Đề tài Phương pháp vấn đáp trong dạy học môn Ngữ văn

A. Đặt vấn đề

 I. Lí do chọn đề tài

 Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã đặt ra từ rất lâu và được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà giáo dục, nhất là của các thầy giáo, cô giáo. Nhưng việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học không phải là việc dễ dàng thực hiện và đạt được hiệu quả ngay từ đầu. Trước đây, chúng ta dạy học vẫn theo phương pháp truyền thống với quan niệm : học là quá trình tiếp thụ và lĩnh hội qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư tưởng tình cảm. Giáo viên(GV) luôn là người truyền thụ toàn bộ những kiến thức, những hiểu biết của mình về một vấn đề nào đó; còn học sinh(HS) là người ghi nhớ, tiếp thu mọi lời giảng của GV. Chính vì vậy mà phương pháp đó dẫn đến chỗ HS là người thụ động và qúa trình nhận thức mang tính chất áp đặt, một chiều. HS học để đối phó với thi cử và sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. Hiện nay, phương pháp dạy học truyền thống không còn thích hợp với mục tiêu giáo dục - đào tạo, hơn thế việc đổi mới chương trình sách giáo khoa càng cần phải đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Bởi chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.

 Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII(1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII(1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005). Điều 28.2 trong Luật giáo dục đã ghi : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh “ . Có thể nói cốt lõi của việc đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động; chống lại thói quen học tập thụ động.

 

doc15 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3611 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp vấn đáp trong dạy học môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hỏi. Câu hỏi phải khơi gợi được hứng thú tham gia hoạt động của HS và phải được chuẩn bị một cách chu đáo và thực sự khoa học, không thể tùy hứng, vụn vặt, thiếu hệ thống, đặc biệt là không có tác dụng dẫn dắt HS thâm nhập và cắt nghĩa văn bản. Câu hỏi không cần nhiều nhưng phải là những câu hỏi thích đáng, trọng tâm, then chốt, có tình huống buộc HS phải suy nghĩ và có hứng thú bộc lộ cảm nghĩ của mình. Ngoài ra người GV cần dự án các phương án trả lời của HS để có thể thay đổi hình thức, cách thức mức độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu hỏi phụ tránh đơn điệu nhàm chán, nặng nề bế tắc; tạo hứng thú học tập cho HS và tăng hấp dẫn của giờ học . 
3. Các nhân vật tham gia trong giờ học vấn đáp.
 a. Giáo viên trong giờ học vấn đáp.
 Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài trước khi cải cách giáo dục người ta đã từng quan niệm học văn là một quá trình thầy đọc, giảng, cảm thụ còn trò chỉ là những cỗ máy ghi chép. Theo cách dạy học truyền thống, người giáo viên trong giờ học là người quyết định một cách toàn diện chất lượng dạy học và được coi là chủ thể của hoạt động dạy. Thế nhưng, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự bùng nổ về tri thức, thông tin đã đặt người học trước một nhiệm vụ mới khó khăn hơn. Bản chất của sự học ngày nay đã thay đổi. Học bao giờ cũng phải đi đôi với hành “học và hành phải kết hợp chặt chẽphải gắn liền với thực tế những đòi hỏi của dân tộc, xã hội” giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập, hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mời có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi tranh luận của HS. GV phải có trình độ chuyên môn sâu, rộng, có trình độ sư phạm mới có thể tổ chức hướng dẫn các hoạt động của HS.
 Với giờ đọc - hiểu văn bản Ngữ văn, GV là người điều khiển, hướng dẫn để HS tự khám phá ra vẻ đẹp của văn bản văn học. Người GV phải chuẩn bị kĩ nội dung bài học như xác định rõ mục tiêu bài học, tiến trình tổ chức dạy học . Đặc biệt là quá trình tổ chức hướng dẫn dạy - học bài mới. GV phải xây đựng được một hệ thống câu hỏi vấn đáp phù hợp với nội dung bài học. Câu hỏi phải khơi gợi được hứng thú tham gia hoạt động của HS và phải được chuẩn bị một cách chu đáo và thực sự khoa học, không thể tùy hứng, vụn vặt, thiếu hệ thống, đặc biệt là không có tác dụng dẫn dắt HS thâm nhập và cắt nghĩa văn bản. Câu hỏi không cần nhiều nhưng phải là những câu hỏi thích đáng, trọng tâm, then chốt, có tình huống buộc HS phải suy nghĩ và có hứng thú bộc lộ cảm nghĩ của mình. Có thể nói xây dựng được hệ thống câu hỏi vấn đáp có chất lượng có tác dụng gợi dẫn HS thâm nhập khám phá tác phẩm là một nghệ thuật đòi hỏi sự công phu và tài năng thực sự của GV.
 Theo kinh nghiệm của tôi, đối với mỗi câu hỏi, người GV phải xác định được mức độ, mục đích, nội dung và hình thức câu hỏi, cũng như tính hệ thống, dẫn dắt của môĩ câu hỏi. Cũng phải lưu ý một điều là tùy vào tình huống thực tế, vào đối tượng HS mà người GV có thể thay câu hỏi hoặc bổ sung các câu hỏi cho phù hợp với tình huống, đối tượng HS và mục tiêu bài học. Chẳng hạn, đứng trước một vấn đề mà HS khó phát hiện cũng như khó trả lời, người GV cần có câu hỏi gợi mở để từ đó giúp HS có sự định hướng và trả lời. 
b. Học sinh trong giờ học vấn đáp.
	Trong cơ chế dạy học văn theo lối cũ, mối liên hệ giữa GV và HS là mối liên hệ giữa người giảng với người nghe, người truyền thụ với người tiếp thu, người đưa thông tin với người tiếp nhận, người trình bày với người ghi nhớ. Như vậy những năng lực chủ quan của bản thân HS không được phát huy. Trong giờ học văn, HS chỉ có nhiệm vụ, nghe nhớ, và lặp lại điều đã nhớ được qua lời giảng của GV. HS được xem như là khách thể, một đối tượng thụ động chịu sự tác động của GV, của tài liệu, của tiến trình giảng dạy mà không thấy rõ HS cũng là chủ thể năng động trong tiến trình tổ chức dạy học.
Tư tưởng đổi mới dạy học văn hiện nay là coi trọng, chú trọng đến người học, là phát huy cao độ tiềm năng sáng tạo của người học. Do đó, khi dạy một bài Ngữ văn, GV không chỉ chú trọng đến văn bản, đến việc dạy cái gì và cách dạy như thế nào mà còn phải chú ý tới người học sẽ học như thế nào. Sai lầm lâu nay của cách dạy học cũ là GV chỉ say mê khám phá văn bản và khổ công tìm tòi cách thức lên lớp sao cho hấp dẫn mà không chú ý HS học bài đó như thế nào. Xác định đúng đắn vai trò của HS như là một chủ thể cảm thụ trong giờ dạy học văn sẽ đưa đến những đổi mới cơ bản trong phương pháp dạy học văn. 
 Trong giờ đọc hiểu văn bản, khi GV vận dụng phương pháp vấn đáp gợi mở dẫn dắt, HS không chỉ tự cảm thụ, rung cảm, cảm xúc trước cái hay, cái đẹp mà còn được trao đổi, thảo luận với bạn bè, được tiếp thu tri thức mới và được tự do phát biểu những suy nghĩ, sáng kiến của mình. Với hệ thống câu hỏi phát vấn trong giờ học Văn, GV có thể phát huy những năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ của từng HS. Năng lực độc lập, tự làm việc, óc tìm tòi suy nghĩ, thói quen giao tiếp xã hội của HS được phát huy một cách tích cực. 
	Như vậy, trong giờ văn theo phương pháp vấn đáp HS luôn là một chủ thể trực tiếp tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm cũng như GV. Người GV không cảm thụ hộ mà là người đứng ra tổ chức quá trình HS tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản văn học. Từ đó, HS được rèn luyện và phát triển một số kĩ năng tự tiếp nhận văn bản văn học cũng như các vấn đề trong cuộc sống. 
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP
 	 - Trong giờ học văn, GV phải là người điều khiển, hướng dẫn để HS tự khám phá ra vẻ đẹp của văn bản văn học. HS là một chủ thể trực tiếp tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm. HS có điều kiện phát huy những khả năng mới vốn tiềm ẩn mà lâu nay bản thân các em chưa khám phá, bộc lộ hoặc còn rụt rè, lúng túng... Từ đó, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin khi diễn đạt một vấn đề trước tập thể. 
 - GV cần phải nắm vững bản chất của phương pháp vấn đáp, đặc biệt là phải phân biệt được các loại, mức độ vấn đáp để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi thích đáng, trọng tâm, then chốt, có tình huống, khơi gợi được hứng thú tham gia hoạt động của HS, phù hợp với nội dung bài học . 
 Qua tài liệu tham khảo và kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy có ba phương pháp (mức độ) vấn đáp: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích chứng minh và vấn đáp tìm tòi, phát hiện, sáng tạo
 II.1. Vấn đáp tái hiện : Đây là phương pháp GV đặt ra câu hỏi yêu cầu HS chỉ cần nhớ lại và tái hiện nội dung bài học. Đây là dạng vấn đáp ở mức độ bình thường, không đòi hỏi HS phải tư duy mà chỉ cần huy động trí nhớ hoặc dựa vào văn bản văn học.
Ví dụ 1: GV cho HS tìm hiểu phần tiểu dẫn của đoạn trích Việt Bắc, có thể đặt câu hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài ? HS dựa vào tiểu dẫn trả lời: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7- 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới . Tháng 10- 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về miền xuôi, nhân sự kiện có tính lịch sử ấy Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
 Ví dụ 2: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh trongvăn bản Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu) , GV đặt câu hỏi vấn đáp tái hiện : Tuy nhiên, ngay khi tâm hồn bay bổng trong những cảm xúc thẫm mỹ, đang tận hưởng cái khoảng khắc trong ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã kinh ngạc phát hiện ra điều gì tiếp theo ngay sau bức tranh ? Tâm trạng người nghệ sĩ khi đó như thế nào? . 
 HS tái hiện : Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi ; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn ; một cảnh tượng tàn nhẫn: gã chồng đánh đập vợ một cách thô bạo ... đứa con thương mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát...Chứng kiến cảnh tượng đó người nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến thẫn thờ. Người nghệ sĩ như chết lặng, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt. 
 Þ Vấn đáp tái hiện có thể xem là bước đầu khi đi sâu tìm hiểu, khám phá, phát hiện giá trị của văn bản văn học. Đây còn là cơ sở để giáo viên đặt ra những câu hỏi nêu vấn đề nhằm hướng dẫn, giúp HS phát hiện giá trị, vẻ đẹp của văn bản văn học. 
 	II.2. Vấn đáp giải thích, chứng minh . GV phải xây dựng hệ thống câu hỏi yêu cầu HS phải tư duy, biết vận dụng các thao tác lập luận giải thích(dùng lí lẽ, lí giải nội dung, bản chất của vấn đề để mọi người cùng hiểu vấn đề ), phân tích, chứng minh ( chia tách đối tượng thành từng khía cạnh, từng phần xem xét đánh giá, kết hợp dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, đối tượng ).
 Với phương pháp này, GV tổ chức hướng dẫn HS đi sâu khám phá các giá trị của tác phẩm văn học nay bản chất vấn đề của bài học . Tuy nhiên vấn đề đặt ra là GV xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp giải thích, chứng minh như thế nào để hấp dẫn HS đồng thời đảm bảo được mục tiêu cần đạt. Theo kinh nghiệm của bản tôi, người GV nên căn cứ vào mục tiêu cần đạt kết hợp với hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa, thể loại văn bản, dung lượng bài học. Ngoài ra, còn phải chú ý đến đối tượng HS từng lớp, từng nhóm, thậm chí từng cá nhân trong lớp trong lớp về các mặt như lứa tuổi, tâm sinh lý, trình độ, vốn sống, khả năng nhận thức, khả năng diễn đạt... Trên cơ sở đó GV xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp . 
 Chẳng hạn khi tìm hiểu vẻ hung bạo của con sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, GV nêu câu hỏi: có ý kiến nhận xét cho rằng : Nguyễn Tuân đã có sự quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao ?. 
 HS thảo luận rồi trả lời: Đúng là Nguyễn Tuân đã có sự quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ . Từ đó, HS vận dụng thao tác giải thích, chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Kết quả HS trả lời : Sông Đà được miêu tả chỗ thì chẹt lại như chiếc yết hầu. Lại có những quãng sông hàng cây số của một thế giới đầy gió gùn ghè, đá giăng đến chân trời và sóng bọt tung trắng xóa... Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát, những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu... Những trùng vi thạch trận sẵn sàng nuốt chết con thuyền và người lái. .. Âm thanh luôn thay đổi...
 Chẳng hạn khi tìm hiểu dáng vẻ, diện mạo con sông Hương phía thượng nguồn trong bút kí : Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường , GV nêu câu hỏi : Tại sao nói : Sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội. HS căn cứ vào văn bản suy ngẫm thảo luận trả lời : Sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội : khi “ rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “ mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “ cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu”, lúc “ dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Sông Hương hiện ra tựa “Cô gái Digan phóng khoáng và man dại” với một “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.
 II.3. Vấn đáp tìm tòi, phát hiện, sáng tạo: Đây là dạng câu hỏi vấn đáp đòi hỏi HS không chỉ biết giải thích, chứng minh mà hơn thế phải biết khái quát, phát hiện ra bản chất của vấn đề, tầng lớp nghĩa ẩn của văn bản văn học, hơn thế HS phát hiện ra những tầng nghĩa mới. Vận dụng những câu hỏi vấn đáp ở mức độ này, đòi hỏi GV phải lưu ý tới mục đích, hình thức hỏi tránh đưa ra những câu hỏi mang tính chất đánh đố HS, đặc biệt phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận (HS khả năng nhận thức, tư duy) . Khi đặt ra câu hỏi này GV thường hướng tới đối tượng là HS khá, giỏi nhằm phát huy khả năng nhận thức, tư duy, sáng tạo của các em. Tuy nhiên GV có thể đưa ra câu hỏi dẫn dắt gợi mở nhằm giúp các em có sức học trung bình cũng có thể khám phá, phát hiện và trả lời. 
 	Chẳng hạn khi tìm hiểu mạch cảm xúc, bố cục của văn bản văn học GV nên đặt câu hỏi dạng này . Ví dụ khi tìm hiểu bố cục bài thơ Tây Tiến(Quang Dũng), GV nêu câu hỏi : Sau khi nghe xong bài thơ, em hãy căn cứ vào mạch cảm xúc của bài thơ cho biết bài thơ chia thành mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của từng đoạn ? HS suy ngẫm, thảo luận và trả lời : theo mạch cảm xúc, bài thơ có thể chia làm 4 đoạn( 4 khổ)
 	+ Khổ 1: Nhớ núi rừng Tây Bắc, nhớ con đường hành quân.
 	+ Khổ 2: Nhớ những kỉ niệm về cuộc sống và con người nơi núi rừng Tây Bắc.
 	+ Khổ 3: Nhớ đoàn quân Tây Tiến.
 	+ Khổ 4: Lời thề quyết tâm chiến đấu và lời thề không thể nào quên “ Tây Tiến”
Ví dụ: khi phân tích, tìm hiểu hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Trung Thành, GV đặt câu hỏi : Ngoài ý nghĩa tạo ra không gian xác định cho truyện, đem lại chất Tây Nguyên đậm đà cho câu chuyện, Rừng xà nu, cây xà nu còn mang ý nghĩa nào khác? (có thể gợi mở : có ý kiến cho rằng cây xà nu còn mang nghĩa tượng trưng. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Tại sao ? ). Câu hỏi này đòi hỏi HS phải suy ngẫm tìm tòi, phát hiện trên cơ sở những đặc tính của cây xà nu, sự gắn bó mật thiết của nó với nhân dân Tây Nguyên. Sau một thời gian tìm thảo luận HS trả lời : 
 	 Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người Xô Man:
 + Cây xà nu chịu thương tích, chết chóc bởi quân thù tàn bạo cũng như dân làng Xô Man bị chúng giết hại ( Anh Xút, bà Nhan; mẹ con Mai) hoặc phải mang thương tật suốt đời như anh Tnú.
 + Cây xà nu có sức sống mãnh liệt. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời ... chúng ham ánh sáng và khí trời, cũng như các thế hệ người Xô Man kế tiếp nhau đứng dậy chiến đấu kiên cường bất khuất giành lấy sự sống, tự do.
Ví dụ: sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc đời, thân phận nô lệ tăm tối của nhân vật Mị khi sống trong nhà thống lí(Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài) GV đưa ra câu hỏi vấn đáp tìm tòi : Phải chăng nhà văn Tô Hoài chỉ dừng lại ở cuộc đời tủi nhục, nô lệ của Mị. Tô Hoài đã phát hiện ra điều gì ở Mị khi sống trong nhà thống lí ? Câu hỏi có tình chất nêu vấn đề đòi hỏi HS phải tìm tòi, phát hiện : Tô Hoài không dừng lại ở cuộc đời tủi nhục, nô lệ của Mị mà đã đi sâu khám phá và phát hiện ra đằng sau cuộc đời tăm tối, tủi nhục kia vẫn tiềm ẩn một cô Mị ham sống , khát khao tự do hạnh phúc. Từ đó GV tổ chúc hướng dẫn HS đi sâu phát hiện sức sống tiềm tàng của Mị qua những biểu hiện, chi tiết...
 	Chẳng hạn khi sau khi GV hướng dẫn HS tìm hiểu những phát hiện bất ngờ về nghệ thuật cũng như cuộc đời của nghệ sĩ Phùng, GV nêu câu hỏi tìm tòi ; Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh châu muốn người đọc nhận thức điều gì về cuộc đời ? HS phát hiện ra ý tưởng nghệ thuật của nhà văn : cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn : đẹp - xấu , thiện- ác ...
 - Trong quá trình tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản văn học, GV phải biết vận dụng kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo các loại câu hỏi vấn đáp trong từng bài học, từng tình huống, đối tượng HS nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của HS.. 
 	 - Để tổ chức một giờ học vấn đáp hoàn chỉnh trong dạy văn, theo tôi, GV có thể tiến hành theo một số bước cơ bản sau đây:
 	 * Thứ nhất: xác định vấn đề cần vấn đáp (đàm thoại). Thông qua việc hướng dẫn đọc, GV phải hướng dẫn hay gợi ý cho HS những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu chứa đựng nội dung bao quát cơ bản để trong quá trình đọc HS cảm nhận được vấn đề mình cần phải trả lời hay tìm hiểu trong giờ học đó. Vấn đề đưa ra vấn đáp với HS có khi chỉ là một hình ảnh, một chi tiết, một khía cạnh nội dung hay một nhân vật nào đó trong tác phẩm. Nhưng chi tiết hoặc hình ảnh đó phải tiêu biểu, đóng vai trò then chốt mà qua đó giúp HS nắm được tư tưởng của đoạn trích hoặc tác phẩm. 
 	* Thứ hai: hướng dẫn học sinh vấn đáp. Đây là một việc làm quan trọng của GV trong giờ học văn. Khi đã đưa ra một hệ thống câu hỏi, nếu học sinh không thể tìm ra câu trả lời ngay được thì người GV cần phải dẫn dắt, gợi mở vấn đề bằng những câu hỏi phụ để từ đó HS tìm ra ý cho câu hỏi chính. Trong thực tế, HS có thể nắm được nhiều các chi tiết của tác phẩm nhưng chưa biết kết nối các chi tiết đó để có thể rút ra được các nhận định đánh giá. Đây cũng là lý do khiến các em rụt rè khi trả lời, vì vậy đòi hỏi GV gợi mở, dẫn dắt.
 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
 	Khi sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp vấn đáp trong dạy học môn Ngữ văn kết quả chất lượng HS trong lớp tôi dạy đã tiến bộ rõ rệt
 	 - Trong giờ học Văn không khí học tập sôi nổi, đã có sự cộng hưởng cảm xúc giữa nhà văn - HS - GV. HS tích cực trao đổi thảo luận, hăng hái xung phong phát biểu xây dựng bài. HS thực sự hứng thú khi được học môn Văn và tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Chất lượng, hiệu quả giờ học được nâng cao rõ rệt. 
 	 - HS được rèn luyện nhiều về tư duy mới trong thảo luận phát vấn đáp, được rèn luyện cách diễn đạt trình bày phát biểu; các em tỏ ra chủ động, tự tin, linh hoạt khi diễn đạt trước tập thể. Qua đó, đã hình thành được một số kĩ năng tự tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm văn học cho HS. 
 C. KẾT LUẬN
 Áp dụng phương pháp vấn đáp (đàm thoại) trong dạy học môn Văn ở trường phổ thông là một việc làm cần thiết để nhằm nâng cao chất lượng HS. Phương pháp dạy học nào thì cũng có mặt tích cực và hạn chế của nó. Nhưng nói chung theo phương pháp dạy học mới hiện nay lấy HS làm trung tâm thì việc dạy học theo phương pháp vấn đáp mang lại thành công nhiều hơn. 
	Việc áp dụng phương pháp vấn đáp vào trong dạy học bộ môn Ngữ Văn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tuệ, tâm hồn của HS, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo của HS, phát huy hướng tìm tòi, phát hiện trong quá trình học của HS. Nhưng với phương pháp này đôi khi cũng có hạn chế đối với các lớp HS yếu, dễ gây mất thời gian.
	Mỗi phương pháp đều có thế mạnh riêng. Người GV là người tổ chức hoạt động dạy và học, vì vậy phải biết tận dụng sức mạnh của mỗi phương pháp để từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập và giảng dạy. Có người đã từng nói: Từ trong nước chảy ra sẽ là nước, từ trong máu chảy ra sẽ là máu. Người GV phải biết xuất phát từ cái tâm, sự nhiệt huyết của mình để làm tròn sứ mệnh thiêng liêng kết nối trái tim với trái tim. Trái tim sẽ mách bảo cách dạy sao cho mỗi ngày, mỗi tiết thật sự bổ ích và hấp dẫn.
	 D. Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM.
 Thực hiện quá trình đổi mới phương pháp dạy học là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức tâm huyết của mỗi GV chúng ta. Trong quá trình thực hiện, đổi mới đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhiều cấp độ. Chính vì vậy, tôi xin nêu một vài kiến nghị đề nghị tới các cấp như sau:
 - Sở giáo dục nên tiếp tục tổ chức các đợt học tập chuyên đề và tập trung nhiều hơn đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và tạo điều kiện để các cụm tổ chức trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng và các bộ môn khác trong nhà trường nói chung.
 - Ban chuyên môn nhà trường tiếp tục tăng cường kiểm tra dự giờ thường xuyên để động viên, thúc đẩy GV đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. 
- Tổ nhóm chuyên môn và mỗi người thầy chúng ta cần quan tâm đúng mức tới công việc vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học, không chủ quan ỷ vào kinh nghiệm, khả năng dạy vốn có; nếu không chính chúng ta là người lạc hậu trì trệ.
- Đối với mỗi GV : phải thường xuyên học tập, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực chủ động đổi mới phương pháp dạy học, tích lũy kinh nghiệm dạy học.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm và ý kiến nhỏ của tôi, tất nhiên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong đồng nghiệp chia sẻ và bổ sung, . 
 Xin chân thành cảm ơn!.
 Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm 2013
 Người viết 
 	 Lê Thị Hoa 

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_van_dap_trong_day_hoc_mon_ngu_van_0724.doc
Sáng Kiến Liên Quan