Đề tài Các thủ thuật dạy từ vựng Tiếng anh 8

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 Hiện nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tiếng Anh được xem là một ngoại ngữ chính trong các trường phổ thông hiện nay . Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, chúng tôi luôn mong muốn học sinh của mình có thể hiểu bài một cách nhanh nhất, chủ động nhất, đặc biệt các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế. Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho mỗi tiết lên lớp học sinh đều hứng thú học tập tích cực rèn luyện và nhớ được bài ngay tại lớp.

 Tuy nhiên, việc học từ vựng tiếng Anh đối với học sinh THCS hoàn toàn không đơn giản, nhất là đối với học sinh trung học cơ sở. Đa số các em cảm thấy việc học từ vựng rất khó học và mau quên do hệ thống phát âm và chữ viết khác tiếng mẹ đẻ. Từ đó dẫn đến việc học từ vựng của các em trở nên căng thẳng. Vậy làm thế nào để giúp các em cảm thấy thoải mái hơn, thích thú hơn, ghi nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn và có thể sử dụng vốn từ học được trong giao tiếp. Đây là lý do tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Các Thủ Thuật Dạy Từ Vựng Tiếng Anh 8 ”.

 

doc9 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3334 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Các thủ thuật dạy từ vựng Tiếng anh 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC THỦ THUẬT DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH 8
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 Hiện nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tiếng Anh được xem là một ngoại ngữ chính trong các trường phổ thông hiện nay . Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, chúng tôi luôn mong muốn học sinh của mình có thể hiểu bài một cách nhanh nhất, chủ động nhất, đặc biệt các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế. Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho mỗi tiết lên lớp học sinh đều hứng thú học tập tích cực rèn luyện và nhớ được bài ngay tại lớp.
 Tuy nhiên, việc học từ vựng tiếng Anh đối với học sinh THCS hoàn toàn không đơn giản, nhất là đối với học sinh trung học cơ sở. Đa số các em cảm thấy việc học từ vựng rất khó học và mau quên do hệ thống phát âm và chữ viết khác tiếng mẹ đẻ. Từ đó dẫn đến việc học từ vựng của các em trở nên căng thẳng. Vậy làm thế nào để giúp các em cảm thấy thoải mái hơn, thích thú hơn, ghi nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn và có thể sử dụng vốn từ học được trong giao tiếp. Đây là lý do tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Các Thủ Thuật Dạy Từ Vựng Tiếng Anh 8 ”.
II. NỘI DUNG :
1. Thuận lợi :
 - Nội dung chương trình SGK tiếng Anh 8 bao gồm các chủ điểm gần gủi với cuộc sống, sát thực với nhu cầu và hứng thú của các em học sinh. Vì vậy, một số học sinh rất yêu thích môn học và tự hình thành cho mình phương pháp học từ vựng hiệu quả. - Ngoài ra sách còn được thiết kế với nhiều tranh ảnh màu, rõ nét, sinh động và phù hợp với nội dung của từng bài. Do đó, có nhiều học sinh lớp 8 hứng thú và thích tìm hiểu bài ở nhà trước khi đến lớp. Hơn nữa, tranh ảnh minh họa còn hổ trợ cho giáo viên trong việc dạy từ vựng và thiết lập tình huống giao tiếp cho học sinh trong hoạt động học tập.
- Có không ít học sinh đầu tư cho môn học, tự giác học tập, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức ( từ vựng, cấu trúc) đã thu được vào thực hành giao tiếp.
- Bản thân được nhà trường phân công giảng dạy tiếng Anh khối 8 theo chương trình mới nên ít nhiều đã đút kết được một số kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt có chú ý đến phương pháp dạy từ vựng trong bài đọc. Hơn nữa, tôi luôn tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, luôn cố gắng đầu tư soạn giảng theo phương pháp mới, luôn suy nghĩ cố gắng thiết kế hoạt động học tập cho học sinh theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo, đặc biệt luôn phân loại và sử dụng thủ thuật dạy từ vựng cho hầu hết mỗi tiết dạy. Sau đó, tự rút kinh nghiệm cho bản thân để có giải pháp thích hợp cho tiết học sau tốt hơn.
- Trường được trang bị máy chiếu nên thuận lợi cho giáo viên cần giảng dạy giáo án điện tử.
- Giáo viên tự sưu tầm, làm thêm đồ dùng dạy học cho các tiết dạy để thực hiện tốt việc dạy từ vựng trong bài đọc, gây hứng thú, óc tò mò và phát huy tính chủ động của học sinh.
 - Bản thân giáo viên bộ môn luôn nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên cùng tổ 
 chuyên môn và các đồng nghiệp.
 - Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm và tạo điều kiện để con em mình học tập.
 2. Khó khăn:
 - Vì đây là môn học cần có tính dạn dĩ, nhưng các em còn rụt rè, chưa hết 
 mình tham gia vào hoạt động học tập, không cảm thấy tự tin và sợ mắc lỗi khi 
 đọc và sử dụng từ vựng vào giao tiếp.
 - Một số em còn ham chơi, chưa ý thức học tập cao. Thêm vào đó các em ít 
 chú trọng vào việc học và rất lười học bài nhất là từ vựng tiếng Anh. Bên cạnh 
 đó, một số em có học từ vựng nhưng chỉ theo hình thức học vẹt, không biết 
 vận dụng vào ngữ cảnh thực tế.
 - Bản thân giáo viên tuy có sưu tầm và tìm tòi tài liệu chuyên môn nhưng vẫn 
 còn hạn chế về các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy từ vựng. Tuy 
 có áp dụng thủ thuật dạy từ vựng ở hầu hết mỗi tiết dạy nhưng hiệu quả chưa 
 cao. Đôi khi sử dụng thủ thuật không phù hợp. Giáo viên thường gặp khó 
 khăn trong việc dạy từ trừu tượng và chưa thiết lập tình huống, ngữ cảnh phù 
 hợp để học sinh tham gia đoán nghĩa của từ một cách hiệu quả.
 - Tuy có máy cassette nhưng chưa đủ, có tranh nhưng chưa đủ đáp ứng 
 cho mỗi tiết dạy, không thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới.
 3. Giải pháp thực hiện :
 3.1 Chọn từ để dạy:
 - Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới. Song không phải từ mới 
 nào cũng cần đưa vào dạy như nhau. Để lựa chọn từ để dạy, giáo viên cần xem xét 
 những câu hỏi sau: 
 a-Từ chủ động hay bị động?
 - Từ chủ động (active/ productive vocabulary) là những từ học sinh hiểu, nhận 
 biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết.
 - Từ bị động (passive/ receptive vocabulary) là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận 
 biết được khi nghe và đọc.
VD: Bài 3 – read/trang 31, từ mới cần dạy là: match, socket, you
Từ chủ động: match, Socket
Từ bị động: you
 Cách dạy hai loại từ này có khác nhau. Từ chủ động liên quan đến 4 kĩ năng: 
 nghe-nói-đọc-viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc 
 biệt là cách sử dụng. Với từ bị động, giáo viên có thể chỉ dừng lại ở mức nhận biết, 
 không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần xác định 
 xem sẽ dạy từ nào như một từ bị động và từ nào như một từ chủ động. Với từ bị 
 động, giáo viên có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩa (tra từ điển hoặc 
 đoán từ qua ngữ cảnh)
b-Học sinh đã biết từ này chưa?
 Giáo viên cần xác định rõ từ mình định dạy có thực sự là từ mình cần dạy hay 
 không. Vốn từ của học sinh luôn luôn được mở rộng bằng nhiều con đường, và 
 cũng có thể bị quên bằng nhiều lí do khác nhau. Để tránh tình trạng giới thiệu 
 những từ không cần thiết và mất thời gian, giáo viên có thể dùng những thủ thuật 
 nhằm phát hiện xem các em đã biết những từ đó chưa và biết đến đâu. Giáo viên 
 có thể dùng các thủ thuật như: eliciting, brainstorming, network, trước khi giới 
 thiệu từ mới.
VD: Bài 4 - read/trang 41, giáo viên ôn lại từ đã học bằng thủ thuật network.
The Lost Shoe
Folktale
Thanh Giong
 3.2 Những thủ thuật làm rõ nghĩa từ:
 Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm giảng dạy trên lớp, bản thân đã rút ra được một số thủ thuật làm rõ nghĩa từ như sau:
a .Dùng trực quan như: đồ vật thật, tranh ảnh, hình vẽ phát họa (hình que), hình cắt dán từ tạp chí, cử chỉ điệu bộ (mime) có tác dụng mạnh mẽ đến hứng thú học tập của học sinh và giúp học sinh ghi nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn.
 VD1: Bài 3-read/trang 31: giáo viên sử dụng vật thật có trong lớp và vật thật 
 chuẩn bị trước ở nhà để giới thiệu những từ sau: Matches, Sockets, Beads,  
 VD2: Bài 4-read/trang 41: giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc tranh photo để giới 
 thiệu các từ sau: Cruel, Upset, Fairy, Drop, Rags, 
 VD3: Bài 8-read/trang 75: giáo viên phát họa các chi tiết về vùng nông thôn hay 
 đô thị giới thiệu các từ sau: Rural, Urban, 
 VD5: Bài 1-read/trang 13: giáo viên dùng điệu bộ, cử chỉ để giới thiệu các từ sau: 
 Sociable, Reserved, Sense of humor, .
 VD6: Bài 12-read/trang 116: giáo viên dùng tranh sưu tầm để giới thiệu các thành 
 phố của Mỹ: Hawaiian island, San Francisco, Chicago, Newyork, 
b. Dùng ngôn ngữ đã học:
 * Định nghĩa, miêu tả: học sinh sẽ dựa vào từ đã học và hiểu biết cơ bản đời 
 thường để đoán ra nghĩa của từ qua định nghĩa của giáo viên bằng tiếng Anh. Thủ 
 thuật này tạo cho học sinh sự tò mò và có nhu cầu tham gia vào quá trình học tập 
 đồng thời rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh.
 VD1: Bài 3-read/trang để dạy từ Counter giáo viên định nghĩa như sau:
The counter where people put every thing on it such as: Knives, Pans, 
Plate, Cooker, 
 VD2: Bài 4-read/trang 41 để dạy từ Fairy, giáo viên định nghĩa như sau:
A Fairy who appears in the story or the dream.
 Lưu ý: Khi sử dụng thủ thuật định nghĩa miêu tả để làm rõ nghĩa của từ, chúng ta 
 có thể kết hợp thêm ví dụ thực tế để giúp học sinh nhận biết nghĩa dễ dàng hơn.
 * Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa: ta sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa để làm rõ 
 nghĩa từ khi học sinh đã biết được nghĩa của 1 từ trong cặp từ đồng nghĩa, trái 
 nghĩa.
 VD: Bài 5-read/trang 49
- Mother Tongue = First language.
- The Diffirent ≠ The Same
- Elevate ≠ Lower
 *.Dựa vào các qui tắc hình thành từ, tạo từ: học sinh đoán nghĩa của từ mới được 
 hình thành qua từ gốc. Với qui tắc này, giáo viên không những giúp học sinh nắm 
 vững lại kiến thức mà còn giúp các em phát huy tính tích cực tự học, biết mở rộng 
 vốn từ cho mình. 
 VD: Lose à Loser; Draw à Drawer.
 * Tạo tình huống: giáo viên thiết lập tình huống đơn giản, dể hiểu bằng tiếng Anh, 
 học sinh đoán nghĩa qua tình huống, và có thể bắt chước, sử dụng từ vào ngữ cảnh 
 giao tiếp đồng thời rèn luyện kĩ năng nghe.
VD: Bài 4-read/trang 41, giáo viên dạy từ “late”
The class starts at 7 o’clock. You go to school at 7.15. You are late for 
school.
 * Đoán nghĩa trong ngữ cảnh:
 VD1: dạy từ Luckily, Unfortunately
Học sinh đoán nghĩa của hai từ này trong ngữ cảnh sau: 
 Luckkily, I had a good husband.
 Unfortunately, he died soon.
 *Dịch sang tiếng mẹ đẻ: giáo viên chỉ nên sử dụng thủ thuật này khi dạy từ bị 
 động hoặc những từ trừu tượng khó áp dụng những thủ thuật trên. Vì nếu giáo viên 
 hường xuyên sử dụng thủ thuật này sẽ trở về phương pháp cũ và sẽ gây cho học 
 sinh cảm giác đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tư duy, sáng tạo của 
 các em.
 Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả của việc vận dụng những thủ thuật nêu trên, giáo 
 viên nên linh động vận dụng thay đổi những thủ thuật này một cách thích hợp, tùy 
 theo nội dung bài và đối tượng học sinh. Ngoài ra, giáo viên có thể kết hợp cùng 
 lúc các thủ thuật trên để làm rõ nghĩa của một từ nếu cần thiết.
 3.3 Tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới thiệu từ mới: 
 Như đã đề cập điểm nỗi bật ở phương pháp dạy học mới là tạo cho học sinh 
 được tham gia vào quá trình học tập. Vậy tăng cường sự tham gia của học sinh ở 
 bước giới thiệu từ mới là cần thiết. Nếu giáo viên tạo được điều kiện cho học sinh 
 tham gia vào quá trình dạy từ mới thì kết quả tiếp thu bài của học sinh sẽ tốt hơn 
 nhiều, các em sẽ ghi nhớ từ tại lớp và vận dụng vào ngữ cảnh một cách dễ dàng. 
 Để làm được điều đó, giáo viên cần tìm kiếm và sử dụng những thủ thuật phát huy 
 sự chủ động, suy đoán, tự phát hiện của học sinh. VD: Đoán nghĩa từ trong ngữ 
 cảnh, tự giải thích nghĩa của từ bằng vốn từ có sẵn
 3.4 Sử dụng phối hợp các kĩ năng trong khi giới thiệu từ mới:
 - Trong quá trình giới thiệu từ mới giáo viên nên phối hợp các kĩ năng với nhau. 
 VD: giáo viên thiết lập tình huống bằng tiếng Anh, học sinh sẽ cố gắng nghe và 
 đoán từ; giáo viên cho ngữ cảnh, học sinh đọc và đoán từ; hoặc sau khi vừa dạy 
 xong một từ nào đó giáo viên hỏi học sinh vài câu hỏi sử dụng từ mới đó, học sinh 
 trả lời (luyện kĩ năng nói).
VD1: Sau khi dạy xong từ market, giáo viên hỏi học sinh như sau:
Do you live near a market?
Does your mother go to the market?
VD2: Sau khi dạy từ “bike” giáo viên hỏi học sinh như sau:
Do you have a bike?
Do you go to school by bike?
VD3: Sau khi dạy xong từ “read” giáo viên hỏi học sinh:
 Do you read after school?
 Does your father read?
 4. Kết quả thực hiện:
 Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh ngày càng có nhiều tiến bộ về học tập:
 - Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động.
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh đã thuộc được nhiều từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn giản. 
- Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn.
 Với kết quả cụ thể trên chúng ta đều thấy rằng chất lượng học tập của học sinh 
ở lớp 8 được nâng lên đáng kể. Điều đó cho thấy đề tài mà tôi đang nghiên cứu 
phần nào đã mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy thực tế .
 5. Đánh giá rút kinh nghiệm:
 Theo phân phối chương trình hiện nay, hầu như tiết nào cũng có từ mới trong 
 bài học và kể cả trong bài tập. Nếu muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, 
 giáo viên cần phải tìm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em 
 nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học.
 Không nên cho học sinh lặp lại từ quá nhiều lần vì việc lặp lại từ một cách máy 
 móc nhiều lần sẽ không mang lại hiệu quả trong việc tiếp thu bài mà có thể làm 
 cho bài học trở nên nhàm chán và lãng phí sức của học sinh cũng như người 
 dạy. Giáo viên không nên phiên âm các từ mới khi dạy vì trình độ của học sinh 
 còn hạn chế nếu phải học thêm ký hiệu phiên âm học sinh sẽ có thể nhầm lẫn giữa 
 chữ viết và ký hiệu phiên âm của một từ.
 Ngoài ra, giáo viên cũng cần phải quan tâm cách học từ vựng của học sinh , 
 hướng dẫn các em các cách học để nhớ từ vựng lâu.
 Tôi thực hiện đề tài này chỉ là một phần trong tiết học, tuy nhiên nó đóng vai 
 trò rất quan trọng cho việc thực hành mẫu câu, việc đối thoại có trôi chảy, lưu loát 
 hay không đều phải phụ thuộc vào việc học thuộc lòng từ vựng và phát âm có 
 chuẩn hay không. Nhưng để thực hiện giảng dạy tốt từ vựng, không chỉ cần có sự 
 đầu tư vào bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất 
 nhiều vào sự hợp tác của học sinh.
III.KẾT LUẬN
 Trên đây là phương pháp dạy học cùng với thực tế giảng dạy của bản thân tôi. Tôi nhận thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên cần cố gắng áp dụng các phương pháp một cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung bài và phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần khéo léo sử dụng các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh và giúp cho các em học tập có kết quả.
 Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở cấp THCS, ngoài những yếu tố ngoại cảnh như chương trình, thời gian, trình độ của học sinh, khả năng chuyên môn của giáo viên. Điều quan trọng nhất là phương thức tổ chức của giáo viên trong một tiết dạy. 
 Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và bổ sung cho những thiếu sót, hoàn thiện hơn những ưu điểm mà đề tài đã đạt được trong thời gian qua và có hướng phổ biến sáng kiến kinh nghiệm này cho các khối còn lại nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
 Vĩnh Mỹ A, ngày 05 tháng 01 năm 2015
 Người thực hiện
 Dương Bích Phượng 
PHÒNG GD- ĐT HÒA BÌNH
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Hội đồng khoa học trường:
1. Kết quả chấm điểm:..100/ điểm
a. Về nội dung:
- Tính khoa học:/25 điểm
- Tính mới:/20 điểm
- Tính hiệu quả:/25 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn:../20 điểm
b. Về hình thức:./10 điểm
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của hội đồng khoa học trường
, Hiệu trưởng trường...
thống nhất công nhận SKKN và xếp loại
 Vĩnh Mỹ A., ngàytháng..năm 2015
 HIỆU TRƯỞNG
II. Hội đồng khoa học ngành giáo dục và đào tạo:
1. Kết quả chấm điểm:..100/ điểm
a. Về nội dung:
- Tính khoa học:/25 điểm
- Tính mới:/20 điểm
- Tính hiệu quả:/25 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn:../20 điểm
b. Về hình thức:./10 điểm
2. Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của hội đồng khoa học ngành giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng GD & ĐT Hòa Bình thống nhất công nhận SKKN và xếp loại
 Hòa Bình., ngàytháng..năm 2015
 TRƯỞNG PHÒNG

File đính kèm:

  • docph_ng_skknl_p_8_14_15_7792.doc
Sáng Kiến Liên Quan