Đề tài Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích chương trình Tiếng Việt Tiểu học

Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian luôn có sức hấp dẫn với mọi đối tượng trong mọi thời điểm. Làm nên sức sống lâu bền và tầm ảnh hưởng rộng lớn này cũng chính bởi sự độc đáo phong phú của truyện cổ tích. Truyện cổ tích là một loài hình nghệ thuật ngôn từ chứa đầy thơ, chất trí tuệ, sự lãng mạn bay bổng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp bình dị, rất đời thường. Mỗi câu chuyện là sự kết tinh giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là lòng nhân ái và bản lĩnh kiên cường, hiện thực và ước mơ, niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vốn rất phong phú và đa dạng. Mỗi câu chuyện được lưu truyền là một bài học quý của ông cha để lại cho thế hệ sau. Hầu hết các câu chuyện đều thể hiện quan niệm sống của ông cha ta thông qua việc xây dựng các hình tượng nhân vật với các mối quan hệ của nó trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Như chúng ta đều biết, trẻ em luôn có nhu cầu tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh, trong đó thế giới nhân vật truyện cổ tích vô cùng phong phú, chứa đựng nhiều điều hấp dẫn đối với các em. Từ đây, các em biết được nhiều điều kì thú, học thêm được nhiều kiến thức quan trọng trong cuộc sống. Lứa tuổi học sinh tiểu học đang ở độ tuổi ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên, các em như trang giấy trắng, người dạy phải biết khơi dậy những cảm xúc thẫm mĩ cho các em, các em chỉ mới tiếp cận được với thế giới xung quanh thông qua những gì gần gũi, thân thuộc nhất như cây cối, các đồ vật, con vật. Qua đó, học sinh có thêm hiểu biết về thế giới nhân vật, nhận thức được cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cách xử sự, hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội. Từ đó, hình thành những nền tảng ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em có cái nhìn đúng đắn qua các mối quan hệ trong việc giao tiếp hàng ngày, có lý tưởng sống cao đẹp, là công dân tốt, có ích cho xã hội, điều này thấy được thông qua thái độ ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè

 Trong chương trình Tiểu học, mục tiêu của môn Tiếng Việt không chỉ nhằm hình thành cho các em những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe, nói, đọc viết, các thao tác tư duy để học tập và giao tiếp mà còn cung cấp cho các em một lượng thông tin và kiến thức lớn về tự nhiên, xã hội, con người, văn hóa Qua đó hình thành nhân cách con người Việt Nam thời đại mới. Việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với giáo viên Tiểu học bởi đây là một cấp học quan trọng, làm nền cho các cấp học sau này.

Là một giáo viên tiểu học tương lai, chúng tôi muốn các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, về các nhân vật trong truyện cổ tích, cảm nhận được những tư tưởng tình cảm để các em có ý thức yêu quý, bảo vệ. Mặt khác giúp các em làm giàu thêm vốn sống, đạo lí làm người và cách ứng xử trong giao tiếp với mọi người xung quanh thông qua truyện cổ tích. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: “Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích chương trình Tiếng Việt Tiểu học”.

 

doc24 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 10268 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích chương trình Tiếng Việt Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đúc Máng hăng hái xin được làm em út đi theo. Bốn anh tài: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đúc Máng lên đường. Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
2.2.2. Nhân vật siêu nhiên
Đây là những lực lượng không có trong thực tế mà chỉ được biểu hiện rõ nhất, sống động nhất ở trong niềm tin và trí tưởng tượng của nhân dân lao động. Họ là những hình tượng được khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa các lực lượng xã hội theo quan niệm và lý tưởng của nhân dân trong xã hội có giai cấp mà chủ yếu là xã hội phong kiến. 
Ngoài lực lượng siêu nhiên như Ngọc Hoàng, Diêm Vương còn có các thần thánh cõi thủy phủ, long cung là vua thủy tề trong các truyện như Thạch Sanh Các lực lượng như Tiên, Bụt, Phật là những lực lượng thần thánh rất gần gũi với những con người nghèo khổ, bất hạnh trong truyện cổ tích. Những nhân vật thần kì này, xuất hiện cứu giúp người lương thiện, trừng trị kẻ gian ác.
Con vật thần kì bao gồm Chim thần, rắn thần, rùa thần, khỉ, trăn tinh, hồ tinh, ma quỷ yêu quáiLực lượng thần kì này rất đa dạng và phong phú, có thể chia thành hai kiểu: Đó là những con vật thần đứng về phe thiện hoặc mang tính chất trung lập, vô tư, không thiên vị phía nào.
Đây là một trong những yếu tố thần kì rất quan trọng trong thế giới nhân vật cổ tích. Sự biến hóa kì ảo này được biểu hiện qua rất nhiều phương diện như từ vật biến hóa thành người, đầu thai, người biến hóa thành các loài động vật, thực vật, đồ vậtSự biến hóa ấy được gọi chung là mô típ hóa thân – đây là một mô típ góp phần thể hiện tư tưởng, quan niệm sống của nhân dân lao động. Đọc truyện cổ tích Việt Nam, ta thấy xuất hiện rất nhiều yếu tố biến hóa kì ảo.
Thực chất các nhân vật trong truyện cổ tích không tự biến hóa một cách ngẫu nhiên mà đều do dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian. Tác giả đã sáng tạo vào những câu chuyện cổ tích của mình nhằm giải thích những hiện tượng, nguồn gốc của các con vật, loài vật, địa danh, phong tục tập quán, quan trọng hơn cả là thể hiện ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc thông qua việc kéo dài sự sống cho con người, hóa giải bi kịch và trừng phạt kẻ ác.
2.3. Nhân vật sinh hoạt 
Thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Việc đưa ra các kiểu loại nhân vật chính trong tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt đã được rất nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian đề cập đến trong các bài viết hoặc các công trình nghiên cứu. Truyện cổ tích sinh hoạt ngoài lối kết thúc có hậu, nhiều truyện còn có lối kết thúc bi kịch, các nhân vật chính đều phải chết hoặc ra đi biệt tích nhưng tinh thần lạc quan vẫn tỏa sáng, vì những cái chết ấy hay sự ra đi biệt tích của các nhân vật chính diện làm tăng thêm niềm tin và sự khẳng định đối với phẩm chất cao đẹp của con người chân chính.
2.3.1. Nhân vật đức hạnh
Nhân vật đức hạnh là nhân vật mang trong mình những phẩm chất đáng trân trọng như giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh, là người hết lòng vì người khác khi khó khănKhảo sát trong truyện cổ tích sinh hoạt thì có rất nhiều truyện xuất hiện nhân vật đức hạnh. Nhân vật đức hạnh được thể hiện rất đa dạng như: tình cảm bà cháu, người vợ đức hạnh, người chồng chung thủy, người cha – người mẹ hết lòng yêu thương con cái, người con nuôi hiếu thảo, người bạn trọng tình, trọng nghĩa.
Kiểu nhân vật đức hạnh chiếm số lượng lớn trong tiểu loại cổ tích sinh hoạt. Điều này thể hiện sự nhìn nhận khách quan về cuộc sống của tác giả dân gian. Nó cho thấy trong cuộc sống có rất nhiều người tốt, rất nhiều người tình nghĩa. Người tốt thường gặp nhiều thử thách, khó khăn. Họ có thể vượt qua hay không vượt qua được. Qua những thử thách khó khăn đó phẩm chất của họ được bộc lộ, tỏa sáng. Với việc tạo dựng nhiều nhân vật tốt đẹp, nhân dân ta muốn họ là những tấm gương về đạo đức và cách cư xử để từ đó chúng ta học tập và noi theo.
2.3.2. Nhân vật xấu xa
 Trong xã hội luôn có người tốt và kẻ xấu. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả dân gian đã xây dựng nhiều kiểu nhân vật xấu xa. Nếu như nhân vật tốt đẹp mang trong mình những phẩm chất cao quý, tốt đẹp thì nhân vật xấu xa hoàn toàn ngược lại. Nhân vật xấu xa là những nhân vật có những thói hư, tật xấu như tham lam, ích kỷ, độc ác, bất nhân bất nghĩa, lẳng lơ, lười biếng, ghen tuôngHọ vì lợi ích, vì hạnh phúc của cá nhân mình quên hết gia đình, người thân và bạn bè. 
Như vậy, xây dựng nhân vật xấu xa, tác giả dân gian chú ý đến phẩm chất, tính cách, hành động của họ. Đây là tiêu chí đánh giá người xấu xa. Hầu hết, những người xấu xa đều không chiến thắng được chính bản thân mình trước những cám dỗ của cuộc đời. Họ bị vàng bạc, nhung lụa, danh tiếng, dục vọng làm mờ mắt, không còn tỉnh táo để nhìn ra phải trái. Họ sẵn sàng làm những việc bất nhân bất nghĩa để đạt được dục vọng, vinh hoa phú quý. Xây dựng nhân vật người xấu xa, tác giả dân gian muốn phê phán họ, muốn họ phải trả giá cho những hành động sai lầm của mình.
2.3.3. Nhân vật thông minh
Truyện cổ tích sinh hoạt khi xây dựng kiểu nhân vật thông minh, mưu trí đã rất chú ý đến một đối tượng mới mà các thể loại khác ít đề cập đó là những em bé thông minh. Các em bé thông minh này đều là những đứa con có hiếu, chúng luôn tìm mọi cách giúp cha mẹ, gia đình vượt qua khó khăn, thử thách. 
Ước mơ về cuộc sống tốt đẹp công bằng của nhân dân được gửi gắm vào trí tuệ. Sự công tâm của những ông quan thanh liêm. Xuất phát từ chính hiện thực cuộc sống còn nhiều bất công, ngang trái, các tác giả dân gian đã xây dựng thành công nhân vật thông minh mưu trí là các ông quan. Đặc điểm nổi bật của các ông quan mưu trí được thể hiện rõ nét khi xử kiện, các ông quan đã kết hợp giữa lý và tình, giữa trí tuệ bản thân và kinh nghiệm dân gian trong công việc xét xử. 
Việc xây dựng nhân vật thông minh mưu trí đã làm cho thế giới nhân vật trong truyện cổ tích trở nên đa dạng, phong phú. Con người bằng trí tuệ, tài năng, sự nhanh nhẹn và và mưu trí của mình đã giành được thắng lợi, giành được hạnh phúc. Thông qua kiểu nhân vật thông minh, tác giả dân gian muốn đề cao sức mạnh trí tuệ của con người. Chính trí tuệ của con người, đã giúp họ làm chủ được số phận của chính mình, chiến thắng được những thế lực đàn áp.
2.3.4. Nhân vật ngốc nghếch
Truyện cổ tích sinh hoạt ra đời khi tư duy con người đã chiếm ưu thế hơn hẳn so với lối tư duy cảm tính có yếu tố ảo tưởng trong truyện cổ tích thần kỳ. Với lối tư duy “hiện thực tỉnh táo” đã giúp tác giả dân gian phát hiện ra một đối tượng mới đó là nhân vật ngốc nghếch. Những nhân vật ngốc nghếch ấy này đã đối lập hoàn toàn với kiểu nhân vật thông minh. 
Xây dựng kiểu nhân vật Ngốc, tác giả dân gian muốn thể hiện rõ quan niệm sự ngốc nghếch, thiếu hiểu biết là không thể chấp nhận được trong cuộc sống nhưng cũng không phải là cái khiến cho nhân dân căm phẫn cao độ. Tác giả dân gian để nhân vật Ngốc phải chịu hậu quả của sự ngu dốt, ngốc nghếch của mình là cái chết, chỉ để nhấn mạnh, khắc họa sâu sắc bài học thất bại của những con người không nắm được quy luật của tự nhiên, của cuộc sống để có cách ứng xử hợp lý. Vì vậy, con người cần phải linh hoạt trong hành động sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống. Nếu con người cứ máy móc, không làm chủ được suy nghĩ và hành động của mình thì sẽ gặp thất bại.
Qua kiểu nhân vật ngốc nghếch, tác giả dân gian muốn gửi vào đó mục đích giáo dục, răn dạy con người phải biết ứng xử hợp lí với hoàn cảnh, đừng rập khuôn, máy móc, phải biệt trang bị cho mình những kiến thức cơ bản. Ngoài ra, với kiểu nhân vật này làm cho thế giới nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt đa dạng hơn, tạo thêm tiếng cười, niềm vui trong cuộc sống vất vả của người lao động.
Với sự hiện diện của bốn kiểu nhân vật: đức hạnh, xấu xa, thông minh, ngốc nghếch, truyện cổ tích sinh hoạt đã góp phần làm cho hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam phong phú, đa dạng hơn. Mỗi kiểu loại nhân vật có đặc điểm riêng, thậm chí có sự đối lập hoàn toàn nhưng nó có khái quát toàn bộ hạng người trong xã hội. Với việc xây dựng thành công bốn kiểu loại nhân vật đó, tác giả dân gian đã khái quát được hiện thực cuộc sống vốn đa dạng, phức tạp của nó. Thông qua bốn kiểu nhân vật này, tác giả dân gian muốn gửi gắm khát vọng hạnh phúc, công bằng trong mỗi câu chuyện.
Truyện cổ tích là tiếng nói ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của những con người lao động hiền lành, chân thật, sống với lòng hiếu thảo, tình yêu tha thiết và sự chung thuỷ qua các kiểu nhân vật người em, người mồ côi, người xấu xí, người con dâu, nhân vật con thú, loài chim, nhân vật siêu nhiên, tài giỏi, dũng sĩ Đồng thời, truyện cổ tích còn là những giấc mơ đẹp của người thời xưa về một xã hội công bằng, con người được sống khoẻ mạnh, no ấm và hạnh phúc. Truyện cổ tích hấp dẫn người đọc bởi truyện đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Ở đây, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác rất quyết liệt nhưng bao giờ cái thiện cũng chiến thắng. 
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
3.1. Nhân hóa
 Biện pháp nhân hóa được sử dụng để xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú và đa dạng. Qua sự nhân hoá này, chúng ta thấy chủ nghĩa cá nhân vốn có tài ẩn náu, nay hiện ra rất cụ thể, như một con người, tưởng như cũng hành động, cũng nói năng khôn khéo, cũng biết len lõi vào chỗ yếu của con người để tìm nơi dung thân... Sự liên tưởng rút ra nét giống nhau giữa người và đối tượng không phải người thường gắn với cách nhìn, với thái độ của người nói. Cho nên, bằng nhân hoá người ta có thể bộc lộ tâm tư của mình một cách kín đáo. 
Với nghệ thuật nhân hóa đó, tác giả dân gian đã gửi gắm những ước mơ, lí tưởng, khát vọng của mình vào một cuộc sống tốt đẹp, ấm no và hạnh phúc. 
3.2. Xung đột
Trong thế giới văn học dân gian, nếu như thần thoại phản ánh quan niệm và sự nhận thức của người Việt cổ về thế giới, truyền thuyết là sự nhận thức, lí giải về lịch sử thì truyện cổ tích lại gần gũi hơn với con người trong cách phản ánh những vấn đề cơ bản trong xã hội có giai cấp. Đó là những mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống mà con người không thể tránh khỏi, nó trở thành vấn đề của mọi giai cấp.
Nhìn chung, xung đột nổi bật trong truyện cổ tích loài vật là xung đột giữa kẻ yếu và kẻ mạnh. Ở đây, những con vật nhỏ nhưng gan dạ, mưu trí, lại biết hợp quần luôn luôn thắng những con vật chỉ biết ỷ vào sức mạnh hung bạo. Các con vật đóng vai trò chính trong kết cấu cốt truyện nhưng mối quan hệ giữa chúng ít nhiều cũng thể hiện được mối quan hệ của con người với những suy nghĩ, hành động như con người. 
Trong truyện cổ tích thần kỳ nổi lên hai loại xung đột: xung đột xã hội và xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên. Xung đột xã hội trong truyện cổ tích, đặc biệt trong truyện cổ tích thần kỳ thường diễn ra trong phạm vi gia đình. Đề tài về sự xung đột giữa con người với những trở lực của thiên nhiên trong truyện cổ tích thần kỳ có thể coi là sự tiếp nối hợp quy luật đề tài về cuộc đấu tranh của con người nhằm tìm hiểu và chế ngự những sức mạnh tự nhiên trong thần thoại và sử thi cổ đại
Truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt tập trung khai thác hai đề tài lớn. Đó là đề tài đạo đức và đề tài trí khôn. Những truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài đạo đức, về đại thể, tương ứng với những truyện cổ tích thần kỳ về đề tài xung đột gia đình; những truyện cổ tích về đề tài trí khôn, về đại thể tương ứng với những truyện cổ tích thần kỳ về đề tài sức khỏe và tài lạ.
Có thể nói việc phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình và xã hội, truyện cổ tích Việt Nam đã cho thấy một cái nhìn thương cảm đối với những người lao động nghèo khổ, nhỏ bé và khát vọng sống, triết lí sống của nhân dân lao động. Nó cho thấy tư tưởng nhân văn của tác giả dân gian và niềm tin vào khả năng cải tạo thực tế của con người.
3.3. Ngôn ngữ, hành động trong truyện cổ tích
3.3.1. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích. Toàn bộ cốt truyện, nhân vật, hình tượng của truyện đều được dệt qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ ở đây hết sức linh hoạt, tùy theo người kể. Ngôn ngữ là một trong những biện pháp cơ bản của tác phẩm tự sự. Qua ngôn ngữ, nhân vật dần dần được hiện lên một cách đầy đủ sinh động từ ngoại hình đến hành động, tính cách. Điều đặc biệt, khi đi vào xây dựng từng kiểu nhân vật khác nhau, các tác giả sử dụng ngôn ngữ để làm bật phẩm chất, tính cách của họ.
Có thể nói, ngôn ngữ trong tác phẩm từ sự có vai trò vô cùng quan trọng và nó càng quan trọng hơn trong tác phẩm tự sự dân gian. Truyện cổ dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng, các tác giả không chú ý đi vào miêu tả chi tiết từ ngoại hình đến hành động, không đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm nhân vật mà dùng lời kể làm phương tiện làm cho nhân vật hiện lên rõ nét. Với lối kể chuyện hấp dẫn linh hoạt, các kiểu loại nhân vật trong truyện cổ tích vẫn hiện lên một cách đầy đủ, sinh động và rất gần gũi với con người với cuộc sống bình thường.
3.3.2. Hành động
Hành động của nhân vật là khái niệm dùng để chỉ những việc làm cụ thể của nhân vật trong các tình huống đời sống và các quan hệ ứng xử. Đây là một phương diện quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và giúp tiến trình câu chuyện được đẩy tới, cốt truyện đạt được sự hoàn chỉnh.
Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các truyện cổ tích, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện...Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.
Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật.
3.4. Không gian, thời gian
Không gian trong truyện cổ tích loại vật là không gian sinh tồn và hoạt động của loài vật, hợp nhất giữa không gian tự nhiên vốn tự nó như thể tự thuở hồng hoang xa xưa với không gian sinh hoạt của những con vật và không gian sinh hoạt xã hội của con người. Ở đây con vật biết nói, biết hoạt động và ứng xử như người. Hai thứ không gian tự nhiên và không gian xã hội kết hợp với nhau tạo nên một “thế giới cổ tích” độc đáo riêng của cổ tích loài vật.
Không gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt gần gũi với người kể và người nghe truyện. Bối cảnh sinh hoạt của câu chuyện kể chẳng những không mấy xa lạ, cách biệt với người nghe mà rất quen thuộc với họ. Đó là khung cảnh nông thôn và gia đình nông dân; những chuyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã; người học trò và chuyện thi cử.
Như vậy, không gian nghệ thuật là khái niệm của thi pháp học chỉ hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sự mô hình hóa thế giới của tác giả, không gian nghệ thuật trong tác phẩm mang tính biểu trưng và quan niệm. Do đó thông qua việc tìm hiểu không gian nghệ thuật, chúng ta có thể hiểu được quan niệm thẩm mỹ, trình độ tư duy cũng như tâm lí sáng tạo của con người ở những thời điểm và địa điểm mà tác phẩm ra đời. Nó mang tính hai mặt là một trong những đặc trưng thẩm mĩ quan trọng của thể loại truyện cổ tích.
Thời gian trong truyện cổ tích đó là thời gian nén chặt vì chỉ đo bằng sự kiện. Thay vì thời gian không được miêu tả thành dòng chảy, thời gian truyện cổ tích tạo thành từ các thời điểm khác nhau và các điểm quảng. Thời gian trong truyện cổ tích là thời gian quá khứ vĩnh hằng, không bao giờ thay đổi. Bất cứ thời điểm nào, cái thời gian quá khứ ấy vẫn duy trì. Thực tại đi vào cổ tích trở thành quá khứ. Thời gian trong cổ tích không gián đoạn mà diễn biến theo hành động của nhân vật. 
Có thể nói, với sự khéo léo tài tình của mình, các tác giả dân gian đã đặt nhân vật trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian để từ đó nhân vật hành động bộc lộ bản chất, đức tính của mình. Mặt khác, qua không gian và thời gian trong cuộc đời, số phận của nhân vật hiện lên chân thực, rõ nét.
C. KẾT LUẬN
Truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc nhất và chiến số lượng khá lớn trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó nảy sinh từ xã hội nguyên thủy, song phát triển chủ yếu trong xã hội giai cấp với chủ đề chủ yếu là chủ đề xã hội. Qua những câu chuyện mang đậm yếu tố hoang đường kì ảo, tác giả dân gian đã biểu hiện cách nhìn hiện thực đối với thực tại, đồng thời nói lên quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi câu chuyện lại là một số phận, một cuộc đời, một hoàn cảnh sống, song tất cả đều là những mắt xích tạo nên một chuỗi nhân vật có những đặc điểm chung nào đó về tính cách. Truyện cổ tích có ba thế giới nhân vật chính: nhân vật loài vật, nhân vật thần kỳ, nhân vật sinh hoạt. Với mỗi thế giới nhân vật đó, tác giả dân gian làm cho nhân vật hiện lên rõ nét qua những hành động, tính cách, việc làm của họ. 
Nhân vật loài vật là loại truyện cổ tích chủ yếu lấy các loài vật, làm đối tượng phản ánh, tường thuật và lí giải. Vì thế ở truyện cổ tích loài vật vừa có nội dung sinh hoạt vừa có nội dung mang ý nghĩa xã hội với những mức độ khác nhau, và hai mặt nội dung đó gắn bó hòa quyện với nhau rất chặt nhiều khi rất khó tách bạch. Những con vật trong thế giới loài vật hầu hết đều được nhân cách hóa (biết nói năng, suy nghĩ, và hành động như con người) nhưng nhìn chung đều mang tính chất “trần gian” thực tại chứ không siêu nhiên, kì ảo như các con vật trong cổ tích thần kì. 
 Nhân vật thần kì là nhân vật quan trọng và tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích. Nó ra đời sớm hơn truyện cổ tích sinh hoạt và có những đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích đều có thể tìm thấy trong nhóm truyện này. Những xung đột ấy trước hết thể hiện ở mối quan hệ giữa những con người trong gia đình với nhau, sau đó là những con người trong xã hội. Chính thế giới thần kì, màu nhiệm này khiến cho truyện cổ tích thần kì mang đậm yếu tố kì ảo và đề cao trí tưởng tượng phong phú lãng mạn của tác giả dân gian. Kết thúc truyện cổ tích thần kì thường là có hậu, mang lại sự vui vẻ lạc quan, thỏa mãn mơ ước của nhân dân. Những kết thúc có hậu như nhân vật bất hạnh được đổi đời và sống hạnh phúc. Còn nhân vật ác thì bị trừng phạt một cách thích đáng là sự biểu hiện của khát vọng, ước mơ về công bằng, cuộc sống hạnh phúc sung túc của nhân dân lao động.
Nhân vật sinh hoạt ra đời muộn hơn, khi mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp trở nên gay gắt. Nhân vật chính là con người trong mối quan hệ gia đình, xã hội phức tạp. Với bốn kiểu nhân vật chính: Nhân vật đức hạnh, nhân vật xấu xa, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch. Truyện cổ tích sinh hoạt ngoài lối kết thúc có hậu nhiều truyện còn có lối kết thúc bi kịch, các nhân vật chính đều phải chết hoặc ra đi biệt tích nhưng tinh thần lạc quan vẫn tỏa sáng, vì những cái chết ấy hay sự ra đi biệt tích của các nhân vật chính diện chỉ làm tăng thêm niềm tin và sự khẳng định đối với phẩm chất cao đẹp của con người chân chính. 
 Khi xây dựng các kiểu nhân vật, tác giả dân gian đã rất chú ý làm cho nhân vật được hiện lên rõ nét thông qua lời kể, hành động qua việc đặt nhân vật trong mối quan hệ với không gian và thời gian và đặc biệt đặt nhân vật trong cac mối xung đột. Từ đó, nhân vật bộc lộ hết phẩm chất cao đẹp, cũng như những thói hư, tật xấu. Truyện cổ tích đi vào lòng người bởi sự gần gũi ở nhân vật, họ là những con người của cuộc sống thường ngày mà chúng đang diễn ra.
Kho tàng truyện cổ tích với nhiều những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật là báu vật vô giá mà chúng ta cần trân trọng và giữ gìn. 

File đính kèm:

  • docthe_gioi_nhan_vat_trong_tieng_viet_o_thoc_2616.doc
Sáng Kiến Liên Quan