Đề tài Giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ thông – Thực trạng và giải pháp

Lời nói đầu

Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên phải chịu tác động của thiên

tai, đặc biệt là thiên tai liên quan đến nước, gây thiệt hại rất lớn đến người và của. Thế

nhưng dường như chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp thực sự hiệu quả để phòng chống và

hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Theo chương trình hành động được phát động trong ngày thế giới phòng chống

thiên tai năm 2010, thì nhiệm vụ giáo dục về thiên tai rất lớn, đó là “phòng chống thiên

tai từ trường học”. Cả thế giới quan tâm và tích cực thực hiện chương trình này bằng rất

nhiều biện pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Còn ở Việt Nam, vấn đề này đã

thực hiện như thế nào và hiệu quả đến đâu, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục?

Với đề tài nhỏ này, hi vọng sẽ góp phần nhắc nhở mọi người ý thức hơn nữa của

việc giáo dục thiên tai cho học sinh, trước hết là đối tượng học sinh THPT. Đặc biệt hơn

là 1 giáo viên Địa lý, chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi khi đề cập tới đề tài này, góp phần

quan trọng trong việc “giảm nhẹ thiên tai”.

1. Lý do chọn đề tài

Như đã trình bày ở trên, đất nước Việt Nam thân yêu nằm trong vành đai khí hậu

nhiệt đới gió mùa, hằng năm chịu ảnh hưởng của thiên tai khá nhiều. Trong chương trình

Địa lý 10 và 12 chúng ta sẽ tiến hành lồng ghép, nhằm giáo dục học sinh nhận biết được

thiên tai và cách phòng tránh, hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Bài viết này mong muốn đóng góp ý kiến nhỏ trong việc giảng dạy bộ môn Địa lý

ở trường THPT và cung cấp những kiến thức cơ bản về thiên tai, với mục tiêu “giảm nhẹ

thiên tai từ trường học

pdf17 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ thông – Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước sức tàn phá của thiên tai, từ đó có kế hoạch đố phó hợp lý làm 
thay đổi tác hại của chúng. Chúng ta chưa có điều kiện tạo ra những chương trình như thế 
này thì cũng có thể sử dụng những mẫu có sẵn này để tuyên truyền cho các em học sinh, 
đặc biệt là học sinh nam trong độ tuổi này vẫn thích các trò chơi điện tử. 
Chúng ta cũng có thể xây dựng các tờ rơi, tài liệu tham khảo để tuyên truyền cho 
học sinh, ở Nhật Bản đã xây dựng được bảng cẩm nang hướng dẫn học sinh cách ứng phó 
với động đấtNhững tài liệu hướng dẫn này không nhất thiết phải in ấn một cách có hệ 
thống và quy mô như một quyển sách. Nó có thể chỉ đơn giản là một tờ rơi tuyên truyền 
giống như một tờ bướm tuyên truyền, quảng cáo rất phổ biến hiện nay. 
c. Vai trò của gia đình 
 Trong quá trình giáo dục, vai trò của gia đình cũng rất qua trọng. Gia đình chính là 
môi trường thuận tiện nhất để giáo dục cho học sinh về thái độ, suy nghĩ đối với thiên tai. 
Chẳng hạn khi tivi đưa tin tức về một vùng nào đó bị ảnh hưởng của thiên tai, cha mẹ có 
thể gợi ý tìm hiểu những suy nghĩ của các em đối với thiên tai. Hãy hướng các em biết 
chia sẻ, thông cảm với đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Ngoài việc giảng giải cho các 
em, tốt nhất nên tạo điều kiện cả gia đình tham gia vào hoạt động từ thiện giúp đỡ đồng 
bào bị thiên tai. Cần chú ý thái độ của người lớn sẽ ảnh hưởng đến con em mình. Nếu cha 
mẹ thờ ơ trước những cảnh tượng đó, tất nhiên những đứa con cũng sẽ thờ ơ. Hơn nữa, 
những lúc như thế này, cha mẹ cũng có thể liên hệ hướng dẫn các em cách ứng phó với 
thiên tai ngay trong điều kiện cụ thể của gia đình mình. 
 Đây cũng là thời điểm tốt đẹp để giúp các em hiểu rõ về bản chất của thiên tai. 
Bằng kiến thức của mình thông qua sách vở, cha mẹ có thể giúp các em hiểu rõ hơn về 
thiên tai. Từ đó giúp các có ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Ít nhất các em 
cũng phải thấy được những hậu quả nặng nề mà con người gây ra cho thiên nhiên chính 
là nguyên nhân quan trọng gây ra những tai biến đó. 
PHẦN KẾT LUẬN 
Những diễn biến của thiên tai diễn ra trong những ngày cuối năm ngày càng nhiều 
và nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và của – đó chính là một hồi chuông cảnh 
 ----9---- 
tỉnh đối với chúng ta. Chúng ta đã làm gì mà khiến thiên nhiên đã phải nổi giận như thế? 
Chúng ta phải làm gì để phòng tránh, hạn chế, khắc phục hậu quả của thiên tai? Và chúng 
ta đã giáo dục được gì cho nhân dân nói chung và các em học sinh nói riêng. Thật đau 
lòng đối với những trường hợp các em phải vĩnh viễn ra đi do không có những kỹ năng 
cơ bản nhất, liều lĩnh vượt qu dòng suối khi lũ đang về, liều mình lao xuống cứu bạn 
trong khi bản thân mình cũng không biết bơi - đó chính là những hồi chuông nhức nhối 
và đau lòng cảnh tỉnh chúng ta 
Hãy nhìn nhận chất lượng giáo dục nói chung - giáo dục thiên tai cho học sinh nói 
riêng! 
Hãy hành động ngay vì “giảm nhẹ thiên tai bắt đầu từ trường học!” 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Kỷ yếu sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2007 – Đại học SP TPHCM 
 Nguyễn Hữu Danh (2008), Tìm hiểu động đất và sóng thần, Nhà xuất bản 
giáo dục. 
 Vũ Quốc Lịch (2010), Thiết kế bài giảng địa lí 12, Nhà xuất bản Hà Nội. 
 Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Kim Liên (2008), Câu hỏi trắc nghiệm địa lí 12, 
Nhà xuất bản giáo dục. 
 www.unisdr.org 
 www.dwf.org 
 www.htv.com.vn 
Giáo án thực nghiệm 
Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 
I- Mục tiêu 
- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta, mất cân bằng sinh thái 
và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất) 
- Nắm được sự phân bố hoạt đọng của một số loại thiên tai chủ yếu (bão, ngập lụt, lũ 
quét, hạn hỏn động đất) thường xuyên xảy ra gây tác hại đến đời sống của con người và 
kinh tế nước ta, biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai. 
 ----10---- 
- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường và tài nguyên. 
- Tìm hiểu quan và thực tế, thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề môi trường và thiên tai. 
II- Phương tiện dạy học 
- Hình ảnh về suy thoái tài nguyên, phá huỷ cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi 
trường. 
- Atlas địa lý Việt Nam. 
III- Phương pháp dạy học 
- Đàm thoại 
- Giảng giải 
- Thảo luận nhóm 
IV- Tiến trình dạy học 
1. Ồn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
Vào bài 
Trên đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên phong phú, điều kiện 
tự nhiên có nhiều thuận lợi song cũng gặp những khó khăn đáng kể bởi các ti biến của 
thiên nhiên. Vấn đề phòng chống thiên tai là một yêu cầu bức thiết, các nội dung này sẽ 
được tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
TG Hoạt động của GV - HS Nội dung 
5’ 
 Hoạt động1: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ 
môi trường 
GV: bảo vệ nôi trường là một trong những nội 
dung chính của phát triển bền vững. ở nước ta 
có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ MT. 
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường 
- Tình trạng ô nhiễm môi trường 
Hình thức cả lớp: Đọc mục 2 SGK. 
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS 
- Nêu các nguyên nhân gây ra mất cân bằng sinh 
thái môi trường và các biểu hiện của các tình 
trạng này ở nước ta. 
→Do sự tác động, khai thác quá mức vào một 
thành phần tự nhiên. 
- Những diễn biến bất thường về thời tiết và khí 
hậu xảy ra ở Việt Nam trong những năm qua? 
→Mưa, lũ lụt xảy ra với tần suất cao, mưa đá 
trên diện tích rộng ở miền Bắc năm 2006, lũ lụt 
nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007 rét đậm 
rét hại kỷ lục miền Bắc tháng 2/2008) 
- Nêu hiểu biết của em về tình trạng ô nhiễm 
môi trường ở nước ta và các nguyên nhân gây ô 
nhiễm? 
→ Do nước thải, rác thải sau phân huỷ lượng 
thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ và hợp chất dư 
thừa trong sản xuất nông nghiệp. 
+ Bước 2: HS nêu nhận xét và giáo viên chuẩn 
hóa kiến thức 
Chuyển ý: Là đất nước nằm trong vùng nhiệt 
đới ẩm gió mùa, bên cạnh những thuận lợi, 
thiên nhiên cũng gây ra cho chúng ta nhiều 
1- Bảo vệ môi trường 
a. Tình trạng mất cân bằng sinh 
thái môi trường 
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái 
môi trường làm gia tăng bão, lũ 
lụt, hạn hán và các hiện tượng biến 
đổi bất thường về thời tiết và khí 
hậu. 
b. Tình trạng ô nhiễm môi trường 
+ Ô nhiễm môi trường nước. 
+ Ô nhiễm không khí 
+ Ô nhiễm đất. 
- Các vấn đề khác như: khai thác, 
sử dụng tiết kiệm tài nguyên 
khoáng sản, sử dụng hợp lý các 
vùng cửa sông ven biển để tránh 
làm nghèo các hệ sinh thái, làm 
hỏng vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên 
có ý nghĩa du lịch. 
 ----11---- 
thiên tai to lớn. Chúng ta sẽ tìm hiểu về một số 
thiên tai và biện pháp phòng chống trong phần 
tiếp theo. 
10’  Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của 
bão ở Việt Nam 
Hình thức cặp đôi 
Đọc mục 1 kết hợp quan sát hình 9.3 em hãy 
nêu nhận xét đặc điểm của bão ở Việt Nam? 
- Thời gian hoạt động của bão.... 
- Mùa bão..... 
- Số trận bão trung bình mỗi năm.... 
- Cho biệt vùng bờ biển nào Việt Nam chịu ảnh 
hưởng mạnh nhất của bão. Tại sao? 
 HS cùng bàn trao đổi để trả lời và giáo viên 
chuẩn hóa lại kiến thức. 
?Vì sao nước ta chịu ảnh hưởng mạnh của bão? 
Nêu các hậu quả do bão gây ra ở Việt Nam? 
→ Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh của bão vì: 
Giáp biển Đông, nằm trong vành đai nội chí 
tuyến, nửa cầu Bắc là hoạt động của dải hội tụ 
nhiệt đới) 
? Dựa vào hình 9.3 và sự hiểu biết của mình, 
hãy nhận xét về hướng di chuyển và tần suất của 
bão ở Việt Nam. 
→ Số bão xảy ra nhiều nhất vào các tháng 8, 9, 
10 chiếm đến hơn 70% số bão trong năm. 
? Hậu quả của bão gây ra là gì. 
→Mưa lớn diện tích rộng (300- 400mm), gây 
ngập úng đồng ruộng, đường giao thông... thuỷ 
triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển. 
→ Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà 
cửa, cầu cống, cột điện cao thế... 
→ Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh. 
 Hoạt động 3: Đề xuất các biện pháp 
phòng chống bão 
Hình thức cặp đôi 
? Bão là một thiên tai gây tác hại lớn cho sản 
xuất và đời sống, nhất là vùng ven biển. Vì thế, 
hãy nêu các biện pháp phòng chống bão. 
→ Dự báo chính xác về quá trình hình thành và 
hướng di chuyển của cơn bão. 
→ Thông báo cho tàu thuyền đánh cá trở về đất 
liền. 
→ Củng cố hệ thống đê ven biển, sơ tán dân cư 
khi có bão mạnh. 
→ Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn, lũ 
quét ở miền núi. 
GV tổ chức cuộc thi viết (Thông báo khẩn cấp 
và công điện khẩn của uỷ ban phong chống 
bão trung ương gửi các địa phương xảy ra 
bão). 
2- Một số thiên tai chủ yếu và 
biện pháp phòng chống 
a. Bão 
 Hoạt động của bão Việt 
Nam. 
- Thời gian hoạt động của bão từ 
tháng VI kết thúc vào tháng XI đặc 
biệt là tháng IX, X, XII 
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào 
Nam 
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven 
biển Trung Bộ, Nam Bộ ít chịu 
ảnh hưởng của bão. 
- Trung bình mỗi năm có 3 – 4 cơn 
bão, năm nhiều có 8 – 10 cơn bão, 
năm ít có 1 – 2 cơn bão. 
 Hậu quả của bão 
- Mưa lớn diện tích rộng (300- 
400mm), gây ngập úng đồng 
ruộng, đường giao thông... thuỷ 
triều dâng cao làm ngập mặn vùng 
ven biển. 
- Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, 
tàn phá nhà cửa, cầu cống, cột điện 
cao thế... 
- Ô nhiễm môi trường gây dịch 
bệnh. 
 Biện pháp phòng chống 
bão 
- Dự báo chính xác về quá trình 
hình thành và hướng di chuyển của 
cơn bão. 
- Thông báo cho tàu thuyền đánh 
cá trở về đất liền 
- Củng cố hệ thống đê ven biển. 
- Sơ tán dân cư khi có bão mạnh. 
- Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống 
xói mòn, lũ quét ở miền núi. 
 ----12---- 
- HS cùng bàn trao đổi để viết 
- Đại diện HS lên trình bày. 
Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. 
10’  Hoạt động 4:Tìm hiểu các thiên tai 
ngập lụt, lũ quét, hạn hán 
- Hình thức nhóm 
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh. 
Nhóm 1: Tìm hiểu sự hoạt động của ngập lụt. 
Nhóm 2: Tìm hiểu sự hoạt động của lũ quét. 
Nhóm 3: Tìm hiểu sự hoạt động của hạn hán 
+ Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, đại diện các 
nhóm trình bày và GV chuẩn hóa kiến thức cho 
học sinh. 
 Ngập lụt 
- Ngập lụt xảy ra ở những nơi nào và trong thời 
gian nào? 
→ Do địa hình thấp, lại có đê sông, đê biển bao 
bọc, mật độ xây dựng cao, thường hay xảy ra 
vào mùa mưa bão tháng 9 – 10 ở ĐBSH và 
ĐBSCL. 
- Chống ngập lụt cần chú ý tới vấn đề gì? 
→ Chú ý đến các công trình thoát lũ và ngăn 
thủy triều. 
 Lũ quét 
- Ở nước ta lũ quét thường xảy ra ở những vùng 
nào và trong thời gian nào? 
→ Xảy ra đột ngột ở miền núi vì ở khu vực này 
bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi mưa xuống. 
→ Thường xảy ra từ tháng 6 – 10 ở miền Bắc và 
từ tháng 10 – 12 ở miền Trung. 
- Lũ quét thường xảy ra ở những vùng nào ở 
nước ta? 
→ Khu vực sông suối miền núi có địa hình chia 
cắt mạnh, độ dốc lớn, mất hết lớp phủ thực vật. 
→ Là hiện tượng thiên tai bất thường gây hậu 
quả nghiêm trọng, cần có biện pháp phòng 
tránh. 
+ Quản lí và sử dụng đất đai hợp lí. 
+ Thực thi các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng 
rừng, kỹ thuật NN trên đất dốc để hạn chế dòng 
chảy trên mặt và chống xói mòn đất. 
 Hạn hán 
- Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở 
miền Bắc không nhiều như ở miền Nam? 
(Mùa khô ở miền Bắc trùng với các tháng mùa 
đông, nhiệt độ thấp nên khả năng bốc hơi nước 
không cao, cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc đi 
qua biển nên gây mưa phùn làm giảm mức độ 
khô hạn, Miền Nam khô nhiệt độ cao nên khả 
năng bốc hơi nước cao, gió mậu dịch khô lại bị 
chắn bới các cao nguyên Nam Trung Bộ càng 
b. Ngập lụt, lũ quét, hạn hán 
(phụ lục trong phiếu học tập) 
c. Các thiên tai khác 
- Động đất có ở Tây Bắc, Đông 
Bắc và vùng ven biển Nam Trung 
 ----13---- 
trở nên khô hơn khi ảnh hưởng tới Tây Nguyên 
và Nam Bộ). 
- Các thiên tai khác: Động đất, lốc, mưa đá, 
sương muốicác loại thiên tai này xảy ra cục 
bộ ở một số địa phương. 
Chuyển ý: Trên đất nước ta có nhiều thiên tai, 
chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài nguyên môi 
trường? câu hỏi này sẽ được giải đáp trong mục 
tiếp theo. 
Bộ. 
- Lốc, mưa đá, sương muối 
5’  Hoạt động 5: Tìm hiểu chiến lược 
Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. 
Hình thức cả lớp xây dựng trò chơi - xây dựng 
ngôi nhà (Việt Nam phát triển bền vững) 
- Bước1: HS đọc mục 3 SGK để nhớ được chiến 
lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi 
trường, giải thích ý nghĩa các chiến lược gắn với 
bảo vệ môi trường và tài nguyên. 
Bước2: GV tổ chức cho 2 đội chơi, các đội đại 
diện lên bảng vẽ ngôi nhà phát triển bền vững. 
Bước 3: Đại diện lên trình bày ý nghĩa các 
chiến lược. 
Bước 4: HS tự nhận xét các đội làm nhanh hay 
chậm và trình bày tốt hơn. 
3- Chiến lược quốc gia về bảo vệ 
tài nguyên và bảo vệ môi trường. 
a. Nguyên tắc: Bảo đảm sự bảo vệ 
đi đôi với phát triển bền vững. 
b. Các nhiệm vụ chiến lược 
- Duy trì môi trường sống và các 
quá trình sinh thái chủ yếu. 
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước 
vốn gen của các loài nuôi trồng 
cũng như các loài hoang dại. 
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các 
nguồn tài nguyên tự nhiên, điều 
khiển việc sử dụng trong giới hạn 
có thể phục hồi được. 
- Đảm bảo chất lượng môi trường. 
- Ổn định dân số ở mức cân bằng 
với khả năng sử dụng hợp lí các tài 
nguyên tự nhiên. 
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, 
kiểm soát và cải tạo môi trường. 
V – Đánh giá 
Trả lời 15 câu trắc nghiệm - đính kèm. 
VI - Hoạt động nối tiếp: làm câu hỏi 1,2,3 SGK 
VII – Phục lục 
Phiếu học tập 1: Đọc mục 2 kết hợp hiểu biết của mỡnh húy hoàn thành bảng sau: 
Các thiên tai Ngập lụt Lũ quét Hạn hán 
Nơi hay xảy ra 
Thời gian hoạt động 
Hậu quả 
Nguyên nhân 
Biện pháp phòng chống 
 Thông tin phản hồi. 
Các thiên tai 
tai 
Ngập lụt Lũ quét Hạn hán 
Nơi hay xảy ra 
Đồng bằng sông 
Hồng và sông Cửu 
Long 
Xảy ra đột ngột ở miền 
núi 
Nhiều địa phương 
Thời gian hoạt 
động 
Mùa mưa ( tháng 5 
– 10) riêng DHMT 
từ tháng 9 -12 
Tháng 6-10 ở miền 
Bắc, tháng 10 –12 ở 
miền Trung 
Mùa khô tháng 11 
– 4 
Hậu quả Phá hủy mùa màng, Thiệt hại về tính mạng Mất mùa, cháy 
 ----14---- 
tắc nghẽn giao 
thông, ô nhiễm môi 
trường 
và tài sản của dân cư... rừng, thiếu nước 
cho sản xuất và 
sinh hoạt.. 
Nguyên nhân 
- Địa hình thấp. 
- Mưa nhiều, tập 
trung theo mùa. 
- Ảnh hưởng của 
thuỷ triều. 
- Địa hình dốc. 
- Mưa nhiều, tập trung 
theo mùa 
- Rừng bị chặt phá 
- Mưa ít 
- Cân bằng ẩm nhỏ 
hơn. 
Biện pháp 
phòng chống 
Xây dựng đê điều, 
hệ thống thuỷ lợi 
- Trồng rừng quản lý và 
sử dụng đất đai hợp lý. 
- Canh tác hiệu quả trên 
đất dốc. 
- Quy hoạch các điểm 
dân cư. 
- Trồng rừng. 
- Xây dựng hệ 
thống thuỷ lợi. 
- Trồng cây chịu 
hạn. 
Phụ lục 
Câu 1: Ở nước ta, mùa bão bắt đầu từ tháng đến thángBão tập trung nhiều nhất 
thángsau đó đến tháng, 
A. V/XI/IX/X/VIII B. VI/XI/IX/X/VIII 
C. VI/XI/IX/X/XII D. VI/XII/IX/X/VIII 
Câu 2. Nguyên nhân chính làm cho dải đồng bằng ven biển miền Trung chịu nhiều thiệt 
hại nặng nề nhất của bão? 
A. Gió mùa Tây Nam vượt qua vùng biển xích đạo gây ra mưa và bão lớn ở miền Trung. 
B. Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển vào theo hướng Tây Nam. 
C. Hướng gió thổi vuông góc với hướng của địa hình 
D. Do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn. 
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là hậu quả của bão gây ra. 
A. Gió mạnh làm tàn phá các công trình vững chắc 
B. Mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng 
C. Sóng to, nước biển dâng 
D. Tạo ra các hiện tượng đứt gãy sâu. 
Câu 4: Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh bão tại Việt Nam: 
A. Dự báo bão, củng cố đê biển, chống bão kết hợp với chống lụt úng ở đồng bằng và 
chống lũ xói mòn ở miền núi. 
B. Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. 
C. Khi có bão, tàu thuyền trên biển nên tránh xa trung tâm bão hoặc trở về đất liền. 
D. Xây dựng kiên cố những công trình công cộng. 
Câu 5: Lí do nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ngập lụt nghiêm trọng ở đồng 
bằng sông Hồng: 
A. Đây là vùng đất thấp B.Đắp đê 
C. Mức độ đô thị hóa cao, hệ thống thoát nước kém D. Triều cường 
Câu 6: Nguyên nhân gây ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long? 
A. Quá trình đô thị hóa nhanh 
 ----15---- 
B. Vùng đất thấp, nhiều ô trũng lớn 
C. Vùng đất thấp, mưa lớn, triều cường lên nhanh 
D. Không có đê bao bọc nên triều cường dễ lấn sâu vào đất liền. 
Câu 7: Biện pháp phòng chống ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long: 
A. Làm các công trình thoát lũ, ngăn thủy triều 
B. Trồng cây ngăn lũ, ngăn thủy triều 
C. Sống chung với lũ 
D. Đắp đê ngăn thủy triều 
Câu 8: Nguyên nhân gây ngập lụt ở một số khu vực Trung Bộ? 
A. Do triều cường, mưa lớn 
B. Địa hình thấp, mưa lớn 
C. Mưa bão, nước biển dâng, lũ nguồn 
D. Nước biển dâng, được bao bọc bởi đê biển và đê sông 
Câu 9: Lũ quét thường xảy ra ở những khu vực nào ở nước ta? 
A. Ở lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình chai cắt mạnh, độ dốc lớn, mất hết lớp 
phủ thực vật, bề mặt dễ bị bóc mòn. 
B. Nơi có độc dốc lớn, thường xảy ra ở các khu vực miền núi, sơn nguyên, cao nguyên. 
C. Ở các sườn dốc, nơi không có lớp phủ thực vật 
D. Ở những nơi có độ dốc lớn, bề mặt dễ bị bóc mòn. 
Câu 10: Ở miền Bắc nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng, ở miền Trung vào 
các tháng 
A. VI – X/IX – XI B. VI – X/X – XII 
C. V- X/X – XII D. VI – IX/X – XII 
Câu 11: Ý nào sau đây không phải là biện pháp làm giảm thiệt hại do lũ quét gây ra? 
A. Quy hoạch những vùng dân cư, trán những vùng lũ quét nguy hiểm. 
B. Quản lí, sử dụng hợp lí đất đai 
C. Làm tốt công tác thủy lợi, trồng rừng, canh tác hợp lí trên đất dốc. 
D. Giao đất, giao rừng đến tận tay người dân. 
Câu 12: Tại sao lượng nước thiếu hụt ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam? 
A. Do miền Nam có mùa khô kéo dài B. Do miền Bắc có mưa phùn vào mùa 
khô 
C. Do miền Bắc có nhiều sông lớn D. Do miền Nam chịu ảnh hưởng của khí 
hậu cận xích đạo. 
Câu 13: Biện pháp phòng chống khô hạn kéo dài ở nước ta: 
A. Trồng cây gây rừng B. Tưới nước vào mùa khô 
C. Xây dựng công trình thủy lợi hợp lí và trồng rừng D. Sử dụng hợp lí nguồn nước 
Câu 14: Hoạt động động đất diễn ra mạnh nhất ở khu vực nào ở nước ta? 
A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Nam Bộ D. Trung Bộ 
Câu 15: Những thiên tai nào sau đây mang tính cục bộ địa phương: 
A. Lốc, mưa đá, sương muối B. Mưa đá, ngập lụt, sương muối 
C. Sương muối, lũ quét, hạn hán D. Hạn hán, lốc, mưa đá. 
 ----16---- 
ĐÁP ÁN 
1B – 2C – 3D – 4A – 5D – 6C – 7A – 8C – 9A – 10B – 11D – 12B – 12C – 14B – 15A. 
PHỤ LỤC 
PHÂN LOẠI THÔNG TIN BÁO BÃO 
Theo quy chế bão lũ do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25.7.2007, tin báo 
bão được phân làm 6 loại 
1. Tin báo theo dõi: Khi có bão hoạt động ở phía đông kinh tuyến 1200Đ, nhưng 
có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong khoảng từ 12 – 24h tới và hướng về phía bờ 
biển nước ta. 
2. Tiin bão xa: Khi tâm bão vượt qua kinh tuyến 1200Đ vào Biển Đông và cách 
điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta trên 1000 km hoặc khi vị trí tâm bão cách 
điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 500 – 1000km và chưa có khả năng di 
chuyển về phía đất liền nước ta. 
3. Tin bão gần: Khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền 
nước ta từ 500 – 1000 km và có hướng di chuyển về phía đất liền nước ta hoặc khi vị trí 
tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta từ 300 – 500 km và chưa có 
khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong một vài ngày tới. 
4. Tin bão khẩn cấp: Khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền 
nước ta từ 300 - 500 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền nước ta trong 1 – 2 
ngày tới hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta dưới 
300km. 
 5. Tin bão vào đất liền: Khi bão đổ bộ vào đất liền nước ta. 
 6. Tin cuối cùng về cơn bão: Khi bão đã tan hoặc bão không còn khả năng ảnh 
hưởng đến nước ta. 
 Nội dung báo bão bao gồm: tiêu đề tóm tắt thực trạng (vị trí tâm bão, sức gió gần 
tâm bão, diễn biến của bão trong 12 hoặc 24h qua và 24h tới). Riêng với tin bão khẩn 
cấp, ngoài các yếu tố vừa nêu trên, còn phải thêm thời gian và khu vực ảnh hưởng trực 
tiếp của bão, khả năng gây gió mạnh ở một số vùng, khả năng mưa, khả năng và độ cao 
của nước biển dâng do bão. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_thien_tai_cho_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong_thuc_trang_va_giai_phap_0432.pdf
Sáng Kiến Liên Quan