Đề tài Giáo dục kĩ năng sống trong giờ đọc - Hiểu “hồn trương ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

-Bốn mục tiêu giáo dục quan trọng hàng đầu mà UNESCO đã đề ra là “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Trong xu thế hội nhập và phát triển, thế kỉ XXI đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo, có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin và ứng phó với các tình huống trong đời sống. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, mục tiêu giáo dục phổ thông của nước ta đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Vì vậy, việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cũng là tất yếu nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Với bản chất là hình thành và phát triển cho HS khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những tình huống, giáo dục kĩ năng sống (KNS) rõ ràng là hết sức quan trọng nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.

 -Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng về các lĩnh vực kinh tế , xã hội, sự hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Đặc biệt là thời gian qua, tình trạng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có cả học sinh đang bị xuống cấp. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa. là do các em còn thiếu những kĩ năng sống cần thiết.Vì thế giáo dục KNS là một yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Đó là lí do khiến giáo dục KNS trở thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.

 - Dù Ngữ Văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục KNS cho HS nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục KNS ở trường phổ thông mới chỉ được chú trọng từ năm học 2010-2011. Hơn nữa bản chất của môn Văn là sự kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật. Làm sao để HS vừa cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương lại vừa tích hợp được các KNS cũng không phải là đơn giản. Do vậy việc làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục KNS trong nội dung bài học và thông qua các phương pháp triển khai nội dung bài học đến nay vẫn là sự thử nghiệm tìm đường của các giáo viên dạy văn.

- Trong chương trình THPT,tác giả Lưu Quang Vũ là cây bút vàng của sân khấu Việt Nam.Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của ông được xếp vào hàng những vở kịch kinh điển của nền kịch nói Việt Nam. Mặc dù khai thác chất liệu dân gian, nhưng tác giả đã thổi vào đó những triết lí về cuộc đời, những vấn đề của cuộc sống hiện đại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tác giả của vở kịch đã trở thành “người trong cõi nhớ”, nhưng đứa con tinh thần của ông – “Hồn Trương Ba da hàng thịt” thì vẫn sống mãi với thời gian, vẫn có tác dụng lay thức bao thế hệ. Công năng giáo dục KNS cho học sinh của vở kịch này là không cùng.

Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có tâm nguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh, có nhân cách . Đây là lí do tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài “Giáo dục kĩ năng sống qua giờ đọc - hiểu “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ ”.

 

doc24 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3048 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giáo dục kĩ năng sống trong giờ đọc - Hiểu “hồn trương ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảo luận, trả lời. GV chốt lại nội dung cần đạt: Đoạn trích có hai xung đột:
+ Xung đột giữa hồn và xác (chính)
+ Xung đột giữa hồn và người thân (phụ)
 Xung đột đó được cụ thể hóa qua các lớp đối thoại: 
+ Đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
+ Đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
+ Đối thoại giữa hồn Trương Ba và tiên Đế Thích
3. Yêu cầu nhóm 2 theo công việc được giao diễn kịch cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
- GV nhận xét về kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng hợp tác, thể hiện sự tự tin, đặc biệt là kĩ năng thấu hiểu, cảm thông với nỗi đau của hồn Trương Ba qua màn kịch.
4. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật đoạn trích
- Phương pháp dạy học nhóm với kĩ thuật “các mảnh ghép”
Bước 1: GV chia lớp học thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ qua phiếu học tập
	+Nhóm 1: Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
Phiếu học tập- Nhóm 1
1. Qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt hãy xác định: mục đích, cử chỉ, cách xưng hô, giọng điệu, vị thế của hồn Trương Ba, xác hàng thịt? 
2. Nhận xét về thực chất, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc đối thoại này?
+Nhóm 2: Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
Phiếu học tập – Nhóm 2
1. Trước sự biến đổi của Trương Ba, phản ứng của người vợ ra sao? Nguyên nhân? Phản ứng của cháu gái? Nguyên nhân? Phản ứng của người con dâu? Nguyên nhân?
2. Trước phản ứng của người thân, tâm trạng của Trương Ba ra sao? Nguyên nhân?
3. Ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân?
+Nhóm 3: Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và tiên Đế Thích
Phiếu học tập – Nhóm 3
1. Hãy chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm về ý nghĩa sự sống của Trương Ba và tiên Đế Thích? Ý nghĩa của cuộc đối thoại?
2. Thái độ của Trương Ba khi Đế Thích có ý định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị- một em bé hàng xóm vừa chết?
3. Quyết định chết đi vĩnh viễn để anh hàng thịt và cu Tị được sống lại của Trương Ba nói lên điều gì?
+Nhóm 4: Tìm hiểu đoạn kết
Phiếu học tập – Nhóm 4
1. Nêu ý nghĩa của hình ảnh màu xanh lá vườn và lời nói của Trương Ba, cái Gái?
2. Nhận xét về giọng điệu của nhân vật Trương Ba và cái Gái trong đoạn kết?
3. Ý nghĩa của màn kết?
Các nhóm tìm hiểu, trao đổi, thảo luận thống nhất ý kiến
Bước 2: Mỗi thành viên của 4 nhóm kết hợp với nhau tạo thành nhóm mới gồm 4 người. Mỗi thành viên của nhóm mới có trách nhiệm trao đổi lại với nhóm mình nội dung kiến thức đã lĩnh hội được qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi, thảo luận ở nhóm cũ để cả nhóm nắm được kiến thức chung
Bước 3: GV yêu cầu bốn đại diện của bốn nhóm bất kì trình bày mỗi em một nội dung. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV củng cố, chốt lại nội dung cần đạt bằng trình chiếu:
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt 
Phương diện
Hồn Trương Ba
Xác hàng thịt
Mục đích
Phủ định sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, coi xác thịt chỉ là cái vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa. Khẳng định linh hồn vẫn có đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn
Khẳng định sự âm u, đui mù của thể xác có sức mạnh ghê gớm, có khả năng điều khiển, làm át đi linh hồn cao khiết, dồn hồn Trương Ba vào thế đuối lý, phải thỏa hiệp, quy phục
Cử chỉ
Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, thân thể, bịt tai lại -> uất ức, giận dữ, bất lực
Lắc đầu -> tỏ vẻ thương hại
Xưng hô
Mày – ta -> khinh bỉ, xem thường
Ông – tôi -> ngang hàng, thách thức
Giọng điệu
Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, ngậm ngùi, thấm thía, tuyệt vọng
Khi ngạo nghễ, thách thức, khi buồn rầu, thì thầm ranh mãnh, khi an ủi, vỗ về
Vị thế
Bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lý 
-> thua cuộc, chấp nhận trở lại với xác hàng thịt
Đặt nhiều câu hỏi phản biện -> thắng thế, buộc được hồn Trương Ba quy phục
- Thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn trong một thân xác. Là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng, giữa phần “người” và phần “con” trong mỗi con người.
- Diễn biến : Căng thẳng, quyết liệt, nhưng mức độ của cuộc tranh luận cứ yếu ớt dần theo sự phản ứng của hồn.
- Kết quả: Xác hàng thịt thắng thế, còn hồn Trương Ba đau đớn, bất lực, tuyệt 
vọng, cam chịu, chấp nhận chung sống với xác thịt dung tục.
- Ý nghĩa: 
	+ Thể hiện bi kịch đớn đau của hồn Trương Ba: Linh hồn cao khiết, thanh tao nhưng lại phải trú ngụ trong thân xác hàng thịt phàm tục, thô thiển và bị thân xác chi phối, chế ngự, điều khiển, biến thành quái vật mang tên “ Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
 + Cảnh báo: Khi con người sống chung với cái dung tục sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át, tàn phá những gì tốt đẹp, cao quí trong con người.
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân. 
Người thân
Trương Ba
Mối quan hệ
Phản ứng
Nguyên nhân
Tâm trạng
Nguyên nhân
Vợ
Buồn bã, đau khổ, muốn bỏ đi thật xa
Trương Ba không còn là Trương Ba
Tê tái, đớn đau, bế tắc, tuyệt vọng, “mặt lạnh ngắt như tảng đá” 
Hiểu những gì mình đã, đang và sẽ gây ra cho người thân là rất tệ hại, mặc dù không hề muốn.
Cháu
Quyết liệt, dữ dội, xua đuổi,nguyền rủa.
Tâm hồn con trẻ trong sáng, không chấp nhận sự dung tục
Con dâu
Thương cảm, đau đớn, xót xa
Thấy cảnh “ cửa nhà tan hoang”, và không làm sao giữ được người cha hiền hậu, vui vẻ, tốt lành xưa kia
- Ý nghĩa: 
	+ Tô đậm bi kịch đau khổ đến tột cùng của hồn Trương Ba khi nhận thấy không chỉ mình đau khổ mà xót xa hơn khi những người thân của mình cũng chịu sự đau khổ, thậm chí họ còn đau khổ hơn lúc chôn ông xuống đất. 
 + Đưa xung đột kịch lên tới đỉnh điểm dẫn tới quyết định đứt khoát, quyết liệt của hồn Trương Ba không sống chung với xác thịt dung tục.
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và tiên Đế Thích.
- Sự khác nhau trong quan niệm về ý nghĩa sự sống của Trương Ba và tiên Đế Thích: 
 Trương Ba 
 Tiên Đế Thích
-Không chấp nhận cách sống “ Bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”, muốn được là mình “ toàn vẹn”.
- Không chấp nhận lối sống nhờ, sống đậu, sống tầm gửi, sống bằng hơi thở, bằng thân xác người khác. 
-> Không thể được vì thân xác của Trương Ba đã thối rữa.
- Khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn.
-> Cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống. Coi sống đơn giản chỉ là tồn tại, bất chấp sự tồn tại như thế nào.
- Ý nghĩa của cuộc đối thoại: Thể hiện quan niệm sống đẹp đẽ: Sự sống là vô giá, nhưng không thể sống bằng mọi giá. Sống phải có ý nghĩa mà cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi được sống là chính mình, sống trọn vẹn, hài hòa, thống nhất giữa linh hồn và thể xác. Không được sống đúng với chính mình thì thà chết còn hơn.
- Thái độ của Trương Ba khi Đế Thích có ý định cho ông nhập vào xác cu Tị: Không chấp nhận sự tái diễn bi kịch sống trong thân xác người khác. Bởi Trương Ba hình dung ra “ bao nhiêu sự rắc rối”, vô lí lại diễn ra.
- Quyết định dứt khoát chết đi vĩnh viễn để anh hàng thịt và cu Tị sống lại, không muốn và không thể nhập vào thân xác của bất kì ai nữa cho thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
d. Màn kết.
- Hình ảnh màu xanh cây vườn và lời nói của Trương Ba, của cái Gái cho ta thấy:
+ Cuộc sống vẫn tuần hoàn theo quy luật của muôn đời.
+ Sự bất tử của linh hồn trong sự sống và trong lòng của mọi người. Trương Ba chết nhưng ông vẫn sống, sống trong tình cảm, trong “cõi nhớ” của mọi người. Ông đã hóa thân vào đất, gửi hồn mình vào màu xanh cây lá, vào hương vị thơm ngọt, mát lành của hoa trái vườn nhà. Những việc làm, những lời nói tốt đẹp của những con người như Trương Ba vẫn có ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ mai sau. Điều tốt lành đã được tiếp nối, phát huy mãi mãi qua các thế hệ.
- Nhận xét về giọng điệu của nhân vật Trương Ba và cái Gái
+ Lời của Trương Ba: Đây là lời nói dịu dàng, thấm đẫm cảm xúc thương yêu, quý mến, gần gũi bên những người thân, là hạnh phúc của Trương Ba khi được sống là chính mình, được sống có ích trong cuộc đời.
+ Lời của cái Gái: Đầy yêu thương, trìu mến, đầy tự hào, kiêu hãnh về ông nội. Dù ông nội đã chết hẳn về thể xác nhưng trong lòng nó ông nội đã hoàn nguyên kì diệu về tâm hồn. Ông nội Trương Ba đang sống một sự sống khác - sự sống bất diệt trong trái tim trẻ thơ. 
- Ý nghĩa của màn kết: Đoạn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan, đồng thời truyền đi một thông điệp về sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và của sự sống đích thực.
Bước 4: GV giao nhiệm vụ mới cho các nhóm: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? 
Học sinh trong nhóm trao đổi, thảo luận thống nhất ý kiến, ghi vào giấy A0. GV yêu cầu ba nhóm bất kì treo kết quả của mình lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung cho kết quả của nhóm bạn. GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh và trình chiếu nội dung cần đạt:
Giá trị nội dung: 
1. Phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội đương thời
+ Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.
+ Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.
→ Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.
+ Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
2. Đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa triết lý về cuộc đời, nhân sinh
 + Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. 
 + Tồn tại trong chúng ta là cả phần con và phần người, phần linh hồn và xác thịt. Xác thịt cũng có sự tồn tại độc lập, tương đối của nó, có tiếng nói riêng của nó, có những nhu cầu, đòi hỏi tự nhiên của nó. Nhưng linh hồn là chủ thể, linh hồn phải kiểm soát những nhu cầu đó, phải điều chỉnh, thăng hoa và khi cần phải kìm hãm, đè nén nó và nếu cần nữa, phải hi sinh chứ không thể phủ nhận, phớt lờ nó. Linh hồn giữ vị trí chủ đạo nên phải chịu trách nhiệm cuối cùng về hành động của thể xác, không thể thỏa mãn mọi nhu cầu của thể xác ở mọi mức độ, mọi nơi, mọi lúc.
 + Sự sống là vô giá, nhưng không thể sống bằng mọi giá. Để được sống mà phải trả giá bằng “cước phí tâm hồn” để rồi trở thành quái vật mang tên “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” thì quá đắt.
+ Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. 
Giá trị nghệ thuật:
 + Sáng tạo cốt truyện dân gian.
	+ Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại.
	+ Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách góp phần phát triển tình huống truyện.
+ Những độc thoại nội tâm của nhân vật hồn Trương Ba góp phần
 thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.
	+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, gắn liền với tình cảm, tâm trạng cụ thể, giọng điệu biến hóa, lôi cuốn.
 - GV nhận xét, uốn nắn, rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về ý nghĩa tư tưởng của vở kịch, về cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, hành động, xung đột của vở kịch; Kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng thương lượng, giải quyết mâu thuẫn, 
*Hoạt động 3: Vận dụng, liên hệ bản thân
- Phương pháp trò chơi: Chia bảng làm hai phần nên và không nên, chia lớp thành hai nhóm. Học sinh mỗi nhóm thay nhau lên bảng ghi ra những bài học nên hay không nên trong cuộc sống mà mình rút ra từ đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Thời gian quy định là 3 phút. Sau đó, học sinh của nhóm này nhận xét, đánh giá mức độ đúng sai, phù hợp của các bài học nhân sinh của nhóm kia. GV là trọng tài đánh giá điểm số của mỗi nhóm để phân định thắng, thua. Phần thưởng có thể chỉ là một túi kẹo cho nhóm thắng.
- Những bài học các em có thể viết ra:
	+ Không nên:
Biến thành nô lệ của những ham muốn bản năng, tầm thường để trở thành kẻ phàm tục, thô thiển.
Quá coi trọng đời sống tinh thần mà bỏ bê thân xác khổ sở, nhếch nhác.
Khi vướng vào những hành động bẩn thỉu, không nên chỉ đổ lỗi cho thân xác để ru ngủ mình trong giấc mộng tinh thần cao quý, siêu hình.
Sống giả dối, “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”
Không nên sống bằng mọi giá
Không nên sống nhờ, sống đậu, sống tầm gửi, lệ thuộc vào người khác để rồi đánh mất mình
Không nên sống vô trách nhiệm như Nam Tào, Bắc Đẩu
Không nên sửa cái sai này bằng cái sai khác để gây ra bao rắc rối, khổ đau cho con người
 + Nên:
Sống hài hòa thống nhất giữa hồn và xác, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần
Sống có ý thức, biết kiềm chế “phần con” - bản năng sinh vật trong chính mình để vươn lên hoàn thiện nhân cách.
Chịu trách nhiệm trước những việc làm tội lỗi, dung tục của chính mình.
Sống trung thực, thẳng thắn, là chính mình
Sống có ý nghĩa, nhân hậu, giàu đức hi sinh.
Chấp nhận cái chết khi sự sống không còn ý nghĩa, nhất là khi sự sống của mình gây khổ đau cho người khác.
- Qua hoạt động này giúp học sinh xác định được những giá trị cuộc sống, tự nhận thức cho mình những bài học nhân sinh bổ ích.
	 *Hoạt động 4: Bài tập về nhà.
- Phương pháp viết sáng tạo
- GV chia lớp thành ba nhóm
	+ Nhóm 1: Nếu là Trương Ba thì trong cuộc đối thoại với tiên Đế Thích, em sẽ giải quyết vấn đề của mình như thế nào? Vì sao?
+ Nhóm 2: Viết đoạn kịch về cuộc đối thoại giữa hồn hàng thịt và xác Trương Ba.
+ Nhóm 3: Viết đoạn văn với chủ đề “Em đã từng là “hồn Trương Ba, da hàng thịt”
- Những bài viết sáng tạo này giúp học sinh có điều kiện trải nghiệm trong những tình huống giả định, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, tự nhận thức, tự đánh giá về bản thân để hoàn thiện nhân cách.
V. KẾT QUẢ
- Việc lồng ghép KNS vào môn ngữ văn là một vấn đề hết sức cần thiết. Bởi nó giúp người GV dạy văn làm tốt hơn thiên chức của mình- Người kĩ sư tâm hồn, người thắp lửa trong tâm hồn con trẻ. Hơn nữa trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, việc làm này cũng đi đúng quỹ đạo chung của việc cải cách giáo dục: quan tâm đến đối tượng trung tâm của quá trình dạy và học là HS nhằm đào tạo những con người toàn diện, có tài, có đức, năng động, tự tin, có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh.
 - Với việc làm này, tôi và học sinh của tôi đã thực sự yêu và say văn từ khi nào chẳng biết. Cô và trò cùng nhận ra “Dạy văn, học văn là một niềm vui sướng lớn”. Nhiều em có năng khiếu văn, nhưng do xu hướng thời đại, do áp lực từ gia đình dù học kém các môn tự nhiên vẫn cố học khối A đã xin chuyển sang khối D, khối C để được thỏa mãn niềm đam mê văn học và nhiều em đã đạt kết quả cao trong kì thi đại học năm 2011-2012.
Ngay cả ở các lớp thuộc ban tự nhiên, các em cũng tỏ ra rất hứng thú học văn. Say sưa đóng kịch, đọc thơ, hào hứng tham gia trò chơi, sôi nổi trao đổi, thảo luận, tranh luận, say mê viết sáng tạo...Giờ đây các em không còn coi môn văn là xa xỉ, phù phiếm mà nhận ra đây là môn học bổ ích, thiết thực và đọc văn, học văn là một phần tất yếu của cuộc sống.
- Sau một thời gian áp dụng việc lồng ghép KNS vào nội dung và phương pháp dạy học môn ngữ văn, tôi đã thu được kết quả như sau:
+ Năm học 2011-2012: 
* Kết quả thi đại học:
 Ở lớp 12A11( Ban cơ bản D) có 26/ 45 học sinh đỗ đại học, trong đó có 9 em đạt điểm 8,0 -8,5 môn văn, nhiều em đạt điểm 7,0.
Ở lớp 12A10 ( Ban cơ bản C) có 23/47 học sinh đỗ đại học, trong đó có 7 em đạt điểm 8,0- 8,5, nhiều em đạt điểm 7,0. Em Trịnh Thị Nhung đạt điểm 9,0 môn văn trường cao đẳng nội vụ.
* Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 
9/11 em đạt giải, trong đó 3 giải ba, 6 giải khuyến khích.
* Kết quả thực nghiệm: 
- Năm học 2012-2013, tôi chọn 2 lớp ban tự nhiên có trình độ ngang nhau, lớp 12A5 áp dụng việc lồng ghép giáo dục KNS vào nội dung và phương pháp đọc – hiểu đoạn trích “ Hồn Trương Ba da hàng thịt”, còn lớp 12A6 thì không. Kết quả cho thấy ở lớp 12A5, học sinh học bài sôi nổi, tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, đa số các em hiểu bài. Có em viết bài sáng tạo đã thú nhận thành thực việc mình đã để con người bản năng lấn át, điều khiển nên đã có lần bị cám dỗ bởi những thú vui tầm thường, dung tục. Nhiều em thừa nhận mình sống như một thứ tầm gửi, kí sinh, mình đã không dám sống thực với lòng mình, không dám sống với những đam mê, những khát khao, mơ ước của chính mình. Còn lớp 12A6 , giờ học trầm, buồn. Đa số các em soạn bài bằng cách chép trong sách học tốt và dựa vào đó trả lời câu hỏi của giáo viên theo kiểu đối phó. Giờ học trôi qua như gió thoảng, mây bay, cảm tưởng không có gì đọng lại trong tâm trí các em, dù là một vấn vương, day dứt về tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của Trương Ba .
 Cùng một bài viết về bi kịch tinh thần đớn đau của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích “ Hồn Trương Ba da hàng thịt”, nhưng kết quả đạt được của 2 lớp khác xa nhau.
Kết quả
Giỏi
(Điểm 9-10)
Khá
(Điểm 7-8)
TB
(Điểm 5-6)
Yếu
(Điểm 3-4)
Kém
(Điểm1-2)
Lớp
Sĩ số
12A5
(Thực nghiệm)
44
2
4,6%
25
56,8%
13
29,5%
4
9,1%
0
0%
12A6
(Đối chứng)
48
0
0%
14
29,2%
27
56,2%
7
14,6%
0
0%
 Sơ đồ so sánh kết quả giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng
 → Rõ ràng, việc áp dụng thực nghiệm đề tài đã tạo ra kết quả học tập cao hơn cho học sinh, đây là điều không chỉ học sinh mà giáo viên đều mong muốn.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 - Theo tôi việc lồng ghép KNS vào môn văn là thực sự cần thiết nên phải có chủ trương chung để giáo viên thực hiện đồng bộ.
 - Song môn văn là một bộ môn mang tính nghệ thuật vì thế việc lồng ghép giáo dục KNS vào nội dung bài giảng cũng nên để mỗi giáo viên tự khám phá và liên hệ một cách tự nhiên, khéo léo, tùy theo sự cảm nhận và kinh nghiệm sống của từng người trong từng bài như vậy hiệu quả lồng ghép mới cao. Tránh tình trạng khiên cưỡng, biến tất cả các giờ dạy văn thành những giờ thuyết giáo về đạo lí khô khan.
 - Còn việc lồng ghép thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực thì có thể áp dụng rộng rãi với tất cả các bài đọc – hiểu cũng như Tiếng Việt, làm văn.
 Biện pháp này đã được tôi thực hiện thường xuyên trong các lớp dạy của mình và có hiệu quả giáo dục khá tốt.
C. KẾT LUẬN
- Quả thực “Văn học là nhân học”.Văn là người. Dạy văn là dạy làm người. Nhưng con người trong xã hội hiện đại không chỉ cần có kiến thức, mà còn cần phải có kĩ năng mềm để giao tiếp, ứng xử, để chung sống hòa bình, đồng thời phải có bản lĩnh, có ý chí, nghị lực... để đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực trong cuộc sống hội nhập. Thông qua các giờ dạy, GV văn phải truyền được cho các em những bài học này. Nó là hành trang để các em vững bước trên con đường đời, tránh được những va vấp, rủi ro đáng tiếc.
- Với những điều đã trình bày trên, tôi những mong có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn trong trường THPT Yên Định I. Đặc biệt trong thời gian này, những năm đầu giáo dục phổ thông thực hiện đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung sống. Mặc dù rất cố gắng nhưng ắt hẳn không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Đỗ Thị Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo dục kĩ năng sống trong môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
( Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
Sổ tay trường học thân thiện, học sinh tích cực 2008-2013 ( Bộ GD và ĐT )
Thẩm bình tác phẩm ngữ văn12( Nhà xuất bản giáo dục)
Những lời bình về tác giả, tác phẩm ngữ văn 12 (Nhà xuất bản giáo dục) 
NhËn xÐt cña héi ®ång khoa häc cÊp tr­êng
.....
NhËn xÐt cña héi ®ång khoa häc cÊp ngµnh
......

File đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_song_qua_gio_doc_hieu_hon_truong_ba_da_hang_thit_cua_luu_quang_vu_2379.doc
Sáng Kiến Liên Quan