Đề tài Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5

Giáo dục là nền móng của sự phát triển khoa học - kỹ thuật, giáo dục mang lại

sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân, nền văn minh của đất nước. Với mục tiêu giáo

dục của Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn

diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp

hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn

mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học

sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị trường học,

mỗi cấp học.

Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân,

là bậc học "nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển

đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để

học sinh tiếp tục học trung học cở sở.”(Luật Giáo dục)

Đặc điểm lao động sư phạm của Bậc Tiểu học, thông thường mỗi giáo viên là

một giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp thường dạy hầu hết các môn

học ở Tiểu học, có rất nhiều thời gian trên lớp mình, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức

dạy học, giáo dục và tổ chức, hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động giáo dục của lớp

mình chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học có một vị trí hết sức quan

trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy,

giáo viên chủ nhiệm phải là người có năng lực, kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ

chức tốt công tác dạy học và giáo dục học sinh của một lớp

pdf27 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 em thế nào? 
. 
9. Ngoài giờ học em có làm gì để giúp đỡ gia đình không? 
. 
10. Ở nhà, em học bài vào những lúc nào? Khoảng bao lâu thời gian? 
..... 
11. Trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày em có những khó khăn gì không? 
. 
12. Em có nhiều bạn thân không? Bạn ở nhà hay bạn ở trường? Có bao nhiêu bạn? 
. 
13. Em có mong muốn, ước mơ gì? .......................................... 
Học sinh sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn 
cho học sinh sinh hoạt 15 phút đầu giờ thường xuyên, sinh hoạt lớp hàng tuần có hiệu 
quả nhằm xây dựng tốt nề nếp lớp học, nề nếp đội viên và các kĩ năng cho học sinh. 
Học sinh thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua: Học sinh cần 
nắm được kế hoạch, nội dung, ý nghĩa của các cuộc vận động và phong trào thi đua 
trong trường học bằng cách giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh học tập tại lớp 
và nắm được kế hoạch, nội dung, ý nghĩa của các cuộc vận động, phong trào thi đua, 
từ đó hướng dẫn học sinh tham gia tích cực vào các cuộc vận động và phong trào thi 
đua đang được thực hiện (Tổ chức vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần). 
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
 Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở 
trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan 
trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của học sinh cũng 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 16
như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là 
đủ.Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Muốn học sinh 
tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và mỗi em phải có phương 
pháp tự học ở nhà. Về phương pháp học tập, tôi có thể hướng dẫn cho từng em. 
Nhưng còn góc học tập thì gia đình phải làm cho con em của mình. 
 Khi các em đã có góc học tập, tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi 
chiều và buổi tối thật cụ thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được cha mẹ 
kí xác nhận. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian học bài ở nhà 
của từng em. Sau đây là mẫu thời gian biểu tôi làm mẫu để hướng dẫn học sinh: 
 THỜI GIAN BIỂU 
Thời gian Công việc 
6 giờ Thức dậy. 
6 giờ 45 – 10 giờ15 Học ở trường. 
10 giờ 30 -13 giờ Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ, ăn trưa, nghỉ ngơi. 
13 giờ 30 -16 giờ 15 Học ở trường. 
16 giờ 30 - 17 giờ 30 Đi chơi, đọc truyện,... 
17 giờ - 19 giờ Tắm rửa, ăn tối, chò chuyện với gia đình. 
19 giờ - 20 giờ Ôn lại bài cũ. 
20 giờ - 21 giờ Xem ti vi, rồi đi ngủ. 
Tôi phân chia lớp thành các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công 
mỗi nhóm một nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình 
tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu y đến những bạn học yếu 
hoặc chưa có y thức tự học ở nhà. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em 
mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều 
kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh “cá biệt” được tôi 
thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và 
càng quan tâm đến việc học của các em. 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 17
Động viên, khích lệ kịp thời: Giáo viên chủ nhiệm cần có biện pháp kịp thời 
khen ngợi, động viên khuyến khích hay nhắc nhở học sinh trong tiết sinh hoạt lớp, 
cũng như trong các tiết học hằng ngày nhằm phát huy tính tự giác, tích cực của học 
sinh. 
Chú trọng dạy học và giáo dục học sinh thông qua tiết dạy “Hoạt động ngoài 
giờ lên lớp” một cách có hiệu quả nhằm nâng cao giáo dục toàn diện học sinh. Để làm 
tốt công việc này, đòi hỏi người giáo viên cần tập trung thời gian xây dựng nội dung 
chương trình, kế hoạch bài dạy phù hợp với điều kiện lớp mình, đúng với kế hoạch 
hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã đề ra. 
Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với tổng phụ trách đội, liên đội 
trong việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch liên đội, chi đội. Phối hợp chặt chẽ với 
Liên đội trong việc kiểm tra, đánh giá xếp loại Đội viên, Chi đội và phối hợp trong 
việc thực hiện các kế hoạch nhỏ, các phong trào thi đua khác một cách có hiệu quả. 
Tổ chức đại hội chi đội theo kế hoạch của liên đội, bầu cán bộ Chi Đội, bầu Đại 
biểu đi dự Đại hội Liên đội. 
Phân công, hướng dẫn cán bộ chi đội thực hiện nhiệm vụ của mình. 
Cho Đội viên ôn lại truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh, điều lệ Đội viên. 
(Thực hiện trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ). 
 Kết hợp với các giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay nhằm giảng dạy tốt các 
môn học, thực hiện tốt kế hoạch chủ nhiệm. 
Giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay là những giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 
mình trong một thời gian nhất định nào đó hay giảng dạy hàng tuần thì đều có tác 
động đến quá trình giáo dục học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần phổ biến cho 
giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay biết được Kế hoạch công tác chủ nhiệm, biết 
được kết quả điều tra điều kiện học sinh. Để từ đó các giáo viên này cũng có nội dung 
và phương pháp giáo dục cụ thể đối với lớp mình phụ trách, học sinh lớp mình dạy. 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 18
Đồng thời các giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay sẽ có biện pháp kết hợp với giáo 
viên chủ nhiệm trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh. 
Tăng cường mối quan hệ Gia đình, Nhà trường và Xã hội; tăng cường hiểu biết 
về giáo dục, về phương pháp giáo dục con em của phụ huynh học sinh. Nhằm kết hợp 
tốt mối quan hệ Gia đình – Nhà trường và Xã hội, nhằm kết hợp giáo dục toàn diện 
học sinh có hiệu quả cao hơn. 
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh của 
lớp, trường và cha mẹ, phụ huynh học sinh. 
Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm nhằm báo cáo, bàn bạc mọi công tác 
hướng tới giáo dục học sinh. 
Để phụ huynh có điều kiện giáo dục con em mình tốt, phù hợp với mục tiêu 
giáo dục của Đảng và nhà nước đã đề ra, phụ huynh học sinh cần hiểu rõ các nhiệm vụ 
của học sinh, nắm được mục tiêu giáo dục tiểu học, cần hiểu được một số điều của 
Luật giáo dục tiểu học, Điều lệ trường tiểu học, phụ huynh cần hiểu được nội dung, ý 
nghĩa và kế hoạch của các cuộc vận động và phong trào thi đua đang được thực hiện 
trong nhà trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần triển khai trong cuộc họp phụ 
huynh đầu năm học về trích một số điều của luật giáo dục Tiểu học, Điều lệ trường 
Tiểu học, các nhiệm vụ của học sinh tiểu học mà phụ huynh cần nắm được để có 
phương hướng và cách thức giáo dục con em mình phù hợp, đúng đắn và có hiệu quả. 
Bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình, giáo viên chủ nhiệm cần tuyên truyền, 
phổ biến một số chính sách của Đảng và nhà nước hàng năm đối với ngành giáo dục, 
phổ biến, trao đổi cùng phụ huynh một số cách thức, phương pháp giáo dục nhằm tạo 
điều kiện cho con em mình học ở nhà sao cho phù hợp với điều kiện gia đình học sinh 
và có khoa học. 
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc, trao đổi quá trình học tập, rèn luyện 
của học sinh với phụ huynh học sinh ở trường cũng như ở nhà nhằm kết hợp, hỗ trợ, 
giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 19
Đánh giá, xếp loại và xét thi đua khen thưởng học sinh khách quan, công bằng 
và kịp thời nhằm tạo niềm tin, sự hứng thú học tập của học sinh. 
Nhận xét, đánh giá, xếp loại và xét thi đua khen thưởng học sinh cần đúng đối 
tượng, đúng các quy định, kịp thời, khách quan, trung thực, công bằng. chú trọng động 
viên, khuyến khích học sinh. 
 c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 
 Để thực hiện được giải pháp, biện pháp nêu trên cần phải có những điều kiện 
nhất định. 
Có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực, nhiệt tình sẵn 
sàng tất vả vì học sinh thân yêu. 
- Nắm vững tâm sinh lý học sinh 
- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, và xã hội. 
- Lập kế hoạch bào học rõ ràng, phù hợp với những đối tượng học sinh. 
- Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, sử dụng phương pháp hợp lý, sử 
dụng đồ dùng học dạy học thiết thực, tối ưu vào bài giảng. 
- Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt động 
vui chơi, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ. 
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Trong quá trình thẹc hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên phải được thực hiện 
thường xuyên liên tục trong các tiết học, buổi học và trong các hoạt động của lớp. 
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiêm cứu 
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ, kết hợp 
của Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên trường, đồng nghiệp, phụ huynh học 
sinh, bản thân đã mạnh dạn áp dụng đầy đủ các biện pháp nêu trên tại các lớp học trên 
thì chất lượng hai mặt giáo dục học sinh tăng hẳn và tăng đều từ đầu năm học đến cuối 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 20
năm học, số học sinh yếu về học lực, học sinh thực hiện hạnh kiểm chưa đầy đủ giảm 
dần đến không còn nữa ở cuối năm học. số học sinh khá và giỏi tăng lên nhiều. chất 
lượng giáo dục toàn diện cả lớp cuối năm tăng cao so với đầu năm học. 
Trước khi áp dụng đề tài tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh 
lớp 5A, trường TH Hà Huy Tập qua các năm học 2011 - 2012; 2012 - 2013; 2013 - 
2014 . 
Chất lượng đầu năm học cụ thể như sau: 
BẢNG 1: LỚP 5A NĂM HỌC 2011 – 2012 
 SĨ SỐ HỌC SINH: 32. 
(Chất lượng 2 môn đầu năm học ) 
 ĐIỂM 
MÔN 
1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 
TOÁN 
5em 
15,6% 
8 em 
25% 
13 em 
40,6% 
6 em 
18,8% 
0 
TIẾNG 
VIỆT 
3em 
9,4% 
6 em 
18,7% 
18 em 
56,3% 
5em 
15,6% 
0 
BẢNG 2: LỚP 5A NĂM HỌC 2012 – 2013 
SĨ SỐ HỌC SINH: 24. 
(Chất lượng 2 môn đầu năm học) 
 ĐIỂM 
MÔN 
1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 
TOÁN 
1 em 
4,1% 
4 em 
16,7% 
14em 
58,4% 
3 em 
12,5% 
2 em 
8,3% 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 21
TIẾNG 
VIỆT 
6 em 
25% 
14 em 
58,4% 
3 em 
12,5% 
1em 
4,1% 
BẢNG 3: LỚP 5A NĂM HỌC 2013 – 2014 
SĨ SỐ HỌC SINH: 22. 
(Chất lượng 2 môn đầu năm học) 
 ĐIỂM 
MÔN 
1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 
TOÁN 
1 em 
4,5% 
3 em 
13,6% 
12em 
54,5% 
4 em 
18,2% 
2 em 
9,1% 
TIẾNG 
VIỆT 
4 em 
18,2% 
14 em 
63,7% 
3 em 
13,6% 
1 em 
4,5% 
Sau khi áp dụng đề tài chất lượng cụ thể cuối các năm học: 
BẢNG 1: LỚP 5A NĂM HỌC 2011 – 2012 
 SĨ SỐ HỌC SINH: 32 
(Chất lượng cuối năm học) 
Học lực 
Giỏi khá Trung bình Yếu 
3em 
9,4% 
9 em 
28,1 % 
20 em 
62,5 % 
0 
Hạnh kiểm 
Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đủ 
32 em 100 % 0 
BẢNG 2: LỚP 5A NĂM HỌC 2012 – 2013 
SĨ SỐ HỌC SINH: 24. 
(Chất lượng cuối năm học) 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 22
Học lực 
Giỏi khá Trung bình Yếu 
4em 
16,7% 
8 em 
33,3% 
12 em 
50% 
0 
Hạnh kiểm 
Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đủ 
24 100% 
BẢNG 3: LỚP 5A NĂM HỌC 2013 – 2014 
SĨ SỐ HỌC SINH: 22. 
(Chất lượng cuối năm học) 
Học lực 
Giỏi khá Trung bình Yếu 
4 em 
18,2% 
6 em 
27,3% 
12 em 
54,5% 
0 
Hạnh kiểm 
Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đủ 
22 100% 
- Mặc dù kết quả đạt được còn khiêm tốn nhưng đây là bước chuyển vượt bậc 
đối với học sinh vùng sâu, vùng xa. Điều này chứng tỏ đề tài mà tôi đang thực hiện đã 
góp phần từng bước hoàn thiện hơn về công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục toàn 
diện cho học sinh Tiểu học. 
II.4- Kết quả thực hiện: 
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là lơn lao, những biện pháp tôi đã 
làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua 
cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em 
ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt 
nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện . 
 Trong 3 năm học qua, tuy trường tôi là trường vùng sâu, vùng xa của huyện 
Krông Ana, nhưng lớp tôi vẫn luôn duy trì sĩ số 100%, học sinh hoàn thành Chương 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 23
trình Tiểu học đạt 100%, không có học sinh yếu; tỉ lệ học sinh giỏi luôn được nâng 
cao. Sau đây là kết quả 3 năm học vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm: 
 * Năm học 2011-2012: 
 + Duy trì sĩ số 24/24 đạt 100/%. 
 + Học sinh Hoàn thành chương trình Tiểu học 100%. 
 + 1HS được công nhận HS giỏi Toán cấp huyện và 3 HS được công nhận HS giỏi 
Tiếng Việt cấp huyện. 
 * Năm học 2012-2013: 
 + Duy trì sĩ số : 22/22, đạt 100/%. 
 + Học sinh Hoàn thành chương trình Tiểu học 100%. 
 + 3 HS được công nhận HS giỏi Toán cấp huyện và 1 HS đạt giải Khuyến khích và 
2 HS được công nhận HS giỏi Tiếng Việt cấp huyện. 
* Năm học 2013-2014: 
 + Duy trì sĩ số 24/24 đạt 100/%. 
 + Học sinh Hoàn thành chương trình Tiểu học 100%. 
 - Ngoài ra trong các năm qua lớp tôi chủ nhiệm đều đạt tập thể lớp xuất sắc của 
trường, luôn là một trong những lớp dẫn đầu về các phong trào. 
- Không có học sinh bị trách phạt trước toàn trường; học sinh đến trường luôn 
đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh nhau 
trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông. 
 - Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp suốt 3 năm qua luôn được bảo quản tốt, 
không có tình trạng hư hao, mất mát như những lớp khác. 
 - 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi 
học phụ đạo trái buổi. 
III. Phần kết luân, kiến nghị 
III.1. Kết luận 
Trong quá trình công tác, không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, chịu 
khó nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, bản thân đã nhận thấy điều đó là 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 24
tất cả mọi vấn đề đều có thể giải quyết một cách tốt đẹp. Điều quan trọng là có lòng 
yêu nghề, mến trẻ, tình đồng nghiệp, đồng chí, có tình yêu quê hương đất nước. 
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề trong sáng kiến kinh nghiệm: 
“Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục toàn diện học sinh ở trường Tiểu học” 
đã được thực hiện rất thành công tại một số lớp trong các năm học trên thuộc trường 
Tiểu học Hà Huy Tập, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. 
Một số biện pháp trên hoặc một số nội dung trong các biện pháp trên cũng đã 
được tôi thực hiện và đều mang lại hiệu quả. Điều quan trọng là các biện pháp có mối 
liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ tích cực cho nhau trong quá trình thực hiện công tác 
chủ nhiệm lớp. Chính vì vậy để mang lại hiệu quả thực sự cao, khi thực hiện cần áp 
dụng đầy đủ, triệt để các biện pháp trên. 
III.2. Kiến nghị 
Đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn 
diện học sinh ở trường Tiểu học” đã được áp dụng và thực sự mang lại hiệu quả 
trong công tác chủ nhiệm lớp tại một số lớp ở trường TH Hà Huy Tập. 
Nếu đề tài được áp dụng rộng hơn thì mong rằng đồng nghiệp, giáo viên những 
người làm công tác chủ nhiệm cần vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với lớp 
mình, trường mình và kể cả các cấp học khác cũng có thể được áp dụng một cách linh 
hoạt. Đối với học sinh lớp 1, học sinh bắt đầu học đọc, học viết thì giáo viên có thể sử 
dụng phương pháp hỏi đáp khi áp dụng biện pháp điều tra, tìm hiểu một số thông tin 
từ học sinh. 
Để người giáo viên chủ nhiệm có điều kiện tốt hơn trong công tác chủ nhiệm 
lớp, mong rằng các cấp ngành giáo dục hằng năm tổ chức các lớp tập huấn về công tác 
chủ nhiệm lớp. 
Ngoài những biện pháp trong đề tài này, có thể còn có những biện pháp khác, 
bản thân người viết chưa nhận thấy và mong rằng các đồng nghiệp đọc sáng kiến kinh 
nghiệm này đóng góp ý kiến, Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 25
nghiên cứu, tìm tòi, phát triển và vận dụng, trong công tác chủ nhiệm lớp. Mặc dù đã 
có nhiều chuyển biến về kết quả giáo dục toàn diện học sinh khi tôi vận dụng đề tài 
nhưng không thể trách khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong sự góp ý của quý thầy 
cô để đề tài đạt được hiệu quả cao hơn bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn, để bản 
thân người viết có thêm điều kiện để có thể tiếp tục mở rộng, nghiên cứu về đề tài 
trong thời gian tới. 
Dray Sáp, ngày 10 tháng 01 năm 2015 
 Người viết 
 Nguyễn Thị Ngọc Mỹ 
Nhận xét của hội đồng chấm SKKN 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
Chủ tịch Hội đồng chấm SKKN 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 26
 ......................................................................................................................... 
 ......................................................................................................................... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật giáo dục tiểu học 
2. Điều lệ trường Tiểu học 
3. Điều lệ Hội cha mẹ học sinh 
4. Quy định về chuẩn giáo viên Tiểu học 
5. Một số văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, của phòng giáo dục và đào tạo 
---------------------------------- 
 Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiêm trong công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ - Trường TH Hà Huy Tập 27

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_nham_giao_duc_toan_dien_cho_hoc_si.pdf
Sáng Kiến Liên Quan