Đề tài Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX - HN tỉnh

MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Giáo dục là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Một xã hội

muốn phát triển đòi hỏi phải coi trọng giáo dục vì giáo dục có tác động tới tất cả

các lĩnh vực của đời sống; đặc biệt giáo dục gắn với hình thành và phát triển con

người, động lực của mọi sự phát triển kinh tế xã hội. Sự nghiệp đổi mới và công

nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Việt Nam đang tiến hành trong điều kiện mới có

thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sức sáng tạo nguồn nhân lực

Việt Nam.

Chính vậy, Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ

2010-2015 đã thông qua bốn chương trình trọng điểm trong đó đặc biệt quan

tâm việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam có

diện tích tự nhiên 9.067,87 km2, dân số hơn 382.436 người vào năm 2010 với trên

85% là đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó việc nâng cao chất lượng và trình độ của

nguồn nhân lực đang là vấn đề cần thiết hiện nay đối với Lai Châu.

Thực hiện Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của Ủy ban

Nhân dân (UBND) tỉnh Lai Châu về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh

đến năm 2020, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực chất lượng

cao cho tỉnh. Trên tinh thần đó Nghị quyết của Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai

Châu năm học 2012-2013 đã khẳng định mục tiêu công tác liên kết đào tạo

(LKĐT) là: “Mở rộng các hình thức LKĐT, nâng cao chất lượng đào tạo”

pdf26 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX - HN tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả đạt được công tác quản lý LKĐT ở Trung tâm còn nhiều 
tồn tại hạn chế đó là: 
Thứ nhất, hiện tượng HV vi phạm nội quy, nền nếp học tập (nghỉ học 
không lý do, nghỉ học quá số tiết/môn học, đi học muộn, nhờ người khác 
điểm danh hộ), ý thức học tập chưa cao (nghe điện thoại, nói chuyện riêng, 
không chép bài, làm việc riêng trong giờ học), bỏ học nhiều. 
Thứ hai, chất lượng đào tạo một số lớp liên kết hiệu quả chưa cao 
Thứ ba, việc đôn đốc, kiểm tra các lớp LKĐT của lãnh đạo Trung tâm 
chưa thường xuyên, liên tục 
Thứ tư, còn hiện tượng một số giảng viên đơn vị chủ trì đào tạo lên muộn, 
về sớm so kế hoạch giảng dạy được duyệt hoặc rút ngắn, cắt xén giờ dạy 
Thứ năm, chưa thực hiện nhận xét đánh giá kết quả học tập của HV theo kỳ 
học đến cơ quan cử người đi học. 
Số liệu minh chứng về hạn chế trong 02 năm học: 2010-2011 và 2011-2012 
TT Hạn chế chủ yếu Năm học 2010 - 2011 (tỉ lệ) Năm học 2011 – 2012 (tỉ lệ) 
 01 
Số HV nghỉ học 25%/tổng số 
tiết/môn học 
37/479 = 7.7% 32/773 = 4.1% 
02 Số HV bỏ học 122/479 = 26% 100/773=13% 
03 
Số HV xếp loại điểm học phần 
không đạt 
19/479= 4% 25/773= 3,2% 
04 
Số giảng viên lên muộn, về 
sớm so kế hoạch 
7/25= 28% 9/31= 29% 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 15
2.2. Nguyên nhân 
a. Nguyên nhân khách quan: 
- Những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động đến tư tưởng, thái độ 
học tập của học viên 
- Tỉnh ta có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí 
hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động liên kết đào tạo tuy đã được quan 
tâm đầu tư nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ nên chưa thu hút được các trường 
đại học thương hiệu liên kết mở lớp; giảng viên chưa nhiệt tình lên giảng dạy 
b. Nguyên nhân chủ quan: 
- Do một bộ phận HV thiếu tự giác và ý thức học tập chưa tốt, còn nhận 
thức đi học để nhằm chuẩn hóa bằng cấp theo tiêu chuẩn chức danh để được bổ 
nhiệm, chuyển ngạch; một số học viên đi học chưa được sự đồng ý của cơ quan 
hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn. 
- Việc kiểm tra nền nếp dạy - học của giảng viên và học viên của Lãnh đạo 
phụ trách LKĐT chưa được chú trọng 
- Công tác đánh giá, nhận xét giảng viên, học viên phòng Quản lý Đào tạo 
còn nể nang và chưa chặt chẽ 
- Một số GVCN lớp chưa sát sao với công tác chủ nhiệm, quản lý học viên 
còn lỏng lẻo 
- Việc khảo sát nhu cầu đào tạo chưa sát với nhu cầu người học và điều 
kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương 
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý các lớp liên 
kết ở Trung tâm GDTX - HN tỉnh, cùng các nguyên nhân đã được chỉ ra; vì vậy, 
người quản lý Trung tâm cần phải tìm những biện pháp tốt nhất để tăng cường 
công tác quản lý các lớp liên kết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 
* 
* * 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 16
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP 
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU 
I. Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, tư vấn giúp 
học viên nâng cao ý thức chấp hành nội quy nền nếp học tập 
1. Mục đích 
Nhằm nâng cao ý thức chấp hành nội quy nền nếp và tầm quan trọng việc 
học tập nâng cao trình độ phục vụ bản thân, công việc góp phần nâng cao chất 
lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay 
2. Nội dung 
- Tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước, 
của tỉnh, ngành về công tác đào tạo tại chức và LKĐT; 
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong, 
lối sống cho HV 
+ Tuyên truyền tới toàn thể HV những văn bản quy định đối với HV hiện 
hành của Bộ GD&ĐT, của trường liên kết, Nội quy Trung tâm, quy định lớp học. 
+ Kiên quyết xử lý HV có thái độ vô tổ chức, vi phạm nội quy, thiếu văn 
hóa, thiếu tôn trọng giảng viên, CBGVNV, HV. 
+ Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng HV, giải quyết triệt để và dứt điểm 
thắc mắc, kiến nghị của HV. 
+ Tổ chức cho tất cả HV đều được học tập nội quy Trung tâm và ký cam 
kết không vi phạm nội quy. 
- Quy định việc thực hiện nội quy, nền nếp đối với HV 
+ Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép, có xác nhận của cơ quan; 
nếu nghỉ quá số tiết quy định (25%/tổng số tiết/môn học) không đủ điều kiện dự thi 
+ Để phương tiện thẳng hàng, đúng nơi quy định 
+ Nộp học phí, các khoản phụ phí khác đầy đủ, đúng thời gian quy định 
+ Khi đến Trung tâm học phải đeo thẻ HV, không hút thuốc, uống rượu, bia 
+ Trong giờ học không sử dụng điện thoại (tắt máy hoặc để chế độ im lặng), 
không ăn quà, không làm việc riêng, không ngủ gật (ăn quà giờ ra chơi phải bỏ rác đúng 
nơi quy định). 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 17
+ Không gian lận trong học tập, thi: Điểm danh hộ, học hộ, thi hộ hoặc nhờ 
người khác điểm danh, học, thi hộ 
+ Nếu có vướng mắc cần phản ánh trước tiên với ban cán sự lớp và giáo viên 
chủ nhiệm, không phản ánh vượt cấp 
- Quy định giao tiếp, ứng xử và trang phục 
+ Trong giao tiếp và ứng xử có thái độ lịch sự, tôn trọng giảng viên, cán bộ, 
giáo viên trong Trung tâm. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, không nói tục , 
không chửi bậy, không nói tiếng nóng, không nói to gây ồn ào. Xưng hô với 
giảng viên, giáo viên: thầy - em, cô - em, với bạn bè: Bạn - tôi, cậu - mình, 
không được xưng hô mày - tao. 
+ Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không được mặc quần lửng tua rua, áo cổ trễ, 
áo không có tay, áo sơ mi quá mỏng, quá ngắn hở hang gây phản cảm. 
3. Cách thức thực hiện 
- Phân công phó giám đốc phụ trách công tác LKĐT, Trưởng phòng Quản 
lý Đào tạo (QLĐT) chịu trách nhiệm thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền 
bằng các hình thức khác nhau: thông qua họp lớp, hội thảo, bảng tin, trang thông 
tin điện tử Trung tâm. 
- Quy định nội bộ về công tác giáo dục tuyên truyền đối với cán bộ, viên 
chức phòng (QLĐT) trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục HV các lớp LKĐT ở 
Trung tâm 
II. Biện pháp 2: Tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo các lớp liên 
kết đào tạo 
1. Mục đích 
Nâng cao chất lượng đào tạo để xây dựng thương hiệu đào tạo, địa chỉ đào 
tạo có uy tín thu hút người học, tạo niềm tin với cơ quan quản lý và xã hội. Từ 
đó thu hút người học đến Trung tâm nhằm tạo nguồn tuyển sinh dồi dào những 
năm tiếp theo 
2. Nội dung 
- Mở rộng khảo sát nhu cầu đào tạo để tham mưu với cơ quan quản lý 
cấp trên phê duyệt kế hoạch mở lớp sát thực tế, phù hợp với nhu cầu đào tạo 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 18
người học và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời hạn chế tình 
trạng HV bỏ học hoặc lớp học không đảm bảo số lượng dự tuyển ban đầu 
tránh lãng phí. 
- Quy định cụ thể thực hiện quản lý các lớp liên kết 
2.1. Đối với GVCN lớp: 
- Quản lý hồ sơ lớp chủ nhiệm gồm: Sổ chủ nhiệm, sổ điểm danh, sổ lên 
lớp hàng ngày, kế hoạch giảng dạy, danh sách lớp, nghị quyết lớp, tập lý lịch 
trích ngang HV có dán ảnh, các văn bản có liên quan đến công tác mở lớp, tuyển 
sinh, đào tạo, thi, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật, hợp đồng đào tạo, các văn bản 
quy định của Trung tâm 
- Thực hiện các công việc: 
+ Ghi chép các loại hồ sơ, sổ sách thường xuyên, chính xác, điểm danh 
hàng ngày, chốt số buổi nghỉ học và thông báo trước lớp khi kết thúc mỗi môn 
học; dự các buổi họp lớp, chỉ đạo lớp thực hiện công khai tài chính, thi, kiểm tra, 
thực hiện nội quy nền nếp. 
+ Phối hợp với giảng viên, khoa đào tạo các trường liên kết trong việc lập 
kế hoạch học tập, lập danh sách HV đủ điều kiện dự thi, kiểm tra theo quy định 
Bộ GD&ĐT và thông báo công khai trước lớp. 
+ Phổ biến kịp thời các văn bản có liên quan tới lớp, lập báo cáo tình hình 
lớp sau mỗi kỳ học hoặc năm học; thường xuyên xin ý kiến, báo cáo tình hình 
của lớp tới Trưởng phòng. 
+ Trực tiếp cùng ban cán sự lớp tiếp đón giảng viên, cán bộ trường liên kết 
đến giảng dạy, công tác. 
+ Phối hợp với Trưởng phòng Tổ chức Hành chính chốt số tối nghỉ của 
giảng viên, cán bộ trường liên kết đến giảng dạy, làm việc; phối hợp với bộ phận 
tài vụ thanh toán chế độ cho giảng viên. 
+ Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HV theo kỳ học đến cơ quan cử 
người đi học. 
2.2. Đối với Trưởng phòng QLĐT: 
- Duyệt, ký lập các loại sổ của GVCN lớp 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 19
- Quản lý việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên, nhận 
xét đánh giá giảng viên sau kết thúc môn học 
- Quản lý công tác chủ nhiệm các lớp liên kết 
2.3. Đối với giảng viên 
- Trình kế hoạch giảng dạy trước khi lên lớp, được Trung tâm thông báo 
thời gian, nền nếp và cách thức phối hợp quản lý HV 
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch, thời gian lên lớp do đơn vị chủ trì đào tạo 
phê duyệt 
- Phản ánh và kiến nghị kịp thời với GVCN hoặc Trưởng phòng QLĐT về 
các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; công tác vệ sinh lớp học, ý thức chấp hành 
nội quy nền nếp học tập HV. 
3. Cách thức thực hiện 
- Phân công phó giám đốc phụ trách, Trưởng phòng QLĐT chịu trách 
nhiệm đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện công tác LKĐT: kế hoạch, chất lượng đào 
tạo, việc lên lớp giảng viên, công tác chủ nhiệm, quản lý HV 
- Tăng cường công tác phối hợp trường liên kết, phối hợp giữa giảng viên 
và GVCN trong việc đánh giá, xét điều kiện dự thi của HV  
- Duyệt nhận xét đánh giá kết quả học tập của HV theo kỳ học đến cơ quan 
cử người đi học 
- Nhận xét khách quan, chính xác việc lên lớp của giảng viên, kiên quyết 
không giải quyết cho giảng viên đơn vị chủ trì đào tạo lên muộn, về sớm so kế 
hoạch phê duyệt 
III. Biện pháp 3: Tăng cường đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý các 
lớp liên kết đào tạo 
1. Mục đích 
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đã khẳng định: “Quản lý và kiểm 
tra là một, quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý”. Tăng cường đôn 
đốc kiểm tra công tác quản lý các lớp liên kết giúp cho cán bộ quản lý (CBQL), 
giảng viên, GVCN nhìn nhận đúng thông tin cần thiết về mục tiêu, kế hoạch đào 
tạo, về kết quả học tập của HV; phát hiện những mặt tốt, mặt tích cực cũng như 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 20
những hạn chế thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm không ngừng nâng 
cao chất lượng đào tạo. Đồng thời tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tinh thần 
trách nhiệm của cán bộ, viên chức, làm cho công tác LKĐT đi vào nền nếp có 
kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo hiệu quả. 
2. Nội dung 
- Kiểm tra việc thực hiện nội quy nền nếp, ý thức học tập của HV. 
- Kiểm tra công tác chỉ đạo các lớp liên kết của Trưởng phòng QLĐT, việc 
quản lý hồ sơ liên kết theo quy định 
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên 
- Kiểm tra việc quản lý GVCN lớp, sự phối hợp giữa GVCN và giảng viên 
trong việc quản lý, xem xét điều kiện thi, kiểm tra của HV; việc nhận xét đánh 
giá của GVCN về kết quả học tập của HV đến cơ quan cử người đi học 
- Kiểm tra việc GVCN niêm yết công khai kết quả học tập của lớp tại bảng 
thông báo phòng QLĐT và trên trang thông tin điện tử Trung tâm 
3. Cách thức thực hiện 
- Kiểm tra thường xuyên, đột xuất sĩ số chuyên cần, ý thức học tập, việc 
đeo thẻ của HV, việc điểm danh hàng ngày của GVCN và việc thực hiện kế 
hoạch lên lớp, thời gian lên lớp của giảng viên 
- Thông qua dự họp lớp sau khi kết thúc kỳ học, kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, 
kiểm tra kết quả đánh giá HV; lấy ý kiến góp ý HV về công tác quản lý, công tác 
chủ nhiệm, việc lên lớp giảng viên, hoạt động ban cán sự lớp, công tác vệ sinh 
lớp học. 
Qua nghiên cứu cho thấy, một số biện pháp quản lý đã đề xuất ở trên có 
mối quan hệ mật thiết với nhau, chịu sự tác động qua lại với nhau; mỗi biện 
pháp có vai trò, vị trí chức năng, tầm quan trọng giải quyết từng nội dung của 
công tác quản lý LKĐT. Nếu triển khai đồng bộ các biện pháp sẽ tạo được sự 
thay đổi tích cực về “chất và lượng” trong công tác LKĐT ở Trung tâm GDTX-
HN tỉnh 
* 
 * * 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 21
Chương IV: HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP 
LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU 
I. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Tiến hành kiểm tra việc thực hiện nội quy nền nếp, ý thức học tập của học 
viên, việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên và quản lý lớp, 
quản lý hồ sơ của GVCN ở 03 lớp kết quả như sau: 
1. Đối với học viên 
Nội dung kiểm tra 
Thực hiện nội quy, 
nền nếp 
Ý thức học tập 
TT Lớp 
Số 
HV 
Tốt Khá 
Chưa 
tốt 
Tốt Khá 
Chưa 
tốt 
HV 
bỏ học 
1 Đại học Nông lâm K5 70 18 26 26 18 26 26 11 
2 Đại học Luật K2 101 27 39 35 27 39 35 18 
3 Trung cấp địa chính 93 28 33 32 28 33 32 28 
Tổng 264 73 98 93 73 98 93 57 
 2. Đối với giảng viên 
Nội dung kiểm tra 
Thực hiện kế hoạch 
giảng dạy 
Thực hiện thời gian 
lên lớp TT Lớp 
Số 
Giảng 
viên Đảm 
bảo 
Lên 
muộn 
Về sớm 
Đảm 
bảo 
Vào 
muộn 
Ra 
sớm 
1 Đại học Nông lâm K5 06 04 01 01 03 03 0 
2 Đại học Luật K2 05 03 02 0 04 01 0 
3 Trung cấp địa chính 03 02 01 0 03 0 0 
Tổng 14 09 04 01 10 04 0 
 3. Đối với GVCN 
Nội dung kiểm tra 
Quản lý lớp chủ nhiệm Quản lý hồ sơ chủ nhiệm TT Lớp 
Số 
GVCN 
Tốt Khá Chưa tốt Tốt Khá Chưa tốt 
1 Đại học Nông lâm K5 01 0 0 01 0 0 01 
2 Đại học Luật K2 01 0 01 0 0 01 0 
3 Trung cấp địa chính 01 0 0 01 0 0 01 
Tổng 03 0 01 02 0 01 02 
II. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện nội quy nền nếp, ý thức học tập của 
học viên, việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên và quản lý 
lớp, quản lý hồ sơ của GVCN ở 03 lớp trước đó kết quả như sau: 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 22
1. Đối với học viên 
Nội dung kiểm tra 
Thực hiện nội quy, 
nền nếp 
Ý thức học tập TT Lớp 
Số 
Hv 
Tốt Khá Chưa tốt Tốt Khá Chưa tốt 
HV 
 bỏ 
học 
1 Đại học Nông lâm K5 70 33 32 05 33 32 05 0 
2 Đại học Luật K2 101 47 43 11 47 43 11 0 
3 Trung cấp địa chính 93 44 42 07 93 44 42 0 
Tổng 264 124 117 23 124 117 23 0 
2. Đối với giảng viên 
Nội dung kiểm tra 
Thực hiện kế hoạch 
giảng dạy 
Thực hiện thời gian 
lên lớp TT Lớp 
Số 
Giảng 
viên Đảm 
bảo 
Lên 
muộn 
Về 
sớm 
Đảm 
bảo 
Vào 
muộn 
Ra 
sớm 
1 Đại học Nông lâm K5 03 03 0 0 03 0 0 
2 Đại học Luật K2 04 03 01 0 04 0 0 
3 Trung cấp địa chính 04 04 0 0 04 0 0 
Tổng 11 10 01 0 11 0 0 
3. Đối với GVCN 
Nội dung kiểm tra 
Quản lý lớp chủ nhiệm Quản lý hồ sơ chủ nhiệm TT Lớp 
Số 
GVCN 
Tốt Khá Chưa tốt Tốt Khá Chưa tốt 
1 Đại học Nông lâm K5 01 0 01 0 0 01 0 
2 Đại học Luật K2 01 01 0 0 01 0 0 
3 Trung cấp địa chính 01 0 01 0 0 01 0 
Tổng 03 01 02 0 01 02 0 
So sánh kết quả kiểm tra của 03 lớp trước khi áp dụng sáng kiến kinh 
nghiệm và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho thấy: 
- Số HV thực hiện nội quy nền nếp và ý thức học tập tốt tăng 19%, khá 
tăng 7.3%; số HV thực hiện nội quy nền nếp và ý thức học tập chưa tốt giảm 
26.3%; không còn HV bỏ học 
- Số giảng viên thực hiện kế hoạch giảng dạy đảm bảo tăng, lên muộn 
giảm; không có tình trạng giảng viên về sớm so kế hoạch và 100% giảng viên 
thực hiện đảm bảo thời gian lên lớp. 
- Số GVCN quản lý lớp và hồ sơ chủ nhiệm tốt, khá tăng 33.3%; chưa tốt 
giảm từ 67% xuống 0%. 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 23
KẾT LUẬN 
I. Những bài học kinh nghiệm 
Qua quá trình công tác và quản lý công tác LKĐT ở Trung tâm GDTX-
HN tỉnh, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: 
Thứ nhất, muốn nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý các lớp 
LKĐT trước hết phải nâng cao chất lượng quản lý 
Thứ hai, tiếp tục đổi mới công tác chủ nhiệm, tăng cường vai trò của 
GVCN và ban cán sự lớp 
Thứ ba, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai trong tuyển sinh, đào tạo, 
thu, chi tài chính và xét điều kiện dự thi, kiểm tra. 
Thứ tư, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch đào tạo 
của giảng viên, công tác quản lý của GVCN lớp và nền nếp học tập của HV 
Thứ năm, quản lý tốt hồ sơ các lớp liên kết theo quy định và quan tâm 
giải quyết kiến nghị đề xuất chính đáng của người học 
II. Ý nghĩa của một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT 
Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh 
trước tiên đã góp phần: 
Một là, chấn chỉnh nền nếp, ý thức học tập của HV, từng bước nâng cao 
nhận thức HV, cán bộ, viên chức về công tác đào tạo tại chức 
Hai là, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của GVCN lớp và giảng viên 
 Ba là, nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín trong đào tạo nhằm đáp ứng 
yêu cầu đòi hỏi xã hội và xu thế hội nhập hiện nay. 
Bốn là, giúp lãnh đạo phụ trách công tác LKĐT điều chỉnh công tác quản 
lý phù hợp 
III. Khả năng ứng dụng, triển khai 
Từ kết quả thu được một số lớp liên kết trong năm học 2012-2013, bản 
thân tôi rất muốn được tiếp tục áp dụng một số biện pháp quản lý các lớp liên 
kết trong năm học tiếp theo ở Trung tâm và có khả năng triển khai ở một số cơ 
sở liên kết trong tỉnh. Bởi vì nâng cao chất lượng công tác LKĐT sẽ góp phần 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 24
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. Từ đó đúc rút thêm 
kinh nghiệm về biện pháp quản lý các lớp liên kết đảm bảo hiệu quả, thiết thực. 
IV. Những kiến nghị, đề xuất 
1. Đối với UBND tỉnh 
Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho phép Trung tâm thực hiện công tác 
LKĐT với nhiều ngành, nghề phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của 
tỉnh và nguyện vọng của người học 
2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 
- Tăng cường kiểm tra tư vấn, giúp đỡ các đơn vị có chức năng LKĐT 
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong việc phê duyệt kế hoạch đào 
tạo, các văn bản đề nghị về LKĐT để Trung tâm chủ động thực hiện công tác 
tuyển sinh đúng kế hoạch 
Trên đây, là nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “Một số biện 
pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh”. Do thời 
gian nghiên cứu có hạn nên khó tránh khỏi hạn chế. Kính mong Hội đồng 
khoa học Trung tâm, Hội đồng khoa học Ngành, Tỉnh xem xét, góp ý để đề tài 
hoàn thiện hơn. 
Trân trọng cảm ơn ! 
TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ 
 SÁNG KIẾN 
(Họ, tên và chữ ký) 
Chu Thị Thanh Loan 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 
(Họ, tên, chữ ký và đóng đâu) 
* 
* * 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD&ĐT: Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của 
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên 
nghiệp, cao đẳng, đại học; Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28/6/2007 
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao 
đẳng hình thức vừa làm vừa học”; Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 
02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động 
của trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 
30/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động 
của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. 
2. Luật giáo dục - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. 
3. Khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012. 
4. UBND tỉnh Lai Châu: Nghị quyết Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Lai 
Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 
29/12/2011 của UBND tỉnh về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh đến 
năm 2020. 
5. Sở GD&ĐT Lai Châu: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 
2012-2013. 
6. Trung tâm GDTX-HN tỉnh: Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, 
Nghị quyết của Trung tâm năm học 2012-2013. 
7. Hợp đồng LKĐT với trường Đại học, Cao đẳng, Viện Đại học mở 
Hà Nội. 
Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 26
MỤC LỤC 
NỘI DUNG TRANG 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 
MỞ ĐẦU 2 
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO 
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 
4 
Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở 
TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU 
10 
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP LIÊN 
KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU 
16 
Chương IV: HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LIÊN 
KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU 
21 
KẾT LUẬN 23 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 
MỤC LỤC 26 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_quan_ly_cac_lop_lkdt_o_trung_tam_gdtx_hn_tinh_9004.pdf
Sáng Kiến Liên Quan