Chuyên đề Rèn kỹ năng điều hành nhóm cho học sinh trong trường tiểu học

I. MỞ ĐẦU

 Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới và lần đổi mới này là bước tiến quan trọng đổi mới cách học, đổi mới cách dạy, đổi mới cách đánh giá. Trong dạy học việc truyền thụ được kiến thức giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo, thì người giáo viên cũng phải tìm tòi, khám phá ra mọi kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao.

 Phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Dạy học theo mô hình VNEN là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.

Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.

Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong học sinh ở trường tiểu học qua đó phát triển các kỹ năng dạy học theo nhóm và nhân rộng ở các lớp, qua dạy học nhóm giúp chia sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập.

Tập thể giáo viên trường Tiểu học Nhuận Đức 2 đang tham gia giảng dạy thí điểm mô hình trường học mới VNEN, với mô hình này việc dạy học theo nhóm rất thường xuyên được thao tác như một chìa khóa để đi đến thành công trong quá trình dạy học. Trường Tiểu học Nhuận Đức 2 sẽ trình bày chuyên đề “Rèn kỹ năng điều hành nhóm cho học sinh trong trường Tiểu học ”.

 

docx8 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 4072 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Rèn kỹ năng điều hành nhóm cho học sinh trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
“RÈN KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH NHÓM
CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC”.
MỞ ĐẦU
 Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng được đổi mới và lần đổi mới này là bước tiến quan trọng đổi mới cách học, đổi mới cách dạy, đổi mới cách đánh giá. Trong dạy học việc truyền thụ được kiến thức giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo, thì người giáo viên cũng phải tìm tòi, khám phá ra mọi kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao. 
 Phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Dạy học theo mô hình VNEN là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. 
Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong học sinh ở trường tiểu học qua đó phát triển các kỹ năng dạy học theo nhóm và nhân rộng ở các lớp, qua dạy học nhóm giúp chia sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập.
Tập thể giáo viên trường Tiểu học Nhuận Đức 2 đang tham gia giảng dạy thí điểm mô hình trường học mới VNEN, với mô hình này việc dạy học theo nhóm rất thường xuyên được thao tác như một chìa khóa để đi đến thành công trong quá trình dạy học. Trường Tiểu học Nhuận Đức 2 sẽ trình bày chuyên đề “Rèn kỹ năng điều hành nhóm cho học sinh trong trường Tiểu học ”.
THỰC TRẠNG 
Thuận lợi – khó khăn. 
 * Thuận lợi :
Đa số học sinh được trang bị đầy đủ tài liệu Hướng dẫn học và đồ dùng học tập.
 Giáo viên được tập huấn dạy học theo mô hình trường tiểu học mới ( Thành phố, huyện, trường) trong đó có dạy học theo nhóm .
Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng 3 trong 1 tức là SGK, SGV và VBT cùng trong một quyển, điều đó rất tiện cho GV và HS trong hoạt động dạy và học.
Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động học của học sinh. Tức là chuyển từ phương pháp dạy truyền thống  sang phương pháp học tích cực của học sinh.
 * Khó khăn: 
Đối với học sinh:
Các em còn bở ngỡ với “Hội đồng tự quản”,chưa hiều được vai trò, nhiệm của từng thành viên và cách điều hành của Hội đồng tự quản. 
Nhóm trưởng còn lúng túng trong viêc phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm làm việc, nên các em còn nói chuyện riêng trong giờ học và làm mất thời gian của tiết học.
Một số em chưa quen tự học với sách, kĩ năng đọc hiểu còn hạn chế. Nên các em khó tiếp thu các kiến thức mới. Từ đó các em chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước lớp.
Học sinh thiếu những kỹ năng cơ bản làm việc cá nhân, làm việc nhóm (nhất là những kỹ năng đọc hiểu, giao tiếp, phối hợp, hợp tác với các bạn trong nhóm...).
Đối với giáo viên.
 Lớp học sỉ số học sinh đông, với thời gian giảng dạy từ 35 đến 40 phút học một tiết là một trở ngại rất lớn cho dạy học nhóm thành công. 
Nội dung và hướng dẫn trong sách "Hướng dẫn học" được thiết kế chung cho học sinh toàn quốc. 
Giáo viên khó từ bỏ thói quen giảng bài cho HS nghe. Không gian lớp học hạn hẹp.
GIẢI PHÁP .
 Với thực trạng trên và để đáp ứng yêu cầu về đổi mới PPDH cũng như vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Theo chúng tôi, để thực hiện tốt phương pháp dạy học theo nhóm, giáo viên cần phải có các kĩ năng tổ chức sau:
Kỹ năng tổ chức hướng dẫn hoạt động của Hội đồng tự quản.
Kỹ năng điều chỉnh sách “Hướng dẫn học”.
Kĩ năng chia nhóm.
Kĩ năng tổ chức cho học sinh làm việc trong nhóm.
Kĩ năng quan sát.
Kĩ năng đánh giá kết quả học tập.
Kĩ năng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của Hội đồng tự quản.
Sau ngày tựu trường giáo viên chủ nhiệm phổ biến chức năng của Hội đồng tự quản và nhiệm vụ của từng thành viên trong Hội đồng tự quản. Tổ chức cho học sinh bình chọn Hội đồng tự quản. Trong quá trình hoạt động của Hội đồng tự quàn giáo viên thường xuyên định hướng các thành viên trong Hội đồng tự quản hoạt động có hiệu quả hơn.
Cuối buổi chiều giáo viên mời các nhóm trưởng lại, hướng dẫn giải thích các nhiệm vụ và cách điều hành nhóm cho từng nhiệm vụ của các môn học ngày hôm sau.
Các nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm đọc yêu cầu nhiều lần, thảo luận tìm ra cách giải quyết. Các em học học khó cố gắng lắng nghe và nêu ý kiến thắc mắc nếu chưa hiểu. Tất cả thành viên trong nhóm hãy giúp đỡ lẫn nhau dể hoàn thành tốt các yêu cầu của bài học.
Khi đa số các nhóm giải quyết nhiệm vụ học tập gặp khó khăn thì giáo viên đổi hình thức thảo luận nhóm bằng hình thức dạy cả lớp để các em hiểu yêu cầu và thực hiện tốt nhiệm vụ đó.
Những học sinh chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình vì ngại nói sai bạn cười. Giáo viên và các thành viên trong nhóm động viên các bạn phát biểu nói lên chính kiến của mình, nếu có sai sót thì đóng góp sửa chữa, động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Giáo viên theo thường xuyên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu khi các em hoạt động cá nhân ở buổi sáng. Buổi chiều giáo viên tiếp tục giúp đỡ các em học sinh yếu để các em nắm được kiến thức, kĩ năng bài học.
Kỹ năng điều chỉnh sách “Hướng dẫn học”.
Mặc dù đã có sách "Hướng dẫn học" được thiết kế khá tỉ mỉ, theo đó, HS có thể tự học (cá nhân, nhóm) và thành công. Tuy nhiên, sách này được thiết kế cho mọi HS (theo nghĩa cho HS toàn quốc) nên có thể không phù hợp với HS lớp cụ thể nào đó. 
Vì vậy, GV cần xem lại, nội dung và hướng dẫn trong tài liệu có phù hợp với khả năng, trình độ HS lớp mình hay không. Nếu không, GV cần điều chỉnh lại (ví dụ: đưa ra nội dung vừa sức, nêu hướng dẫn cụ thể hơn...).
Kỹ năng chia nhóm.
 Khi chia nhóm, GV cần chú ý đảm bảo rằng, trình độ của các nhóm là đồng đều, tương đương nhau, trong nhóm nên có những HS với năng lực khác nhau. Số HS trong nhóm tối ưu là 4 em. Như vậy, rất có thể, tùy môn học và nội dung hoạt động mà thành phần cụ thể những HS trong nhóm là khác nhau (các nhóm có thể thay đổi theo nội dung).
Giáo viên có tham khảo những cách chia nhóm như sau:
Chia nhóm theo đến số.
Chia nhóm theo biểu tượng.
Chia nhóm tương trợ.
Chai nhóm theo trình độ.
Nhóm đếm số : Muốn chia lớp thành 8 nhóm thì điểm số từ 1 đến 4 rồi quay lại 14. Cứ thế cho đến khi hết sỉ số học sinh trong lớp.
Ví dụ : Lớp bạn có 32 học sinh, bạn muốn chia thành 8 nhóm thì yêu cầu học sinh đếm 1,2,3,4; Bạn yêu cầu những học sinh có số đếm là 1 thì về nhóm 1, những học sinh có số 2 về nhóm 2  Khi chuyển nhóm có thể cho học sinh vừa đi vừa hát hoặc vỗ tay 
 * Ưu điểm : Tốn ít thời gian , tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái , phong cách nhanh nhẹn, áp dụng được cho tất cả các môn học. 
Nhóm biểu tượng: Biểu tượng có thể là : (con vật , cây cối , hình ảnh, các bông hoa ) Muốn chia lớp thành 6 nhóm thì bạn phải chuẩn bị 6 biểu tượng .
 Ví dụ : Lớp bạn có 30 học sinh , bạn muốn chia thành 6 nhóm theo biểu tượng là con vật , bạn phải chuẩn bị các con vật như: Chào mào , Vành khuyên, Thỏ ngọc, Sơn ca, Hoàng yến chẳng hạn. Mỗi con vật bạn phải có 6 biểu tượng. Ngoài ra bạn phải chuẩn bị 6 biểu tượng của 6 con vật trên có kích thước lớn hơn để đặt lên bàn cho mỗi nhóm . Sau khi phát biểu tượng hoặc cho học sinh chọn biểu tượng xong, HS nào có biểu tượng con vật nào sẽ về bàn có con vật đó.Tương tự như thế với biểu tượng là: (cây cối, hoa, hình)
 * Ưu điểm : Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái, lớp học sinh động, áp dụng được cho tất cả các môn học nhất là các môn học có chủ đề. Lớp học sôi nổi hứng thú cho tất cả học sinh.
 * Nhược điểm : Giáo viên phải chuẩn bị nhiều, gây tốn kém.
 Nhóm tương trợ: Xếp những học sinh có trình độ và năng lực khác nhau ( khá giỏi và trung bình- yếu) vào một nhóm , để học sinh khá giỏi có thể hỗ trợ cho học sinh yếu.
 Nhóm theo trình độ: Những học sinh cùng năng lực và trình độ sẽ ngồi một nhóm . 
 * Ưu điểm : Giáo viên có thời gian giúp đỡ , hỗ trợ những nhóm có trình độ yếu và phát huy tính tự lập cho nhóm khá giỏi.
Kĩ năng tổ chức học sinh làm việc trong nhóm.
 Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm:
Nhóm trưởng: Có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định. Nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần thay đổi thường xuyên tạo nên sự tự tin trong khi làm việc nhóm.
Thư ký: Ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối. Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. 
 Báo cáo viên: cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp và giáo viên, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động. 
Các thành viên: Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
Kĩ năng tổ chức cho học sinh thảo luận các nhiện vụ học tập.
Về phía học sinh các em hoàn toàn chủ động trong giờ học để khám phá và tìm ra nội dung bài học bằng cách trao đổi, tranh luận, biết nêu vấn đề và giải quyết vấn đề thông qua hoạt động theo nhóm. Các tiết học không tạo áp lực đối với các em từ đó kích thích sự sáng tạo, tự tin trong giao tiếp và biết hợp tác khi tham gia các hoạt động tập thể, giúp các em hiểu bài sâu và tốt hơn. 
Các em học sinh chưa nắm chắc kiến thức, chưa hoàn thành bài học không những được giáo viên quan tâm giúp đỡ kèm cặp mà còn được các bạn trong nhóm giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ. 
Điều này giúp các em không còn tự ti mặc cảm với bạn bè trong lớp. Mỗi ngày đến trường các em không chỉ được tiếp thu kiến thức mà còn được học về kĩ năng sống, những tiết học gần gũi, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thường ngày của các em, giúp biết tự khẳng định mình và có ý thức đoàn kết cao. 
 Mỗi một nhiệm vụ các em cần thực hiện các bước thảo luận như sau:
Nhóm trưởng đọc yêu cầu của nhiệm vụ và tổ chức cho các bạn phân tích yêu cầu của nhiệm vụ và cách thức thực hiện nhiệm vụ đó.
Mỗi nhiệm vụ yêu cầu các bạn thực hiện cá nhân, trao đổi nhóm đôi và trao đổi trong nhóm lớn, thi ký ghi chép kết quả thảo luận và cử thành viên báo cáo.
Các nhóm thảo luận và nhóm thống nhất ý kiến thì cắm mặt cười lên và tiếp tục nhiệm vụ kế tiếp. Nếu có khó khăn, hoặc bất đồng ý kiến gì thì cắm tín hiệu cấp cứu (mặt khóc) nhờ giáo viên trợ giúp và để hoàn thành tốt nhiệm vụ .
Kĩ năng quan sát.
Trong khi học sinh tự học (nhất là các bước 1,2,3,4 trong qui trình 10 bước). Gíáo viên cần tiếp cận các nhóm, cá nhân để nắm bắt việc thực hiện của các em và giúp đỡ kịp thời. Khi dạy một môn học nào đó. Gíao viên phải biết chắc năng lực từng học sinh, nhất là những em "chậm" để sẵn sàng hỗ trợ.
Gíáo viên luôn để mắt tới tất cả các nhóm, nhận ra được những biểu hiện "khác lạ" ở các nhóm, tiếp cận, lắng nghe, đề nghị "cô có thể giúp đỡ các em điều gì không?"... Cuối cùng, gíáo viên phải biết chắc, những nhóm nào có kết quả đúng, những nhóm nào có kết quả sai.
Kĩ năng tổ chức cho học sinh trình bày và đánh giá kết quả học tập
Khi giáo viên yêu cầu nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Giáo viên cẩn đặt câu hỏi gợi mở để làm rõ vấn đề hơn hoặc liên hệ thực tế để giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 
Nếu kết quả làm việc nhóm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì có thể sử dụng để hệ thống thành bài học. Điều này sẽ làm tăng sự thích thú làm việc của học sinh bởi vì các em rất tự hào khi tự mình có thể hình thành được bài học cho cả lớp, đồng thời giảm bớt sự can thiệp của giáo viên trong quá trình học.
Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của cả nhóm hoặc từng thành viên, động viên kích lệ, để các em mạnh dạn, tự tin nêu ý kiến của mình trong quá trình thảo luận.
 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Từ những kinh nghiệm về tổ chức học nhóm trong dạy học theo mô hình VNEN học sinh lớp tôi phát huy được tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của học sinh, như: mọi học sinh đều được trình bày ý kiến, học sinh tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn,v.v... và phát triển những kĩ năng giao tiếp. 
Còn đối với giáo viên thì ít nói hơn, giúp đỡ được nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh có năng khiếu và học sinh cá biệt. Tạo cho mỗi học sinh bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí; bước đầu biết bày tỏ quan điểm, ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung của cả nhóm. 
Qua việc tổ chức học nhóm các em hứng thú, say sưa sôi nổi hơn trong học tập. Những học sinh khá, giỏi có điều kiện phát huy hơn năng lực của mình. Còn những em trước đây vốn chậm chạp, nhút nhát, tiếp thu bài chậm, ít trao đổi, ít giơ tay phát biểu ý kiến thì nay đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn, sôi nổi hơn trong học tập và các hoạt động. 
Các em biết hợp tác, giúp đỡ, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến thức. Các em học tập một cách hứng thú, tập trung với tinh thần thi đua, vui vẻ, tích cực. Tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Lớp học trở nên thân thiện, gần gũi tạo cho các em có được cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
 Qua một năm thực hiện giảng dạy theo mô hình VNEN . Trường Tiểu học Nhuận Đức 2 đạt kết quả như sau:
Môn
Chất lượng giáo dục
Số HS
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
SL
Tiếng Việt
234
234
100
0
0
Toán
234
234
100
0
0
TN & XH
234
234
100
0
0
BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Giáo viên đã nhận thức đúng trong việc dạy học lấy quá trình dạy học của HS làm trung tâm. Rèn luyện cách học, cách tư duy cho HS. Giáo viên chỉ tư vấn, hỗ trợ, tổ chức quá trình tự học của HS.
HS được học trong trường tích cực, trong đó HS tổ chức thành nhóm một cách thích hợp và hợp tác trong nhóm giúp các em tự rèn luyện kĩ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp
Giáo viên không máy móc yêu cầu học sinh học mà không nắm vững được nội dung, lộ trình được hướng dẫn trong sách "Hướng dẫn học" và trình độ của HS lớp mình liên quan nội dung học tập.
Khi chia nhóm mà không quan tâm đến trình độ của nhóm nói chung và của từng HS trong nhóm nói riêng (dễ tạo ra tính bất cân sức giữa các nhóm, học sinh trong nhóm khó hỗ trợ nhau).
Giáo viên không ngồi một chỗ chờ đợi học sinh tự học mà không giúp đỡ kịp thời những HS, nhóm gặp khó khăn, không nắm được kết quả hoạt động của từng nhóm.
Không gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày kết quả trước lớp, hay gọi những em, nhóm có kết quả đúng trình bày trước.
Giáo viên không áp đặt kiến thức, kết quả học tập (trong đó có giảng giải, thuyết trình...) đối với học sinh.
KẾT LUẬN :
Học nhóm theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng hợp tác, Kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. 
Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập
 Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài., rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân các em trong mỗi tiết học. 
 Để có được kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện. Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm trong quá trình dạy học. Nắm vững các cách chia nhóm và tổ chức nhóm. Rèn luyện cách chia nhóm thông qua các tiết học một cách thường xuyên. Chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc học nhóm của học sinh. Hoạt động nhóm có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các khối lớp ở cấp Tiểu học, đặc biệt là mô hình trường học mới. 
 Xin chân thành cảm ơn ! 
 Nhuận Đức, ngày 30 tháng 10 năm 2015
 Người viết
 Nguyễn Hoàng Minh

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_re_n_ki_nang_die_u_ha_nh_nho_m_trong_truo_ng_tie_u_ho_c_6742.docx
Sáng Kiến Liên Quan