Đề tài Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp và hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người, nguồn lực người Việt Nam được phát triển trên cơ sở mặt bằng dân trí cao.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với cộng đồng quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Nghị quyết Đại hội Đảng X đã chỉ rõ về giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều”.

Hiện nay, chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông là tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.

Ở trường THPT, môn hóa học có vị trí, vai trò rất quan trọng. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Những tri thức này, giúp học sinh có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách người lao động mới năng động, sáng tạo.

 

doc24 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến hành kiểm tra 1 tiết ở hai lớp tại cùng một thời điểm làm bài kiểm tra sau tác động. Đề kiểm tra do nhóm chuyên môn soạn ra, sau đó cũng dùng phương pháp thống kê kết quả và so sánh.
Để đảm bảo tính khách quan thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học, thời khoá biểu của nhà trường và PPCT của Bộ GD & ĐT. Cụ thể trong Chương đại cương của kim loại, khi hướng dẫn học sinh làm bài tập về kim loại tác dụng với axit, tại lớp đối chứng, GV dạy HS giải bài theo cách thông thường (lập tỉ lệ số mol → chia trường hợp → viết phương trình phản ứng xảy ra → dựa vào phương trình để tính kết quả); Tại lớp thực nghiệm, giáo viên hướng dẫn học sinh thiết lập và vận dụng công thức tính nhanh dạng bài tập kim loại tác dụng với dung axit (hướng dẫn thiết lập công thức tính nhanh, bài tập ví dụ vận dụng công thức tính nhanh, bài tập học sinh tự giải).
1. Thiết lập các công thức tính toán
Từ những cơ sở lý thuyết, sự kết hợp giữa các phương pháp (phương pháp bảo toàn electron; bảo toàn nguyên tố; bảo toàn khối lượng), tôi đã hướng dấn học sinh lớp thực nghiệm tiến hành thiết lập các công thức tính toán cho các dạng axit.
a. Dạng 1: Dạng axit chỉ có tính axit 
 Muối + H2 (Thường gặp: HCl, H2SO4 loãng...)
Tính số mol kim loại phản ứng (hoặc số mol H2 sinh ra) 
 Cho kim loại M hóa trị a vào dung dịch axit ( HCl, H2SO4) thu được n mol khí H2. 
Dựa vào phương pháp bảo toàn electron ta có:
 M Ma+ + ae
 mol nkl .....................................>a.nkl
 2 H+ + 2e H2 
mol 
= > 	 (1)
Trong đó : a là hóa trị của kim loại
	nkl là số mol kim loại phản ứng
Tính số mol axit phản ứng
 Cho kim loại M tác dụng với axit HbA và giải phóng khí H2
 Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
 HbA 	 
 naxit......................... >
 => 	(2)
Trong đó: naxit là số mol axit phản ứng
	 nA là số mol của gốc axit trong muối
 b là hóa trị của gốc axit
Tính khối lượng muối tạo thành
 Ta có: 
Hay : 	 (3)
 Trong đó: MA là khối lượng mol của gốc axit	 
Chú ý: Đối với phương pháp này không chỉ giới hạn ở dạng kim loại phản ứng với axit mà có thể mở rộng cho dạng:
 KL + dung dịch / H2O ----> H2. 
 Cũng sử dụng công thức 
 Hay dạng kim loại phản ưng với halogen:
KL + X2 ----> Muối ( X : F; Cl; Br; I)
 Với cách chứng minh tương tự ta có công thức:
b. Dạng 2: Axit có tính oxi hóa mạnh
(Thường gặp: HNO3 và H2SO4 đặc)
Sơ đồ phản ứng 1:	
 KL + HNO3 Muối nitrat + SP khử X + H2O
Trong đó: Sản phẩm khử có thể là: 
Sơ đồ phản ứng 2:	
 KL + H2SO4 Muối sunfat + SP khử X + H2O
Trong đó: Sản phẩm khử có thể là: 
Tính số mol kim loại phản ứng ( hoặc số mol sản phẩm khử)
Cho kim loại M phản ứng với dung dịch axit (HNO3; H2SO4 đặc nóng) thu được muối và sản phẩm khử X( X có thể là: NO2; NO; N2O; N2; NH4+; SO2; S; H2S).
 Gọi a hoá trị cao nhất của kim loại M; c là tổng số electron nhận của N+5 hoặc S+6 tạo sản phẩm khử X. 
Áp dụng định luật bảo toàn e ta có:
Ta có: M M+a + a.e
 nkl.............................................. nkl..............a.nkl
 N+5/S+6 + c.e.	 X
 c.nx...............nX
 => (5)
Trong đó: nX số mol của sản phẩm khử
Tính số mol gốc axit trong muối 
M + HbA ----> MbAa + X(sản phẩm khử) + H2O
Gọi b là hóa trị của gốc axit HbA => muối tạo thành có dạng: MbAa 
ta có: MbAa b.Ma+ + a.Ab-
 nkl.................nA
 Vậy : (6)
 Trong đó: nA số mol gốc axit trong muối
Tính số mol axit phản ứng
Ta có:
Số mol axit phản ứng = số mol gốc axit trong muối + tổng số mol nguyên tố phi kim trong sản phẩm khử 
TH: X chứa một nguyên tố phi kim ( X có thể là: NO2; NO; SO2; S; H2S).
Vậy : (7)
TH: X chứa hai nguyên tố phi kim ( X có thể là: N2; N2O).
Tương tự ta có:
 (7’)
2. Hệ thống bài tập hóa học và ứng dụng phương pháp
a. Dạng 1: Dạng axit chỉ có tính axit 
Ví dụ 1. Hoà tan hoàn toàn 0,855gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là
Giải:
 Ở lớp đối chứng giáo viên dạy theo cách giải thông thường
Đặt số mol Al là x mol, Mg là ymol.
Pư: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
 Mg + 2HCl MgCl2 + H2
Ta có: n = 0,075 mol => 1,5x + y = 0,075 (1)
 Khối lượng hỗn hợp: 27x + 24y = 0,855 (2) 
 Từ (1) và (2) => x = 0,005 mol; y = 0,03 mol
 => 
 Ở lớp thực nghiệm GV dạy vận dụng công thức giải nhanh.
Đặt số mol Al là x mol, Mg là ymol.
 Ta có: nH2 = 0,075 mol => 3.x + 2.y = 0,075 (1)
 Dựa vào khối lượng hỗn hợp : 27.x + 24.y = 0,855 (2) 
	Từ (1) và (2) => x = 0,005 mol; y = 0,03 mol
 => 
Ví dụ 2. Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 8,96 lit khí (đkc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là: 	 
Giải:
 Ở lớp đối chứng giáo viên dạy theo cách giải thông thường
Đặt số mol Al là x mol, Zn là ymol.
Pư: 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
 Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
Ta có: n = 0,4 mol => 1,5x + y = 0,4 (1)
 Khối lượng hỗn hợp: 27x + 65y = 11,9 (2) 
Từ (1) và (2) => x = 0,2 mol; y = 0,1 mol 
=> nAl= 0,1 mol; n= 0,1 mol
 mmuoi = 0,1x342 + 0,1x 161 = 50,3 gam
Ở lớp thực nghiệm GV dạy vận dụng công thức giải nhanh.
 	nH2 = 0,4 mol
 Ta dùng công thức tính khối lượng muối : 
Ví dụ 3. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (Mg= 24, Ca= 40, Sr= 87, Ba = 137)
Giải:
 Ở lớp đối chứng giáo viên dạy theo cách giải thông thường
Đặt công thức TB của hai kim loại là 
Pư: + 2HCl Cl2 + H2
Ta có: n = 0,3 mol => n = 0,2 mol
 => = =55,67. đk MA MA =40 (Ca); MB=87 (Sr)
Ở lớp thực nghiệm GV dạy vận dụng công thức giải nhanh.	
 Ta có: 	n = 0,3 mol 
Ta dùng công thức : => nhhkl = 0,03 mol
	=> = =55,67. đk MA MA =40 (Ca); MB=87 (Sr)
Nhận xét: Với 2 cách giải trên trong 3 ví dụ đều đưa đến một kết quả cuối cùng, nhưng cách giải áp dụng công thức tính nhanh đơn giản và cho kết quả trong thời gian ngắn hơn. Do đó, HS thấy từ một bài toán phức tạp trở nên đơn giản tạo được hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng học sinh. 
Ví dụ 4. .Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là 
 Giải:
 	Áp dụng công thức tính nhanh có thể tính nhanh bài toán như sau:
 nH = 0,015
Ta dùng công thức : 
 => 1.nkl = 2. nH => nkl = 2.0,015 =0,03 mol
 => M = 0.69/0,03 = 23 (Na) 
Ví dụ 5. Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
Giải:
 	Áp dụng công thức tính nhanh có thể giải nhanh bài toán như sau:
 Ta dùng công thức : 
 nAl = 0,2 mol => 3.0,2 = 2. nH => nH = 0,3 mol
 => V = 0,3.22,4 = 6,72 lit 
b. Dạng 2: Dạng axit có tính oxi hóa mạnh ( HNO3 ; H2SO4 đậm đặc)
Ví dụ 1. Cho 19,2 gam kim loại (M) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại (M) là:
Giải:
 Ở lớp đối chứng giáo viên dạy theo cách giải thông thường
Pư: 3 M +4a HNO3 3M(NO3)a + aNO +2aH2O
Ta có: nNO = 0,2 mol => nM = mol
=> 
=> a = 2, M = 64 , M là Cu
Ở lớp thực nghiệm GV dạy vận dụng công thức giải nhanh.	
Ta dùng công thức : a.nlk = c.nX 
nNO = 0,2 mol a. nkl = 3. 0,2 => nkl = 0,6/a mol
=> 
 => a = 2, M = 64 , M là Cu
Ví dụ 2. Cho 12,9 gam hỗn hợp Zn và Mg phản ứng với dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 và H2SO4 (đặc nóng) thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan là:
Giải:
 Ở lớp đối chứng giáo viên dạy theo cách giải thông thường
Pư: 3 Mg +8 HNO3 3Mg(NO3)2 + 2NO +4H2O (1)
 3 Zn +8 HNO3 3Zn(NO3)2 + 2NO +4H2O (2)
 Mg +4HNO3 Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O (3)
 Zn +4 HNO3 Zn(NO3)2 + 2NO2 +2H2O (4)
 Mg +2 H2SO4 MgSO4 + SO2 +2H2O (5)
 Zn +2 H2SO4 ZnSO4 + SO2 +2H2O (6)
Đặt số mol của Mg, Zn trong pư 1, 2, 3, 4,5 6 lần lượt là x, y, z, t, a, b .
Ta có các pt: (2/3)x + (2/3)y = nNO =0,1 => x+ y = 0,15 (1)
 2z+ 2t = nNO =0,1 => z + t = 0,05 (2)
 a + b = nSO =0,1 (3)
 24( x+z+ a) + 65(y+ t + b) = 12,9 (4)
Khối lượng của muối: 
 mmuoi = mMg(NO) + mMgSO + mZn(NO) + mZnSO
 = 24( x+z+ a) + 65(y+ t + b) + 124(x+y +z+t) + 96 ( a+b) = 47,3 gam 
Ở lớp thực nghiệm GV dạy vận dụng công thức tính nhanh.
Ta có sơ đồ: 
Ta có: mmuối = mKL + mgốc axit trong muối
Với số mol gốc axit trong muối: 
Ví dụ 3. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Fe, Al, Cu trong 100 ml dung dịch HNO3 (vừa đủ), thu được 0,015 mol NO, 0,005 mol N2O và dung dịch D. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3.
Giải:
 Ở lớp đối chứng giáo viên dạy theo cách giải thông thường
Pư: Al +4 HNO3 Al(NO3)3 + NO +2H2O (1)
 Fe+4 HNO3 Fe(NO3)3 + NO +2H2O (2)
 3Cu +8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (3)
 8Al +30 HNO3 8Al(NO3)3 + 3N2O +15H2O (4)
 8Fe+30 HNO3 8Fe(NO3)3 + 3N2O +15H2O (5)
 4Cu +10HNO3 4Cu(NO3)2 + N2O + 5H2O (6)
Đặt số mol của khí NO, N2O trong pư 1, 2, 3, 4,5 6 lần lượt là x, y,z,a, b, c .
Ta có các pt: x+ y + z =nNO = 0,015 (1)
 a + b+ c = nNO =0,005 (2)
Theo ptpư ta có: 
 nHNO = 4( x+y+z) + 10( a+b+c) = 0,11 mol
Ở lớp thực nghiệm GV dạy vận dụng công thức giải nhanh.
Ta áp dụng công thức: 
Nhận xét: Với 2 cách giải trên trong 3 ví dụ đều đưa đến một kết quả cuối cùng, nhưng cách giải áp dụng công thức tính nhanh đơn giản (không cần viết phương trình và cân bằng phản ứng) cho kết quả trong thời gian ngắn hơn. Do đó, HS thấy từ một bài toán phức tạp trở nên đơn giản tạo được hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng học sinh. 
Ví dụ 4. Chia m (gam) Al thành 2 phần bằng nhau.Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu x mol H2. Phần 2 tác dụng với dung dịch HNO3dư thu được y mol N2O. Quan hệ giữa x và y là:
Giải:
	Phần 1: ta có a.nkl = 2.nH2= 2. x
	Phần 2: ta có a.nkl = c.nx = 8.y
=> do cung khối lượng của 1 kim loại hóa trị không đổi nên:
	 2.x = 8.y => x = 4y
Ví dụ 5. : Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là
Giải:
Ta dùng công thức : a.nlk = c.nX 
 3.nAl = 8.0,015 + 3.0,01 => nAl = 0,05 mol
=> mAl = 0,05 .27 = 1,35 gam
3. Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho 10 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 4,48 lit H2(đkc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là:
	A. 50%. 	B. 48%. 	C. 20%. D. 40%. 
Câu 2. Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là. 
	A. 2,24 lit. B. 4,48 lit. C. 6,72 lit. D. 67,2 lit. 
Câu 3. Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là 
 A. 2,52 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,26 lít. 
Câu 4. Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
 A. 1,12 lít. 	B. 3,36 lít. 	C. 2,24 lít. 	D. 4,48 lít.
Câu 5. Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
 A. 4,48. 	 B. 6,72. 	C. 3,36. 	D. 2,24. 
Câu 6. Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là 
 A. 4,05. 	 B. 2,70. C. 5,40. 	 D. 1,35. 
Câu 7. Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
A. 6,72. 	B. 4,48. 	C. 2,24. 	D. 3,36. 
Câu 8. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64)
A. 6,4 gam. 	 B. 3,4 gam. 	 C. 5,6 gam. 	D. 4,4 gam.
Câu 9. Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ? 
 A. 40,5g. B. 45,5g. C. 55,5g. D. 60,5g.
Câu 10. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 15,6. 	B. 10,5. 	C. 11,5. 	D. 12,3.
Câu 11. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 18,1 gam. B. 36,2 gam. C. 54,3 gam. D. 63,2 gam. 
Câu 12. Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi hỗn hợp X so với oxi bằng 1,3125. Giá trị của m là 
	A. 0,56 gam. B. 1,12 gam. C. 11,2 gam. D. 5,6 gam. 
Câu 13. Cho 60 gam hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 13,44 lit khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Phần % về khối lượng của Cu trong hỗn hợp là: 	
	A. 69%. 	B. 96%. 	 	C. 44% 	 D. 56%. 
Câu 14. Cho 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 45,5 gam muối nitrat khan. Thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra là: 
	A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. 	D. 3,36 lít. 
Câu 15. Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 560 ml lít khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng (gam) muối nitrat tạo ra trong dung dịch là: 	 	
	 A. 40,5 	B. 14,62	C. 24,16 . 	D. 14,26 
 Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
B
C
D
B
D
B
C
D
C
D
B
C
B
A
D
IV. KIỂM NGHIỆM
Năm học 2011 – 2012 
Kết quả thống kê điểm kiểm tại 2 lớp 12B2(lớp thực nghiệm) và 12B4 (lớp đối chứng), hai lớp đều thuộc ban tự nhiên cho kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Thống kê điểm kiểm tra trước tác động với ban học tự nhiên
0 → < 3
3 → < 5 
5 → < 7
7 → < 9
9 → 10
ĐTB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12B2
46
0
0%
5
10,9%
27
58,7%
12
26,1%
2
4,3%
5,54
12B4
48
0
0%
8
16,7%
26
54,2%
12
25,0%
2
4,1%
5,68
Độ chênh lệch kết quả ở 2 lớp không cao, độ chênh lệch điểm trung bình trước tác động là 5,68 – 5,54 = 0,14. Kết quả thu được của hai lớp gần như tương đương. Nhưng kết quả cao hơn nghiêng về phía lớp đối chứng.
Lớp
Sĩ số
Thống kê điểm kiểm tra sau tác động với ban học tự nhiên
0 → < 3
3 → < 5 
5 → < 7
7 → < 9
9 → 10
ĐTB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12B2
46
0
0%
0
0%
16
34,8%
25
54,3%
5
10,9%
7,8
12B4
48
0
0%
5
10,4%
28
58,3%
13
27,1%
2
4,2%
6,4
 Bài kiểm tra sau tác động của 2 lớp 12B2 và 12B4: Điểm trung bình chênh lệch nhau nhiều, độ chênh lệch là 7,8 – 6,4 = 1,4. Kết quả cao nghiêng về phía lớp thực nghiệm. Như vậy, việc dạy hướng dẫn học sinh thiết lập và áp dụng công thức tính nhanh nâng cao chất lượng dạy học đối với HS lớp thực nghiệm 12B2.
Năm học 2012 – 2013:
Sử dụng kết quả bài kiểm tra một tiết đầu học kì II môn Hóa học làm bài kiểm tra trước tác động. So sánh kết quả thống kê điểm kiểm tại 2 lớp 12C6 (lớp thực nghiệm) và 12C9 (lớp đối chứng), hai lớp đều thuộc ban cơ bản cho kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Thống kê điểm kiểm tra trước tác động với ban học cơ bản
0 → < 3
3 → < 5 
5 → < 7
7 → < 9
9 → 10
ĐTB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C6
49
2
4,1%
8
16,3%
31
63,3%
7
14,3%
1
2,0%
4,9
12C9
47
1
2,1%
6
12,8%
32
68,1%
8
17,0%
2
4,1%
5,1
Độ chênh lệch kết quả ở 2 lớp không cao, độ chênh lệch điểm trung bình trước tác động là 5,1 – 4,9 = 0,2. Kết quả thu được của hai lớp gần như tương đương. Nhưng kết quả cao hơn nghiêng về phía lớp đối chứng 12C9.
Lớp
Sĩ số
Thống kê điểm kiểm tra sau tác động với ban học cơ bản
0 → < 3
3 → < 5 
5 → < 7
7 → < 9
9 → 10
ĐTB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C6
49
0
0%
4
8,2%
32
65,3%
11
22,4%
2
4,1%
6,6
12C9
47
0
0%
5
10,6%
33
70,2%
7
15,0%
2
4,2%
5,5
Bài kiểm tra sau tác động của 2 lớp 12C6 và 12C9: Điểm trung bình chênh lệch nhau nhiều, độ chênh lệch là 6,6 – 5,5 = 1,1. Kết quả cao nghiêng về phía lớp thực nghiệm. Như vậy, việc dạy hướng dẫn học sinh thiết lập và áp dụng công thức tính nhanh nâng cao chất lượng dạy học đối với HS lớp thực nghiệm 12C6.
Tại một thời điểm, bài kiểm tra sau tác động (kiểm tra 1 tiết) ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng kết quả đều nghiêng về lớp thực nghiệm ở cả năm học 2011-2012 áp dụng cho ban tự nhiên và năm học 2012 – 2013 áp dụng cho ban học cơ bản. 
Kết quả trên đã chứng minh: Hai lớp trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động, nghiêng về lớp thực nghiệm. 
 Như vậy đề tài “ Hướng dẫn học sinh thiết lập và vận dụng công thức tính nhanh bài tập hóa học dạng kim loại phản ứng vơi dung dịch axit” kết quả bước đầu thu được cho thấy tính hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
C. KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
 	Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy hướng dẫn học sinh thiết lập và vận dụng công thức tinh nhanh đã nâng cao được chất lượng dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, pháp huy được tính tích cực chủ động của học sinh đồng thời tăng cường và rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh. 
Đặc biệt khi vận dụng công thức tính nhanh học sinh tìm được kết quả nhanh và chính xác trong thời gian ngắn, rất phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Mặt khác, việc thiết lập và vận dụng công thức giải nhanh áp dụng được cho rất nhiều dạng bài tập khác nhau, cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau (Giỏi, Khá, TB và yếu), giúp các em hiểu, vận dụng và khắc sâu được những kiến thức đã học, yêu thích môn học. 
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
 	Qua thực tế giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm bước đầu, tôi có một vài kiến nghị và đề xuất với các cấp quản lí giáo dục nói chung và BGH Trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng như sau:	
- Triển khai tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ thường xuyên được trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các giáo viên khi áp dụng, thử nghiệm các PPDH mới bằng nhiều hình thức.
 - Tôi rất mong muốn được nhà trường và các cấp quản lí giáo dục quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi có thể mở rộng nghiên cứu, áp dụng, thử nghiệm kinh nghiệm này cho các lớp học khác, khoá học khác, cũng như các bài khác trong chương trình hóa học phổ thông, góp phần cùng toàn trường, toàn ngành và toàn xã hội nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
mình viết, không sao chép nội dung của 
 người khác.
Người viết SKKN
Lê Đình Lâm
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
01
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
01
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
02
III. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
03
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
03
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
04
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
05
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
06
IV. KIỂM NGHIỆM
17
C. KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
20
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Bằng (chủ biên) – Vũ Khắc Ngọc – Hoàng Thị Bắc – Từ Sỹ Chương – Lê Thị Mỹ Trang – Hoàng Thị Hương Giang – Võ Thị Thu Cúc – Lê Phạm Thành – Kiều Thị Hương Chi, 16 Phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hóa học – NXBĐHSP.
2. Phạm Đức Bình – Lê Thị Tam – Nguyễn Hùng Phương, Hướng dẫn giải đề thi TSĐH hóa vô cơ theo 16 chủ đề - NXBQG.TP.HCM.
3. Trần Trung Ninh – Phạm Ngọc Sơn, Phương pháp giải nhanh trắc nghiệm hóa học đại cương, vô cơ, hữu cơ – NXBĐHQG.TP.HCM.
4. Cao Thị Thiên An, Hướng dẫn giải các dạng bài tập từ các đề thi quốc gia – NXBĐHQG Hà Nội. 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH THIẾT LẬP VÀ VẬN DỤNG
CÔNG THỨC TÍNH NHANH BÀI TẬP HÓA HỌC DẠNG 
KIM LOẠI PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH AXIT
 Người thực hiện: Lê Đình Lâm
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc môn : Hóa Học
THANH HÓA NĂM 2013

File đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_thiet_lap_va_van_dung_cong_thuc_tinh_nhanh_bai_tap_hoa_hoc_dang_kim_loai_pha.doc
Sáng Kiến Liên Quan