Đề tài Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị Luận văn chương lớp 9

I.1. Lí do chọn đề tài.

Nghị luận văn chương là kiểu bài không chỉ đòi hỏi học sinh nắm bắt được

những giá trị của tác phẩm mà còn phải biết cách tích lũy các kiến thức đã nắm bắt

được trong bộ môn Ngữ văn để diễn thành văn bản trình bày những nhận xét, đánh

giá và những rung động của bản thân về những thành công và hạn chế của nội dung

và nghệ thuật tác phẩm văn chương đó. Cũng có thể nói đây là kiểu bài tương đối khó

đối với học sinh lớp 9 bậc THCS.

Cha ông ta thường bảo rằng: “Vạn sự khởi đầu nan”. Quả thực làm bài văn

nghị luận đã khó, phần đặt vấn đề lại càng khó hơn đối với học sinh. Đây là phần tạo

cảm giác đầu tiên cho người đọc, giúp người đọc đi vào văn bản nghị luận của mình.

Mục đích của mở bài ai cũng biết rõ là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ

trao đổi bàn bạc trong bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn

bạc vấn đề gì? Phần này sẽ tạo ấn tượng ban đầu để người đọc có thiện cảm hay ác

cảm đối với bài viết của học sinh. Vì vậy học sinh đặt vấn đề cần phải gọn gàng, hấp

dẫn để tạo ấn tượng cảm xúc tốt cho người đọc và đặc biệt hơn sẽ tạo tâm lí thuận lợi

trong việc tiếp xúc với những phần sau của bài văn.

Thực tế qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy khi làm bài văn nghị

luận văn chương, học sinh còn rất lúng túng trong việc đặt vấn đề. Một số học sinh

không biết cách đặt vấn đề, không biết tách phần mở bài, thân bài, kết bài; một số học

sinh thì không phân biệt được kiến thức nào ở phần mở bài, kiến thức nào đưa vào

phần thân bài nên thường đưa cả những ý trong phần thân bàn lên mở bài. Điều đó

cho thấy học sinh chưa có phương pháp và kĩ năng làm phần mở bài. Vì vậy, tôi đã

tìm tòi tham khảo, đúc rút kinh nghiệm, khái quát thành một số giải pháp giúp học

sinh khắc phục những khó khăn khi tiến hành làm phần đặt vấn đề của kiểu bài văn

nghị luận văn chương.

pdf20 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3253 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị Luận văn chương lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm nhận nét đặc sắc về nội dung, nghệ 
thuật của bài thơ. 
 * Ví dụ 2: 
 - Đề: Chứng minh triết lí sống: “Ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ 
nguồn”qua bài thơ: “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy. 
 - Đặt vấn đề: Năm 1978, đất nước ta hoàn toàn độc lập được ba năm. Những 
năm tháng chiến đấu gian khổ đã đi qua, người lính gác súng trở về tắm mình trong 
niềm hạnh phúc của cuộc sống hiện đại. Họ vội vàng quên đi bao kỉ niệm cùng đồng 
đội năm nào. Bài thơ “Ánh Trăng” như một lời tự nhắc thấm thía về thái độ sống: “ 
Ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn”, lời thơ như một câu chuyện tâm tình 
mà rất đỗi sâu sắc. Vậy ta hãy cùng cảm nhận triết lí sống ấy qua bài thơ: “Ánh 
Trăng” của Nguyễn Duy. 
 *Ví dụ 3 : 
 Đề: Có ý kiến cho rằng: “ Hai nguồn cảm hứng vũ trụ,thiên nhiên và lao động 
hòa quện làm một trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận”. Phân tích ý 
kiến trên. 
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9 
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 
 11 
 - Đặt vấn đề: Năm 1958, nhân chuyến đi thực tế vùng mỏ Quảng Ninh, chứng 
kiến cảnh lao động tưng bừng, phấn khởi của những Ngư dân lao động làm chủ cuộc 
đời, hồn thơ Huy Cận như được tiếp thêm sức sống. Ông thả hồn mình vào những 
vần thơ bay bổng, lãng mạn, diệu kì. Bởi thế khi đến với tác phẩm thơ “Đoàn thuyền 
đánh cá”của ông có ý kiến cho rằng: “ Hai nguồn cảm hứng vũ trụ,thiên nhiên và lao 
động hòa quện làm một”. Để cảm nhận sâu sắc hơn về nhận định trên, ta hãy đến với 
bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. 
 b.3.3. Bằng cách đi từ đề tài, chủ đề của tác phẩm: 
 * Ví dụ 1: 
 Đề: Cảm nhận bức tranh mùa xuân qua bốn câu thơ đầu của đoạn trích“ Cảnh 
ngày xuân” ( Trích Truyện Kiều Nguyễn Du) 
 - Đặt vấn đề: Mùa xuân tươi đẹp không biết tự bao giờ đã trở thành nguồn 
cảm hứng bất tận của thi ca. Đến với đề tài mùa xuân ta đắm mình vào biết bao áng 
văn hay, lời thơ đẹp. Viết về đề tài mùa xuân, Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc đã 
gởi đến độc giả bao thế hệ bức bích họa mùa xuân say mê lòng người. Đó là bốn câu 
thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. Vậy để thấy rõ tài năng họa sĩ bậc thầy 
của Nguyễn Du, ta cùng đến với đoạn trích ấy. 
 * Ví dụ 2: 
 Đề: Chứng minh cuộc đời bất hạnh và số phận bi đát của người phụ nữ qua 
dòng văn học cổ. 
 - Đặt vấn đề: Cuộc đời và số phận người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng cho 
bao văn nhân, thi sĩ sáng tác nên các tác phẩm văn học có giá trị. Đến với dòng văn 
học cổ, đề tài người phụ nữ luôn ám ảnh văn chương. Bởi cuộc đời người phụ nữ 
thật tăm tối bất hạnh, bi đát trong xã hội phong kiến. Xót xa trước số phận thê thảm 
của họ, bao văn nhân, thi sĩ rơi lệ. Để thấu hiểu hơn về cuộc đời bất hạnh và số phận 
bi đát của người phụ nữ thời ấy, ta hãy cùng quay lại dòng văn học cổ để cùng tôi 
chia sẻ, cảm thông với nỗi thống khổ của họ. 
 * Ví dụ 3: 
 Đề: Cảm nhận tình yêu làng, tình yêu nước của ông Hai trong tác phẩm 
“Làng” của Kim Lân. 
 - Đặt vấn đề: Đề tài tình yêu quê hương, đất nước luôn là nguồn cảm hứng bất 
tận của thi ca. Viết về đề tài này, bao văn nhân, thi sĩ tuôn trào cảm hứng lên đầu 
ngọn bút để rồi kết tinh thành bao áng văn hay, lời thơ đẹp có giá trị mãi với thời 
gian. Ta cùng đến với dòng văn học kháng chiến, cùng tôi đọc lại tác phẩm “Làng” 
của nhà văn Kim Lân cảm nhận tình yêu làng hòa quện trong tình yêu nước thiết tha, 
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9 
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 
 12 
bền chặt của ông Hai. Phải chăng tình cảm ấy cũng là tình cảm thiêng liêng, cao quý 
của dân tộc ta trong kháng chiến chống Pháp. 
 b.3.4. Bằng cách đi từ các câu thơ, câu văn, khúc nhạc cùng đề tài của các 
tác phẩm, tác giả khác dẫn tới tác phẩm sẽ nghị luận: 
 * Ví dụ 1: 
 Đề: Cảm nhận tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng của Tế Hanh trong tác 
phẩm “Quê Hương”. 
 - Đặt vấn đề: Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng hỏi: 
 “ Quê hương là gì hở mẹ? 
 Mà cô giáo dạy phải yêu 
 Quê hương là gì hở mẹ? 
 Mà ai đi xa cũng nhớ về”. 
 Vâng! Hai tiếng quê hương sao mà gần gũi và thiêng liêng đến thế. Quê 
hương là những gì nhỏ bé, thân thuộc mà gắn bó nhất đối với cuộc đời mỗi người 
chúng ta. Bởi ai sinh ra cũng đã có một quê hương thân thương, để ta yêu, để ta nhớ, 
để ta cất tiếng gọi hai tiếng thiêng liêng: Quê Hương tự nơi sâu thẳm lòng mình. 
Viết về tình yêu quê hương thiết tha, cháy bỏng, Tế Hanh đã thành công tuyệt đối 
với bài thơ “Quê Hương”. Để cảm nhận tình yêu quê hương sâu nặng của Tế Hanh, 
ta hãy một lần nữa đọc lại và nghiền ngẫm bài thơ. 
 *Ví dụ 2: 
 Đề: Chứng minh tình yêu thiên nhiên trong dòng văn học cổ. 
 - Đặt vấn đề: Hẳn con người Việt Nam ta không ai không biết những câu thơ 
quen thuộc: 
“Việt Nam đất nước ta ơi 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 
Cánh cò bay lả rập rờn 
Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.” 
 Từ những lời thơ đẹp ấy chấp cánh cho ta tìm về quá khứ, đến với dòng văn 
học cổ tìm lại những vần thơ ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp của quê hương gấm vóc 
Việt Nam. 
 *Ví dụ 3: 
 Đề: Cảm nhận phong cách thơ của Bà Huyện Thanh Quan. 
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9 
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 
 13 
 - Đặt vấn đề: Nhà thơ Trần Lê Văn đã từng nhận xét về Bà Huyện Thanh 
Quan: 
 “ Ôm nỗi cô đơn kiêu hãnh thế 
 Cầm chặt vần thơ đứng giữa nhân gian”. 
 Vâng! Quả thế, Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ tiêu biểu của dòng 
văn học Trung đại. Mặc dù số lượng thơ cùa bà không nhiều nhưng ai đã từng đọc 
thơ của Bà Huyện Thanh Quan hẳn không thể quên được phong cách thơ trang nhã, 
quý phái, đài các và buồn mang mác bởi tâm sự hoài cổ kín đáo của bà. Để hiểu rõ 
hơn về phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan ta cùng đến với các tác phẩm của bà. 
 b.3.5. Bằng cách so sánh, đối chiếu: 
 *Ví dụ 1: So sánh, đối chiếu giữa tác giả này với tác giả khác cùng một dòng 
văn học. 
 Đề: Phân tích bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh. 
 - Đặt vấn đề: Nếu tác phẩm thơ “Nói với con” của Y Phương thể hiện một 
phong cách thơ mang màu sắc hình tượng của lối tư duy thổ cẩm của người dân tộc 
miền núi, để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc thì tác phẩm thơ “Sang Thu” 
của Hữu Thỉnh cũng đi vào lòng người, bởi sự nhẹ nhàng tinh tế và nhạy cảm của 
nhà thơ trước cảnh đất trời vào thu. Để cảm nhận sâu sắc hơn khúc giao mùa đặc biệt 
ấy ta cùng đến với tác phẩm thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh. 
 *Ví dụ 2: So sánh, đối chiếu giữa tác phẩm này với tác phẩm khác của cùng 
một tác giả. 
 Đề: Phân tích bài thơ “Bánh Trôi Nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương. 
 - Đặt vấn đề: Đến với tác phẩm “Đề đền Sầm Nghi Đống” với những vần thơ 
Nôm ngỗ nghịch, đầy khẩu khí, Hồ Xuân Hương đã để lại cho ta niềm tin tưởng vào 
tài năng vượt trội nam giới của người phụ nữ. Nhưng đến với tác phẩm thơ “ Bánh 
Trôi nước” của bà, bằng lối thơ vịnh vật sắc nét Hồ Xuân Hương đã mang đến cho ta 
cả niềm vui lẫn nỗi buồn về vẻ đẹp tâm hồn, cũng như cuộc đời sóng gió không thể 
làm chủ được cuộc đời và số phận mình của người phụ nữ. Ta cùng đến với tác 
phẩm “Bánh Trôi nước” của Hồ Xuân Hương để cùng tôi cảm thông với nỗi bất 
hạnh, cũng như tự hào về những phẩm chất cao quý ấy của người phụ nữ. 
 b.3.6 .Bằng cách xác định vị trí đoạn thơ trích : (Trong kiểu bài phân tích 
một đoạn trích hay một ý kiến, nhận định về đoạn trích) 
 Ví dụ 1: 
 Đề: Có ý kiến cho rằng: “Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh 
tâm tình đầy xúc động”. Em có đồng ý với ý kiến đó không. 
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9 
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 
 14 
 - Đặt vấn đề: Kiều lòng tự nhủ lòng : 
 “ Thà rằng thác một thân con 
 Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây” 
 Tự nguyện bán mình chuộc cha và em, Kiều rơi vào chốn lầu xanh. Không 
cam chịu cảnh đời nhục nhã ấy, nàng toan bề tự vẫn. Nhưng mụ chủ lầu xanh sợ mất 
cả chì lẫn chài nên đã cứu chữa kịp thời, lấy lời hơn lẽ thiệt khuyên Kiều, hứa sẽ tìm 
nơi xứng đáng sẽ gả và không bắt nàng tiếp khách. Tú Bà đã giam lỏng Kiều ở lầu 
Ngưng Bích để toan tính một âm mưu khác. Trong nỗi đau đớn tuyệt vọng khôn 
cùng, Kiều ở đây: “Đối cảnh sinh tình”. Toàn bộ đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng 
Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động mà Nguyễn Du đã tài tình khéo léo 
miêu tả tình và cảnh của Kiều khi bị đưa ra ở đây. 
 Ví dụ 2: 
 - Đề: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt. 
 “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen 
 ..Ôi kì là và thiêng liêng - bếp lửa!” 
 - Đặt vấn đề: 
 Viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hi sinh cao cả, bài thơ 
“Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những bài thơ lắng sâu trong tâm hồn tuổi thơ 
mỗi chúng ta. Hình ảnh người bà đôn hậu cùng hình ảnh ngọn lửa là hai nét vẽ biểu 
cảm của một hồn thơ đẹp, điều đó đã được thể hiện một cách hàm súc qua đoạn thơ 
sau: 
 “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen 
 ..Ôi kì là và thiêng liêng - bếp lửa!” 
 b.3.7. Bằng cách đi từ ấn tƣợng cảm xúc của bản thân về tác phẩm: ( Đối 
với kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm hoặc một đoạn trích) 
 *Ví dụ 1: 
 Đề: Cảm nghĩ về hình ảnh những chiến sĩ lái xe trong tác phẩm thơ “Bài thơ 
về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. 
 - Đặt vấn đề: Đến với dòng văn học kháng chiến chống Mĩ, ta bắt gặp rất 
nhiều áng văn hay, lời thơ đẹp. Một tác phẩm để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất 
là tác phẩm thơ của Phạm Tiến Duật - Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Bởi toàn bộ 
bài thơ là một khúc tráng ca, ca ngợi những chiến sĩ lái xe tuyến đường Trường Sơn 
gan góc, dũng cảm, lạc quan sẵn sàng hi sinh vì miền Nam ruột thịt. Vậy để cảm 
nhận sâu sắc và thấm thía hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường 
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9 
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 
 15 
Sơn ấy ta cùng đến với tác phẩm thơ đặc sắc “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của 
Phạm Tiến Duật. 
 *Ví dụ 2: 
 Đề: Cảm nghĩ về tình bà cháu qua bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt. 
 - Đặt vấn đề: Trong chương trình Ngữ văn 9, tôi dã học nhiều tác phẩm hay. 
Nhưng tác phẩm mà tôi tâm đắc nhất là tác phẩm “Bếp Lửa” của Bằng Việt. Bởi 
toàn bộ bài thơ là một khúc tình ca, ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng sâu nặng. 
Chính tình cảm ấm áp tràn đầy tình yêu thương của bà dành cho cháu đã thắp sáng 
lên trong tim cháu ngọn lửa của niềm tin bất diệt, khiến cháu vững bước hơn trên 
mọi nẻo đường đời. Dẫu cháu có tung cánh ở phương trời nào cũng không bao giờ 
quên được quê hương nguồn cội nơi có bà với bếp lửa thân thương. Vậy để thấy rõ 
hơn tình bà cháu thiêng liêng sâu nặng ấy, ta cùng đến với tác phẩm “Bếp Lửa” của 
ông. 
 - Như vậy, thông qua việc cung cấp, phân tích cho học sinh thấy được: Phần 
mở bài trong ví dụ đã sử dụng những thông tin nào. Từ đó với học sinh giỏi, các em 
sẽ vận dụng linh hoạt các kiến thức đã có để viết mở bài một cách uyển chuyển. Còn 
đối với những em học sinh trung bình và yếu thì việc hình thành cách đặt vấn đề cơ 
bản qua các ví dụ của giáo viên có thể còn thiếu sự uyển chuyển nhưng đã như một 
công thức để các em biết viết phần đặt vấn đề. 
Ví dụ: Nghị luận phân tích 
 Giới thiệu tác giả + tác phẩm + Giá trị nghệ thuật, nội dung tác phẩm 
 Ví dụ: Biểu cảm về một tác phẩm (hoặc đoạn trích). 
 Giới thiệu tác giả + tác phẩm + cảm nhận (ấn tượng) về tác phẩm (đoạn trích) 
 Ví dụ: Nghị luận về nhân vật văn học (Phân tích hay cảm nhận về nhân vật) 
Nhân vật + tác phẩm, tác giả - Đặc điểm của nhân vật (cảm nhận). 
 c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 
 - Đối với giáo viên: để thực hiện tốt được những giải pháp, biện pháp này đòi 
hỏi giáo viên phải nắm chắc kiến thức về văn nghị luận, nhất là nghị luận văn 
chương, chịu khó tìm tòi học hỏi, đọc tư liệu tham khảo để vốn từ phong phú. Mặt 
khác giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết được tầm quan trọng của việc đặt 
vấn đề trong văn nghị luận, từ đó từng bước tạo cho học sinh thói quen dẫn dắt vào 
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9 
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 
 16 
bài viết theo từng dạng bài cụ thể. Khi giảng bài, giáo viên cần chú trọng những lời 
bình giảng, chuyển ý để học sinh hiều cách vào bài là vô cùng quan trọng. Bên cạnh 
đó, để học sinh tránh tình trạng lạc đề giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được 
tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, từ đó mới xác định được nội dung kiến thức 
của đề bài và làm mở bài mới không sai. 
 - Đối với học sinh: các em phải chịu khó tìm tòi, học hỏi, đọc sách báo, tìm 
hiểu các tư liệu về tác giả, tác phẩm, lên lớp chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài để thu 
nhận kiến thứcNếu làm được như vậy vốn từ của các em sẽ phong phú, kết hợp 
với tư duy sáng tạo thì việc tạo lập một mở bài về nghị luận văn chương sẽ rất dễ 
dàng, thậm chí còn rất hay nữa. 
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
 - Các giải pháp, biện pháp luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. GV muốn giảng 
dạy một tiết văn nghị luận văn học thành công, các em học sinh không lúng túng, 
không mất quá nhiều thời gian vào việc nháp mở bài khi làm bài kiểm tra thì giáo 
viên phải nắm chắc đặc điểm của văn nghị luận, tạo thói quen cho học sinh dẫn vào 
bài bằng cách bắt đầu một bài học mới hay khi chuyển qua phần mới của bài giáo 
viên nên dùng lời lẽ dẫn dắt để chuyển ý, đồng thời đưa ra những cách mở bài khác 
nhau để học sinh học tập. 
 - Theo xu thế của thời đại thì chúng ta đang từng bước đổi mới phương pháp 
dạy học nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Giáo viên là người 
hướng dẫn học trò là người thi công. Vậy để học sinh làm tốt được phần mở bài đòi 
hỏi các em phải nắm chắc kiến thức về thể loại văn học đó, hiểu về nội dung, nghệ 
thuật, tác giả, tác phẩm từ đó các em sẽ sử dụng lời văn của mình để liên kết những 
nội dung cần thiết và đặt vấn đề. Đầu xuôi thì đuôi mới lọt. Nếu các em mở bài tốt 
thì chắc chắn các em sẽ viết phần thân bài một cách dễ dàng. Vì thế những biện pháp 
để giúp học sinh làm tốt phần đặt vấn đề mà tôi đưa ra luôn có quan hệ chặt chẽ và 
bổ trợ cho nhau. Đối với những học sinh khá, giỏi các em có thể mở bài gián tiếp, 
phát huy tính sáng tạo, nhưng với những học sinh trung bình các em có thể làm mở 
bài trực tiếp theo những hướng dẫn của giáo viên. 
 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
 - Qua quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm đề tài tôi đã thu được những kết quả 
tương đối khả quan: Nhiều học sinh không còn mất quá nhiều thời gian cho việc 
nháp mở bài. Đối với những học sinh khá giỏi, các em đã nhớ những bước hướng 
dẫn của cô, sau đó đọc kĩ lại đề, xác định được đối tượng nghị luận và dễ dàng mở 
bài, thậm chí các em còn có những mở bài gián tiếp rất hay. 
 - Đối với những học sinh trung bình, yếu các em đã biết làm mở bài đúng 
hướng, mặc dù có tính rập khuôn nhưng cũng đã giúp các em nhận dạng đề và vào 
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9 
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 
 17 
bài dễ dàng. Mỗi khi đến tiết kiểm tra bài viết Tập làm văn các em không dành quá 
nhiều thời gian để nháp mở bài. Có những em mở bài không được, hay mở bài lạc 
hướng sẽ khiến mất thời gian, thậm chí lạc đề. Khi áp dụng đề tài và khảo nghiệm 
hai lớp 9A1, 9A2 tôi thấy tình trạng trên giảm hẳn. 
 - Từ những kết quả khảo nghiệm trên, tôi nhận thấy rằng đề tài của tôi đưa ra 
nghiên cứu thực sự có giá trị khoa học, mang tính thực tiễn. Bởi nó không chỉ giúp 
đồng nghiệp của tôi vững vàng hơn khi hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận văn 
chương mà còn giúp học sinh biết cách mở bài, viết văn tốt hơn. 
 II.4. Kết quả thu đƣợc qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
nghiên cứu 
 Qua tìm hiểu và thực hiện giải pháp, năm học 2013 – 2014 khảo sát chất 
lượng học sinh làm phần đặt vấn đề qua bài viết số 6 và 7 như sau: 
- Ở bài viết số 6 
LỚP SĨ SỐ GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU KÉM 
SL % SL % SL % SL % SL % 
9A1 38 5 13.2 15 39.5 18 47.4 0 0 
9A2 37 2 5.4 10 27 19 51.4 5 13.5 1 2.7 
 - Ở bài viết số 7 
LỚP SĨ SỐ GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU KÉM 
SL % SL % SL % SL % SL % 
9A1 38 8 21.1 20 52.6 10 26.3 0 0 
9A2 37 4 10.8 15 40.5 15 40.5 3 8.1 0 
 Rõ ràng khi áp dụng giải pháp hữu ích này vào thực tiễn giảng dạy. Tôi thấy 
hiệu quả dạy học tăng lên rõ rệt. Số lượng học sinh giỏi, khá tăng lên, giảm tỉ lệ học 
sinh yếu và không còn học sinh kém. Năm học này, tôi đang tiếp tục áp dụng giải 
pháp để chuẩn bị cho nghị luận văn chương ở học kì II. Đó là ngay từ khi tìm hiểu 
văn bản, tôi đã phải chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những thông tin về tác 
giả, tác phẩm như đã trình bày ở phần trên. Chắc chắn, khi học sinh làm tốt phần đặt 
vấn đề thì các phần khác trong bài nghị luận sẽ thuận lợi hơn và tổng điểm của bài 
văn nghị luận sẽ tăng lên. 
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9 
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 
 18 
 Với cách mở bài thông dụng đã được trình bày ở mục 3.1, học sinh yếu kém 
cũng đã có những tiến bộ nhất định và đạt được kết quả trong các kì thi học kì và thi 
chuyển cấp. 
 III. Phần kết luận, kiến nghị 
 III.1. Kết luận: 
 Như đã đặt vấn đề viết bài văn nghị luận với học sinh lớp 9 khá khó khăn vì 
nhiều yếu tố nhưng yếu tố khó nhất với các em là viết được phần đặt vấn đề, viết 
được phần dặt vấn đề là các em sẽ viết được bài văn. Vẫn biết là rèn cho các em viết 
văn phải rèn toàn diện và với thời gian dài, nhưng tôi vẫn mạnh dạn trình bày những 
kiến giải mà tôi đã áp dụng hướng dẫn học sinh có thể viết tốt phần đặt vấn đề, khắc 
phục được những hạn chế, khó khăn cho giáo viên cũng như học sinh khi tiến hành 
làm phần đặt vấn đề trong hệ thống bài văn nghị luận văn chương. 
 Trong quá trình viết giải pháp bản thân còn nhiều hạn chế, bài viết còn những 
thiếu sót rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô, các anh chị và các bạn 
đồng nghiệp để giải pháp được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm 
ơn. 
 III.2. Kiến nghị 
 Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan, vì vậy 
tôi rất mong muốn kinh nghiệm mà tôi đúc rút ra qua quá trình giảng dạy có thể giúp 
ích cho đồng nghiệp, cho học sinh có những biện pháp hữu ích để làm tốt bài nghị 
luận văn học, nhất là khi đặt vấn đề. 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận 
văn chương lớp 9. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Ban giám hiệu 
cùng các đồng nghiệp để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn . 
Tôi xin chân thành cảm ơn. 
 Buôn Trấp, ngày 15 tháng 01 năm 2015 
 Người viết 
 Trần Thị 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9 
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 
 19 
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
....................................................................................................................... 
Chủ tịch Hội đồng sáng kiến 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Sách Nghị luận văn chương nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. 
 2. Muốn viết được bài văn hay – nhà xuất bản giáo dục, Nguyễn Đăng mạnh 
chủ biên. 
Một số giải pháp giúp học sinh đặt vấn đề trong văn nghị luận văn chương lớp 9 
Trần Thị Lệ - GV trường THCS Lương Thế Vinh- Krông Ana 
 20 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_dat_van_de_trong_van_nghi_luan_van_chuong_lop_9_3373.pdf
Sáng Kiến Liên Quan