Chuyển thể kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non

1.Đặt vấn đề

Trẻ em như một cây non. Cây non được chăm sóc tận tình của người trồng thì cây sẽ nhanh lớn và ra những quả ngọt. Và xu hướng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non đang hướng tới là sự phát triển toàn diện về: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Ngôi trường mầm non chính là môi trường thuận lợi nhất nó là nơi đặt nền móng đầu tiên tạo điều kiện cho sự phát triển những phôi thai sáng tạo còn ấp ủ trong trẻ. Muốn giáo dục cho trẻ tốt thì nhà giáo dục cần tác động đến trẻ từ nhiều phía như : Làm quen với môi trường, làm quen với biểu tượng về toán, làm quen với tác phẩm văn học.v.v.

Và tác phẩm văn học là một trong những môn học giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ. Trong đó trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học có vai trò quan trọng trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non. Và trò chơi đóng kịch là một trong những hoạt động được sự quan tâm của bộ, ngành. Bởi vì đây là sự mở cửa cho trẻ đi những bước chập chững đầu tiên vào thế giới các giá trị phong phú chứa đựng trong những tác phẩm văn học.

Hiện nay ở trường Mầm Non đa số trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi vẩn còn nói ngọng,nói lắp bắp, chưa diễn đạt được bằng lời theo suy nghĩ của mình,.điều này dẫn đến việc tiếp thu bài và tham gia các hoạt động khác ở lớp còn chậm chạp, khó khăn, trẻ nhút nhát, sợ sệt,. chính vì vậy việc phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết

Trò chơi đóng kịch là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học, trẻ không chỉ biến mình thành người lớn, mà còn phải hóa thân thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt, với những hành động vừa thực tế, vừa kỳ ảo Để đóng được vai này trẻ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống như người nghệ sĩ. Kết quả của trò chơi đóng kịch có một ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp trẻ tích luỹ được kinh nghiệm sống. Qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ của trẻ. Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được giọng nói diễn cảm rõ ràng và trẻ hoàn thiện mình hơn về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác Đây là một phương tiện hiệu quả giúp trẻ phát triển vốn từ tốt nhất cũng như góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ em.

Tìm hiểu một số trường Mầm Non trên địa bàn thành phố Đồng Hới, em nhận thấy giáo viên mầm non đã quan tâm và thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi đóng kịch trong hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Tuy nhiên việc sử dụng trò chơi đóng kịch trong giờ hoạt động vui chơi và các hoạt động giáo dục khác ở trường mầm non nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt việc giáo dục ngữ âm trong quá trình luyện tập kịch hay phát huy tính tích cực giao tiếp của cô và trẻ khi tham gia các hoạt động chuẩn bị cho việc biểu diễn kịch chưa được chú trọng. Và trò chơi đóng kịch dành cho lứa tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi vẫn còn hạn chế chưa được áp dụng nhiều. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường vì thế khi về nhà đa phần là trẻ chơi tự do không được sự quan tâm của những người lớn tuổi hướng dẫn trẻ, động viên khích lệ trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có môi trường học tập bổ ích tại gia đình.

Với đề tài này giáo viên sẽ có những biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Qua đó sẽ lôi cuốn trẻ vào những vở kịch của những câu truyện, trẻ sẽ hứng thú tham gia chơi đóng kịch, nhập vai tốt, biết thể hiện những vai của các nhân vật theo cách riêng của mình, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ phong phú hơn, từ đó vốn từ của trẻ sẽ ngày càng phát triển hơn.

Xuất phát từ những lý do trên chính vì thế mà em đã chọn đề tài: “Chuyển thể kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non”.

 

docx18 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 7016 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyển thể kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và cảm nhận cuộc sống tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
- Cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học và kịch bản: Kế hoạch đọc cho trẻ nghe toàn bộ tác phẩm văn học bằng nghệ thuật đọc và kể diễn cảm. Trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn học, gợi mở, giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm: nhớ được cốt truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện, nhớ các hành động của nhân vật, nhận ra tính cách của nhân vật, biết đánh giá hành động của nhân vật(ở mức độ tốt,xấu,đúng,sai). Quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học không thể bỏ qua việc xem chi tiết những tranh minh họa. Việc này giúp hình thành ở trẻ những biểu tượng chính xác hơn về các nhân vật trong tác phẩm. Hình dáng,tính cách,quan hệ của các nhân vật được phản ánh trong tư thế, nét mặt,hành động có trong mỗi bức tranh minh họa truyện
Đọc kịch bản cho trẻ nghe giúp trẻ phân biệt được sắc thái,giọng điệu,lời nói của các nhân vật khác nhau, qua đó mà khắc họa thêm tính cách của nhân vật. Bên cạnh đó cần chọn những bài hát, dựng các điệu múa cho phù hợp với kịch bản.
- Phân vai chơi và luyện tập đóng vai: Phân vai cho từng trẻ (có thể phân cho nhiều trẻ đóng cùng một vai, số lượng tùy thuộc vào số trẻ trong nhóm) vai chơi của trẻ phải có nhiều cảm xúc hấp dẫn, từ đó người lớn khơi gợi, giúp trẻ hiểu sâu hơn nhân vật mình sẽ đóng vai.Nhập vai trong trò chơi đóng kịch là giai đoạn trẻ bước vào thực hành, biến nội dung kịch bản thành hành động kịch, ngôn ngữ kịch
- Trang trí sân khấu,hóa trang, làm đạo cụ: Đối với trò chơi đóng kịch việc trang trí có ý nghĩa to lớn. Trang trí góp phần tạo ra ấn tượng về một vở kịch thật sự. Có thể sử dụng những thứ có sẵn trong lớp để trang trí: bàn,ghế,vật liệu xây dựng,lẵng hoa,chậu cảnh...Trong trò chơi đóng kịch có thể sử dụng một số kiểu trang phục và phụ kiện: như khăn đỏ, tạp dề, mũ thỏ,...
2.2. Lí luận chung về phát triển vốn từ cho trẻ
2.2.1. Khái niệm phát triển vốn từ
Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển triển trí tuệ của trẻ. Vốn từ bao gồm: động từ, tính từ, danh từ, trạng từ...
Phát triển vốn từ là giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt trí tuệ, nhận thức. Trẻ phát triển khả năng giao tiếp, trẻ hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của từ và biết thể hiện cảm xúc của mình qua lời nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
2.2.2 Đặc điểm của phát triển vốn từ
Vốn từ được cấu thành từ các tiểu hệ thống đó là âm thanh, ngữ nghĩa, cấu trúc chung và cách sữ dụng trong giao lưu hàng ngày tổng hợp chúng vào hệ thống giao tiếp sinh hoạt
Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. những từ các cháu được sử dụng hầu hết là những từ chỉ đơn giản , những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày trẻ tiếp xúc. Vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ đang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói trẻ hay nói chậm., hay kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a, không mạch lạc. để giúp trẻ phát triển vốn từ, người giáo viên cần phải nắm vững đặc điểm vốn từ của trẻ.
Cơ sở tâm lý:
Tư duy của trẻ 3-4 tuổi là tư duy trực quan. thời kỳ này, khả năng tri giác về các sự vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện. trẻ hay bắt chước những cử chỉ, và lời nói của người khác. do vậy ngôn ngữ của cô giáo phải trong sáng và chính xác để trẻ nói theo.
Cơ sở giáo dục:
Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người và sự vật hiện tượng xung quanh
để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau như qua các giờ học, các trò chơi, đặc biệt là cho trẻ tham gia trò chơi đóng kịch nhằn rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu.
Đối với trẻ mẫu giáo ngôn ngữ mạch lạc là khả năng sử dụng lời nói gọn gàng dễ hiểu có thứ tự trong giao tiếp. Sự mạch lạc trong giao tiếp càng tốt hơn khi trẻ được giáo dục được rèn luyện một cách tích cực, điều này giúp trẻ giàu vốn từ hơn
2.3. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khi tổ chức trò chơi đóng kịch
Tổ chức trò chơi đóng kịch mang đến cho trẻ một khoảng không rộng lớn để thể hiện óc sáng tạo của mình, được giao lưu với xã hội rộng lớn. Từ đó trẻ giúp trẻ hội tụ đủ các tính chất tốt bao gồm: tính tích cực, tính hợp tác, kĩ năng vận động, tố chất vận động và đặc biệt vốn từ của trẻ được phát triển tốt nhất.
Khi tổ chức trò chơi đóng kịch phải tạo cảm giác cho trẻ như vừa là chơi vừa là hoạt động nghệ thuật, vì thế nó giúp trẻ thực sự thấy thoải mái không gò bó trong khi chơi nhưng lại kích thích bản thân trẻ cố gắng hơn để hoàn thiện vai chơi của mình, mang lại niềm vui cho mọi người hình thành tính trách nhiệm ở trẻ.
Ngoài ra trò chơi đóng kịch còn mang tính tập thể cao. Nó phù hợp với truyền thống, tính chất trong các phong tục tập quán của con người Việt Nam. Trong vở kịch bao giờ cũng có những nhân vật mang tính thiện, tính ác, tính tốt, tính xấu đối lập nhau. Nhưng bên cạnh đó lại luôn luôn có sự đoàn kết giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn bảo vệ cái thiện chống lại cái ác, chia sẻ giúp đỡ phái yếu. Vì thế kịch là một thể loại vừa mang tính tập thể vừa mang tính giáo dục cao.
Khi chơi đóng kịch trẻ nói bằng ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học (đặc biệt là nhân vật trong truyện: ngụ ngôn, cổ tích, thần thọai). Cung cấp cho trẻ những ngôn ngữ dân gian phong phú, đa dạng, lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Từ đó trẻ cảm  thụ lĩnh hội được sự giàu có của ngôn từ hiểu được ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà còn là phương tiện để thể hiện mọi vấn đề, mọi suy nghĩ của con người. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ 3-4 tuổi không những giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ cho trẻ mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói diễn cảm và ngôn ngữ câm: Điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, giọng nói.
3. Một số kịch bản nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường Mầm Non.
3.1. Phương pháp dạy trẻ đóng kịch
Trò chơi đóng kịch giúp trẻ bộc lộ nhiều khả năng ngôn ngữ của mình, đồng thời kích thích trẻ phải vươn lên trong việc phải sử dụng ngữ điệu để diễn đạt cho những người xung quanh có thể hiểu nguyện vọng, ý kiến của mình. Hoàn thiện cụ thể khi dạy trẻ đóng kịch được tiến hành 4 bước:
Bước 1: Chọn tác phẩm:- Cô chọn truyện hấp dẫn, có kịch tính , có nhiều mâu thuẫn xung đột qua lời đối thoại của các nhân vật
Bước 2: Giúp trẻ hiểu tác phẩm: - Cô phải kể diễn cảm tác phẩm nhiều lần - Cô đàm thoại với trẻ về nội dung chi tiết của truyện, đặc biệt là cô nhấn mạnh ngữ điệu giọng nói của các nhân vật
Bước 3: Dựng cảch và luyện tập: - Cô chuẩn bị một số cây vẽ trang trí cây cối hoa là tạo nên một góc sân khấu để trẻ hứng thú - Cô chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho vở kịch - Cô phân vai cho trẻ và giúp trẻ hiểu vai đóng, thuộc lời thoại, biết kết hợp những động tác minh họa ( cử chỉ, ánh mắt) - Cô dẫn truyện để trẻ phối hợp các vai với nhau. Cô sửa sai uốn nắn kịp thời cho trẻ nếu trẻ làm sai, cô khen gợi những cháu làm đúng, chú ý phát hiện đánh giá cao những sáng tạo độc đáo của trẻ trong sự thể hiện
Bước 4: Hóa trang và biểu diễn:- Khi trẻ đã tập thành thạo các vai và biết phối hợp nhuần nhuyễn thì cho các cháu đội mũ có hình các nhân vật- Cô tổ chức cho từng nhóm biểu diễn theo những thời điểm khác nhau Lúc đầu cô nên chọn những cháu có khả năng và mạnh dạn lên diễn, sau đó mới khuyến khích những cháu còn nhút nhát tham gia, giúp trẻ bộc lộ những năng lực nghệ thuật của bản thân. Kết thúc giờ đóng kịch cô nhận xét mỗi vai của trẻ, trẻ nào diễn tốt nên có khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên trẻ.
Tóm lại: Qua các phương pháp trên em thấy việc dạy trẻ đóng kịch có vai trò rất lớn đối với việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Thông qua luyện tập và biểu diễn trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ Tiếng Việt. Luyện tập nhiều thì trẻ nói năng rõ ràng hơn, chính xác hơn, trẻ mạnh dạn hơn, khả năng giao tiếp tốt hơn.
3.2. Các tác phẩm văn học được chuyển thể kịch bản nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường Mầm Non.
3.2.1. Vở kịch 1: “Đôi bạn tốt”
+Cảnh 1: Tại nhà của gà con
Vịt mẹ: Chi Gà ơi! Chị gà!
Gà mẹ: Ai đấy?
Vịt mẹ: Tôi Vịt mẹ đây.
Gà mẹ: Ơ chi Vịt à. Có chuyện gì mà chị sang nhà tôi sớm thế?
Vịt mẹ: Sáng nay tôi phải đi chợ xa. Nhờ chị trông Vịt con giúp tôi nhé.
Gà mẹ: Vâng. Chị cứ để Vịt con ở đây chơi với Gà con cũng được.
Vịt mẹ: Vâng tôi đi nhé.
Gà mẹ: Gà con ơi. Con ra chơi với Vịt con đi.
Gà con: Vâng ạ! Vịt con có ra vườn chơi với tớ không?
Vịt con: Có tớ đi với.
Gà con: Mẹ ơi! Con với Vịt con ra vườn chơi mẹ nhé.
Gà mẹ: Ừ. Hai con đi cẩn thận nhé.
Gà con,Vịt con: Vâng ạ
+Cảnh 2: Tại khu vườn
Gà con: Bạn đi chậm như rùa ý.
Bạn bới đất tìm giun đi.
Vịt con: Khó quá, tớ làm không được.
Gà con: Bạn chẳng làm được tích sự gì cả. Thôi bạn đi ra chỗ khác chơi để tôi bới một mình.
NDC: Vịt con thấy Gà con nỗi giận với mình cũng buồn liền bỏ ra bờ ao tìm tép ăn.Vưa lúc ấy có 1 con Cáo mắt xanh ở đâu xuất hiện.
Cáo: Có 1 con gà con. Lần này ta có thứ để nhét vào bụng rồi he..he..
Gà con: Trơi ơi Cáo. Làm sao đây, mình phải chạy thật nhanh mới được
Cáo: À á. Ngươi dám chạy hả, đừng hòng thoát khỏi tay ta.
Gà con: Chiếp!chiếp!chiếp!
Vịt con: Tiếng Gà con. Gà con ơi. Cậu trèo lên lưng tớ đây này, nhanh lên
Cáo: hừ. Được mồi ngon lại để cho nó thoát. Lần sau đừng hòng thoát khỏi ta.
Gà con: Cảm ơn Vịt con nhé, nếu không có cậu chắc tớ đã bị cáo ăn thịt mất rồi.
Vịt con: Không có gì đâu. Lần sau cậu phải cẩn thận hơn nhé.
Gà con: Lần sau tớ sẽ cẩn thận hơn. Tớ xin lỗi vì lúc nãy đã đuổi cậu đi, tớ thấy ân hận lắm.
Vịt con: Tớ không trách cậu đâu. Bởi vì chúng ta là bạn tốt mà.
Gà con: Ừ. Từ nay chúng ta sẽ là bạn tốt nhé.
3.2.2. Vỡ kịch 2: “ Xe lu và xe ca”
NDC: Có 1 chiếc xe lu và 1 chiếc xe ca cùng đi trên một con đường.
Xe Lu: Cháu chào bác Rùa ạ!
Bác Rùa: Xe Lu đi đâu vậy cháu?
Xe Lu: Cháu đi san bằng đường giúp mọi người bác ạ.
Bác Rùa: Xe Lu thật là tốt bụng. Thôi cháu đi đi kẻo muộn
Xe Lu: Cháu chào bác cháu đi ạ
Xe Ca: Đứa nào mà chạy chậm thế nhỉ? À thì ra là xe Lu. Khiếp xe gì mà vừa xấu vừa chậm. Xem ta đây này.
Bịp! Bịp! Bịp! Tránh đường, tránh đường
Xe Lu: Ơ, xe Ca cậu đi đâu vậy.
Xe Ca: Tớ đi chơi. Mà xe Lu này cậu chạy chậm như rùa ấy. Cậu xem tớ đây này
Xe Ca: Ôi! Đường hỏng rồi, làm sao mà đi qua tiếp được đây.
Xe Lu: Có chuyện gì mà cậu dừng lại thế xe Ca?
Xe Ca: Đường bị hỏng nên tớ không qua được.
Xe Lu: Đường hỏng à. Để tớ giúp cho.
Xe Lu: Xong rồi. Mọi người đi qua đi ạ.
CPT: Xe Lu giỏi quá, cảm ơn xe Lu nhiều nhé.
Xe Ca: Xe Lu ơi. Tuy dáng vẻ cậu lù lù nhưng nhờ có cậu mọi người mới có con đường đẹp để đi lại.
Xe Lu: Đó là công việc của tớ mà.
Xe Ca: Bây giờ tớ mới hiểu ra rằng, không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Tớ xin lỗi vì đã coi thường cậu.
Xe Lu: Không sao đâu, chỉ cẩn cậu hiểu là tốt rồi. Thôi chúng mình cùng đi giúp mọi người tiếp nào.
4. Kết luận
Chơi là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với mọi lứa tuổi. Đối với người lớn đó là một hình thức giải trí, thư giãn xua đi cái mệt mỏi căng thẳng của công việc. Còn đối với trẻ nhỏ nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng đây còn là một hình thức" học mà chơi, chơi mà học" không thể thiếu được. Đóng kịch không đơn thuần là một trò chơi mà nó còn là một hoạt động mang tính chất nghệ thuật. Nó giúp trẻ hiểu và cảm thụ sâu sắc hơn các tác phẩm văn học. Ngoài ra đây còn là cơ sở hình thành và phát triển nhân cách, ngôn ngữ, đạo đức, óc tư duy tưởng tượng... Vì thế đây là một phương tiện để giáo dục trẻ mẫu giáo phát triển toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Thanh Ân (1995) ,Giáo dục học Mầm non tập I, II, III, NXB Đại học sư phạm Hà Nội
[2] Nguyễn Văn Cầu (1997), Về tiêu chí đánh giá hiệu quả của giờ dạy văn, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số
[3]Nguyễn Ngĩa Dân (1994), Học sinh là trung tâm của nhà trường, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2.
[4] Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Chủ biên) (1994), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
[5] Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi trẻ em, NXBPN
[6] Đinh Văn Vang (2009), Giáo trình Tổ chức hoạt động vui chơi ở trường Nầm Non, NXB Giáo dục Việt Nam.
PHỤ LỤC 
GIÁO ÁN
Lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ
Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông
Đề tài: Truyện “Vì sao Thỏ cụt đuôi”
Độ tuổi: Trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi
Thời gian: 20-25 phút
Người thực hiện: Phùng Thị Minh Trang
I. Mục đích – Yêu cầu
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện,hiểu được nội dung câu chuyện,nhớ được tên câu chuyện, tên các nhân vật trong câu chuyện,.
-Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe quan sát, ghi nhớ suy luận để trả lời câu hỏi của cô.Phát triển tư duy, ngôn ngữ mạch lạc,phát triển vốn từ cho trẻ. Rèn kĩ năng diễn kịch và biết hợp tác giữa các trẻ với nhau
- Gíao dục trẻ biết thực hiện đúng một số luật lệ khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ
- Slide về nội dung câu chuyện
- Bài hát “Đi đường em nhớ”
- Tranh ảnh về nội dung câu chuyện
- Mô hình về đường phố
- Đồ dùng để đóng kịch: Mũ Thỏ, mũ Nhím, mô hình xe ô tô
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Ổn định gây hứng
- Lớp chúng mình hãy đứng lên hát và vận động theo bài “Đi đường em nhớ” nhé.
- Bạn nhỏ trong bài hát đó được cô giáo dạy gì?
- Khi đi trên đường các con phải đi bên nào?
- Khi đi trên đường các con có chạy ngang qua đường không?
- Vì sao?.
- Hôm nay cô cũng có một câu chuyện nói về bạn Thỏ và bạn Nhím. Muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra với 2 bạn. Vậy thì bây giờ cả lớp mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Vì sao Thỏ cụt đuôi” nhé.
HĐ2: Nội dung trọng tâm
* Nghe kể chuyện
- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm cùng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ
+ Câu chuyện vừa rồi có hay không cả lớp?
+ Và để cho câu chuyện thêm hay và hấp dẫn hơn nữa thì cô mời lớp mình cùng hướng mắt lên màn hình và nghe cô kể lại câu chuyện thêm một lần nữa nhé.
- Cô kể chuyện lần 2 kết hợp trình chiếu p.p.
* Đàm thoại - trích dẫn nội dung
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu truyện có những ai?
+Tính tình của bạn Thỏ như thế nào?
+ Còn tính tình của Nhím thì sao?
Các con ạ thỏ và nhím có 2 tính cách khác nhau nhưng chơi rất thân với nhau..
Cô kể Một hôm Thỏ rủ Nhím ra ven rừng chơi. Cạnh rừng có một con đường đất đỏ chạy qua, bên kia đường là bãi cỏ rộng có nhiều hoa thơm bướm lượn.
+Khi ấy Thỏ đã nói gì với Nhím?.
+ Nhưng Nhím có đồng ý với Thỏ không? Vì sao?
+ Nếu có bạn nào rủ các con chạy nhanh qua đường thì các con có đồng ý không? Vì sao?
+ Thỏ rủ Nhím chạy nhanh qua đường nhưng Nhím không đồng ý với Thỏ vậy Nhím đã nói với Thỏ như thế nào?
+ Khi nghe Nhím nói vậy Thỏ đã nghĩ gì?
+ Thỏ nghĩ như vậy là đúng hay sai?
+ Nghĩ rồi thỏ đã chạy nhanh qua đường và chuyện gì xảy ra với Thỏ?
+ À đúng rồi. Vừa lúc ấy có một chiếc ô tô chạy tới, thấy Thỏ chiếc xe vội phanh gấp két...
Các con cùng làm tiếng xe phanh két cho cô xem nào? Ôi thật là rùng mình phải không các con
Các con ạ vì không nghe lời Nhím nên Thỏ bị cụt đuôi đấy!
+ Khi thấy Thỏ bị nạn Nhím đã làm gì?
+ Các con thấy Nhím là người như thế nào?
+ Nhím rất tốt bụng đúng không nào. Nhím không những đỡ bạn vào lề đường mà Nhím còn động viên bạn nữa đấy. Có bạn nào biết Nhím đã động viên bạn Thỏ như thế nào không?
+ À Nhím đã động viên Thỏ đừng buồn nữa và từ nay phải cẩn thận hơn khi sang đương đấy
+ Khi nghe Nhím động viên Thỏ nói gì với Nhím?
+ Lúc này Thỏ đã nghe lời Nhím chưa nhỉ?
+ Lúc này Thỏ đã biết ân hận và đã sửa sai rồi đấy
- Cô kết hợp giáo dục trẻ:
- Các con ạ. Khi tham gia giao thông các con phải đi đứng cẩn thận. Phải đi trên vĩa hè bên phải này.Nếu muốn qua đường thì phải nhìn trước, nhìn sau và phải có người lớn dắt các con mới được qua đường cả lớp mình đã nhớ chưa nào!
- Hôm nay cô thấy lớp mình học rất là giỏi này. Vậy cô sẽ thưởng cho lớp mình chơi trò chơi nhé.
*Chơi trò chơi: “nhận biết các loại phương tiện đường bộ”
* Cô kể lần 3: Cho trẻ đóng kịch
- Cho trẻ nhận vai. Cô giáo là người dẫn chuyện
HĐ 3 : Kết thúc.
- Trẻ hát và vận động theo bài
- Dạ thưa cô, bài học giao thông
- Bên phải
- Dạ không.
- Vì nguy hiểm
- Trẻ nghe kể chuyện
- Dạ có
- Trẻ vừa nhìn màn hình vừa lắng nghe cô kể
- Thưa cô, Vì sao Thỏ cụt đuôi
-Thỏ, Nhím, xe ô tô.
- Thỏ thông minh,nghịch ngợm
- Nhím hiền lành cẩn thận.
- Chúng mình chạy nhanh qua đường sang bên kia tha hồ mà hái hoa,bắt bướm.
- Dạ không. Vì nguy hiểm.
- Dạ không. Vì nguy hiểm
- Trên đường có ô tô chạy qua. Chúng mình ở đây ngắm hoa cũng được.
- Nếu có gì nguy hiễm thì mình chạy nhanh là được.
- Dạ sai
- Thỏ đụng phải xe ô tô
- Trẻ làm theo cô
- Nhím đỡ bạn vào lề đường
- Dạ tốt bụng
- Thỏ đừng buồn nữa. Từ nay chúng mình phải cẩn thận hơn.
- Tớ đồng ý
- Dạ rồi
- Trẻ chơi
- Trẻ nhập vai
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHỦ ĐỀ: LUẬT LỆ GIAO THÔNG
Đề tài: truyện “Xe lu và xe ca”
Lứa tuổi: MG Bé( 3 -4 tuổi)
Người dạy:
Ngày dạy:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên chuyện các nhân vật trong chuyện
- Hiểu nội dung chuyện qua đó hiểu được tác dụng của xe lu trong quá trình làm đường
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô
- Phát triển ngôn ngữ ở trẻ (nói to, rõ ràng,mạch lạc)
- Trẻ biết nhập vai và biết phối hợp với các bạn
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý tôn trọng, giúp đỡ bạn bè, không chê bạn, coi thường bạn
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện
- Đồ dùng đóng kịch: Mũ xe Lu, mũ xe Ca, mũ Rùa, mũ các phương tiện khác
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Ổn định tổ chức
- Các con còn nhớ bài hát“ Em tập lái ô tô” mà hôm trước cô đã dạy lớp mình không nào?
- Bây giờ cô và cả lớp mình cùng hát lại bài hát này nhé!
-Cô và cả lớp mình vừa hát bài hát gì?
-Bài hát có nhắc đến cái gì?
-Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
- Trong bài hát có nhắc đến ô tô, ô tô là phương tiện giao thông đường bộ đấy các con ạ. Ngoài ô tô ra thì trên đường bộ còn rất nhiều các loại phương tiện giao thông khác nữa đấy!
- Các con ạ ô tô còn được gọi là xe ca đấy.
- Có một câu chuyện kể về chiếc xe lu và xe ca rất hay các con có muốn biết 2 chiếc xe này xe nào đi nhanh hơn các con ngồi ngoan nghe cô kể chuyện nhé!
HĐ 2: Nội dung trọng tâm
* Cô kể lần 1:kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
- Các con ơi cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện xe lu và xe ca do bác Phong Thu viết để tặng chúng mình đấy!
- Các con ngồi đẹp nghe cô kể câu chuyện lần nữa nhé!
* Lần 2:Cô kể theo tranh minh họa
- Vừa rồi cô đã kể cho lớp mình câu chuyện thêm 1 lần nữarồi!
- Bạn nào cho cô biết cô vừa kể câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện xe lu được miêu tả như thế nào? Đi lại thì thế nào?
- Còn xe ca thì có dáng vẻ như thế nào?
-Thấy xe lu như vậy xe ca chế nhạo như thế nào?
- Cô kể: “ Nói rồi xe ca phóng vụt lên hết”
-Khi đi qua đường hỏng xe ca có đi qua được không?
-Xe nào đã làm cho đường bằng phẳng dễ đi?
- Xe lu đã làm gì để đường bằng phẳng?
- Các con ạ từ đó xe ca đã hiểu ra được rằng tuy xe lu thô kệch nhưng nhờ có xe lu mà đường trở nên phẳng và dễ đi hơn từ đó xe ca không chế nhạo xe lu nữa
- Các con ơi cô thấy các con học rất ngoan trả lời câu hỏi rất giỏi cô khen các con nào!
- Bây giờ cô con mình cùng đứng lên và bắt chước tiếng kêu của một số phương tiện giao thông nhé!
( Cho trẻ làm tiếng kêucủa ô tô, máy bay)
- Giáo dục: Các con ạ mỗi loại xe đều có tác dụng khác nhau như xe ca chở người chở hang, xe lu thì làm cho đường bằng phẳng để cho xe và mọi người đi lại dễ dàng hơn. Các loại xe đều có ích cho con người và đều do con người sử dụng. Vậy qua câu chuyện này các con nhớ phải chơi với bạn đoàn kết biết giúp đỡ lẫn nhau không chê bai bạn các con nhớ chưa nào.
* Cô kể lần 3:
Cho trẻ nhập vai: Cô làm người dẫn truyện.
HĐ 3: Kết thúc: Cô cùng trẻ làm đoàn tàu đi ra sân trường vừa đi vừa hát bài “ Đoàn tàu nhỏ”
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ bắt chước
- Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docxchuyen_the_kich_ban_va_phuong_phap_to_chuc_tro_choi_dong_kich_nham_phat_trien_von_tu_cho_tre_mau_gia.docx
Sáng Kiến Liên Quan