Đề tài Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà năm 2008 - 2009

1.Lý do chọn đề tài

a) Cơ sở lý luận:

Toán học là môn khoa học tự nhiên gây nhiều hứng thú cho học sinh, nó là

môn học rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập, nghiên cứu và

cả cuộc sống hàng ngày. Một nhà toán học và sư phạm nổi tiếng đã nói: ” Toán

học được xem là một khoa học chứng minh”.

Nhưng đó chỉ là một khía cạnh, toán học phải được trình bày dưới hình thức

hoàn chỉnh. Muốn vậy người học phải nắm vững các kiến thức toán học từ thấp

đến cao, phải học toán thường xuyên liên tục, biết quan sát , dự đoán phối hợp

và sáng tạo, phải tự lực tiếp thu kiến thức qua hoạt động đích thực của bản thân.

Ngày nay học sinh luôn được tiếp cận với nhiều kiến thức khoa học tiên tiến

,với nhiều môn học mới lại đầy hấp dẫn nhằm hoàn thiện và bắt kịp công cuộc

đổi mới , phát triển toàn diện của đất nước. Trong các môn học ở trường phổ

thông, toán học được xem là môn học cơ bản, là nền tảng để các em phát huy

năng lực của bản thân trong việc tiếp thu và học tập các môn khoa học khác. Tuy

nhiên để học sinh học tập tốt môn toán thì giáo viên phải cung cấp đầy đủ lượng

kiến thức cần thiết, cần đổi mới các phương pháp dạy học, làm cho các em trở

nên yêu thích toán học hơn, vì có yêu thích mới dành nhiều thời gian để học

toán. Từ đó các em tự ý thức trong học tập và phân bổ thời gian hợp lý đảm bảo

yêu cầu học tập của thời đại mới

pdf12 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà năm 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐÀN 
 TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI NGHĨA 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TÊN ĐỀ TÀI: 
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI TẬP Ở NHÀ 
GIÁO VIÊN : TRẦN THỊ THU THỦY 
Năm học: 2008 - 2009 
 2 
PHẦN THỨ NHẤT 
 MỞ ĐẦU 
1.Lý do chọn đề tài 
a) Cơ sở lý luận: 
 Toán học là môn khoa học tự nhiên gây nhiều hứng thú cho học sinh, nó là 
môn học rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình học tập, nghiên cứu và 
cả cuộc sống hàng ngày. Một nhà toán học và sư phạm nổi tiếng đã nói: ” Toán 
học được xem là một khoa học chứng minh”. 
 Nhưng đó chỉ là một khía cạnh, toán học phải được trình bày dưới hình thức 
hoàn chỉnh. Muốn vậy người học phải nắm vững các kiến thức toán học từ thấp 
đến cao, phải học toán thường xuyên liên tục, biết quan sát , dự đoán phối hợp 
và sáng tạo, phải tự lực tiếp thu kiến thức qua hoạt động đích thực của bản thân. 
 Ngày nay học sinh luôn được tiếp cận với nhiều kiến thức khoa học tiên tiến 
,với nhiều môn học mới lại đầy hấp dẫn nhằm hoàn thiện và bắt kịp công cuộc 
đổi mới , phát triển toàn diện của đất nước. Trong các môn học ở trường phổ 
thông, toán học được xem là môn học cơ bản, là nền tảng để các em phát huy 
năng lực của bản thân trong việc tiếp thu và học tập các môn khoa học khác. Tuy 
nhiên để học sinh học tập tốt môn toán thì giáo viên phải cung cấp đầy đủ lượng 
kiến thức cần thiết, cần đổi mới các phương pháp dạy học, làm cho các em trở 
nên yêu thích toán học hơn, vì có yêu thích mới dành nhiều thời gian để học 
toán. Từ đó các em tự ý thức trong học tập và phân bổ thời gian hợp lý đảm bảo 
yêu cầu học tập của thời đại mới. 
b) Cơ sở thực tiễn: 
 Muốn đạt kết quả cao trong học tập môn toán, ngoài sự tập trung chú ý 
trong nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến, hoc sinh còn cần phải chăm chỉ học 
bài và làm bài ở nhà. 
 Ông cha ta có câu “văn ôn , võ luyện” hay Bác Hồ đã dạy” học phải đi đôi 
với hành” . Nếu ta chỉ học tập trên lớp mà không ôn bài, không vận dụng kiến 
thức đã học để giải bài tập cũng như liên hệ với thực tiễn cuộc sống thì trước 
hết là tư duy kém phát triển ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách 
con người . Vì rằng như ĐêCác và Leibnitz đã nói “ Giải toán là một nghệ thuật 
thực hành giống như bơi lội , trượt tuyết hay chơi đàn. Có thể học đựơc nghệ 
thuật đó, chỉ cần bắt chước theo những mẫu mực đúng đắn và thường xuyên 
thực hành. Không có chìa khoá nào thần kì để mở mọi cửa ngõ, không có hòn 
đá thần kì để biến mọi kim loại thành vàng”. 
 Do đó vấn đề học bài và làm bài tập ở nhà trở thành vô cùng quan trọng đối 
với tất cả học sinh. Hiện nay, do thay đổi chương trình và phương pháp giảng 
 3 
dạy nên vấn đề học bài và làm bài tập ở nhà cần phải đặt lên vị trí hàng đầu. 
Vấn đề này trở thành một chuyên mục mà nhiều thầy cô giáo phải quan tâm. 
Nhưng học bài và làm bài tập ở nhà như thế nào cho đạt được kết quả cao trong 
học tập lại là một việc làm không đơn giản. Bởi vì nó là một vấn đề trọng tâm 
mang tính chất tổng hợp lại phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ 
quan. Không thể áp dụng máy móc cho tất cả các bài học, bài tập hay các đối 
tượng mà phải linh hoạt, uyển chuyển theo nội dung kiến thức cần truyền thụ, 
theo trọng tâm yêu cầu của từng bài giảng để phù hợp với cách học nhằm đạt 
hiệu quả tốt nhất. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
 Chỉ ra những hoạt động cụ thể học sinh cần phải làm gì. 
 Chỉ ra những phương pháp học bài và làm bài tập ở nhà. 
 Nâng cao chất lượng học tập. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
Nhiệm vụ khái quát: Nêu những phương pháp học bài và làm bài ở nhà theo nội 
dung chương trình mới. 
Nhiệm vụ cụ thể: 
- Tìm hiểu thực trạng học sinh. 
- Những phương pháp đã thực hiện 
- Những chuyển biến sau khi áp dụng 
- Bài học kinh nghiệm 
4. Đối tượng nghiên cứu: 
 Học sinh lớp 6A4, 6A5 trường THCS Hưng Thái Nghĩa, Nam đàn, Nghệ An. 
5. Phương pháp nghiên cứu: 
 - Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh. 
 - Phương pháp đọc sách và tài liệu 
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
 - Phương pháp thực nghiệm 
 - Phương pháp đàm thoại nghiên cứu vấn đề 
6. Cơ sở nghiên cứu: 
 Khối lớp 6 Trường THCS Hưng Thái Nghĩa 
 4 
 PHẦN THỨ HAI 
 NỘI DUNG 
1.Thực trạng nảy sinh kinh nghiệm: 
a)Đặc điểm tình hình lớp: 
 -Khối lớp 6 có số lượng học sinh không đồng đều về nhận thức gây khó khăn 
cho giáo viên trong việc lựa chọn phơng pháp phù hợp. Nhiều học sinh có hoàn 
cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần do đó việc đầu tư về thời gian và sách 
vở cho học tập bị hạn chế nhiều và ảnh hưởng không nhỏ đến sự nhận thức và 
phát triển của các em. 
 -Sau khi nhận lớp và dạy một thời gian tôi đã tiến hành điều tra cơ bản thì 
thấy: 
 + Lớp 6A4: Số em lười học bài, lười làm bài tập chiếm khoảng 75%; số học 
sinh nắm chắc kiến thức và biết vận dụng vào bài tập có khoảng 25%, số học 
sinh biết phối hợp các kiến thức,kỹ năng để học toán chiếm khoảng 25%. 
 + Lớp 6A5: Số em lười học và lười làm bài tập chiếm khoảng 85% ; số em 
nắm chắc kiến thức và biết vận dụng chiếm khoảng 15%, số các em biết phối 
hợp các kiến thức kỹ năng để học toán chiếm khoảng 24% 
b)Thực trạng học sinh: 
 Đa số học sinh hay thỏa mãn trong học tập, các em cho rằng các kiến thức đư-
ợc trình bày trong sách giáo khoa là kết tinh của các nhà toán học đó là những 
kiến thức đầy đủ nhất và chỉ cần học thuộc lòng nó để vận dụng vào làm các bài 
tập là xong. Chính vì vậy học sinh tiếp thu một cách thụ động, không cần suy 
nghĩ maỳ mò để tự mình khám phá ra kiến thức mới như một khái niệm, một 
định lý hay một tính chất nào đó...và những kiến thức đó không ăn sâu vào trí óc 
của học sinh, làm cho học sinh quen khi vận dụng vào làm các bài tập .Cụ thể 
qua điều tra ban đầu : 
Lớp TS Giỏi Khá T b 
Yếu 
 Kém 
 HS TS % TS % TS % TS % TS % 
6A4 30 0 0 3 10 15 50 12 40 0 0 
6A5 32 0 0 3 9,4 13 40 15 47 1 3,6 
 62 0 0 6 9,8 28 45 27 43,6 1 1,6 
c)Nguyên nhân: 
- Các em chưa có ý thức tự giác trong học tập , chưa có kế hoạch về thời 
gian hợp lý khi tự học ở nhà. 
 5 
- Còn ham chơi ,học còn mang tính chất để lấy điểm , cha nắm vững hiểu 
sâu kiến thức toán học,không tự ôn luyện một cách thờng xuyên có hệ thống. 
- Trong lớp chưa thật tập trung chú ý vào bài giảng của thầy cô chưa chịu 
đào sâu suy nghĩ để phát triển ra các kiến thức mới. 
- Chưa biết sử dụng đúng sách giáo khoa , sách nâng cao vừa sức, còn hiện 
tượng dấu dốt không chịu học hỏi bạn bè. 
Để khắc phục những tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh và 
làm cho học sinh yêu thích môn toán hơn. Tôi đã tiến hành các biện pháp giáo 
dục dưới đây: 
I) Tự học, tự rèn luyện và tự giác trong học tập 
Ai cũng biết rằng “ ăn để mà sống , mà tồn tại” và không ai có thể “ăn thay” 
được. Muốn tồn tại ,muốn sống và phát triển thì bản thân con người trước hết 
phải “tự ăn” – “có thực mới vực được đạo” . Và rằng ai cũng hiểu muốn có trí 
thức thì mỗi con người đều phải tự học , tự rèn luyện không ai có thể học thay 
được cho mình, mà phải tự lao động để kiếm sống. Trong cuộc đời , bố mẹ, thầy 
cô giáo không thể nắm tay dẫn dắt,che chở cho các em mãi được. Do đó vai trò 
tự học tự rèn luyện giải bài tập là yếu tố cơ bản nhấtquyết định thắng lợi. Mỗi 
thành công là 99% mồ hôi và nước mắt, chỉ còn lại 1% là bẩm sinh. 
 Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà trước hết cần phải xác định 
cho các em ý thức học tập tụ giác. Cụ thể học tập vừa là quyền lợi vừa là nghĩa 
vụ; vừa là học vừa cũng là chơi vì chơi để mà học , học để mà chơi. Không câu 
nệ, gò bó các em, bắt các em phải học nhiều bằng cách ra nhiều câu hỏi và bài 
tập. Chỉ nên ra những câu hỏi trọng tâm, bài tậo đơn giản dễ hiểu, dễ nhớ đáp 
ứng với yêu cầu nội dung bài giảng là đủ. Như vậy tự học ở nhà , rèn luyện cho 
các em thói quen độc lập suy nghĩ, khong lùi bước trước những câu hỏi khó , 
bài tập khó. 
 II) Tinh thần vượt khó hăng say hứng thú trong học va làm bài: 
 Trước hết phải đề cao tinh thần ý chí vượt khó khăn, say sưa yêu thích môn . 
Học toán quả thật không phải chuyện dễ. Bởi vì toán học đòi hỏi tư duy lập 
lụan logic chính xác, chặt chẽ. Kết quả lại phải đúng với thực tế, yêu cầu cường 
độ học tập cũng như thời gian nhiều hơn so với các môn khác. Nếu không có 
tinh thần vượt khó thì không thể hoàn thành nhiệm vụ. 
Một khái niệm, một định nghĩa, công thức, định lí, .chưa hiểu hay một bài 
toán chưa giải được có thể làm cho em chán nản , thiếu tự tin rồi đi đến nản 
chívà không muốn học môn toán. Hễ có giờ toán là các em lo sợ . Các thầy cô 
giáo phải hiểu tâm líhọc toán của học sinh để khắc phục nhược điểm” sợ học 
môn toán “. Mặt khác kiến thức toán học thực sự có mối liên hệ móc xích, hữu 
 6 
cơ xuyên suốt trong chương trình toán học ở tất cả các lớp . Không hiểu kiến 
thức cơ bản ở lớp dưới thì khó có thể lĩnh hội các kiến thức ở lớp cao hơn. 
Thông thường các em chưa thực sự thành thạo kĩ năng thực hiện các phép tính 
nên ảnh hưởng tới tiếp thu bài mới, đó là chưa nói đến việc giải các bài tập. Từ 
đó đâm ra ngại khó, lười học , lười suy nghĩ, và sẽ không hứng thú học toán. 
Nhưng ở đời cũng không thiếu những ví dụ về những cái lúc đầu thì sợ, dần 
dần bớt sợ, đi đến làm quen,cuối cùng là thích là say mê. Khi đã bắt đầu yêu 
thíchtoán rồi thì sẽ tự giác học tập, say sưa học tập,nhưng cuối cùng học tập đạt 
kết quả cao, thì phải thường xuyên rèn luyện phương pháp học tập. Tất cả mọi 
công việc , không có lòng đam mê, hăng say và chịu khó thì không thể thành 
công. Công việc học toán cũng vậy. Do đó phải biết khơi dậy tinh thần sáng 
tạo, ý chí nghị lực phi thường của lớp trẻ , khích lệ các em hăng say trong môn 
học bằng cách ra bài tập và đặt câu hỏi từ dễ đến khó, khuyến khích cho điểm 
để các em phấn khởi. Cố gắng liên hệ các câu hỏi , bài tập thực tế, rút ra cái hay 
cái đẹp của toán học (có thể có) trong bài học để tạo nguồn cảm hứng, say sưa 
học tập môn toán. 
III) Cách học bài ở nhà: 
Trước hết học sinh cần phải có phong cách khoa học trong học tập , tự rèn 
luyện cho mình các thói quen tốt sau đây: 
-Thói quen tập trung chú ý: nếu khi học các em biết tập trung chú ý thì hiệu 
suất học tập sẽ cao hơn, tránh vừa học vừa xem tivi, vừa nghe nhạc 
 a) Thói quen làm việc theo thời gian biểu: 
Là học sinh biết tập cho mình tự lên thời gian biểu cho từng ngày, từng tuần , 
từng tháng việc lên thời gian biểu như thế giúp các em hình dung được các 
công việc phải làm và có phương án cụ thể điều chỉnh hợp lí khi cần thiết, phảu 
tập được thói quen giờ nào việc ấy. Việc hôm nay không để đến ngày mai. 
 b) Thói quen “xào bài” 
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xào bài khi học bài ở nhà theo trình tự: 
+ Những kiến thức thu nhận được ở lớp cần phải được tái diễn trong bộ nhớ 
Bằng cách hồi tưởng lại những gì nghe thấy. Học sinh cần 9, 10 phút để hình 
dung lại toàn bộ nội dung bài giảng. 
+ Sau đó ghi nhận những điều cơ bản trọng tâm của bài và tự làm lại cacví dụ 
mà giáo viên đã đưa ra minh hoạ, thực tế cho thấy nhiều học sinh về nhà không 
tự ghi lại kiến thức đã nghe, đã hiểu, do đó sau một thời gian lượng kiến thức bị 
mai một dần, dẫn tới bị rỗng kiến thức. Khi xào bài hầu hết những bài giảng 
trên lớp được học sinh hồi tưởng lại lần hai góp phần hiểu và nhớ thêm một lần 
nữa, do mới học xong nên nhớ được hầu hết các nội dung bài giảng trên lớp 
 7 
giúp học sinh thuộc nhanh hơn, từ đó không tốn thời gian . Sau khi xào bài học 
sinh có thể tự mình đưa ra những ý kiến, nhận xét của bản thân đúng hay sai? 
Cần kiểm tra đối chiếu với sách giáo khoa , sách bài tập hay tài liệu tham 
khảonếu chỗ nào chưa hiểu thì ghi lại hỏi thầy hỏi bạn. Cuối cùng ghi lại vào 
sổ tay toán học cho riêng mình. 
 c) Thói quen đọc sách giáo khoa , và nghiên cứu sách giáo khoa trước khi đến 
lớp 
 Để chủ động trong học tập , học sinh nên bớt chút thời gian đọc trước nội 
dung sắp học, sơ bộ nắm được ý chính, cơ bản đến khi học, học sinh chủ động 
hơn khi tham gia chiếm lĩnh kiến thức ở trên lớp. 
IV) Cách làm bài tập: 
Để giải bài tập toán ở nhà, trước hết ta cần đọc kĩ đề bài, phân tích và xác định 
bài tập cần sử dụng định lí nào, công thức hay khái niệm gì? Đồng thời có 
thuộc kiểu dạng nào, giống hay không giống các bài tập đã học, hay ví dụ trong 
bài giảng trên lớp. Từ những kiến thức đã lĩnh hội, ta mới áp dụng để đưa ra 
quyết định giải phápcụ thể đối với bài tập đã cho.Với những bài toán khó quá, 
không giải được ta cầnđọc thêm sách tham khảo, hỏi bạn bè, thầy cô giáo để 
tìm hướng giải quyết, không nên chép lời giải của sách giáo khoa, hay cách làm 
của ai đó mà phải tự mình nghiên cứu suy nghĩ phát hiện rấcch giải của bài toán 
. Sau khi giải xong đặt câu hỏi xem có cách nào khác hay hơn , ngắn gọn hơn 
cách đã giải, đồng thời thử đề xuất một bài toán tương tự như bài tập đã làm. 
Cuối cùng ghi cách giải hay, độc đáo vào sổ tay toán học riêng của mình. 
V) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà: 
 Cụ thể đối với bài học “Tập hợp – Phần tử của tập hợp” sách giáo khoa toán 6 
tập một. 
Khi xào bài các em nhớ đọc lại để nhớ kĩ lí thuyết , tức là phải nắm đượpc : tập 
hợp, kí hiệu tập hợp , nhận biết phần tử thuộc hay không thuộc tập hợp; số 
lượng phần tử của tập hợp, sau đó vận dụng vào làm bài tập được giáo viên ra 
về nhà dưới hình thức “ phiếu học tập”. 
 Phiếu học tập 
Câu 1: Hãy cho một ví dụ về tập hợp. Hãy cho một ví dụ về tập hợp số. 
Câu 2: Cho biết số phần tử của mỗi tập hởp câu trên. Khi đó , chỉ ra một phần 
tử không thuộc tập hợp đó. 
Câu 3: Cho biết cách viết tập hợp, có thể viết tập hợp đã chỉ ra ở câu trên theo 
những cách nào? Hãy minh hoạ. 
Câu 4: Làm bài tập 1, trang 6 SGK. 
 8 
Câu 5: Bạn Bình nói : Tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “Cộng hoà xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam” là:  OXVTUNMIHGECA ,,,,,,,,,,,, .Theo em bạn Bình nói 
đúng hay sai? Tại sao? 
Câu 6: Làm bài tập 3, trang 6 SGK 
Câu 7: Làm bài tập 4, trang 6 SGK 
Câu 8: Làm bài tập 5, trang 6 SGK. 
Câu 9: Nối mỗi dòng ở cột bên trái với mỗi dòng ở cột bên phải trong bảng sau, 
để được khẳng định đúng 
1.Tập hợp  71,  xNx còn có các 
cách viết khác là 
a) { 1; 2; 3; 4; 5; 6 } 
2. Tập hợp  70,  xNx cßn cã 
c¸ch viÕt kh¸c lµ 
b) {0; 1; 2; 3; 4; 5} 
3. Tập hợp  10,2/  xxNx  cßn cã 
c¸ch viÕt kh¸c lµ 
c){ 2; 3; 4; 5; 6} 
4. Tập hợp  6,  xNx còn có cách viết 
khác là 
d) {0; 2; 4; 6; 8 } 
Caau 10: Cho hai tập hợp: A = {2; 3; 4; 5; 6} 
 B = {0; 2; 4; 6} 
Điền dấu x vào ô trong bảng sau, sao cho câu trả lời là đúng 
 Câu Đúng Đúng Sai 
1. Số 2 không thuộc cả hai tập hợp đã cho 
2. Số 6 thuộc tập hợp A và số 6 cũng thuộc tập hợp B 
3. Các số 2, 4, 6 đồng thời thuộc hai tập hợp đã cho 
4. Số 3 chỉ thuộc tập hợp A mà không thuộc tập hợp B 
5. Không có số nào thuộc tập hợp B mà không thuộc tập hợp 
A 
6. Số 0 thuộc tập hợp B, còn số 5 không thuộc tập hợp A 
3.Kết quả sau khi sử dụng các biện pháp: 
 Với phương pháp thực hiện như trên học sinh được tự tìm ra kiến thức cần biết 
một cách độc lập tích cực. Do đó học sinh hứng thú, hiểu bài sâu sắc từ đó vận 
dụng tốt.Qua dạy đối chứng và kiểm nghiệm bằng kiểm tra trắc nghiệm tôi thấy 
chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Số học sinh yêu thích toán 
ngày càng nhiêù hơn.Từ đó các em có kế hoạch học hỏi thêm ở SGK , ở bạn bè, 
 9 
phát huy duy trì niềm say mê học toán của các em.Học sinh đã biết tự củng cố, 
ôn luyện các kiến thức bài tập, biết phối hợp các kiến thức đã học vào bài tập. 
 Cụ thể qua khảo sát : 
Lớp TS Giỏi Khá Tb Yếu Kém 
 HS TS % TS % TS % TS % TS % 
6A4 
6A5 
 + 
30 
32 
62 
0 
0 
0 
0 
0 
0 
12 
10 
22 
40 
31 
37 
15 
17 
32 
50 
53 
50 
3 
5 
8 
10 
16 
13 
0 
0 
0 
0 
0 
0 
 4.Bài học kinh nghiệm: 
 a)Đối với ngời thầy: 
 - Phải nỗ lực vượt khó, phải nắm vững kiến thức trọng tâm để có đủ năng lực 
xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập dẫn dắt một cách khoa học. 
 - Phải nắm vững một số kỹ thuật để soạn bài và dạy theo con đường trực quan 
phân tích. 
 -Người thầy phải nắm bắt kịp thời theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng 
dạy nhất là ở giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học. 
 -Tham khảo các tài liệu có liên quan đến bài giảng, thường xuyên củng cố và 
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. 
 -Giảng dạy phải tường minh, chính xác các kiến thức cơ bản của toán học. 
Nghiên cứu kỹ chính xác được rõ mục tiêu của từng bài để xây dựng phương 
pháp giảng dạy cho phù hợp. 
 -Khuyến khích động viên học sinh, khen chê kịp thời, đúng lúc. Chú ý giúp và 
phân công học sinh khá giúp đỡ các em có học lực trung bình, yếu nắm được 
kiến thức cơ bản, mở rộng kiến thức cho học sinh khá giỏi. 
 b)Đối với trò: 
 -Học sinh phải thật sự nỗ lực, kiên trì, vượt khó và phải thực sự hoạt động trí 
óc, phải có óc phân tích một bài toán, biết nắm vững đặc thù của các bài toán để 
có thể đa bài toán về dạng quen thuộc đã biết cách giải. 
 -Phải cần cù chịu khó, ham học hỏi, sử dụng sách tham khảo vừa sức, hiệu 
quả. 
 -Học đi đôi với hành để củng cố khắc sâu kiến thức cơ bản của toán học. 
 10 
PHẦN THỨ BA 
 KẾT LUẬN 
 Học bài và làm bài tập ở nhà phải có tinh thần tự lực tự cường đồng thời 
phải thấy được đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi học sinh. Bởi vì công việc 
này không ai có thể học thay, làm thay được. Do đó muốn đạt kết quả cao trong 
học tập thì ai cũng phải làm bài tập. Nếu chăm chỉ học tập cùng với sự giúp đỡ, 
hướng dẫn của thầy cô giáo và bạn hữu thì chắc chắn rằng các em sẽ học hành 
tiến bộ. 
 Nếu có sự tiến bộ trong học tập thì đó là động lực thúc đẩy tinh thần phấn 
khởi say mê, ham thích học toán và có lòng đam mê, tình yêu toán học nghĩa là 
“Cái gì thuộc về con người thì không xa lạ đối với tôi”. 
 11 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1) Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trờng THCS. 
2) Sách hướng dẫn giảng dạy môn toán lớp 6 
3) Sách giáo khoa toán 6 
4) Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn toán chu kỳ 2004-2007 
 12 
 MỤC LỤC 
 Phần thứ nhất: Những vấn đề chung 
 1-Lý do chọn đề tài 
 2-Mục đích nghiên cứu 
 3-Nhiệm vụ nghiên cứu 
 4-Đối tượng nghiên cứu 
 5-Phương pháp nghiên cứu 
 6-Cơ sở nghiên cứu 
 Phần thứ hai: Nội dung 
 1-Thực trạng nảy sinh kinh nghiệm 
 2-Những biện pháp đã tác động quá trình nghiên cứu 
 3-Kết quả sau khi đã sử dụng các biện pháp 
 4-Bài học kinh nghiệm rút ra 
 Phần thứ ba: Kết luận 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_hoc_sinh_hoc_bai_va_lam_bai_tap_o_nha_9205.pdf
Sáng Kiến Liên Quan