Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động liên kết đào tạo (ĐH, CĐ, THCN) tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai

Lý do chọn đề tài

Trong suốt quá trình lịch sử, sự phát triển của xã hội thường đi đôi với vấn đề

giáo dục.Trong lịch sử phát triển của loài người, dân tộc nào có chính sách quản lý tốt

giáo dục, đề cao vấn đề giáo dục thì dân tộc đó sẽ phát triển nhanh hơn.Trên thế giới,

vấn đề phát triển giáo dục đào tạo rất được chú trọng.Ở các nước phương Tây, việc cải

tiến các phương pháp quản lý giáo dục và phương pháp dạy học khiến cho nền giáo

dục luôn có kết quả tốt. Một số nước và lãnh thổ ở Châu Á – Thái Bình Dương thành

công nhanh chóng trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa như Nhật Bản, Hàn

Quốc, Hồng Kông, Singapore đều là những nước và vùng lãnh thổ có nền giáo dục

phát triển cao, có trình độ tiên tiến, đào tạo đội ngũ tri thức lớn.

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng như các thời đại trước vẫn xem giáo dục

là quốc sách hàng đầu để đưa đất nước phát triển, và ngày nay cũng vậy. Tuy nhiên,

không phải ai cũng có cơ hội để có thể học tập tại các cơ sở giáo dục chính quy, chính

vì vậy nhà nước đã có phương án để xây dựng một xã hội luôn học tập, học tập cho tất

cả mọi người, như gần đây nhất là đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 –

2020”1 trong đó nhấn mạnh:

“Trong xã hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt

đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với

hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc;

học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại.

Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân

dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo

điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời.

Xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên

thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh các hoạt động

học tập suốt đời ở ngoài nhà trường; ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc,

phụ nữ, người bị thiệt thòi”.

Vậy, cùng với xu thế phát triển của xã hội, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo

dục của Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách để hệ thống các cơ sở giáo

dục chính quy và không chính quy, trong đó có các Trung tâm giáo dục thường xuyên

(TTGDTX), đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa đạng của người dân, trong đó có

người dân tại tỉnh Đồng Nai, góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục và đào tạo của

đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

pdf47 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động liên kết đào tạo (ĐH, CĐ, THCN) tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện việc này chỉ còn là 
việc quản lý thực hiện, để không để xảy ra sai sót hay điều chỉnh quá lớn trong quá 
trình đào tạo. 
3.2.4 Nâng cao chất lượng cán bộ giảng viên và quản lý chặt hoạt động giảng dạy 
của giảng viên 
Theo Điều 45 của Luật giáo dục Việt Nam, trước mắt để thực hiện tốt quản lý 
liên kết đào tạo thì Trung tâm cần phải thực hiện việc nâng cao chất lượng cán bộ 
giảng viên và quản lý chặt hoạt động giảng dạy của giảng viên để hỗ trợ đơn vị chủ trì 
đào tạo thực hiện một số phần trong quá trình giảng dạy mà Trung tâm có nhân lực, từ 
đó tích cực chủ động được một phần trong việc phân bổ giáo viên giảng dạy trong các 
chương trình liên kết. Trung tâm có thể thực hiện hai hình thức nhằm nâng cao chất 
lượng cán bộ giảng viên là thực hiện đào tạo bằng cách khuyến khích tự đào tạo hoặc 
cử đi đào tạo, hay tuyển dụng mới đáp ứng nhu cầu giảng dạy. 
Với lực lượng hiện có thì Trung tâm có thể thực hiện khuyến khích tự đào tạo hoặc cử 
đi đào tạo.. Điều này có thể giúp Trung tâm cũng cố năng lực cho giáo viên tại Trung 
tâm vừa tạo nguồn nhân lực có trình độ để thực hiện quản lý các hoạt động của quá 
trình liên kết đào tạo. 
Với lực lượng tuyển dụng mới thì Trung tâm chủ động đưa ra các tiêu chuẩn về trình 
độ nhân sự mới, những yêu cầu kèm theo khác để có thể tuyển dụng được nhân lực 
phục vụ trong công tác dạy học và quản lý các lớp liên kết. 
Mục tiêu của giải pháp là Trung tâm phải có đội ngũ đáp ứng được yêu cầu. 
3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy 
Ngoài việc xắp xếp địa điểm đặt lớp thì Trung tâm còn chịu trách nhiệm đảm 
bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ dạy học, thực hành, thực 
tập, đảm bảo môi trường sư phạm, có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu đào 
tạo của khóa học. Trong khi đó cơ sở vật chất của Trung tâm hiện đang trong quá trình 
hoàn thiện, tuy nhiên với việc sử dụng cơ sở vật chất vào khung giờ riêng nên ít ảnh 
hưởng đến việc học tập của các lớp chính quy đang thực hiện tại Trung tâm, chính vì 
thế hiện nay cơ sở vật chất của Trung tâm đủ sức đáp ứng phần lớn nhu cầu. 
Tuy nhiên cũng có một số hạn chế về cơ sở vật chất đã nói ở trên vì thế trong 
thời gian tới Trung tâm cần tiếp tục thực hiện tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị theo 
từng giai đoạn và theo nhu cầu thực tế nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy tốt nhất. 
Đảm bảo mục tiêu của Trung tâm là xây dựng môi trường sư phạm để thực hiện hoạt 
động đào tạo; có quy định cụ thể về quản lý hoạt động giảng dạy, học tập; có bộ phận 
chuyên trách quản lý đào tạo, đội ngũ nhân viên thư viện, kỹ thuật viên và hướng dẫn 
thực hành; có thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, trang thiết bị và các cơ sở 
vật chất phục vụ giảng dạy, học tập đảm bảo đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo liên 
kết; có phòng nghỉ giữa giờ cho giảng viên và phòng sinh hoạt chung của sinh viên; có 
diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở phối hợp đào 
tạo tối thiểu /sinh viên và không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo khác 
của trường. 
Trung tâm cần trích một phần lợi nhuận trong việc liên kết đào tạo đễ thực hiện 
đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, xe đưa rước GV, và học viên 
khi có yêu cầu. Cơ sở vật chất cần phải có thời gian lâu dài để trang bị từng bước, bởi 
vậy sự ổn định của các lớp liên kết đào tạo sẽ tạo nguồn ngân sách tốt bên cạnh những 
nguồn ngân sách đã có để thực hiện tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động 
giảng dạy. 
40 
3.2.6 Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá kết quả của các khóa liên kết 
Để chất lượng đào tạo được đảm bảo ở các lớp liên kết thì cần phải tăng cường thực 
hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá kết quả của các khóa liên kết. Để thực hiện điều 
này Trung tâm cần thiết phải đề xuất giải pháp lập mới (nếu đơn vị chủ trì đào tạo 
chưa có) hoặc đẩy mạnh hoạt động (nếu đơn vị chủ trì đào tạo đã có Ban Khảo thí và 
Đảm bảo chất lượng để tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo các hệ đào tạo tại 
các lớp liên kết đào tạo với Trung tâm. Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng có thể 
kiểm tra theo đề xuất của Trung tâm hoặc đột xuất để thanh tra, kiểm tra về chất lượng 
đào tạo như số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên tham gia vào 
chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn tại các văn bản của BGDĐT và các văn bản quy 
phạm pháp luật khác. Việc thực hiện chương trình đào tạo, nội dung, kế hoạch dạy 
học, quy chế chuyên môn, kiểm tra, đánh giá xếp loại, thi hết môn, thi tốt nghiệp 
Bên cạnh đó Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng sẽ thực hiện nhiệm vụ thanh tra 
hoạt động sư phạm của giảng viên tại các cơ sở liên kết đào tạo gồm việc chấp hành 
pháp luật; chấp hành quy chế của ngành, nội quy của cơ quan; ý thức đấu tranh chống 
các biểu hiện tiêu cực, sự tín nhiệm của đồng nghiệp, người học và nhân dân; tinh thần 
đoàn kết, trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và 
người học; kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao; công tác thực hiện đổi mới 
phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, sự đánh giá của 
người học và của cơ sở liên kết đào tạo về chất lượng giảng dạy của giảng viên 
Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng sẽ gồm những thành viên có trình độ, kiến thức 
và am hiểu các quy định của BGDĐT và pháp luật liên quan đến công tác giáo dục nói 
chung và giáo dục liên kết đào tạo nói riêng. Sau công tác kiểm tra thì kết quả sẽ làm 
cơ sở để thực hiện những cải thiện những điểm yếu của từng đơn vị cá nhân, phát huy 
những điểm mạnh mà các dịch vụ cá nhân đã làm được để đãm bảo mục tiêu cao nhất 
là chất lượng cho người học. Đảm bảo các quy định về pháp luật trong vấn đề kiểm tra 
đánh giá kết quả của các khóa liên kết được thực hiện nghiêm túc. 
3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đ đề xuất 
Để kiểm nghiệm các giải pháp mà tác giả đưa ra có tính ứng dụng trong thực 
tiễn như thế nào thì giả tiến hành khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các 
biện pháp đã đề xuất thông qua hình thức khảo sát các chuyên gia, các đồng nghiệp 
trong ngành giáo dục và các cán bộ, giáo viên tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai, các 
cán bộ, giáo viên từ các đơn vị chủ trì đào tạo. Tổng số người được xin ý kiến là 50 
bao gồm 10 cán bộ, giáo viên tại Trung tâm và 20 cán bộ quản lý thuộc Ngành, 20 
giáo viên cán bộ quản lý hiện đang có lịch giảng dạy tại Trung tâm của các đơn vị chủ 
trì đào tạo các lớp liên kết. Những đối tượng này là các bên liên quan đến công tác liên 
kết đào tạo, tác giả hy vọng họ sẽ có những nhận xét đúng về các giải pháp. Với các 
đối tượng này tác giả đều sử dụng một phiếu khảo sát chung để có sự đánh giá đa 
chiêu và chính xác. Để hỏi về tính cần thiết tác giả đưa ra 3 mức độ: 
+ Rất cần - Hệ số 3; + Cần - Hệ số 2; + Không cần - Hệ số 1. 
Để hỏi về tính khả thi chúng tôi cũng đưa ra 3 mức độ: 
+ Rất khả thi - Hệ số 3; + Khả thi - Hệ số 2; + Không khả thi - Hệ số 1. 
Sau khi tiến hành tổng hợp và phân tích ý kiến của các chuyên gia, các đồng 
nghiệp tác giả thu được kết quả như bảng 3.1. Qua bảng 3.1 chúng ta đã kiểm chứng đ-
ược rằng các biện pháp nêu trong luận văn đều cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả 
quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng 
Nai; đồng thời, các biện pháp đều được đánh giá là có tính khả thi. 
41 
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 
Các biện pháp 
Mức độ 
Tính cần thiết Tính khả thi 
Rất 
cần 
(%) 
Cần 
(%) 
Không 
cần 
(%) 
Điểm 
trung 
bình 
Rất 
khả 
thi 
Khả 
thi 
(%) 
Không 
khả thi 
(%) 
Điểm 
trung 
bình 
1. Hoàn thiện các quy 
định về quản lý hoạt 
động liên kết đào tạo: 
Thực hiện thương thảo 
những điều khoản xử lý 
trong các vi phạm của 
cả hai bên. 
68 22 10 2,58 76 20 0 2,68 
2. Lựa chọn đơn vị liên 
kết và đối tượng tuyển 
sinh: xây dựng quy 
trình tuyển sinh và lựa 
chọn đơn vị liên kết. 
90 10 0 2,9 92 8 0 2,92 
3. Quản lý chặt chẽ về 
nội dung đào tạo, kế 
hoạch đạo tạo: Công 
khai và thực hện đúng 
các Thông tin về đào 
tạo gồm kế hoạch thực 
hiện chương trình đào 
tạo của khoá học; phân 
công giảng dạy, tổ chức 
thi, kiểm tra đánh giá, 
cấp bằng tốt nghiệp. 
80 16 4 2,76 68 24 8 2,6 
4. Nâng cao chất lượng 
cán bộ giảng viên và 
quản lý chặt hoạt động 
giảng dạy của giảng 
viên: thực hiện đào tạo 
bằng cách khuyến 
khích tực đào tạo hoặc 
cử đi đào tạo, hay tuyển 
dụng thêm các giảng 
viên mới đáp ứng nhu 
cầu giảng dạy 
64 24 12 2,52 72 28 0 2,72 
5. Tăng cường cơ sở 
vật chất phục vụ hoạt 
động giảng dạy: tăng 
cường đầu tư mua sắm 
thiết bị theo từng giai 
đoạn và theo nhu cầu 
thực tế nhằm phục vụ 
hoạt động giảng dạy tốt 
nhất. 
82 16 2 2,8 70 24 6 2,64 
42 
6. Thực hiện tốt công 
tác kiểm tra đánh giá 
kết quả của các khóa 
liên kết: lập mới (nếu 
đơn vị chủ trì đào tạo 
chưa có) hoặc đẩy 
mạnh hoạt động (nếu 
đơn vị chủ trì đào tạo 
đã có Ban Khảo thí và 
Đảm bảo chất lượng để 
tiến hành kiểm tra, 
đánh giá công tác đào 
tạo các hệ đào tạo tại 
các lớp liên kết đào tạo 
với Trung tâm. 
72 24 4 2,68 62 34 4 2,58 
(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu khảo sát) 
Nhìn vào bảng trên cho thế rằng biện pháp được đánh giá cần thiết nhất là lựa 
chọn đơn vị liên kết và đối tượng tuyển sinh với việc xây dựng quy trình tuyển sinh và 
lựa chọn đơn vị liên kết. Và biện pháp này cũng được đánh giá là có tính khả thi nhất. 
Chính vì vậy biện pháp này cần được ưu tiên hàng đầu khi thực hiện các giải pháp 
trong quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh 
Đồng Nai thời gian tới. 
43 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Quản lý về giáo dục nói chung quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm 
giáo dục thường xuyên tỉnh nói riêng là một trong những vấn đề cần được quan tâm 
đúng mức để đảm bảo được chủ trương xã hội hóa giáo dục, xây dựng được một xã hội 
học tập. Bên cạnh việc thúc đẩy các trường và đơn vị tổ chức những lớp liên kết thì 
việc quản lý quản lý hoạt động liên kết đào tạo phải được thực hiện một cách có hiệu 
quả ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô, cấp độ quản lý nhà nước và bên trong môi trường, mỗi 
lớp liên kết đào tạo. 
Đề tài này đã thực hiện việc tìm hiểu sâu về những văn bản pháp luật liên quan 
đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động liên kết đào tạo, từ đó đánh giá về những 
cách thức thực hiện và vấn đề đạt được và chưa được trong việc quản lý hoạt động liên 
kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai. Từ đó nghiên cứu 
nhận định rằng công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục 
thường xuyên tỉnh Đồng Nai đa phần đều tuân thủ các quy định của pháp luật trong 
quản lý giáo dục tuy nhiên trong khi thực hiện có một số vướn mắc và khó khăn nhất 
định dẫn đến một vài trường hợp cá biệt chưa thể áp dụng hoàn toàn các quy định của 
Nhà nước trong vấn đề quản lý hoạt động liên kết đào tạo như địa điểm đặt lớp, lực 
lượng giáo viên trình độ cao những hạn chế này đã được nêu ra và đề xuất các giải 
pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung 
tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 
Hy vọng rằng trong thời gian tới các bên liên quan trong hoạt hoạt động liên kết 
đào tạo sẽ từng bước tháo gỡ những khó khăn, loại bỏ những tồn tại để nâng cao hiệu 
quả quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng 
Nai góp phần làm trong sạch hệ thống giáo dục, nâng cao hình ảnh của các lớp liên kết 
đào tạo trong lòng các học viên, giúp các TTGDTX tuân thủ tốt các quy định của nhà 
nước làm nâng cao chất lượng dạy và học tại các lớp liên kết được đào tạo tại Trung 
tâm. 
2. Khuyến nghị 
Để thực hiện theo kết quả của đề tài cần phải có sự phối hợp nhiều bên liên quan như 
các cơ quan nhà nước trong quản lý giáo dục và các bên trong hoạt động liên kết đào 
tạo. 
 Đối với các cơ quan nhà nước trong quản lý giáo dục cần tiến hành xây dựng 
các văn bản pháp luật dựa trên tình hình thực tế, đánh giá nhu cầu của xã hội, tăng 
cường giám sát việc thực thi pháp luật của các đơn vị tham gia liên kết đào tạo, theo 
dõi và tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện của các đơn vị liên kết, cầu 
thị và lắng nghe để nâng cao chất lượng của học viên được đào tạo trong các lớp liên 
kết, lấy mục tiêu lợi ích của người học làm Trung tâm. 
Đối với các bên trong hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Đồng Nai 
trước hết cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành trong công tác liên kết 
đào tạo như Luật Giáo dục hiện hành; Quyết định 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo 
dục và Đào tạo ban hành ngày 28/7/2008 và 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban 
hành ngày 14/01/2002; Công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành 
ngày 23/8/2011 về việc Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, 
đại học trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện liên kết nếu có vướn mắc thì cần 
thực hiện các biện pháp thương thảo, phối hợp và xin ý kiến của các bên liên quan và 
cơ quan nhà nước để quá trình liên kết đào tạo là một quá trình liên tục, đúng pháp luật 
và đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu. 
44 
 Về địa điểm đặt lớp, theo Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục 
và Đào tạo ban hành ngày 28/7/2008 về việc Ban hành quy định về liên kết đào tạo 
trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Ở mục b, khoản 2, điều 7, chương 
II: “Đối với các khóa liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm 
đặt lớp phải là các trường, các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh”. Trong khi 
đó, hiện có 07 lớp đặt ngoài Trung tâm (các huyện/TX), từ lý luận 
(42/2008/QĐBGDĐT) với thực tiễn (07 lớp đặt ngoài Trung tâm) cũng cần giải quyết. 
Nhu cầu người học ở những nơi đó là có thực mà cự ly đến Trung tâm thì quá xa, 07 
lớp này việc học tại Trung tâm là không thể. Muốn vậy, việc giải quyết này là không 
quy định đối với các lớp không học phòng thí nghiệm, thực hành (các lớp Luật, Xã 
hội-Nhân văn)./. 
45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.Bộ chính trị (2009), Kết luận số 242 - TB/TƯ ngày 15 - 4 - 2009 của Bộ Chính trị về 
tiếp tục thực hiện nghị quyết Nghi Quyết T.Ư 2 (khóa VIII) về phương hướng phát 
triển giáo dục đào tạo đến năm 2020. 
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Quyết định 42/2008/QĐ - BGDĐT Ban hành Quy 
định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, Hà Nội. 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, 
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, 
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 
5. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đức Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương 
lai về vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc Gia, HN. 
6. Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của 
phát triển giáo dục, Đề cương bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, 
Hà Nội. 
7. Đặng Quốc Bảo (2009), Kinh tế học giáo dục và vấn đề phân tích lợi ích chi phí 
trong giáo dục, Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục. 
8. Đặng Xuân Hải (2004), Vai trò của cộng đồng - xã hội trong giáo dục và quản lý 
giáo dục, Hà Nội. 
9. Đặng Xuân Hải (2008), Quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, Đề cương bài giảng 
cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội. 
10. Đặng Xuân Hải (2010), Quản lý giáo dục trong trong mối quan hệ cộng đồng xã 
hội, Tập bài giảng, Trường cán bộ quản lý giáo dục TW1. 
11. Hà Nhật Thăng (2009), Xu thế phát triển giáo dục, Tập bài giảng cho chuyên 
ngành quản lý giáo dục, Hà Nội. 
12. Hoàng Văn Thể. (2009). Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo hình thức 
vừa làm vừa học thông qua ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm giáo dục 
thường xuyên tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn thạc sĩ. Trường ĐH Thái Nguyên. 
13. Lê Thị Thu Hà. (2009). Hệ thống thông tin quản lý giáo dục bậc tiểu học. Luận văn 
thạc sỹ. ĐH quốc gia Hà Nội. 
14. Nguyễn Đức Chính (2009), Kiểm định chất lượng giáo dục, Tập bài giảng cho cao 
học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội. 
15. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều 
kiện mới, chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07 - 14, Hà Nội. 
16. Nguyễn Như Ý (2005), Đại từ điển tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Văn 
hóa thông tin, Hà Nội. 
17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương lý luận Quản lý, Tập bài giảng dành cho 
chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội. 
18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương lý luận Quản lý, Tập bài giảng dành cho chuyên 
ngành quản lý giáo dục, Hà Nội, 2010. 
19. Nguyễn Trọng Hậu (2009), Đại cương khoa học quản lý, Tập bài giảng cho chuyên 
ngành quản lý giáo dục, Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà 
Nội. 
20. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
21. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật giáo dục, Nxb 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
22. Trần Đình Tuấn (chủ biên) (2008), Giáo trình Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, 
Nxb QĐND, Hà Nội. 
46 
23. Trần khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm đinh chất lượng đào tạo nhân lực theo 
ISO và TQM, Nxb Giáo dục. 
24. Trần khánh Đức (2009), Sự phát triển của các quan điểm giáo dục, tập bài giảng 
cho chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội. 
25. Trần khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, 
Nxb Giáo dục. 
26. Trung tâm biên soạn từ điển Bách Khoa (1995), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Hà 
Nội. 
27. UBND tỉnh Đồng Nai (2002), Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo, bồi 
dưỡng theo hình thức giáo dục không chính quy, Công văn số 146/UBT, ngày 
14/01/2002, Đồng Nai. 
28. UBND tỉnh Đồng Nai (2011), Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN, 
cao đẳng, đại học, Công văn số 5751/UBND-VX, ngày 23/8/2011, Đồng Nai. 
29. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học, tập bài giảng cho chuyên 
ngành quản lý giáo dục, Hà Nội./. 
47 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
TRUNG TÂM GDTX TỈNH 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Đồng Nai, ngày 20 tháng 5 năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học: 2014 – 2015 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo (ĐH, CĐ, TCCN) 
 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai. 
 Họ và tên tác giả: LƯƠNG TRỌNG THÔNG Chức vụ: Phó Giám đốc 
Đơn vị: Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai. 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
 - Quản lý giáo dục  
 - Phương pháp dạy học bộ môn: 
 - Phương pháp giáo dục  
 - Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) 
- Có giải pháp hoàn toàn mới  
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng 
tại đơn vị có hiệu quả  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
 Tốt  Khá  Đạt  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện 
và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu 
quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
 Huỳnh Minh Huờn 

File đính kèm:

  • pdfskkn_quan_ly_hoat_dong_lien_ket_dao_tao_tai_trung_tam_giao_duc_thuong_xuyen_tinh_dong_nai_9341.pdf
Sáng Kiến Liên Quan