Dạy học tích cực thông qua tính thực tiễn trong một số bài sinh học 10

Hiện nay Bộ GD và ĐT đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học. Trong đó, có cấp trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Công cuộc đổi mới này liên quan nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới quản lí

Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học.

Trong những năm gần nay đã có nhiều chương trình nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, một trong những biện pháp đó là phương pháp dạy học tích cực.

Phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Điều này có ý nghĩa rất lớn:

- Giúp học sinh nhận thức được mình, phát hiện ra những sở trường, những khả năng tiềm tàng của mình.

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7899 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học tích cực thông qua tính thực tiễn trong một số bài sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Một số bài trong chương “ Phân bào và chương “ Virut và bệnh truyền nhiễm” 
3. Tác giả: 
Họ và tên: Bùi Thị Bích Thủy	Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 05/11/1990
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Tứ Kỳ II Huyện Tứ Kỳ Tỉnh Hải Dương
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tranh, ảnh, một số mô hình virut
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
BÙI THỊ BÍCH THỦY
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Phương pháp giảng dạy bài: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
2.2. Phương pháp giảng dạy bài: GIẢM PHÂN
2.3. Phương pháp giảng dạy bài: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
2.4. Phương pháp giảng dạy bài: “SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO	
3. KẾT LUẬN
1. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài:
	Hiện nay Bộ GD và ĐT đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học. Trong đó, có cấp trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Công cuộc đổi mới này liên quan nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới quản lí
Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học.
Trong những năm gần nay đã có nhiều chương trình nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, một trong những biện pháp đó là phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Điều này có ý nghĩa rất lớn: 
- Giúp học sinh nhận thức được mình, phát hiện ra những sở trường, những khả năng tiềm tàng của mình.
- Phát huy được trí tuệ tập thể, rèn luyện khả năng giao tiếp tốt thông qua các hoạt động nhóm.
- Giúp học sinh có hứng thú học tập, có phương pháp tự học và rèn luyện tính tự học ở học sinh.
Trong tình hình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các trường phổ thông đã có những tiến bộ đáng kể. Phương pháp dạy học truyền thống “giáo viên làm trung tâm”, học sinh thụ động ghi chép là chính đã từng bước thay thế bởi phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên đóng vai trò chỉ đạo định hướng quá trình nhận thức của học sinh. Song việc đổi mới phương pháp dạy học còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lí do (nhận thức của giáo viên, phương tiện dạy học, nôi dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất.) còn nhiều điều bất cập. 
Trong dạy học, việc lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung của bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết. Nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng đã tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhưng hình thức tổ chức hoạt động nhóm thường nghèo nàn nên gây sự nhàm chán đối với học sinh. 
Trong chương trình Sinh học 10, chương “Phân bào” và chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” có nhiều nội dung trừu tượng, HS khó nắm bắt nội dung bài học và nếu không có phương pháp dạy để tạo hứng thú cho HS thì HS sẽ rất nhàm chán..
Xuất phát từ vấn đề trên, bản thân tôi đã tìm ra cho mình một phương pháp dạy riêng nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, mong rằng phương pháp này được các bạn đồng nghiệp tham khảo.
1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 10 ban cơ bản.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp giảng dạy một số bài trong chương “Phân bào” và chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” của môn Sinh học 10.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thực hiện chương trình dạy học theo quan điểm dạy học: Lấy học sinh làm trung tâm. Dạy học theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là gì?
 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là dạy học tập trung vào học sinh, hướng vào học sinh, căn cứ vào học sinh, là kiểu dạy học mà toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, kỹ năng, hứng thú của học sinh, nhằm mục đích phát triển ở học sinh năng lực độc lập học tập và giải quyết các vấn đề. 
 Trong phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì hoạt động của giáo viên và học sinh tương ứng như sau:
* Học sinh khai phá tri thức, tự nghiên cứu – Giaó viên chỉ hướng dẫn và cung cấp thông tin.
* Học sinh tự trả lời thắc mắc do chính mình đặt ra, tự kiểm tra mình – Giaó viên là trọng tài.
* Học sinh tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh – Giaó viên làm cố vấn
- Để thực hiện được quá trình dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên phải làm gì?
 Vai trò của người giáo viên không thể bị mờ nhạt mà trái lại còn rõ nét hơn, giáo viên vẫn là "linh hồn" của giờ học sinh động và sáng tạo. 
 Giaó viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động đốc lập hay theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành các kỹ năng, thái độ mới. Giaó viên phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng của mình nhất.
- Cần nhấn mạnh rằng: Vai trò hoạt động của học sinh trong mỗi giờ học là hết sức quan trọng.
* Học sinh tham gia chủ động vào quá trình nhận thức, thông qua:
+ Học sinh có nhu cầu nhận thức, khao khát tìm hiểu kiến thức mới trong mỗi bài học.
+ Tự giác chủ động thực hiện các hoạt động học tập nhằm tìm tòi, phát hiện tri thức và học được cách tìm ra tri thức mới.
+ Bộc lộ khả năng tự nhận thức.
+ Tham gia vào hoạt động hợp tác, theo nhóm, giúp nhau , cùng nhau tìm tòi, phát hiện kiến thức.
+ Tham gia thảo luận, tranh luận, góp ý kiến với bạn và bảo vệ ý kiến của cá nhân.
+ Khuyến khích nêu thắc mắc, phát hiện vấn đề và tham gia giải đáp.
+ Tự đánh giá và tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau.
+ Tự bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
-Trong hoạt động dạy học, dạy học theo kiểu hoạt động nhóm được xem là phổ biến. Hoạt động tập thể sẽ giúp giải quyết những vấn đề gay cấn nhanh hơn. Hình thức này cũng giúp cho các em quen dần và sớm thích ứng với đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Trong chương “Phân bào” và chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” , những nội dung ở các bài như: “Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân”. “Giảm phân”, “Cấu trúc virut”, “Sự nhân lên của virut”... có nội dung khá trừu tượng, HS nắm bắt đuợc kiến thức chỉ thông qua những kênh hình vẽ minh hoạ. Trong khi đó tranh ảnh dùng phục vụ cho việc dạy học những bài này còn thiếu và chưa phong phú.
	Nếu việc soạn giảng của giáo viên còn nặng về phương pháp dạy truyền thống thì học sinh sẽ rất nhàm chán khi học nội dung chương này. Nhiều GV cũng đề cập đến phương pháp hoạt động nhóm trong giờ học nhưng nếu không có tính sáng tạo thì cũng không tạo được sự hứng thú cho học sinh.
	Từ những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài đã nêu trên
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1 Phương pháp giảng dạy bài: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN.
Đầu tiên giáo viên cần xác định được:
- Mục tiêu bài hoc: 
Sau khi học xong bài này học sinh phải nên được chu kì tế bào, diễn biến của quá trinh nguyên phân và ý nghĩa của nó.
- Trọng tâm: - Các pha của kì trung gian
 - Các kì của nghuyên phân và ý nghĩa của nguyên phân.
+ Phương pháp giảng dạy nôi dung của bài: 
I. Chu kì tế bào.
1. Khái niệm.
- GV vấn đáp, Hs trả lời và rút ra khái niệm.
- Giáo viên đưa học sinh quan sát một đồng hồ treo tường và yêu cầu học sinh xác định chu kỳ tế bào người trong môi trường nuôi cấy (24 giờ)
2. Đặc điểm của chu kì tế bào:
- GV chuẩn bị các phiếu học tập( PHT) số 1 khổ A4, 1 tờ giấy rôki lớn có khung của PHT số 1 và những tờ nội dung tương ứng với những ô trống của tờ PHT lớn.
- Gv phát phiếu học tập số 1 khổ A4 cho HS, yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 71, thảo luận nhóm để hoàn thành PHT.
- GV treo tờ khung của PHT lớn lên bảng, phát các tờ nội dung cho các nhóm ( mỗi nhóm có những tờ nội dung khác nhau) 
- GV yêu cầu các nhóm so sánh các tờ nội dung được phát với PHT đã được hoàn thành rồi cử đại diện nhóm lên bảng gắn các tờ nôi dung vào các ô tương ứng trên tờ PHT lớn.
- Các nhóm nhận xét kết quả, sau đó GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng
II. Qúa trình nguyên phân:
- GV chuẩn bị: 4 bộ sợi len màu vàng dùng biểu thị nhiễm sắc thể, sợi len màu trắng biểu thị thoi vô sắc, 4 tấm bìa cứng, băng dính. Kéo.
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK, nêu đặc điểm các kì của quá trình nguyên phân.
- Sau khi có kiến thức về 4 kì của nguyên phân, GV yêu cầu học sinh làm bài tập nhóm:
 + Sử dụng các sợi len có màu sắc khác nhau để biểu thị diễn biến của nhiễm sắc thể, thoi vô sắc trong các kì của nguyên phân bằng cách dán lên các tấm bìa cứng.
- Sau khi hoàn thành, GV yêu cầu mỗi nhóm dựa vào sơ đồ vừa thực hiện nhắc lại diễn biến nguyên phân.
- GV khuyến khích học sinh bằng cách chấm điểm các nhóm làm nhanh, đúng, đẹp và trình bày tốt.
=> Câu hỏi thực tế: 
- Điều gì sẽ xảu ra nếu sợi len màu vàng quá dài
- Vai trò của sợi len trắng? Nếu sợi len trắng không có thì sự di chuyển của sợi len vàng diễn ra như thế nào?
=> Khắc sâu trí nhớ cho học sinh
III. Ý nghĩa của nguyên phân
- Gv hỏi, hoỉ, học sinh nghiên cứu SGK và trả lời.
2.2. Phương pháp giảng dạy bài: GIẢM PHÂN
- Về phương pháp giảng dạy bài Giảm phân cũng có thể tiến hành tương tự dạy quá trình nguyên phân ( vì hai quá trình này có những điểm tương đồng với nhau).
- Bước 1: GV cho HS hoàn thành PHT số 2 về những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân 1
 Sau khi học sinh có đầy đủ kiến thức về các lần phân bào và các kì của giảm phân 1, GV chuyển sang bước 2.
- Bước 2: Tổ chức cho HS chơi trò chơi để củng cố kiến thức.
 + GV phát các bộ sợi len, tấm bìa cứng, băng dính và kéo, yêu cầu HS biểu thị các kì của giảm phân 1.( Vì giảm phân 2 giống với nguyên phân nên không trình bày ở đây)
 + Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV lưu ý: Yêu cầu HS dựa vào sơ đồ nguyên phân ( ở bài trước) và sơ đồ giảm phân để so sánh những điểm giống và khác nhau. 
2.3. Phương pháp giảng dạy bài: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
Đầu tiên GV cần xác định được:
Mục tiêu của bài học này là:
+Về kiến thức:
Học xong bài này HS phải:
	- Mô tả được hình thái và cấu tạo của virut.
 	-Nêu được 3 đặc điểm cơ bản của virut.
+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, so sánh.
*Trọng tâm của bài:
	- Cấu tạo và hình thái của virut
Phương pháp giảng dạy các nội dung của bài:
Khái niệm Virut: (thời gian 5 phút)
GV: chiếu cho hs xem hình thái của 1 số virut.
( GV có thể chuẩn bị các tranh hình treo lên bảng nếu không sử dụng công nghệ thông tin)
GV hỏi: Nêu đặc điểm chung của virut?
HS trả lời.
GV hỏi: Vậy khái niệm virut là gì?
II.Cấu tạo virut: (thời gian 15 phút)
GV chuẩn bị tranh vẽ cấu tạo virut trần và virut có vỏ ngoài (H 29.1, Sách CB),
Chú ý:trên tranh vẽ GV không điền các chú thích.
GV gọi 1 hs lên điền vào các chỗ chưa được chú thích.
GV phát PHT số 3 cho mỗi nhóm, yêu cầu nhóm thảo luận hoàn thành nội dung PHT.
Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, sau đó GV trình chiếu đáp án.
- Cách 2: Nếu không dạy bằng CNTT, GV có thể chuẩn bị những tờ nội dung rời, sau đó cho từng nhóm lên chọn và gắn vào ô trống tương ứng ở khung PHT lớn treo trên bảng.
III. Hình thái virut: (thời gian 20 phút)
GV phát PHT số 4 cho các nhóm. 
Sau đây tôi xin nêu ra 2 phương pháp dạy mục III như sau:
*Cách 1:
H: Dựa vào cấu trúc vỏ capsit người ta chia virut thành những loại nào?
HS: 3 dạng ( VR có cấu trúc xoắn, khối, hỗn hợp)
GV: Trình chiếu hình ảnh về hình thái của 1 số virut (chú ý:hình ảnh không chú thích các dạng cấu trúc), sau đó gọi 2 nhóm( mỗi nhóm 3 em) lên bảng cùng thực hiện nội dung |sau:
+ Thảo luận để sắp xếp các hình ảnh theo 3 nhóm cấu trúc : cấu trúc xoắn, khối và hỗn hợp.
+ Thảo luận và trình bày nội dung theo PHT số 4.
GV gọi nhóm khác dưới lớp nhận xét.
GV trình chiếu nội dung đáp án PHT số 4.
GV cùng với lớp chấm điểm cho 2 nhóm. Nhóm nào có nội dung hoàn chỉnh nhất sẽ được cộng điểm.
*Cách 2: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau:
-GV chuẩn bị trước các tấm bìa với nội dung sau:
Tấm bìa 1(màu đỏ) có nội dung là:Dạng khối
Tấm bìa 2(màu xanh) có nội dung là: Dạng xoắn
Tấm bìa 3(màu vàng) có nội dung là: Dạng hỗn hợp
-GV chuẩn bị 10 tranh vẽ về hình thái các virut (tranh vẽ phóng to trên giấy A4 ): VR bại liệt, VR hecpet, VR mụn cơm,VR đốm truốc lá, VR cúm, VR sởi, VR quai bị, VR dại, VR đậu mùa, Phagơ T2
-GV chọn 3 HS lên bảng, phát cho mỗi HS tấm bìa 1,2,3 và cho mỗi em đứng ở 3 vị trí cách nhau.
Sau đó gọi tiếp 10 HS khác lên bảng, GV phát cho mỗi em 1 tranh vẽ về hình thái VR. 
Luật chơi như sau: Trong vòng 1 phút mỗi em phải tìm vị trí đứng cho mình sao cho phù hợp giữa tranh vẽ của mình với các dạng hình thái: dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp.Em nào làm đúng sẽ được phần thưởng ( 1 cây bút hoặc được cộng 1 điểm .....)
GV ra tín hiệu bắt đầu trò chơi, xem thời gian để kết thúc trò chơi và cùng lớp chấm điểm HS.
GV cho các em về chỗ ngồi và các nhóm tiếp tục thảo luận nội dung trong PHT.
GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.GV bổ sung và trình chiếu nội dung đáp án PHT số 4.
GV cho hs trả lời các câu lệnh phần cuối bài.
IV. Củng cố: (5 phút)
Nêu 3 đặc điểm cơ bản của virut?
Dựa vào cấu trúc axit nuclêic, vỏ cáp sit và vỏ ngoài người ta phân VR thành những loại nào?
2.4. Phương pháp giảng dạy bài: “SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO.”
*Mục tiêu của bài này là:
-Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
+Trình bày được đặc điểm quá trình nhân lên của vi rút.
+Nêu được đặc điểm của vi rút HIV, các con đường lây truyền và biện pháp phòng ngừa.
- Kỹ năng
+Khai thác tranh để nhận biết kiến thức.
+Khái quát hóa kiến thức.
+ Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế.
- Thái độ
+Dựa trên sự hiểu biết giải thích cho mọi người trong cộng đồng: ngăn chặn, phòng ngừa bệnh do vi rút gây nên, đặc biệt là HIV.
*Trọng tâm của bài: các giai đoạn nhân lên của VR
*GV chuẩn bị: 5 mảnh bìa vẽ 5 hình ảnh 5 giai đoạn nhân lên của virus và 5 mảnh bìa ghi tên 5 giai đoạn nhân lên của virus.
Phương pháp giảng dạy các nội dung của bài:
Vào bài: Vi rút không có cấu tạo tế bào, không có quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, chúng phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào chủ, nên ở vi rút quá trình sinh sản được gọi là sự nhân lên. Sự nhân lên của vi rút được tiến hành như thế nào? Quá trình này được chia làm mấy giai đoạn? Nội dung của mỗi giai đoạn? Để giải đáp những câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài: Sự nhân lên của virus.
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT. (Thời gian 25 phút)
1. Để dạy nội dung này thầy tổ chức trò chơi "Ghép giai đoạn nhân lên của virus"
Cách chơi như sau:GV gọi lần lượt 2 nhóm lên bảng (mỗi nhóm 5 em).
-Nhóm 1: trong vòng 3 phút phải gắn được các hình ảnh về các giai đoạn nhân lên của vi rút trên bảng, theo thứ tự lần lượt thành viên này gắn xong mới đến thành viên khác. 
- Nhóm 2: Mỗi em trong nhóm lần lượt lên gắn các ô chữ tương ứng với hình vẽ và giải thích giai đoạn tương ứng.
GV cho hs dưới lớp nhận xét và cho điểm mỗi thành viên trong nhóm.
GV nhận xét và trình chiếu các giai đoạn nhân lên của virut.
H: Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất đinh?
HS trả lời.
II. HIV/AIDS. (Thời gian 15 phút)
Phần này chủ yếu HS tự nghiên cứu, vì vậy để tiết học thêm sôi động GV phân công nội dung chuẩn bị ở nhà như sau:
Mỗi tổ sưu tầm những hình ảnh liên quan về HIV/AIDS ( nội dung này HS ghi trong USB để trình chiếu hoặc mang tranh ảnh, các tờ rơi tuyên truyền...).
GV gọi đại diện tổ lên trình chiếu và thuyết trình để cả lớp cùng theo dõi. Mỗi nhóm phải nêu lên được những biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS ?
GV chốt lại kiến thức cho HS về: con đường lây truyền, các giai đoạn xâm nhiễm, biện pháp phòng ngừa.
GV cho HS trả lời phần câu lệnh trong SGK.
III Củng cố: (5 phút)
Cho HS xem hình ảnh trình chiếu các giai đoạn nhân lên của virut và HS nêu đặc điểm của mỗi giai đoạn đó.
3. KẾT LUẬN
Đề tài đã được nghiên cứu và đã được áp dụng dạy ở các lớp ban cơ bản. Qua các tiết dạy ở lớp, tôi nhận thấy đã tạo được sự hứng thú, sôi nổi cho các tiết học, nhờ đó các em dễ hiểu bài hơn, nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn, hs đã có nhiều tiến bộ hơn. 
Kết luận : Trên đây là một số kỹ thuật tổ chức hoạt động trong giờ lên lớp mà tôi thường xuyên áp dụng trong công tác giảng dạy đối với học sinh lớp 10 và đã đem lại hiệu quả khá tốt .Nhưng sự vận dụng hình thức nào, tổ chức trò chơi như thế nào còn phụ thuộc vào nội dung từng bài, từng đối tượng học sinh cụ thể, tuỳ điều kiện của mỗi giáo viên.
 Việc lựa chọn đúng đắn, kết hợp hài hòa các kỹ thuật dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, vào khả năng sư phạm và lòng yêu nghề của mỗi thầy cô giáo. Không thể có một khuôn mẫu sẵn cho một bài cụ thể, một đơn vị kiến thức cụ thể mà hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi thầy cô giáo. 
 Vì vậy tôi nghĩ rằng trên đây chỉ là đôi chút kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy của tôi, xin viết ra để chia sẻ với các đồng nghiệp.
 Do thời gian và năng lực có hạn chắc chắn nội dung tôi trình bày ở trên có nhiều thiếu sót. Rất mong sự cảm thông của các đồng nghiệp và góp thêm nhiều ý kiến để tôi hoàn thiện nội dung trên.
Kiến nghị :
-Nội dung đề tài áp dụng cho học sinh lớp 10 của chương trình cơ bản và chương trình nâng cao.
-Để áp dụng các hoạt động giảng dạy như tôi đã trình bày ở trên thành công cần lưu ý các vấn đề sau:
a. Xác định mục tiêu và trọng tâm bài lên lớp:
- Phần nào cho học sinh tự nghiên cứu, phần nào thực hiện kỹ trên lớp.
b. Kỹ thuật triển khai phần trọng tâm: GV xác định 
- Phần nào dùng trò chơi, phần nào dùng loại câu hỏi nào cho phù hợp.
- Thiết kế trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện (hướng dẫn tỷ mỉ và có yêu cầu cụ thể để học sinh thực hiện) nhưng hiệu quả tốt nhất phù hợp với thời gian cho phép (tránh tạo cho học sinh vì quá mải chơi mà không đạt mục tiêu học tập đề ra).
- Phải chú ý rèn luyện các kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, phối hợp tìm hiểu thông tin trên kênh hình và kênh chữ để tìm và phát hiện kiến thức, trong đó kỹ năng vận dụng giải thích qua lại giữa thực tiễn và kiến thức lý thuyết là rất quan trọng.
	Người thực hiện
 TÀO THỊ HOÀNG OANH.
*PHẦN PHỤ LỤC:
Mẫu PHT số 3:
Thành phần 
Cấu tạo
Chức năng
Lõi
Vỏ protêin( vỏ cáp sit)
Vỏ ngoài
ĐÁP ÁN PHT SỐ 3
Thành phần
Cấu tạo
Chức năng
Lõi
A.nucleic( ADN hoặc ARN )là bộ gen của virut 
- ADN , ARN có thể là mạch đơn hoặc mạch kép 
Di truyền
Vỏ protein(Capsit)
Được cấu tạo bởi nhiều đơn vị hình thái ( capsome ) . 
 - Vỏ mang các thành phần kháng nguyên
bao bọc bên ngoài, bảo vệ lõi a.nu
Vỏ ngoài
Cấu tạo: bởi lipit kép và prôtêin
Trên vỏ ngoài có gai glicôprôtêin chứa các thụ thể
bảo vệ, giúp virut bám trên bề mặt tế bào và làm nhiệm vụ kháng nguyên
 Mẫu PHT số 4
Dạng cấu trúc
Hình dạng
Axit nuclêic
Vỏ prôtêin
Vỏ ngoài
-Virut cấu trúc xoắn
-Virut cấu trúc khối
-Vi rut có cấu trúc phối hợp (Phagơ T2)
Đáp án PHT số 4
Dạng cấu trúc
Hình dạng
Axit nuclêic
Vỏ prôtêin
Vỏ ngoài
-Virut cấu trúc xoắn
-Dạng ống, hình trụ.
- ARN dạng đơn xoắn
-Gồm nhiều Capsôme ghép đối xứng nhau thành vòng xoắn.
-Không có.
-Virut cấu trúc khối
-Hình cầu
-hình đa diện, 20 mặt, mỗi mặt là 1 tam giác đều.
ADN dạng kép xoắn hoặc
2 sợi ARN đơn.
Capsôme ghép với nhau.
-Có vỏ ngoài
-Có gai glicôprôtêin
-Vi rut có cấu trúc phối hợp (Phagơ T2)
-Đầu là hình khối đa diện, đuôi hình trụ.
-ADN dạng xoắn kép.
-Đầu do các capsôme hình tam giác ghép lại.
-Không có
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa sinh học 10 ban CB và KHTN.
Sách giáo viên sinh học 10 ban CB và KHTN.
Sách bài tập chọn lọc sinh học 10, NXB giáo dục.
Tài liệu chủ đề tự chọn sinh học 10 nâng cao, NXB giáo dục. 

File đính kèm:

  • docSKKN_Day_hoc_tich_cuc_thong_qua_tinh_thuc_tien_trong_mot_so_bai_sinh_hoc_10.doc
Sáng Kiến Liên Quan