Chuyên đề Tính liên văn bản trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tính liên văn bản được đưa vào hệ thống phương pháp luận nghiên cứu văn

học thế giới từ nửa đầu thế kỉ XX, nhưng với Việt Nam cho đến nay thì vẫn còn

mới mẻ. Thực ra thì đã có áp dụng xuyên suốt trong lịch sử nghiên cứu văn học

nhưng còn tồn tại dưới hình thức tản mác, vô danh. Đặc biệt trong phương pháp

giảng dạy Ngữ Văn bậc THPT và cụ thể hơn là trong công tác dạy bồi dưỡng

học sinh giỏi rất cần thiết con đường được soi chiếu từ hệ thống phương pháp

luận trong tính liên văn bản.

Chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng”, ai cũng có điều kiện để

vươn đến với những điều kì diệu trong nền văn minh nhân loại. Trong thế giới

đó, khi đọc một cuốn tiểu thuyết hay một bài thơ nổi tiếng, chiêm ngưỡng một

bức tranh hay một tượng điêu khắc tuyệt tác, xem một bộ phim hay lắng nghe

một bản giao hưởng, xem một vở kịch lừng danh chắc hẳn sẽ luôn có một

trường liên tưởng về những bối cảnh mà nó được ra đời. Đó là nền tảng căn bản

giúp cho người đọc liên tưởng, so sánh, đối chứng và phản biện. nhờ đó mà ý

nghĩa văn bản cứ triển hạn mãi đến vô cùng. Hành động đọc đó gọi là phương

pháp liên văn bản

pdf26 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tính liên văn bản trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so sánh với Lão 
Gôrio của nhà văn hiện thực Pháp cùng thời – Honore de Bandac. Cụ 
thể trong đoạn trích được học ở sách giáo khoa, cảnh đám tang cụ cố 
Tổ, có thể so sánh với đám tang lão Gorrio. 
 Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tìm đọc và trả lời theo 
bảng gợi ý so sánh như sau: 
Một số chi tiết để 
so sánh 
Số đỏ (Vũ Trọng 
Phụng) 
Lão Gorio (H. Bandac) 
Thời gian 
7h sáng 
5h chiều 
Không gian 
- Thành phố đông đúc, 
huyên náo 
- Việt Nam 
- Ngoại ô Paris 
- Pháp 
Người quá cố 
Cụ cố Tổ 
Người cha, lão Gôrio 
Số lượng người 
đi đưa 
Vài ba trăm người, có 
cả đại gia đình con 
cháu. 
- Không có người thân, 
chỉ có 6 người không họ 
hàng, hai xe treo gia hiệu 
hai cô con gái nhưng 
không có người ngồi, chỉ 
có đám gia nhân theo sau 
xe. 
- Không có người thân. 
Cảnh hạ huyệt 
- Cậu Tú tân trổ tài đạo 
diễn cho nhiều người 
thi nhau chụp ảnh trên 
những ngôi mộ khác 
nhau. 
- Tiếng khóc to “Hứt! 
- Đám người nhà đạo và 
hai gã đào huyệt về ngay 
sau khi nhận tiền công, 
chỉ còn một mình chàng 
sinh viên nghèo 
Raxtinhac ngồi lại bên 
ngôi mộ người xấu số. 
- Giọt nước mắt lặng lẽ 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 15 
Hứt! Hứt!” lố bịch của 
ông cháu rể. 
rơi của Raxtinhac vì 
thương cho người cha 
nghèo bất hạnh, vì hận 
tình đời đen bạc, vì hận 
hai cô con gái bất hiếu 
của lão Gôrio. 
Sự xuất hiện của 
đồng tiền lúc hạ 
huyệt 
-Tờ năm đồng gấp tư 
mà Xuân tóc đỏ vội giúi 
vào tay ông Phán mọc 
sừng trong khi ông cháu 
rể này đang ngụy trang 
bằng tiếng khóc rất to 
và dáng bộ ngất muốn 
oặt người đi. 
- 70 quan trả cho nhà thờ 
để cầu kinh làm phúc. 
- 20 đồng Raxtinhac vay 
Crixtopho trả tiền công 
cho gã đào huyệt sau khi 
hất một vài xẻng đất vừa 
che lấp chiếc áo quan. 
Hình thức đám 
tang 
-Linh đình, long trọng 
như đám hội, đám rước. 
Đám đi chậm chạp qua 
các phố. 
-Theo cả lối Tây – Tàu 
– Ta. 
-Đơn giản, gọn nhẹ, 
chóng vánh. 
Bút pháp 
Trào phúng, phóng đại, 
châm biếm. 
Hiện thực kết hợp lãng 
mạn. 
Khi lập bảng này giúp học sinh thấy rõ những nét khác nhau, đối 
lập nhau dù cùng miêu tả về cảnh đám tang. Hai nhà văn của hai đất 
nước xa xôi, dù cách viết khác nhau, nhưng ngòi bút của họ đều phơi 
bày hiện thực xã hội đương thời. Cả hai nhà văn đều lên án sự tha hóa 
của nhân cách con người trước sức mạnh ghê gớm của đồng tiền. 
Ngoài ra, tương tự như vậy, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học 
sinh tìm đọc và so sánh giữa các nhân vật, tác phẩm, tác giả nổi tiếng 
như: 
Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) – AQ (AQ chính truyện – Lỗ Tấn) 
Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) – Chiến tranh và hòa bình (Lep 
Tolxtoi) 
Xuân Diệu – A.Puskin – Targore 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 16 
3.2.3. Kết luận: 
Áp dụng tính liên văn bản từ góc nhìn so sánh sẽ giúp cho giới 
nghiên cứu văn học cả một trường liên tưởng vô tận. Để chúng ta thấy 
rằng, thế giới văn học thật phong phú và đa dạng. Tác phẩm văn học 
luôn dẫn dắt con người đi đến tìm ra tiếng nói chung. Qua so sánh cùng 
với quy luật của sự sàng lọc khắc nghiệt của cuộc sống cũng một lần 
nữa khẳng định sự bất tử của những tác phẩm thực sự có gía trị. 
3.3. Giải pháp 3: Cảm thụ tác phẩm văn học từ góc nhìn lí luận văn 
học 
3.3.1. Khái luận chung: 
 Lí luận văn học bao gồm tất cả hệ phương pháp luận để nghiên cứu 
văn học. trong thế giới mênh mông đó đem đến cho vô số những 
phương pháp để cảm thụ tác phẩm văn học rất cần thiết cho giáo viên 
dạy Văn. 
 Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ gói gọn trong một số 
câu lí luận văn học hay để áp dụng vào công tác dạy bồi dưỡng học sinh 
giỏi Văn THPT. 
 Trong đề thi học sinh giỏi xưa nay luôn có một câu về lí luận văn 
học chiếm 12/20 điểm. Nhưng trong chương trình học chính của môn 
Văn hầu như rất ít khi bàn đến vấn đề này. Chắc hẳn rằng học sinh sẽ 
rất khó khăn để giải quyết những yêu cầu của đề thi có câu lí luận văn 
học như thế. 
3.3.2. Ví dụ minh họa: 
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm 2011 – 2012, câu nghị 
luận văn học 12 điểm như sau: 
Trong tác phẩm Việt Hán văn khảo, Phan Kế Bính (1875-1921) 
viết: 
“Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các danh lam thắng cảnh 
của thiên hạ; xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết các việc hay, 
việc dở của thế gian; sinh ở sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được 
đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn 
năm, cũng là nhờ có văn chương cả.” 
Hãy cho biết ý kiến của anh chị về nhận định trên. 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 17 
Nếu học sinh giỏi được trang bị cho kiến thức cơ bản từ lí luận văn 
học thì các em dễ dàng nhận ra vấn đề được Phan Kế Bính nói đến qua 
câu văn trên. Cụ thể đó là các giá trị của văn học: giá trị nhận thức, giá 
trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ. Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 2, 
có bài về lí luận văn học: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học. Nhưng 
chương trình ở tuần 33/35, những tiết gần cuối lớp 12, mà thi học sinh 
giỏi tỉnhlớp 12 từ trước đến nay vào nửa tháng 10 hằng năm. Năm học 
này thi vào đầu tháng 2. Vậy cho nên giáo viên phải tự nghiên cứu tìm 
ra và yêu cầu học sinh đọc trước rồi giảng học sinh mới hiểu và vận 
dụng được. 
Bàn về các giá trị của văn học, ngoài việc lí giải, giáo viên phải 
minh họa các giá trị bằng những dẫn chứng văn học cụ thể. Những tác 
phẩm văn học Việt Nam các giai đoạn và cả tác phẩm văn học nước 
ngoài. Về giá trị nhận thức, văn học chính là một phương tiện có khả 
năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong không gian và thời gian thực tế của 
mỗi cá nhân 
Và gần đây nhất, đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm nay 
(2014 – 2015), câu nghị luận văn học 12 điểm cũng đã ra dạng đề so 
sánh ngầm sáng tạo, tuy không phải là thao tác trọng tâm: 
“Cái kết của một tác phẩm văn học có vị trí quan trọng đối với 
toàn bộ tác phẩm. Nó thể hiện tập trung thái độ, tư tưởng nghệ thuật và 
tài năng của người nghệ sĩ. Anh / chị hãy chọn phân tích một vài kết 
thúc của các tác phẩm đã học để làm sáng tỏ ý kiến trên. 
Với đề này, giáo viên phải bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng phân 
tích giá trị của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, đặc biệt là chi tiết cô 
đọng, mang tính dư ba mà nhà văn đã đầy dụng ý nghệ thuật khi đưa 
vào cuối tác phẩm. Bởi như nhà văn Nga, Aimatop đã từng cho rằng: 
“Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao 
giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. 
Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và 
hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và ánh 
sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật”. Học 
sinh phải được trang bị kiến thức vững về những chi tiết kết thúc trong 
nhiều tác phẩm khác nhau của nhiều tác giả. 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 18 
3.3.3. Kết luận: 
Để tiếp nhận kiến thức lí luận văn học rất khó, bởi các thuật ngữ 
chuyên sâu vốn khô khan và khó hiểu đối với học sinh. Giáo viên dạy 
bồi dưỡng học sinh giỏi có thể sưu tầm các câu lí luận văn học hay và 
phân loại theo từng lĩnh vực: giá trị văn học, thiên chức của nhà văn, 
tình huống truyện, chi tiết nghệ thuật, hình ảnh nghệ thuật, hình tượng 
nhân vật, cốt truyện, kết thúc Đơn vị kiến thức cụ thể và gần gũi học 
sinh dễ tiếp thu hơn. 
Khi đã được trang bị những kiến thức lí luận văn học, học sinh sẽ 
dễ dàng nhận ra vấn đề được đề cập đến trong đề bài. Để từ đó có định 
hướng đúng để giải quyết vấn đề bằng những câu lí luận hay, minh họa 
bằng những dẫn chứng văn học cụ thể và lập luận thuyết phục. 
3.4. Giải pháp 4: Cảm thụ tác phẩm văn học trong mối tương liên 
giữa thi ca – nhạc – họa – điện ảnh 
3.4.1.Khái luận chung: 
 Âm nhạc làm say lòng người trước hết bởi cái đẹp trong giai điệu, 
tiết tấu. Một công trình kiến trúc, một tượng đài, một bức tranh nào đó 
quyến rũ người ta chiêm ngưỡng trước hết là bởi cái đẹp của nó. Văn 
học cũng không nằm ngoài quy luật đó, qua thế giới ngôn từ, qua hình 
tượng nghệ thuật được chắt lọc, nhà văn đối thoại với người đọc những 
vấn đề muôn thuở về cuộc sống của con người. Đặc trưng của mỗi loại 
hình nghệ thuật, xét cho cùng đều bắt nguồn từ phương tiện nghệ thuật 
hay ngôn ngữ nghệ thuật mà nó sở hữu. Vì vậy, trong thế giới nghệ 
thuật, giữa các hình thức khác nhau như thi ca, nhạc, họa luôn có sự 
giao thoa với nhau, luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mà khi 
nghiên cứu ta cần đặt trong mối quan hệ tương liên. 
3.4.2. Ví dụ minh họa: 
Từ xưa, trong văn học dân gian đã tồn tại hình thức hát dân ca, diễn 
xướng, hát đối đáp giao duyên, tuồng, chèoĐó là biểu hiện của mối 
quan hệ giữa các loại hình nghệ thuật. 
Văn học luôn tái hiện thế giới hiện thực muôn màu của cuộc sống. 
Vậy nên có những tác phẩm văn học sau khi ra đời sẽ được chuyển thể 
thành phim, hay có những nhà đạo diễn sẽ mời nhà văn viết kịch bản 
phim về một đề tài nào đó. Trong văn học hậu hiện đại có sử dụng thủ 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 19 
pháp dán ghép điện ảnh để đồng hiện quá khứ và hiện tại, nội tâm nhân 
vật và ngoại cảnhĐiều đó nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa văn học 
và điện ảnh. 
Chúng ta thường nghe: “thi trung hữu họa” (trong thơ có họa), họa 
bằng ngôn từ, bằng trí tưởng tượng phong phú, đa dạng của người nghệ 
sĩ. 
Đọc câu thơ của Trần Đăng Khoa: 
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa 
Tiếng rơi rất mỏng, như là rơi nghiêng 
Trong tâm trí người đọc sẽ hiện lên hình ảnh chiếc lá đa đang chao 
liệng trong không gian rồi khẽ khàng chạm trên mặt đất bên thềm nhà. 
Hay như câu thơ của Bích Khê: 
Ngô đồng nhất diệp lạc 
Thiên hạ cộng tri thu 
Vẽ ra một bức tranh thu miền bắc với sắc vàng của lá cây ngô đồng 
Trong đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm nay (ngày 6 tháng 2 năm 
2015) với câu nghị luận xã hội ra một bức ảnh với một đoạn lời chia sẻ 
của nhiếp ảnh, từ đó yêu cầu học sinh tự rút ra vấn đề xã hội và viết bài 
văn nghị luận. Đây là một dạng đề mới hoàn toàn. Học sinh phải vận 
dụng kết hợp những kĩ năng thẩm mĩ từ nhiều lĩnh vực nghệ thuật, đặc 
biệt là cảm thụ một bức họa cùng với vốn sống, kĩ năng phát hiện vấn 
đề và nghệ thuật lập luận sao cho thuyết phục 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 20 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 21 
3.4.3. Kết luận: 
Khi cảm thụ tác phẩm văn học trong mối tương liên giữa thi ca - 
nhạc - họa - điện ảnh, thực sự đã đem lại cho học sinh những tiết học 
nhẹ nhàng, thoải mái. Bắt đầu một bài học bằng giai điệu trữ tình sâu 
lắng cùng những hình ảnh sinh động phù hợp với nội dung bài học bao 
giờ cũng tạo cho người học một tâm thế tiếp nhận tốt hơn. 
Thế giới công nghệ thông tin bây giờ đã là một nền tảng thuận lợi 
cho người giáo viên áp dụng tính liên văn bản trong dạy học. Tuy 
nhiên, văn chương, nghệ thuật muôn thuở vẫn rất cần những xúc cảm 
chân thành, những lời văn tâm huyết và những lập luận thuyết phục. 
Vậy nên, người giáo viên vận dụng kết hợp một cách khéo léo, phù 
hợp, không quá lạm dụng để vô tình biến tiết học văn trở thành một 
buổi xem phim hay thưởng thức âm nhạc. Tất cả chỉ là nhân tố khơi 
nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho người học, tạo một tâm thế 
tiếp nhận những kiến thức văn học mới một cách hiệu quả hơn. 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 22 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: 
4.1. Bảng thống kê kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm: 
STT Năm học Khối lớp 
bồi 
dưỡng 
Kết quả đạt được Áp dụng giải pháp 
1 2001-2002 
11 2 gải KK Chưa áp dụng 
2 2002-2003 
11 3 giải KK Giải pháp 1 
3 2003-2004 
12 1 giải 3, 2 giải KK Giải pháp 1,2 
4 2006-2007 
12 4 giải KK Giải pháp 1,2 
5 
2007-2008 
12 
3 giải KK 
Giải pháp 1,2,3 
6 
2008-2009 
12 
1 giải ba,2 giải 
KK 
Giải pháp 1,2,3 
7 
2009-2010 
12 
1 giải ba, 3 giải 
KK 
Giải pháp 1,2,3,4 
8 
2010-2011 
12 
2 giải ba, 2 giải 
KK 
Giải pháp 1,2,3,4 
9 2011-2012 12 3 giải ba, 2 giải 
KK 
Giải pháp 1,2,3,4 
10 2012-2013 12 1 giải nhì, 2 giải 
ba, 4 giải KK 
Giải pháp 1,2,3,4 
11 2013-2014 12 3 giải ba, 2 giải 
KK 
Giải pháp 1,2,3,4 
12 2014-2015 12 2 giải ba, 2 giải 
KK 
Giải pháp 1,2,3,4 
4.2. Nhận xét: 
 Kết quả thi học sinh giỏi tất nhiên không chỉ hoàn toàn lệ thuộc vào 
việc áp dụng các giải pháp từ tính liên văn bản như đã nêu ở trên. Kết quả 
đó còn quyết định bởi khâu tuyển chọn học sinh, năng lực của giáo viên 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 23 
và học sinh và cả sự tâm huyết của thầy trò trong cả một quá trình học 
mấy tháng. (Thường là từ đầu năm học đến tháng 2 hằng năm) 
 Đây là kết quả thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn lớp 12 mà bản thân 
tôi đã dạy bồi dưỡng. Tuy không cao so với các trường điểm khác, nhưng 
đối với trường THPT Lê Hồng Phong đi lên từ một trường bán công, đầu 
vào của học sinh rất thấp, thì đây là kết quả đáng khích lệ. 
Bản thân tôi sẽ vẫn còn trên hành trình học hỏi tích lũy kinh nghệm từ 
đồng nghiệp, từ học sinh để không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy 
cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn. 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 
- Với những tiết học bình thường trên lớp, giáo viên có thể áp dụng 
giải pháp 3, 4 vào những tiết ôn tập, những bài khái quát văn học 
sử. 
- Đối với học sinh giỏi, giáo viên áp dụng kết hợp nhiều giải pháp, 
trong đó đặc biệt 4 giải pháp như đã trình bày. 
- Giáo viên cần trang bị cho mình kiến thức về Lí luận văn học, vì 
trong chương trình ít được học, mà kiến thức rất khô khan, khó 
hiểu, nhưng rất cần thiết. Vì thế giáo viên bên cạnh nâng cao kiến 
thức về lình vực này cần tích hợp các giải pháp khác nhau để dạy 
bồi dưỡng học sinh giỏi hiệu quả hơn. 
- Đối với bộ phận ra đề thi học sinh giỏi, cần tăng cường dạng đề 
mới đề cao năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh. Từ những điều 
đã biết để vận dụng kết hợp giải quyết những vấn đề hoàn toàn mới. 
Việc học là một hành trình không có nấc thang cuối cùng, vì 
thế, bản thân tôi cũng cố gắng không ngừng học tập để nâng cao 
trình độ chuyên môn, để mình không lỗi nhịp trong dòng chảy 
không ngừng của cuộc sống. Với giới hạn của một sáng kiến kinh 
nghiệm, đề tài chỉ trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ về áp dụng 
tính liên văn bản vào công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn 
Văn THPT. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để 
đề tài hoàn thiện hơn và mang tính thiết thực hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Biên Hoà, ngày 2, tháng 5, năm 2015 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 24 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐH quốc gia 
Hà Nội. 
2. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ văn hóa 
thông tin và thể thao, trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 
3. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB 
Giáo dục, Hà Nội. 
4. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, 
Tạp chí Văn học, số 9. 
5. Hồ Thế Hà, Liên văn bản và những đổi mới trong văn học. (Bài 
viết) 
6. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà (1987),Lí luận Văn 
học,NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998). 
7. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Văn – bồi dưỡng học sinh 
giỏi THPT(NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002) 
8. Tạp chí Văn học số 3 (741) 
9. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ Văn THPT.Nội 
2014) 
10. Bộ sưu tầm đề thi học sinh giỏi tỉnh Đồng Nai qua các năm. 
Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” 
Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 25 
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI 
Trường THPT Lê Hồng Phong 
––––––––––– 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
–––––––––––––––––––––––– 
 Biên Hoà, ngày tháng năm 2015 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Năm học:2014 - 2015 
––––––––––––––––– 
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Tính liên văn bản trong bồi dưỡng học sinh giỏi văn THPT”. 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Huy Chức vụ: Giáo viên THPT 
Đơn vị: Trường THPT Lê Hồng Phong, TP. Biên Hoà, Đồng Nai 
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) 
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) 
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có,bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị 
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu 
quả cao  
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị 
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 
- Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành  
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc 
sống: 
- Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành  
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm 
vi rộng: 
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu 
của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. 
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm 
này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh 
giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh 
nghiệm cũ của chính tác giả. 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và 
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh 
nghiệm. 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN 
MÔN 
(Ký tên và ghi rõ họ tên) 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký tên, ghi rõ 
họ tên và đóng dấu) 
BM04-NXĐGSKKN 

File đính kèm:

  • pdfskkn_tinh_lien_van_ban_trong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_van_thpt_5926.pdf
Sáng Kiến Liên Quan