Đề tài Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cấp Tiểu học là cấp học nền tảng của giáo dục phổ thông. Bởi, ngay sau khi

kết thúc tuổi mẫu giáo các em bước vào quá trình học tập theo môn học. Bắt đầu

được học từng con chữ đầu tiên, từng phép toán đầu tiên với sự hướng dẫn tỷ mỉ,

nhẹ nhàng của các thầy cô giáo. Ở cấp học này, thầy cô giáo được xác định là "ông

thầy tổng thể", vì ngoài dạy viết chữ, tính toán còn phải rèn các em về "lời ăn,

tiếng nói", dạy các em cách chơi, cách ngủ, cách làm công tác xã hội, cách làm vui

lòng ông bà, cha mẹ và đặc biệt là cách học, rèn nền nếp học tập.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến Sự nghiệp Giáo dục,

trong đó có giáo dục phổ thông, mà cấp Tiểu học là nền tảng. Ngay sau khi giành

được độc lập năm 1945, Đảng và Bác Hồ đã xác định có ba loại giặc, trong đó có

“diệt giặc dốt” được ưu tiên hàng đầu. Những năm đổi mới, năm 1991 Đảng, Nhà

nước ta đã tiếp tục xác định mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đến tất cả người

dân, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi. Năm 2000 nước ta đã hoàn thành mục tiêu

phổ cập giáo dục Tiểu học. Tiếp sau chương trình phổ cập giáo dục Tiểu học là

phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đang tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng, thông

qua nhiều chương trình thí điểm Công nghệ giáo dục, chương trình Tăng thời lượng

cho học sinh lớp 1, chương trình hỗ trợ chuyên môn đến các trường vùng sâu, vùng xa,

chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường Tiểu học theo hướng "Thường

xuyên, Trực tiếp", chương trình thăm quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn và năm

học 2012-2013 tỉnh Lai Châu được giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình thí điểm Mô

hình trường học mới Việt nam - VNEN đối với lớp 2 và lớp 3. Huyện Tân Uyên được

giao nhiệm vụ thực hiện thí điểm tại 02 trường Tiểu học.

Huyện Tân Uyên đã hoàn thành phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi

mức độ 1 năm 2009 và đang tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Tiểu

học đúng độ tuổi mức độ 2. Đây là tiền đề rất quan trọng để Giáo dục Tiểu học của

huyện ngày càng phát triển, ngày một nâng cao về chất lượng. Năm học 2012-2013

là năm học thứ tư Ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh "Đổi mới quản lý và nâng

cao chất lượng giáo dục", đây chính là hai mặt của một vấn đề: đổi mới công tác

quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, muốn nâng cao chất lượng giáo dục

thì trước hết phải đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý giáo dục ở các cấp, xác định

đây là giải pháp quan trọng, trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

theo yêu cầu hiện nay. Với yêu cầu như vậy, Ngành giáo dục huyện Tân Uyên tiếp

tục xác định các khâu trọng tâm, quan trọng trong quá trình chỉ đạo như: Nâng cao

hiệu lực quản lý từ Phòng đến Trường và đến Giáo viên; Triển khai giảng dạy theo

đối tượng vùng miền trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng; Thực hiện giao

gắn trách nhiệm đến từng giáo viên, từng Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở có tuổi đời còn trẻ, nhiệt tình nhưng2

kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo còn ít nên gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các

trường học chỉ tập trung nhiều đến quá trình dạy học trên lớp, chưa quan tâm nhiều

đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh (như tổ chức sinh hoạt ngoại

khóa, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ,.). Công tác xây dựng kế hoạch còn mang

tính hình thức, chưa sát với yêu cầu nhiệm vụ thực tế; Công tác bồi dưỡng về

chuyên môn giảng dạy cho giáo viên tại cơ sở trong năm học về nội dung chưa

phong phú, chưa phù hợp với nhu cầu cần của giáo viên.

Do đó, bản thân tôi là một cán bộ quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo

trong năm học 2012-2013 lựa chọn Đề tài "Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến

trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân

Uyên" để nghiên cứu và triển khai thực hiện.

pdf26 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Tân Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tạo đã hướng dẫn các trường xây 
dựng kế hoạch mở các lớp học 2 buổi/ ngày và tăng buổi trên tuần; yêu cầu chỉ 
những điểm trường không đủ cơ sở vật chất, còn lại các trường đều tiến hành dạy 
học tăng buổi trên tuần. 
 Tổ chức các hoạt động học tập theo nội dung kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày 
như: tổ chức phụ đạo học sinh yếu, ôn luyện cho học sinh khá giỏi đạt hiệu quả. 
Triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo 4 tiết/tháng “không 
lồng ghép trong các môn học”; ngoài các nội dung hoạt động theo chủ điểm, 
thường xuên phát triển các trò chơi dân gian của địa phương nhằm tạo khí thế học 
tập cho các em. 
 Các vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, tổ chức dạy học 
2 buổi/ngày nhằm tăng thêm thời lượng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho học 
sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt, Toán và dạy tăng cường tiếng 
Việt; Vùng thuận lợi, ngoài việc củng cố, ôn luyện kiến thức, kỹ năng, bồi dưỡng 
học sinh có năng khiếu, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ... nhằm thực 
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Kết hợp dạy học 2 buổi/ ngày, các trường triển khai bán trú ăn trưa, tổ chức 
mô hình trường bán trú: đối với các trường tổ chức dạy từ 6-9 buổi/tuần, khuyến 
khích tổ chức bán trú ăn trưa cho học sinh. Ở những vùng dân tộc thiểu số tiếp tục 
duy trì bán trú ăn trưa theo hình thức "Cặp lồng cơm". Xây dựng kế hoạch phát 
triển trường Phổ thông dân tộc bán trú cấp Tiểu học. 
5. Quy hoạch đội ngũ cốt cán theo lĩnh vực, có tính chuyên môn sâu 
 Đẩy mạnh hoạt động của tổ cốt cán cấp huyện nhằm tăng cường hướng dẫn 
giúp đỡ đội ngũ giáo viên về chuyên môn, giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp,... 
Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng trong năm học, tổ chức theo hình thức cụm xã, 
cụm trường, theo vùng học sinh từng dân tộc. Đội ngũ cốt cán chủ động lên kế 
hoạch ngay từ đầu năm học, trực tiếp xuống cở sở hướng dẫn, truyền đạt các 
chuyên đề phù hợp với điều kiện của từng vùng. 
 Rà soát quy hoạch những giáo viên có tay nghề vững ở các vùng khó khăn, 
vùng học sinh dân tộc thiểu số để trưng tập vào đội ngũ cốt cán của huyện. Quá trình 
tổ chức hoạt động của tổ cốt cán có sự thống nhất cao nhằm giúp giáo viên còn “non” 
về tay nghề có thể học tập được kinh nghiệm. Lựa chọn những giáo viên đạt danh 
hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp để bổ sung vào đội ngũ cốt cán của huyện. Tổ cốt cán 
có nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu với Lãnh đạo Phòng kiểm tra, 
hướng dẫn, dạy mẫu cho giáo viên các trường vùng khó khăn trong huyện. 
17 
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Quy mô mạng lưới trường lớp năm học 2012-2013 cấp Tiểu học (tính đến 
thời điểm tháng 3 năm 2013) 
- Tổng số 18 trường/384 lớp/6.709 học sinh (về số lớp, học sinh so với năm 
học 2011-2012 tăng 05 lớp/595 học sinh; 
 - Số trường PTDT bán trú Tiểu học: 01 trường/144 học sinh (Phổ thông dân 
tộc bán trú Tiểu học xã Nậm Sỏ); Số trường có học sinh bán trú tiểu học: 4 
trường/263 học sinh (Tiểu học Nậm Cần: 30 HS, TH Phiêng Hào: 72HS,TH số 1 
PắcTa: 42 HS, TH số 2 Nậm sỏ: 119 HS). Tổng số học sinh bán trú 407 em. 
 - Số lớp dạy 1 buổi/ngày: 01 trường/15 lớp/269 học sinh (do chưa đủ cơ sở 
vật chất). 
 - Số lớp dạy tăng buổi/tuần: 08 trường/134 lớp/2072 học sinh. 
 - Số lớp dạy học 2 buổi/ ngày: 09 trường/235 lớp/4368 học sinh, so với năm 
trước tăng 1522 học sinh. 
 - Dạy học theo Chương trình giáo dục Việt Nam mới (VNEN): 02 trường/ 
20 lớp/411 học sinh. 
 - Dạy học theo Chương trình SEQAP: 06 trường/122 lớp/2192 học sinh. 
 - Dạy học thí điểm tiếng Anh (4 tiết/tuần): 01 trường/05 lớp/113 học sinh. 
 - Dạy học theo tài liệu Công nghệ Giáo dục: 07 trường/18 lớp/ 367 học sinh. 
 - Dạy học tiếng Việt theo định hướng tăng thời lượng lớp 1: 03 trường/ 21 
lớp/ 328 học sinh. 
2. Chất lượng giáo dục tính đến tháng 3 năm 2013 
 - Môn Tiếng Việt: 
 + Điểm Giỏi có 1364 học sinh, đạt 20,6%, tăng so với năm trước 3,6%. 
 + Điểm Khá có 2754 học sinh, đạt 41,7%, tăng so với năm trước 0,8%. 
 + Điểm Trung bình có 2122 học sinh, đạt 31,8%, giảm so với năm trước 4,6%. 
 + Điểm Yếu có 383 học sinh, đạt 5,8%, giảm so với năm trước 0,1%. 
- Môn Toán: 
 + Điểm giỏi có 2391 học sinh, đạt 36,2%, tăng so với năm trước 5,8%. 
 + Điểm Khá có 2178 học sinh, đạt 32,9%, giảm so với năm trước 1,6%. 
 + Điểm Trung bình có 1716 học sinh, đạt 25,9%, giảm so với năm trước 3,8%. 
 + Điểm Yếu có 318 học sinh, đạt 4,8%, giảm so với năm trước 0,7%. 
 (Có 74 học sinh khuyết tật không tham gia khảo sát chất lượng, mà được 
đánh giá theo sự tiến bộ của các em) 
 So với kết quả của cùng kỳ năm học trước, chất lượng hai môn Toán và 
Tiếng Việt của các trường có sự thay đổi, đặc biệt không còn tình trạng học sinh 
18 
không biết đọc, biết viết. Tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt 99%. 
 Duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, phổ cập giáo dục 
Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 năm 2012 và công nhận 03 đơn vị đạt Chuẩn phổ cập 
giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (thị trấn Tân Uyên, xã Phúc Khoa, xã Thân 
Thuộc). Duy trì 05 trường đạt mức chất lượng tối thiểu và công nhận mới 02 trường 
đạt mức chất lượng tối thiểu; Duy trì tốt 03 trường chuẩn quốc gia mức độ 1 (Tiểu học 
số 1 thị trấn Tân Uyên, Tiểu học xã Phúc Khoa, Tiểu học xã Trung Đồng). 
 Về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: qua triển khai trong năm học 2012-
2013, 100% các trường xây dựng được kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp sát với 
thực tế. Tổ chức tốt lễ Khai giảng năm học mới (coi đây là Hoạt động đầu năm) tạo 
được khí thế đến trường cho học sinh. Hoạt động theo chủ điểm đã tạo được môi 
trường học tập sôi nổi. Đặc biệt có các trường như: Tiểu học số 1, 2 Thị trấn Tân 
Uyên, Tiểu học xã Phúc Khoa, Tiểu học Trung Đồng, Tiểu học Tát Xôm xã Trung 
Đồng, Tiểu học số 2 xã Nậm Sỏ, Tiểu học Mường Khoa,... trong năm học đã tổ chức 
được nhiều hoạt động thu hút học sinh đến trường; Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã 
được các trường học quan tâm đầu tư, cụ thể vào các tiết Hoạt động đầu tuần, Tiết 
sinh hoạt cuối tuần và các hoạt động tập thể vui chơi, múa hát tạo cho học sinh tâm 
thế đến lớp vui vẻ, đúng như khẩu hiệu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, một 
ngày học tập tiến bộ". 
 Kết quả “Giao lưu tiếng Việt của chúng em” cấp trường: 100% các trường Tiểu 
học tổ chức giao lưu cấp trường đã thu hút đa số học sinh tham gia. Tổ chức tốt phong 
trào "Giữ vở sạch, viết chữ đẹp" cấp trường. 
3. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý được nâng cao 
 Trong năm học, đã tổ chức công tác bồi dưỡng chuyên môn tại các trường 
cho toàn thể đội ngũ giáo viên tại cơ sở (theo cụm). Xây dựng, tổ chức triển khai 
thành công 02 chuyên đề cấp huyện: Chuyên đề “Phương pháp dạy học tích cực 
cho học sinh theo đối tượng vùng miền môn Luyện từ và câu lớp 3” - dành cho các 
trường vùng khó khăn, vùng học sinh dân tộc thiểu số; Chuyên đề “Biện pháp rèn 
kỹ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5” - dành cho các trường vùng thuận lợi 
(dọc quốc lộ 32). Qua sinh hoạt chuyên đề đã giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên 
các trường nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là một giải pháp nhằm 
mở rộng công tác sinh hoạt chuyên môn - giao lưu chuyên môn giữa các trường 
Tiểu học trong huyện. 
 Ngoài việc kiểm tra giúp đỡ chuyên môn thường xuyên, Phòng Giáo dục và 
Đào tạo tổ chức hỗ trợ chuyên môn cho các trường vùng khó khăn về chuyên môn 
giảng dạy: tại 03 trường Tiểu học Tà Mít, Tiểu học Hố Mít, Tiểu học Tà Hử xã Hố 
Mít. Qua đợt hỗ trợ chuyên môn, các giáo viên được trao đổi, thảo luận về việc xây 
dựng kế hoạch bài học, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch vận động học sinh ra lớp, 
phương pháp tổ chức các hoạt động trong từng tiết học, từng hoạt động ngoài giờ 
lên lớp để thu hút học sinh đến trường chuyên cần hơn, rèn kỹ năng viết bảng lớp 
19 
sao cho đẹp, đúng mẫu chữ quy định; rèn phương pháp đánh giá học sinh theo 
Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT. Kết quả cho thấy giáo viên tự tin hơn trong quá trình 
giảng dạy và giáo dục học sinh, đặc biệt chủ động hơn trong quá trình soạn giảng 
theo đối tượng vùng miền. 
 Đối với cán bộ quản lý, 100% Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường biết 
xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch sát với điều kiện thực tế. Nhận thức của 
100% cán bộ quản lý nhà trường được nâng lên, trong quá trình chỉ đạo luôn có sự 
chủ động, sáng tạo, linh hoạt. Triển khai công tác kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu 
chất lượng giáo dục đã đem lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng giáo dục của các 
trường được nâng lên rõ rệt. 
20 
PHẦN KẾT LUẬN 
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
 Một là, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ từ Phòng đến Quản lý, 
giáo viên, nhân viên các trường về ý thức, trách nhiệm, lương tâm tận tuỵ với 
nghề, hết lòng, hết sức giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi; Tuyên 
truyền phổ biến giáo dục pháp luật như Luật Giáo dục, Nghị định 49 về xử phạt vi 
phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, . 
 Hai là, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng về công tác 
quản lý, công tác xây dựng kế hoạch, đặc biệt có chương trình bồi dưỡng cho 
những giáo viên mới ra trường, giáo viên có tay nghề còn yếu. Duy trì thường 
xuyên hoạt động của tổ cốt cán Phòng Giáo dục và Đào tạo, với đội ngũ tay nghề 
vững trong các mặt như: giảng dạy, quản lý chỉ đạo, tinh thông về tổ chức các hoạt 
động ngoại khoá, hiểu biết về phương pháp vận động học sinh ra lớp theo đặc điểm 
của từng vùng dân tộc thiểu số. 
 Ba là, triển khai mạnh chương trình dạy học 2 buổi/ ngày, dạy tăng 
buổi/tuần đối với tất cả các trường Tiểu học. Chỉ đạo các trường vùng học sinh dân 
tộc thiểu số biết ít tiếng Việt dạy tăng cường tiếng Việt ở trong các môn học và dạy 
Tăng thời lượng đối với lớp 1 nhằm giúp các em học tập tốt hơn. Đẩy mạnh phát 
triển mô hình trường Phổ thông dân tộc bán trú để giảm số lượng lớp ghép tại các 
điểm trường. 
 Bốn là, thực hiện giao gắn trách nhiệm, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra: 
giao gắn chất lượng đến từng giáo viên, từng trường. Yêu cầu hàng tháng Hiệu 
trưởng nhà trường tổ chức khảo sát và có định hướng chỉ đạo đối với giáo viên. 
Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức nghiệm thu số lượng, chất lượng dạy 
học đầu ra của từng cấp học và bàn giao lên cấp học trên. Đây chính là hình thức 
tác động đến nhận thức của giáo viên rất lớn, giúp cho giáo viên có trách nhiệm 
hơn với công việc và có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng 
yêu cầu đổi mới hiện nay, đặc biệt là luôn thích nghi được với các điều kiện và 
hoàn cảnh, tình hình học sinh của các vùng miền khác nhau. 
 Năm là, Hàng năm cần thường xuyên tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi các 
lớp từ lớp 4 đến lớp 5 cấp huyện nhằm tạo động lực thúc đẩy quá trình phấn đấu 
của mỗi đơn vị trường học, mỗi cán bộ quản lý, mỗi giáo viên; thường xuyên tổ 
chức các hoạt động giao lưu giữa các trường trong huyện về chuyên môn, giao lưu 
"Tiếng Việt của chúng em", "Thi vở sạch chữ đẹp" dành cho các em học sinh 
người dân tộc thiểu số đến từng điểm trường. 
 Sáu là, thực hiện đảm bảo về chế độ chính sách đối với người dạy, người học. 
Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và quan tâm đến việc nhân rộng các điển hình 
tiên tiến nhằm khích lệ tinh thần giảng dạy của từng cán bộ, giáo viên, đặc biệt là 
những sáng kiến của giáo viên trực tiếp giảng dạy. 
21 
 Bảy là, tiếp tục tham mưu với các cấp, các ngành quan tâm đầu tư về cơ sở 
vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo theo tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia. 
Quan tâm đầu tư đáp ứng đủ về cơ sở vật chất tối thiểu như phòng học, nhà ở cho 
giáo viên, nhà bán trú học sinh,tiến tới xây dựng các điểm trường chuẩn, lớp học 
chuẩn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. 
 Tóm lại, để nâng cao được chất lượng giáo dục, đòi hỏi mỗi người cán bộ 
quản lý, cán bộ chuyên môn, đội ngũ giáo viên cần thường xuyên trau dồi nghiệp 
vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với 
điều kiện thực tế của địa phương. Đồng thời phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, 
giải pháp khác nhau trên cơ sở hướng về cơ sở, hướng về người dạy và người học. 
Muốn chất lượng giáo dục tốt thì tất yếu phải quan tâm đặc biệt đến đội ngũ giáo 
viên, nhân viên các trường học, họ là "mắt xích" cuối cùng để tạo lên hiệu quả giáo 
dục tốt. Kiên quyết xử lý, chấn chỉnh những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp, quy 
chế chuyên môn. 
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Giúp cho Hiệu trưởng, tổ chuyên môn, giáo viên có nhận thức đầy đủ về quá 
trình nâng cao chất lượng giáo dục, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp quan trọng 
quyết định đến chất lượng giáo dục. Đòi hỏi người đứng đầu mỗi đơn vị, mỗi bộ 
phận, mỗi lớp học phải tự quyết định và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục 
của mình. Qua nghiên cứu và thực hiện đã đề xuất được một số biện pháp có hiệu 
quả trong quá trình quản lý chỉ đạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu 
học huyện Tân Uyên. Giúp cho giáo viên, cán bộ quản lý các trường học tự tin hơn 
trong quá quản lý, giảng dạy và giáo dục tại cơ sở. 
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI 
 Các biện pháp đề tài đề xuất đã được triển khai, ứng dụng đạt hiệu quả trong 
năm học tại huyện Tân Uyên. Đây cũng là những biện pháp quản lý chỉ đạo phù hợp 
với vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Trong năm học tiếp theo Giáo dục tiểu 
học Tân Uyên tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục 
trên cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm từ năm học 2011-2012 và năm học 2012-2013. 
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 
 1. Nhà nước tiếp tục đầu tư xây dựng kiên cố hoá trường lớp học trong giai 
đoạn tiếp theo đảm bảo chuẩn về phòng học và khuôn viên từng điểm trường. Đảm 
bảo điều kiện về nhà ở giáo viên vùng sâu, vùng xa và phòng ở cho học sinh bán 
trú; Tiếp tục đầu tư trang cấp hệ thống phòng máy vi tính, các thiết bị dạy học theo 
hướng hiện đại cho nhà trường. 
 2. Nhà nước tiếp tục có kế hoạch, quy hoạch đào tạo nâng chuẩn đội ngũ 
giáo viên và bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các nhà trường. 
22 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Luật phổ cập Giáo dục tiểu học năm 1991. 
 2. Luật Giáo dục năm 2005. 
 3. Điểu lệ trường Tiểu học. 
 4. Công văn số 896/CV-BGD&ĐT về hướng dẫn điều chỉnh quá trình dạy 
học ở tiểu học. 
 5. Chuẩn Nghề nghiệp giáo viên tiểu học. 
 6. Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học. 
 7. JEAN VALÉRIEN, Công tác quản lý hành chính và sư phạm của trường 
tiểu học, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo năm 1997. 
 8. Lê Thị Tú Anh, Đề cương bài giảng: Các phương pháp quản lý giáo dục, 
Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo. 
 9. Cuốn “Hành trang người phụ trách thiếu nhi”, Nhà xuất bản Hà Nội, 1997. 
 10. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm Lý học, Nhà xuất bản giáo dục năm 1992. 
 11. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. 
 12. Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ 
về phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020". 
 13. Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ 
tỉnh Lai Châu về việc tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai 
đoạn mới. 
 14. Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 16/7/2011 của Hội đồng nhân 
dân tỉnh Lai Châu về Chương trình duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo 
dục tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015. 
 15. Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 31/8/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 
tỉnh Lai Châu về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012. 
23 
MỤC LỤC 
PHẦN MỞ ĐẦU 
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 
1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 
2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................... 
III. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ................................................................................. 
PHẦN NỘI DUNG 
I. Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý ........................................................................................... 
1. Một số khái niệm . 
2. Căn cứ pháp lý  
II. Thực trạng của vấn đề ........................................................................................................ 
1. Quy mô mạng lưới trường lớp, chất lượng học sinh tiểu học năm học 2011-2012 ........... 
2. Đội ngũ giáo viên Tiểu học năm học 2012-2013 ................................................................ 
3. Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ................................................................................... 
4. Công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường ...................................................... 
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề .............................................................. 
1. Nâng cao hiệu lực công tác quản lý, chỉ đạo ..................................................................... 
1.1. Công tác xây dựng kế hoạch ........................................................................................... 
1.2. Giao gắn trách nhiệm với nhiệm vụ được giao đến từng trường, từng giáo viên và giao 
quyền tự chịu trách nhiệm đến giáo viên ................................................................................ 
1.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên môn ... 
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ............................................................................... 
2.1. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục .. 
2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán 
bộ quản lý .. 
2.3. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ . 
2.4.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thư viện nhà trường .. 
2.5. Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên  
3. Tăng cường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................................. 
4. Đẩy mạnh dạy học 2 buổi/ngày, dạy tăng buổi trên tuần và phát triển mô hình trường 
Phổ thông dân tộc bán trú ........................................................................................................ 
5. Quy hoạch đội ngũ cốt cán theo lĩnh vực, có tính chuyên môn sâu .................................... 
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ................................................................................ 
1. Quy mô mạng lưới trường lớp năm học 2012-2013 cấp Tiểu học . 
2. Chất lượng giáo dục tính đến tháng 3/2013  
3. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý được nâng cao .. 
PHẦN KẾT LUẬN 
I. Những bài học kinh nghiệm ................................................................................................ 
1 
1 
2 
2 
2 
2 
2 
3 
3 
3 
3 
6 
6 
7 
8 
9 
10 
10 
10 
11 
12 
12 
12 
13 
13 
14 
14 
15 
16 
16 
17 
17 
17 
18 
20 
20 
24 
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm .................................................................................. 
III. Khả năng ứng dụng, triển khai ......................................................................................... 
IV. Những kiến nghị, đề xuất ................................................................................................ 
21 
21 
21 
25 
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN UYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Tên đề tài: 
Nâng cao hiệu lực quản lý từ phòng đến trường 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học 
trên địa bàn huyện Tân Uyên 
Họ và tên người thực hiện: Trần Văn Tăng. 
Chức vụ: Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Uyên. 
Tân Uyên, tháng 5 năm 2013 
26 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_luc_quan_ly_tu_phong_den_truong_gop_phan_nang_cao_chat_luong_giao_duc_tieu_hoc_tren_di.pdf
Sáng Kiến Liên Quan