Đề tài Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường thpt góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại)

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

 Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng. là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày hôm này.

Nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường môn lịch sử và bị xem là là môn phụ. Kết quả học tập của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên nhân do đâu ? Phải chăng dạy và học lịch sử hiện nay chưa tìm ra một « kim chỉ nam » đúng đắn chuẩn xác để định hướng đi chung. . Hiện nay việc dạy và học sử đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội.

Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ thông. Có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những nỗ lực để tìm ra con đường , biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học lịch sử hiện nay.

Và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy khoa học luôn đòi hỏi tìm ra những biện pháp , con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì thế việc tìm ra con đường nhằm nâng cao việc dạy và học lịch sử là điều hết sức quan trong cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang có những suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong tìm ra con đường biện pháp tích cực để áp dụng trong công việc của mình đang làm và tìm ra nhiều hướng đi hơn

doc47 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3136 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường thpt góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình Việt Nam 43 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
 Hai là, gửi mail về địa chỉ: olympia9@vtv.org.vn ( ghi rõ ngoài thư là: câu hỏi cho phần thi thử sức cùng khán giả)
 + Vòng 4: Về đích
 Các câu hỏi nằm trong các gói câu hỏi có điểm số 40, 60, 80 điểm với thời gian suy nghĩ tương ứng là 10, 15, 20 giây.
 Mỗi học sinh có 1 lượt lựa chọn gói câu hỏi của mình. Học sinh nếu trả lời đúng ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai thì 1 trong 3 học sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm nút nhanh, trả lời đúng giành được điểm, trả lời sai thì học sinh bấm nút sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi đó. Mỗi học sinh được đặt ngôi sao hy vọng 1 lần. Trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hy vọng được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó. Trả lời sai sẽ bị trừ số điểm của câu hỏi.
 “Đường lên đỉnh Olimpya” là một cuộc thi - một trò chơi dành cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Vì vậy khi áp dụng vào dạy học lịch sử sẽ có rất nhiều thuận lợi. Các em chắc hẳn sẽ hào hứng với việc mình được tham gia cuộc thi ngay tại lớp do vậy sự thành công của trò chơi này trong dạy học lịch sử phụ thuộc rất nhiều vào tài năng khuấy động, cổ vũ và định hướng của giáo viên kết hợp với yếu tố về người dẫn chương trình làm sao cho sinh động hấp dẫn.
 Khi dạy bài 11 “Tây Âu hậu kì trung đại” Giáo viên có thể áp dụng “Đường lên đỉnh Olimpya” theeo nhiều cách. Đây là một hướng mà tác giả đưa ra:
Bài 11: Tây Âu hậu kì trung đại
Phần thi: Khởi động
 Luật chơi: (là những câu hỏi nhanh cho 4 học trò tham gia chơi. Mỗi trò phải trả lời 1 gói câu hỏi, mỗi gói có 6 câu hỏi)
- Gói câu hỏi 1: 
 1. Điều gì làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng?
2. Do tác động của sự tích lũy tư bản, ở Anh đã diễn ra phong trào gì?
3. Vai trò mới của chủ ruộng đất ở thế kỉ XVI?
4. Lãnh tu kiệt xuất của phong trào chiến tranh nông dân Đức?
5. Sự thiếu hụt của giai cấp tư sản trong giai đoạn hậu kì trung đại?
6. Thời điểm nào đánh dấu sự bắt đầu thực sự của chiến tranh nông dân Đức?
- Gói câu hỏi 2: 
1. Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Châu Âu?
2. Nguyên nhân làm cho sự giao lưu buôn bán giữa phương Đông và Châu Âu trở nên khó khăn?
 3. Xã hội Tây Âu biến đổi đã làm xuất hiện hai giai cấp đối kháng. Đó là hai giai cấp nào?
4. Hãy kể tên những người đã xuất hiện và tỏa ánh hào quang trong phong trào văn hóa phục hưng?
5. Rào cản lớn nhất cho sự phát triển của giai cấp tư sản là gì?
6. Quan hệ sản xuất nào được hình thành trong các công trường thủ công?
- Gói câu hỏi 3: 
 1. Các thương hội trung đại được thay thế bởi hình thức thương mại nào?
 2. Vấn đề cấp thiết đặt ra cho các thương nhân Châu Âu thế kỉ XVI là gì?
 3. Ở nông thôn Tây Âu thế kỉ XVI hình thức sản xuất nào mới xuất hiện?
 4. Dưới tác động của phong trào cải cách tôn giáo, giáo hội Tây Âu đã phân hóa như thế nào?
5. Tại sao nông dân Đức lại nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ vào đầu thế kỉ XVI?
6. Xuất phát từ Ý – phong trào này là tiếng nói đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến?
 - Gói câu hỏi 4: 
 1. Tiền đề quan trọng cho các cuộc phát kiến địa lí?
 2. Vào đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu xuất hiện hình thức kinh doanh nào?
 3. Cuộc đấu tranh chống phong kiến làm nền tảng cho phong trào nào diễn ra ở Châu Âu hậu kì Trung Đại?
 4. Phong trào cải cách tôn giáo diễn ra rầm rộ nhất ở những nước nào?
 5. Mô hình sản xuất nào thay thế cho phường hội ở Tây Âu?
 6. Thành tựu quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí là gì?
 - Tiểu kết của giáo viên: Giai đoạn hậu kì trung đại là thời kì đầy biến động của lịch sử Tây Âu. Sự phát triển nhanh chóng của sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường ngày một cấp thiết. Việc tìm ra con đường đi sang phương Đông đã thúc đẩy các cuộc phát kiến lớn về địa lí. Nó mang lại nguồn của cải lớn về Châu Âu cũng như những hiểu biết mới về trái đất. Trên cơ sở đó, công cuộc tích lũy tư bản chủ nghĩa được tiến hành. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành. Hai giai cấp mới - tư sản và vô sản ra đời. Giai cấp tư sản đang lên có địa vị về kinh tế nhưng bị giáo hội và chế độ phong kiến cản trở. Họ đã đứng lên đấu tranh, xây dựng một nền văn hóa mới trong phong trào Văn Hóa Phục Hưng tiến hành cải cách tôn giáo, phong trào đấu tranh của nông dân Đức báo hiệu cho sự suy vong của chế độ phong kiến.
Phần thi : Vượt chướng ngại vật
 Luật chơi: Có 8 hàng ngang dành cho 4 học trò, mỗi em được quyền chọn 2 hàng ngang để trả lời. Trong quá trình trả lời em nào tìm ra ô chữ hàng dọc (ô chữ bí ẩn) trước sẽ được nhân đôi số điểm. Ô chữ bí ẩn được phép trả lời khi kết thúc một lượt thi. Nếu ô chữ bí ẩn được tìm ra sớm thì các ô chữ còn lại vẫn được lật mở (cho khán giả giải đáp) nhằm hướng vào nội dung của bài.
 1. Người đi tiên phong trong cuộc phát kiến địa lý tìm ra các vùng đất mới tìm ra mũi “Bão Tố”?
 2. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu vào thời kì nào?
 3. Lãnh tụ của phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ?
 4. Một phong trào diễn ra khắp các nước Tây Âu được coi là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trong lĩnh vực tư tưởng của giai cấp chống phong kiến suy tàn?
 5. Một trong những con người “khổng lồ” trong phong trào văn hóa phục hưng, nhà họa sĩ – kĩ sư nổi tiếng?
 6. Người đầu tiên đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến 1522?
 7. Ai đã người phát hiện ra Châu Mĩ sớm nhất?
 8. Trào lưu văn hóa nào bắt nguồn từ Ý có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội Tây Âu vào cuối thời trung đại?
 9. Đầu thế kỉ XVI phường hội đã được thay thế bằng hình thức sản xuất kinh doanh nào?
 10. Vị lãnh tụ kiệt xuất của phong trào đấu tranh nông dân ở Đức hậu kì trung đại?
 11. Lực lượng nào ra đời ở hậu kì trung đại đã lên tiếng đấu tranh chống lại giáo hội kitô?
 - Tiểu kết của giáo viên:
 “Đấu tranh giai cấp” là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có quyền lợi trái ngược nhau, thù địch nhau. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng.
 Tây Âu hậu kì trung đại giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh chống lại giáo hội Kitô mang nặng những quan điểm lỗi thời lạc hậu của xã hội phong kiến mà biểu hiện mạnh mẽ nhất là phong trào Văn Hóa Phục Hưng, phong trào Cải Cách Tôn Giáo, cuộc chiến tranh nông dân ở ĐứcĐây là thời kì đấu tranh giữa giai cấp tư sản đang lên và chế độ phong kiến đang bước vào khủng hoảng suy vong. Qua các cuộc đấu tranh giai cấp chúng ta thấy lịch sử loài người luôn luôn thay đổi và phát triển theo hướng đi lên. 
Phần thi Tăng tốc
 Luật chơi: Luật chơi: Có 4 câu hỏi ở dạng tư duy nhanh, thời gian suy nghĩ 30 giây.4 học sinh cùng trả lời(sẽ có cộng tác viên bấm giờ cho mỗi học sinh) 
 Học sinh trả lời đúng nhanh nhất được 40 điểm
 Học sinh trả lời đúng nhanh thứ II được 30 điểm
 Học sinh trả lời đúng nhanh thứ III được 20 điểm
 Học sinh trả lời đúng cuối cùng được 10 điểm
 1. Tại sao sang thế kỉ XV con người có thể tiến hành các cuộc phát kiến địa lí? 
 a. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
 b. Do sự phát triển của khoa học kĩ thuật
 c. Do sự xuất hiện của hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa
 d, Do sự ra đời của giai cấp tư sản
 2. Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị chi phối trong phong trào văn hóa phục hưng? Nêu những hiểu biết của em về hệ tư tưởng này?
 a. Tư tưởng phong kiến
 b. Tư tưởng tư sản
 c. Tư tưởng Can Vanh
 d. Tư tưởng Lu Thơ
 3. Số vốn ban đầu mà quý tộc và thương nhân tích lũy do đâu mà có?
 a. Sự cướp đoạt ruộng đất và cướp bóc thực dân
 b. Sự xuất hiện của các công trường thủ công
 c. Lợi nhuận từ hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa
 d. Sự xuất hiện của các công ti thương mại 
 4. Những biến đổi giai cấp trong xã hội Tây Âu đầu thế kỉ XVI là?
 a. Giai cấp tư sản ra đời
 b. Giai cấp vô sản ra đời
 c. Các giai cấp mới được hình thành 
 d. Sự xuất hiện của phong trào văn hóa phục hưng
 - Tiểu kết của giáo viên: Sau các cuộc phát kiến địa lí kinh tế Châu Âu phát triển nhanh. Tầng lớp quý tộc thương nhân Châu Âu ra sức cướp bóc của cải và tài nguyên của các nước Châu Á, Châu Âu. Châu Mĩ...Giai cấp tư sản tích lũy được số vốn ban đầu bằng sự cướp bóc thực dân, dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất. Đầu thế kỉ XVI hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện đã dân đến những biến đổi lớn lao về kinh tế và xã hội, cổ vũ và mở đường cho văn hóa Châu Âu phát triển cao hơn. 
Phần thi Về đích
 Luật chơi: Có 3 gói câu hỏi với số điểm lần lượt là 40 điểm (hai câu hỏi), 60 điểm (3 câu hỏi), 80 điểm (4 câu hỏi). Ở tất cả các gói câu hỏi đều áp dụng ngôi sao hy vọng để khuyến khích học sinh (Học sinh chọn ngôi sao hy vọng trả lời đúng được nhân đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi nửa số điểm). Học sinh bốc thăm để trả lời.
 - Gói câu hỏi 40 điểm:
 1.Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu đầu thế kỉ XVI?
 2. Hãy nêu cảm nhận của em về bức họa “La-Giô-Công” của Lêônađơvanhxi?
 - Gói câu hỏi 60 điểm:
 1. Vì sao có sự xuất hiện của phong trào văn hóa phục hưng?
 2. Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo ở Châu Âu thế kỉ XVI?
 3. Tại sao Côlômbô được coi là người phát hiện ra Châu Mĩ nhưng tên của ông lại không được đặt cho Châu Mĩ?
 - Gói câu hỏi 80 điểm: 
 1. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
 2. Em hãy nêu những thành tựu nổi bật của phong trào Văn Hóa Phục Hưng?
 2. Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu?
 3. Nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân Đức?
 Thay vì học lịch sử theo cách truyền thống từng phần thì việc áp dụng hình thức mới này học sinh cùng lúc phải học trước các phần mới để thi, không bị ràng buộc bởi quy trình của sách giáo khoa mà các nội dung chính vẫn được đảm bảo. Học sinh chủ động lĩnh hội tri thức, Giáo viên trở thành người điều khiển hướng dẫn tiết học. Và rõ ràng tiết học sẽ vô cùng sinh động và thoải mái. Tuy vậy ở mỗi phần thi giáo viên cần có sự nhận xét, kết luận nhắc lại nội dung kiến thức quan trọng của bài, hệ thống kiến thức để học sinh nắm được kiến thức cơ bản cần ghi nhớ. Việc áp dụng trò chơi vẫn cần có sự kết hợp hình ảnh, âm thanh, tư liệu văn học kênh hình để làm phong phú cho nội dung cần truyền đạt.
 Qua đó học sinh ghi nhớ một cách sinh động những thành tựu văn hóa, giá trị nghệ thuật trong bài, nhớ lâu và kĩ hơn so với việc học bài theo cách truyền thống. Để hiệu quả hơn trong việc vận dụng trò chơi vào dạy học, Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh soạn bài trước ở nhà, tìm kiếm thêm tài liệu kham khảo hay từ internet vì học sinh có những hiểu biết nhất định, thêm vào đó sức nặng từ những môn học khác cũng rất lớn, các em cần được chuẩn bị để tự tin hơn khi tham gia trò chơi hướng tới mục tiêu phát huy tính tích cựu - chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử.
III. 2. 2. Cách thức ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử.
III. 2. 2. 1. Công tác chuẩn bị.
 Công tác chuẩn bị là khâu đầu tiên đảm bảo cho sự thành công của một cuộc thi. Công tác chuẩn bị tốt, chu đáo sẽ dẫn đến những thuận lợi khi cuộc thi diễn ra và thu được nhiều thành công ngoài kết quả dự kiến. Và ngược lại, nếu công tác chuẩn bị không tốt, không chu đáo sẽ thì cuộc thi sẽ diễn ra không suôn sẻ và có thể gây nên những “tác dụng phụ”. Công tác chuẩn bị cần đảm bảo những yếu tố:
Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi: Kế hoạch phải thật chi tiết, xác định rõ chủ đề, mục đích – yêu cầu, quy mô thời gian, địa điểm, đối tượng, thành phần tham gia. Cũng như nội dung chính, thể lệ trò chơi, ban giám khảo, giải thưởng (nếu có).
Giáo viên bộ môn lịch sử sau khi lên kế hoạch báo cáo với Hiệu trưởng nhà trường và Phó hiệu trưởng chuyên trách bộ môn báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo. Tranh thủ sự trợ giúp kinh phí vật chất và các điều kiện khác của nghành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
Trên cơ sở tổ chức chơi mà học nên giáo viên bộ môn vẫn phải xây dựng giáo án, dựa trên giáo án bài dạy giáo viên xác định rõ phần nào giảng dạy và phần nào cho các em chơi để học .
 Giáo viên phải thiết lập hệ thống câu hỏi sao cho khoa học hợp lí mà học sinh vẫn có thể trả lời nhanh nhất, tiếp thu dễ dàng nhất.
Phòng học nếu có thể bài trí đơn giản nhưng có thể góp phần làm tăng thêm không khí cho việc học và chơi.
Giáo viên cần báo cho học sinh biết trước, hướng dẫn cho các em chuẩn bị bài học ở nhà để khi lên lớp học sinh chủ động tích cựu tham gia vào quá trình giảng dạy hay các trò chơi mà giáo viên thiết kế.
Hệ thống micro, màu sắc, âm thanh nếu có cần phải được chuẩn bị kĩ trước khi để phát huy tối ưu. Khi tiến hành các hoạt động, các em học sinh phải có đầy đủ chỗ ngồi, đảm bảo các em tham gia được đầy đủ.
Giáo viên cần phải trực tiếp đóng vai trò làm giám khảo khi tổ chức các trò chơi. Ngoài ra cần phải chọn ra các em học sinh tham gia vào quá trình tổ chức như MC, thư kí
Ở mỗi bài dạy giáo viên cần đưa ra kế hoạch chi tiết, mỗi phần chơi bao nhiêu thời gian, áp dụng trò chơi nào là hiệu quả?
Sau khi hoàn thành kế hoạch cần báo cáo lãnh đạo, các bộ phận cũng như xin ý kiến đóng góp của động nghiệp.
Từ sự góp ý của các bộ phận, giáo viên xem xét bổ sung và hoàn chỉnh lại toàn bộ kế hoạch.
III. 2. 2. 2. Tổ chức trò chơi.
 Khi tiến hành trò chơi cần thực hiện các việc sau: 
Theo đúng trình tự chương trình đã có mà thực hiện do nội dung đã được chuẩn bị kĩ từ trước, được sự xem xét góp ý của lãnh đạo nhà trường cũng như tổ và đồng nghiệp.
Giáo viên cần có sự chuẩn bị về vật chất và tinh thần để giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh, khi xử lí cần phải có sự cân nhắc làm sao thật khéo léo để học sinh được học và chơi thoải mái không mất đoàn kết trong lớp học.
Về hình thức cần tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng vui tươi sinh động nhưng phải chú ý nội dung hướng cho các em vào những vấn đề mình muốn truyền đạt.
Cần chọn người dẫn chương trình cho phù hợp với từng loại hình cụ thể. Nếu nặng kiến thức thì mời người có kiến thức, nặng về giải trí thì mời người có khiếu hài hước để cuộc chơi luôn sinh động.
Các nội dung thi, các câu hỏi phải được soạn kĩ cả phần hỏi lẫn phần đáp, được duyệt kĩ trước khi đem ra sử dụng. Các câu hỏi (kín, mở..) phải được thống nhất chung.
Giáo viên phải luôn là người công bằng nhất, tạo uy tín đối với học sinh để khi chơi và học các em có tinh thần thoải mái, tin tưởng cầu tiến.
Sau cuộc thi kết thúc phải tuyên dương các em năng động tham gia trao quà nếu có để khích lệ các em.Cần cho các em dọn dẹp phòng học, kê lại bàn ghế (nếu cần). Cuối cùng nghiêm túc rút kinh nghiệm công tác tổ chức, lắng nghe từ nhiều phía nhà trường, gia đình, học sinh..để lần sau tổ chức tốt hơn.
IV. KẾT LUẬN
 Dù giảng dạy ở bộ môn nào, người giáo viên cũng đạt được những yêu cầu chung lí luận dạy học theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước qui định. Bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành mạnh, trong sáng, có tấm lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, góp phần giáo dục, giảng dạy cho thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng và Nhà nước. Bất cứ người giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức của bộ môn, mở rộng sự hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến bài giảng, có phương pháp dạy tốt, không ngừng hoàn thiện, cải tiến phương pháp dạy và nghiệp vụ sự phạm để đảm bảo cho vai trò người thầy giáo được nâng cao. 
Qua kinh nghiệm nhỏ về “ Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng bộ môn ” theo đặc thù bộ môn, kinh nghiệm này dù nhỏ, khá đơn giản, nhưng có thể hình thành được những hiểu biết ban đầu giúp cho học sinh nhận thức và hứng thú hơn với bộ môn Lịch sử.
Kinh nghiệm nhỏ trên góp phần cho bản thân tôi tích lũy kinh nghiệm, vốn kiến thức phục vụ trong quá trình giảng, học tập để nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệm vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và đơn vị giao phó, đồng thời góp phần nhỏ cùng với đồng nghiệp làm cho bộ môn Lịch sử ở nhà trường ngày càng có chất lượng. 
Với thời gian hạn hẹp và khả năng còn nhiều hạn chế cùng với kinh nghiệm giảng dạy còn ít, chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy cô, các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
V. KIẾN NGHỊ
- Câu hỏi cần chú trọng phát huy được tính gợi mở, phát huy sự chủ động của Học sinh.
- Nội dung thi không nên quá chú trong đến các sự kiện lịch sử xa rời với thực tế, lịch sử thời đại.
- Đáp án cần có những phần điểm cho sự sáng tạo của học sinh trong cách thể hiện
- Khi thực hiện, Giáo viên cũng cần phê bình, chỉnh sửa cho học sinh cách diễn đạt, lời văn và suy nghĩ cá nhân về vấn đề được nêu trong mỗi trò chơi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 hiện hành. 
2- Nhập môn sử học của NXB Giáo dục 2001. 
3- Lý luận dạy học của Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị - NXB Giáo dục 2004.
4- Lịch sử thế giới cổ đại của Lương Ninh- NXB Giáo dục năm1998.
5- Tạp chí nghiên cứu lịch sử.
6- Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của Ngô Minh oanh NXB Giáo dục năm 2008. 	
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, ngày 20 tháng 5 năm 2011
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2010 – 2011
Tên sáng kiến : SƯU TẦM VÀ ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
( PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI ) 
Họ tên tác giả : Phạm Thị Hạnh
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Lĩnh vực : 
 - Quản lý giáo dục : □
 - Phương pháp giáo dục : □
- Phương pháp dạy học bộ môn : □
- Lĩnh vực khác : □
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng : 
Tại đơn vị □ Trong ngành □
1. Tính mới : ( Đánh dấu x vào 1 trong 2 ô dưới đây )
- Có giải pháp hoàn toàn mới 	 □
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có □
2. Hiệu quả : ( Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây )
- Hoàn toàn mới và đã áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao □
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao □
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao □
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao □
3. Khả năng áp dụng : ( Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây )
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách 
Tốt □ Khá □ Đạt □
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống 
Tốt □ Khá □ Đạt □
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng
Tốt □ Khá □ Đạt □
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
Xác nhận của Tổ chuyên môn
( Ký tên và ghi rõ họ tên )
Thủ trưởng đơn vị
( Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docsuu_tam_va_ung_dung_cac_tro_choi_vao_day_hoc_lich_su_o_truong_thpt_gop_phan_nang_cao_chat_luong_bo_m.doc
Sáng Kiến Liên Quan