ Nếu số chia làm tròn chục thì số bị chia cũng làm tròn chục. Nếu số bị chia làm tròn trăm thì số bị chia cũng làm tròn trăm. VD 218 : 41 làm tròn chục 210 : 40 biến thành phép chia cho số có 1 chữ số 21: 4
+ Tròn tăng: Khi chữ số thứ hai tính từ trái qua của số đó là 7,8 hoặc 9 ta làm tròn tăng. VD 389 làm tòn trăm tăng 400
+ Tròn giảm: Khi chữ số thứ hai tính từ trái qua của số đó là 0,1,2,3,4,5 hoặc 6 ta làm tròn giảm. VD 92 làm tròn chục giảm 90
d) Dạy học sinh cách xác định chữ số ở thương như sau: Các chữ số của thương bao giờ cũng ít hơn hoặc bằng các chữ số của số bị chia. Sau khi lấy số để chia lượt đầu tiên ta đếm xem bên phải số bị chia còn mấy chữ số rồi đem cộng với 1 sẽ biết thương cần tìm có mấy chữ số. 
VD 80120 : 245 lượt đầu lấy 801 để chia thì bên phải số bị chia còn 2 chữ số, lấy 2 + 1 = 3. Vậy thương có 3 chữ số
e) Dạy học sinh cách xác định từng trường hợp cụ thể để áp dụng cách ước lượng thương đúng và nhanh nhất.
+ Trường hợp 1: Làm tròn tăng số chia 41535 : 195 
	VD: 41535 : 195 
. Xác định chữ số ở thương: Lượt đầu lấy 415 chia thì bên phải số bị chia còn 2 chữ số, lấy 2 + 1 = 3. Vậy thương có 3 chữ số.	
 . Lấy số chia làm tròn trăm: 195 ≈ 200, vậy số bị chia cũng làm tròn trăm. 
415 ≈ 400
41535
195
195 ≈ 200
400 : 200 (4 : 2) = 2, viết 2
253 ≈ 200
0253
213
200 : 200 (2 : 2) = 1, viết 1
585 ≈ 600 
 0585
600 : 200 (6 : 2) = 3, viết 3
 000
* Lưu ý: Khi trừ xong được số dư lớn hơn số chia thì phải tăng thêm số dự đoán ở thương 1 đơn vị. 
+ Trường hợp 2: Làm tròn giảm số chia
VD: 92672 : 214
. Xác định chữ số ở thương: Lượt đầu lấy 926 chia thì bên phải số bị chia còn 2 chữ số, lấy 2 + 1 = 3. Vậy thương có 3 chữ số.	
 . Lấy số chia làm tròn trăm: 214 ≈ 200, vậy số bị chia cũng làm tròn trăm. 
926 ≈ 900
92672
214
214 ≈ 200
900 : 200 (9 : 2) được 4, viết 4
707 ≈ 700
 707
433
700 : 200 (7 : 2) được 3, viết 3
652 ≈ 600 
 0652
600 : 200 ( 6 : 2 ) = 3, viết 3
 số dư
 10
10 < 214 nên 10 là số dư
	* Lưu ý: Nếu tích nhân ngược lại vượt quá số bị chia thì phải rút bớt số dự đoán ở thương đi 1 đơn vị và mỗi lần chia chỉ được viết 1 chữ số ở thương.
+ Trường hợp 3: Làm tròn giảm số chia: (Lưu ý đây là trường hợp chia khó đối với học sinh). Nếu chữ số thứ 2 từ trái qua của số chia là 4, 5 hoặc 6 thì ta làm tròn giảm số chia nhưng sau mỗi lượt chia ta bớt kết quả đi 1 hoặc 2.
 	Ta có 3 dạng sau: 
VD: 1944: 162 Nếu chữ số thứ 2 từ trái qua của số chia là 4, 5 hoặc 6 thì ta làm tròn giảm số chia nhưng nếu thương vừa ước lượng được 2,3,4,5 hoặc 6 ta bớt kết quả dự đoán ở thương xuống 1 đơn vị. 
194 ≈ 200
1944
162
162 ≈ 100
200 : 100 (2 : 1) = 2 
2 ta bớt đi 1 còn 1, viết 1
324 ≈ 300
0324
 00
12
300 : 100 ( 3 : 1) = 3
3 ta bớt đi 1 còn 2, viết 2
VD: 172869 : 258 Nếu chữ số thứ 2 từ trái qua của số chia là 4, 5 hoặc 6 thì ta làm tròn giảm số chia nhưng nếu thương vừa ước lượng được 7, 8 hoặc 9 ta bớt kết quả dự đoán ở thương xuống 2 đơn vị. 
1728 ≈ 1700
172869
258
258 ≈ 200
1700 : 200 (17 : 2) được 8
8 ta bớt đi 2 còn 6, viết 6 
1806 ≈ 1800 
 1806
670
 1800 : 200 ( 18 : 2 ) = 9 
 9 ta bớt đi 2 còn 7, viết 7
009 ≈ 0
 0009
 số dư
 0 : 200 ( 0 : 2 ) = 0 viết 0 
* Lưu ý: Nếu chữ số thứ 2 từ trái qua của số chia là 4, 5 hoặc 6 thì ta làm tròn giảm số chia nhưng nếu mỗi lượt chia mà còn dư nhiều thì ta không bớt:
- Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 
	- Kĩ thuật: Học sinh chia nhanh, thích thú làm phép chia đạt 75,8% , chia đạt chuẩn 24,2%
	- Kinh tế: Phụ huynh không mất nhiều thời gian kèm con dành thời gian đi làm. Không phải chi tiền cho con đi học thêm.
	- Xã hội: Học sinh, giáo viên vui, phụ huynh vui, mọi người hạnh phúc.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
 Người nộp đơn
 Ngô Thị Thúy Diệu

File đính kèm:

  • docSKKN CHIA CHO SỐ CÓ 2,3.. CHỮ SỐ.doc
Sáng Kiến Liên Quan