Đề tài Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới với mục tiêu là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhằm thực hiện lý tưởng dân giầu, nước mạnh, xã hội phát triển bền vững. Để thực hiện được mục tiêu trên thì phải làm cho nền giáo dục có những biến đổi căn bản, có tính chất cách mạng, phải phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo nên những con người của thời đại mới, những con người của nền văn minh hậu công nghiệp, của nền kinh tế trí thức.

Để phát triển giáo dục thì một trong những vấn đề quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. Trong mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục, Bộ Chính trị đã xác định: phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn hoá về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới QLGD tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực để phát triển giáo dục. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

doc46 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o mức độ đáp ứng Chuẩn của GV.
3.2.3.2. Nội dung
- Nhà trường cần xây dựng được chương trình bồi dưỡng có tính chất khả thi, hiệu quả. Chương trình bồi dưỡng bao gồm các thành phần kiến thức cơ bản thuộc các lĩnh vực: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước (đặc biệt các nội dung quan điểm, định hướng về giáo dục), tâm lí học, giáo dục học, các vấn đề về lí luận phương pháp dạy học tiên tiến bộ môn, các vấn đề mới về chương trình, sách giáo khoa và kiến thứcc bộ môn. 
- Xây dựng các kế hoạch, nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho giáo viên theo từng năm học cho hợp lí. Nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng GV trong nhà trường bao gồm những hoạt động sau: Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ gồm: phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng kế hoạch dạy học, nâng cao kiến thức chuyên môn và mở rộng kiến thức liên quan; Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về GD gồm: Công tác chủ nhiệm; giáo dục đạo đức cho học sinh; giáo dục truyền thống; giáo dục học sinh chậm tiến, cá biệt; Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về các hoạt động gồm: Tổ chức hội thảo, thảo luận chuyên đề, tổ chức hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trò chơi dân gian, sinh hoạt tập thể, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm; Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong GD.
3.2.3.3. Cách thực hiện
- Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ trong từng giai đoạn, từng năm học bao gồm: mục tiêu, đối tượng cần bồi dưỡng, nội dưng bồi dưỡng cho từng đối tượng, nguồn kinh phí...
- Nhà trường cần xây dựng kế hoạch đào tạo trên chuẩn phù hợp, hiệu quả, có phương án lựa chọn, cử GV đi đào tạo nâng cao trình độ và có chế độ tài chính thích hợp hỗ trợ người đi học. Những GV được cử đi đào tạo sau đại học phải thực sự có đủ năng lực và phẩm chất để sau khi được đào tạo có thể phát huy tác dụng tích cực trong công tác giảng dạy của nhà trường.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ về ngoại ngữ, tin học và các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy; phương pháp sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh....
- Tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm nhằm phát triển năng lực tìm hiểu đối tượng GD, môi trường GD, cải thiện kỹ năng tổ chức các hoạt động GD. Xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết tích cực tư duy ở mọi lúc, mọi nơi. 
3.2.4. Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để hỗ trợ các giáo viên có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp
3.2.4.1. Mục đích
- Xây dựng phát triển GV cốt cán và định kỳ đánh giá xếp loại giáo viên với mục tiêu chính là sử dụng đội ngũ chuyên gia này trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hỗ trợ các GV có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp.
- Đội ngũ GV cốt cán là những GV được đánh giá đáp ứng Chuẩn ở mức cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và các hoạt động khác; đặc biệt, họ phải là những người có uy tín trong tập thể sư phạm. Với kinh nghiệm của quá trình công tác và sự hiểu biết về nội dung cũng như tầm quan trọng của Chuẩn, các GV cốt cán tuyên truyền, tìm ra biện pháp cụ thể để giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn. 
3.2.4.2. Nội dung
- Có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán như thông qua các hội thi GV dạy giỏi hàng năm, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, hội thảo chuyên môn, viết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm là những nội dung công tác nhằm tôn vinh khen thưởng và phân công, sử dụng hợp lí đội ngũ này.
- Với kinh nghiệm của quá trình công tác và sự hiểu biết về nội dung cũng như tầm quan trọng của Chuẩn, các GV cốt cán tuyên truyền, tìm ra biện pháp cụ thể để giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn. 
- Giúp đỡ các GV có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp làm thế nào để xây dựng môi trường học tập, xây dựng kế hoạch dạy học vì đây là những tiêu chí mà GV chưa đạt được mức điểm cao.
3.2.4.3. Cách thực hiện
- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán: Thông qua quá trình giảng dạy của GV, sự phản hồi của học sinh, kỳ thi GV dạy giỏi các cấp, kết hợp với đánh giá xếp loại theo Chuẩn hàng năm mỗi nhà trường sẽ xây dựng được đội ngũ GV cốt cán có uy tín trong tập thể và đáp ứng với Chuẩn ở mức độ cao. 
- Phân công mỗi GV cốt cán trực tiếp kèm cặp một GV được đánh giá đáp ứng Chuẩn ở mức thấp. Nhiệm vụ của các GV cốt cán là cả một quá trình từ tìm hiểu hoàn cảnh, điểm mạnh, điểm hạn chế của GV cần giúp đỡ đến việc kiểm tra, phân tích sự tiến bộ về mức độ đáp ứng Chuẩn của họ.
- GV cốt cán sẽ giúp đỡ các GV có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp bằng các công việc cụ thể, thường xuyên như: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc GV đáp ứng Chuẩn ở mức thấp; những tiêu chí GV đạt điểm thấp; những yêu cầu GV chưa đạt được; tìm hiểu năng lực chuyên môn của GV thông qua việc dự giờ, trao đổi chuyên môn; khuyến khích GV tham gia các cuộc thi GV dạy giỏi; tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn; nghiên cứu khoa học; viết sáng kiến kinh nghiệm... nhằm giúp họ tự nhận ra những điểm mạnh cũng như những điểm hạn chế để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.	
3.2.5. Tạo động lực cho giáo viên tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp
3.2.5.1. Mục đích
	- Khuyến khích GV tích cực tham gia các hoạt động trong xã hội nhằm nâng cao năng lực GD thông qua các hoạt động trong cộng đồng vì đây là một trong những tiêu chí mà phần lớn GV không đạt được mức điểm cao.
	- Động viên khích lệ và tạo điều kiện để GV thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng GV. 
	- Bồi dưỡng GV nhằm nâng cao chất lượng GD, tiếp cận và thực hiện chương trình GD THPT đáp ứng mục tiêu của bậc học. Làm cho đội ngũ GV có ý thức tự học tập, tự bồi dưỡng để có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, không bị tụt hậu trước sự phát triển chung của GD. 
3.2.5.2. Nội dung
	- Thiết lập hệ thống lợi ích về vật chất và tinh thần để GV lựa chọn và tiến hành giải pháp đó. 
	- Chuẩn nghề nghiệp GV trung học là mục tiêu mà tất cả mọi GV THPT phải đạt được. Ép buộc GV phải đạt được các yêu cầu của Chuẩn là biện pháp chưa tốt của nhà quản lý, do vậy phải thiết lập một hệ thống những nấc thang phấn đấu và vươn lên theo Chuẩn. 
3.2.5.3. Cách thực hiện
- Khuyến khích bằng lợi ích vật chất để GV phấn đấu theo Chuẩn: Xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện đầy đủ về điều kiện làm việc cho cán bộ, giáo viên và nhân viên như trang thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn; thực hiện đầy đủ chính sách chế độ đãi ngộ cho GV nhằm mang tới sự thỏa mái về tinh thần giúp GV yên tâm giảng dạy, công tác và đầu tư cho việc nghiên cứu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ; tìm kiếm các nguồn tài chính để phục vụ cho công tác xây dựng GV theo Chuẩn; thực hiện việc khen thưởng động viên một cách minh bạch, chính xác, khách quan và kịp thời.
	- Khuyến khích bằng lợi ích tinh thần để GV phấn đấu theo Chuẩn: Chăm lo đời sống cho GV; tổ chức cho GV đi tham quan học tập, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao; động viên, khen thưởng GV có thành tích cao trong các đợt thi đua; giao cho những GV có chí hướng phấn đấu để vươn lên Chuẩn những việc khó để họ có cơ hội để thể hiện và bộc lộ tài năng cũng như thế mạnh của bản thân như: làm tổ trưởng, nhóm trưởng và tham gia vào các hoạt động đoàn thể; trực tiếp giúp đỡ những GV yếu vv
3.2.6. Mối liên quan giữa các biện pháp 
	Tất cả các nhóm biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả cho nhau. Nhóm biện pháp này vừa là tiền đề vừa là cơ sở cho nhóm biện pháp kia, bổ trợ cho nhóm biện pháp kia và ngược lại. Để từng bước nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn cho GV trường THPT Chuyên Hưng Yên đòi hỏi các nhóm biện pháp này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở được khai thác, được vận dụng các thế mạnh của nhà trường, phù hợp với thực tế của địa phương.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn của GV THPT Chuyên Hưng Yên
Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm tại thực tiễn nhà trường về đề tài nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn của GV THPT, chúng tôi lựa chọn các đồng chí CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và GV uy tín, có trách nhiệm để khảo nghiệm và trưng cầu ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Số lượng CBQL, Tổ trưởng CM, GV tham gia khảo nghiệm: Tổng số 26, trong đó có 3 CBQL, 7 tổ trưởng chuyên môn, 10 GV có uy tín và thâm niên công tác tại trường THPT Chuyên Hưng Yên.
	Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp xây dựng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp đã đề xuất được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất
Stt
Các biện pháp 
Tính cần thiết
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
SL
%
SL
%
SL
%
1
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của GV và CBQL về yêu cầu và tính cần thiết của việc triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV trung học
16
80,0
4
20,0
0
0,0
2
Phát triển công cụ nhằm đánh giá chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV
13
65,0
7
35,0
0
0,0
3
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dựa trên nhu cầu và thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên
11
55,0
9
45,0
3
15,0
4
Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để hỗ trợ các giáo viên có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp
5
25,0
12
60,0
3
15,0
5
Tạo động lực cho giáo viên tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp
5
25,0
13
65,0
2
10,0
Nhận xét: Với kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy các biện pháp xây dựng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp được đánh giá có mức độ cần thiết rất cao. Biện pháp 1 và 2 được 100% đánh giá là có mức độ cần thiết, trong đó mức độ rất cần thiết của hai biện pháp này cũng đạt mức cao là 65-80%. Các biện pháp 3,4,5 chỉ có 10-15% đánh giá ở mức không cần thiết, 85-90% đánh giá ở mức cần thiết và rất cần thiết. Điều đó khẳng định để nâng cao mức độ dáp ứng Chuẩn nghề nghiệp GV THPT cần phải phối hợp cả 5 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, chúng sẽ bổ trợ cho nhau. 
Kết quả khảo nghiệm khả thi của các biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV THPT Chuyên Hưng Yên đã đề xuất được thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 5. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
Stt
Các biện pháp 
Tính khả thi
Rất khả thi
Khả thi
 Không 
khả thi
SL
%
SL
%
SL
%
1
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của GV và CBQL về yêu cầu và tính cần thiết của việc triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV trung học
18
90,0
2
10,0
0
0,0
2
Phát triển công cụ nhằm đánh giá chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV
2
20,0
11
55,0
7
35,0
3
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dựa trên nhu cầu và thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên
12
60,0
8
40,0
0
0,0
4
Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để hỗ trợ các giáo viên có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp
3
20,0
13
70,0
4
20,0
5
Tạo động lực cho giáo viên tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp
6
30,0
11
55,0
3
15,0
Nhận xét: Với kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy các biện pháp xây dựng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp được đánh giá có thể thực hiện được. Biện pháp 1 và 3 mang tính khả thi cao. Các biện pháp 4,5 chỉ có 15-20% đánh giá ở mức không khả thi. Biện pháp 3 có nhiều ý kiến đánh gia không khả thi hơn, chiếm 35%, mặc dù vậy vẫn còn 65% đánh giá ở mức khả thi và rất khả thi. 
Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên trường THPT Chuyên đã được đề xuất.
3.4. Kết luận chương 3
	Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Trường THPT Chuyên, tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên nhà trường. Các biện pháp này gồm: 
	- Tuyên truyền GD, nâng cao nhận thức của GV và CBQL về yêu cầu và tính cần thiết của việc triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV THPT
	- Phát triển công cụ nhằm đánh giá chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV.
	- Phát triển đào tạo, bồi dưỡng GV theo mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV THPT.
	- Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán THPT để hỗ trợ các giáo viên có mức độ đáp ứng chuẩn thấp
	- Tạo động lực cho giáo viên tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp.
	Các biện pháp nêu trên đã được trưng cầu ý kiến để khẳng định về sự cần thiết và tính khả thi.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 2009 là văn bản qui định hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với người giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ trong thời kì đổi mới giáo dục phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT là nâng cao thứ bậc về khả năng đáp lại đòi hỏi, yêu cầu công việc của một giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đã được xác định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Quá trình này chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT; các yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội; đặc điểm tình hình học sinh; năng lực sư phạm và điều kiện hoạt động của giáo viên; số lượng giáo viên trong một nhà trường và cơ cấu bộ môn.
	Kết quả đánh giá giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT cho thấy: Giáo viên của trường có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt đáp ứng những yêu cầu của Chuẩn. Đây là điều kiện cần có và phải có trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh, là những yêu cầu cơ bản trong nhân cách của người thầy. Mặc dù đội ngũ GV của trường đủ về số lượng, đảm bảo chuẩn đào tạo nhưng thực chất còn nhiều hạn chế: một số GV chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động mạnh dạn của học sinh; nhiều GV mới ra trường có kiến thức nhưng kinh nghiệm và phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục còn hạn chế. Những hạn chế trên của đội ngũ GV là những nhân tố tác động trực tiếp mạnh mẽ tới mức độ đáp ứng những yêu cầu mà Chuẩn đặt ra.
	Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trường THPT chuyên, tác giả đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên nhà trường. Các biện pháp này gồm: Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên về yêu cầu và tính cần thiết của việc triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT; Phát triển công cụ nhằm đánh giá chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên; Phát triển đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT; Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán THPT để hỗ trợ các giáo viên có mức độ đáp ứng chuẩn thấpTạo động lực cho giáo viên tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp.
2. Khuyến nghị
2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu tích cực với UBND tỉnh tạo cơ chế để các hoạt động bồi dưỡng giáo viên được thuận lợi.
Cụ thể hóa chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT theo yêu cầu của Bộ để có thể tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên một cách chính xác.
Tăng cường sự chỉ đạo đối với đội ngũ giáo viên cốt cán bằng cách giao nhiệm vụ cụ thể, đồng thời tạo cơ chế để phát huy được vai trò của đội ngũ này. Tạo các hoạt động chuyên môn để thực sự quan tâm đến nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên giúp giáo viên phát triển nghề nghiệp.
2.2 Đối với trường THPT Chuyên Hưng Yên 
Có kế hoạch hàng năm chú trọng việc áp dụng các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán để hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để những giáo viên đã được tuyển chọn vào đội ngũ giáo viên cốt cán, phát huy tốt vai trò trong việc hướng dẫn và tư vấn phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp.
Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội để giáo viên của trường được tham gia các hoạt động để phát triển nghề nghiệp của bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương ĐCS Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đạo tạo (2009). Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT về việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.
3. NguyÔn H÷u §é (2011), Mét sè vÊn ®Ò vÒ m¹ng l­íi gi¸o viªn cèt c¸n trong ph¸t triÓn nghÒ nghiÖp gi¸o viªn. T¹p chÝ Gi¸o dôc
4. NguyÔn H÷u §é (2011), Mét sè m« h×nh ph¸t triÓn nghÒ nghiÖp gi¸o viªn. T¹p chÝ Gi¸o dôc
5. Phan V¨n Kha (2005), Qu¶n lý nhµ n­íc vÒ gi¸o dôc,ViÖn nghiªn cøu ph¸t triÓn gi¸o dôc, Hµ Néi.
6. TrÇn KiÓm (2004), Khoa häc qu¶n lý gi¸o dôc- Mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn, Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc, Hµ Néi.
7. Hoµng Phª (1988), Tõ ®iÓn tiÕng viÖt, UBKHXH ViÖt Nam – ViÖn ng«n ng÷ häc, NXB KHXH.
8. Quèc héi n­íc Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam: LuËt Gi¸o dôc (2005)
9. Thông tư 06/TT-BGDĐT ngày 15/2/2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT Chuyên.
10. Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 6/6/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên về phát triển trường THPT chuyên Hưng Yên giai đoạn 2012-2015, định hướng đến 2020.
11. Các báo cáo số liệu của trường THPT Chuyên từ năm học 2013-2014 đến nay.
12. Hồ sơ đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp năm học 2014-2015 của trường THPT Chuyên Hưng Yên.
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT
1.4. Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
2.1. Khái quát về trường THPT Chuyên Hưng Yên
2.2. Thực trạng về mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của độ ngữ giáo viên THPT Chuyên Hưng Yên
2.3. Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2. Đề xuất biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV trường THPT Chuyên Hưng Yên
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn của GV THPT Chuyên Hưng Yên
3.4. Kết luận chương 3
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
1
2
2
3
3
3
4
4
4
6
13
17
18
18
20
28
29
29
30
38
41
42
42
43
44
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN 
(Dùng cho cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT)
Để góp phần nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên, xin đồng chí hãy cho biết ý kiến đánh giá của mình về tính cần thiết và tính khả thi ở các biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên dưới đây.
Vui lòng đánh dấu gạch chéo (X) vào phương án đồng chí chọn.
Xin chân thành cảm ơn !
TT
Tên biện pháp
Đánh giá
Tính cần thiết
Tính khả thi
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Khả thi cao
Khả thi
Không khả thi
1
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của GV và CBQL về yêu cầu và tính cần thiết của việc triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV trung học
2
Phát triển công cụ nhằm đánh giá chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV
3
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dựa trên nhu cầu và thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên
4
Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để hỗ trợ các giáo viên có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp
5
Tạo động lực cho giáo viên tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp

File đính kèm:

  • docSK Bien phap nang cao muc do dap ung chuan nghe nghiep cho doi ngu giao vien_12351013.doc
Sáng Kiến Liên Quan