Câu hỏi kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh trong một tiết dạy Toán 6

I) PHẦN MỞ ĐẦU.

1) Lý do chọn đề tài.

- Làm thế nào để có một tiết dạy toán đạt hiệu quả cao?. Theo tôi muốn thành công của một tiết dạy thì quyết định là hệ thống câu hỏi. Mỗi câu hỏi là sự dẫn dắt học sinh đến cái đích của vấn đề cần giải quyết.

- Thực hiện chủ trương tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh theo phương pháp dạy học đổi mới, làm cho các em quen với việc phát hiện vấn đề, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, tự tư duy và bằng việc làm cụ thể để giải quyết vấn đề đó.

Cùng với việc thay đổi sách giao khoa lớp 6. Cho nên dạy toán cũng phải đổi mới: Đổi mới về soạn bài, phương pháp giảng bài và tất nhiên câu hỏi cũng phải có sự thay đổi để đáp ứng được với yêu cầu mới.

Trong quá trình vừa giảng dạy, vừa tự học hỏi tôi đã cố gắng phát huy tác dụng của phương pháp dạy học đổi mới bằng hệ thống câu hỏi thích hợp. Trong phạm vi bài viết nhỏ này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm bản thận về việc "câu hỏi kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh trong một tiết dạy toán 6".

 

doc9 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 3555 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh trong một tiết dạy Toán 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I) Phần mở đầu.
1) Lý do chọn đề tài.
- Làm thế nào để có một tiết dạy toán đạt hiệu quả cao?. Theo tôi muốn thành công của một tiết dạy thì quyết định là hệ thống câu hỏi. Mỗi câu hỏi là sự dẫn dắt học sinh đến cái đích của vấn đề cần giải quyết.
- Thực hiện chủ trương tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh theo phương pháp dạy học đổi mới, làm cho các em quen với việc phát hiện vấn đề, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, tự tư duy và bằng việc làm cụ thể để giải quyết vấn đề đó.
Cùng với việc thay đổi sách giao khoa lớp 6. Cho nên dạy toán cũng phải đổi mới: Đổi mới về soạn bài, phương pháp giảng bài và tất nhiên câu hỏi cũng phải có sự thay đổi để đáp ứng được với yêu cầu mới.
Trong quá trình vừa giảng dạy, vừa tự học hỏi tôi đã cố gắng phát huy tác dụng của phương pháp dạy học đổi mới bằng hệ thống câu hỏi thích hợp. Trong phạm vi bài viết nhỏ này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm bản thận về việc "câu hỏi kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh trong một tiết dạy toán 6".
2) Mục tiêu và nhiệm vụ cần đạt được trong đề tài.
a). Mục tiêu.
a.1) Đối với giáo viên.
+ Nhận thức sâu sắc và đầy đủ hơn về nội dung, phương pháp, yêu cầu của câu hỏi trong một tiết dạy toán 6. Đảm bảo những nguyên tắc nhất định, tránh lệch lạc, phiếu diện.
+ Khai thác tốt các tình huống có vấn đề để đưa ra câu hỏi nêu vấn đề gây hứng thú học tập cho học sinh.
a.2) Đối với học sinh.
+ Học sinh có nhiều hứng thú trong học tập, tiếp thu kiến thức. Không còn cảm thấy nhàm chán như phương pháp dạy áp đặt, thuyết trình trước kia.
+ Học sinh tự giác, nhiệt tình, chủ động tham gia suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề một cách triệt để, toàn diện.
+ Học sinh được phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của mình trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Các em được dùng chính trí tuệ thông minh của mình để tích cực khám phá kiến thức của bài học đó.
a.3) Về kiến thức.
Trong đề tài này, người viêt phải đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:
- Thế nào là câu hỏi hay?
- Vận dụng câu hỏi như thế nào trong các tình huống có vấn đề của một tiết dạy toán 6.
a.4) Phương pháp.
- Cùng với tài liệu chỉ đạo phương pháp dạy học, khảo sát đối chiếu thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm.
a.5) Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 3 - 2003/
Phần II:
Nội dung
Muốn kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh thì câu hỏi phải hay? vậy: Thế nào là câu hỏi hay?
Theo tôi câu hỏi hay thì phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau.
I) Tính chích xác của câu hỏi.
Đặt câu hỏi phải đảm bảo tính chính xác cao, đúng bản chất, đúng kiến thức và đúng đặc thù bộ môn toán. Tránh hỏi nôm na, chung chung khó hiểu. Học sinh có thể viết từ ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ toán học. Đặt câu hỏi chính xác giúp học sinh định hướng nhanh và trả lời đúng yêu cầu. Có tác dụng rèn luyện thói quen trả lời một cách chắc chắn, tự tin. Tiết kiệm được thời gian và học sinh học tập đạt hiểu quả cao.
Ví dụ 1: Tiết 16 (số học 6 tập I). Khi kiểm tra bài cũ, giáo viên nêu câu hỏi:
Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức?
Đây là câu hỏi nghe qua thì rất hay nhưng phân tích kỹ thì lại không chính xác. Không chính xác chỗ nào?
Đó là do giáo viên chưa đưa ra cụ thể trường hợp nào: Không có dấu ngoặc hay có dấu ngoặc?
Từ đó học sinh sẽ bối rối, không định hình được mình cần phải trả lời như thế nào cho đúng với yêu cầu, sự băn khoăn của các em sẽ làm mất đi tính tự tin của chính các em.
II- Tính mục đích (trọng tâm)
Trước khi đưa ra câu hỏi nào, giáo viên phải định hướng được câu hỏi đó nhằm yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề gì ? từ đó đưa ra câu hỏi để học sinh giải quyết nhằm đạt đến đích của yêu cầu đó, không hỏi để học sinh đưa ra nhiều phương án lệch lạc với mục tiêu cần đạt được. Nghĩa là mục đích nào thì gắn với câu hỏi đó.
Ví dụ 2: Tiết 16 (số học 6 tập I).
Tìm x:
541 + (218 - x) = 375.
Mục đích cuối cùng là tìm được giá trị của x thông qua hiệu 218 - x và dựa vào phép cộng đã học ở tiểu học. Do đó, bước đầu phải tính được 218 - x = ?
Để đạt mục đích này, giáo viên hỏi:
Muốn tìm một trong hai số hạng ta làm thế nào?
Câu hỏi này đúng, chính xác nhưng không trọng tâm. Học sinh không biết tìm số hạng 541 = ? hay số hạng 218 - x = ? sẽ khó cho các em hơn.
Nếu hỏi một cách trọng tâm hơn: Muốn tìm số hạng 218 - x ta làm thế nào?
Như thế sẽ trọng tâm hơn, học sinh định hướng dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian.
III. Tính phù hợp
Khẳng định rằng, trong một lớp học thì học lực của các em không đều nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Làm thế nào để tất cả các học sinh trong lớp đều tự giác tư duy, tìm tòi, khám phá kiến thức? Đây là vấn đề khó đối với giáo viên. Cho nên câu hỏi phải phù hợp với đối tượng học sinh. Để trong tâm lý học sinh tâm niệm là dứt khoát mình sẽ trả lời được. Câu hỏi không được quá dễ, nhưng cũng không được quá xa vời với đại đa số học sinh. Có như vậy mới tạo điều kiện kích thích toàn bộ học sinh suy nghĩ, học tập theo hình thức tích cực, tự giác, tự tin hơn.
IV: Tính hệ thống (lôgic)
Trong khi nêu câu hỏi, giáo viên phải đảm bảo tính hệ thống của vấn đề. Lựa chọn câu hỏi phải đảm bảo được yêu cầu.
- Từ dễ đến khó.
- Câu hỏi sau có sự kế thừa của câu hỏi trước.
- Có liên quan giữa cái đã biết với chưa biết.
Tất cả các câu hỏi đều liên quan đến nhau tạo thành hệ thống, giúp học sinh nhận ra được cái gốc của vấn đề, quen tư duy một cách khoa học, hệ thống.
V. Tính biểu cảm.
Không chỉ dùng trong văn học. Toán học cũng rất cần tính biểu cảm. Nó có tác dụng lôi cuốn, thu hút học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và thoải mái.
Câu hỏi mang tính biểu cảm thể hiện được ở chất giọng, nhịp điệu thái độ biểu hiện trên khuôn mặt, thay đổi cường độ để nhấn mạnh trọng tâm vấn đề.
Cho nên, giải thích được vì sao cùng bài ấy, lớp ấy, câu hỏi ấy mà có giáo viên thành công, có giáo viên lại không thành công trong tiết dạy. Tất cả đều do tính biểu cảm của câu hỏi.
VI. Vận dụng câu hỏi hay để khai thác tình huống có vấn đề trong một tiết dạy toán 6.
1. Vận dụng trong kiểm tra bài cũ.
Việc kiểm tra bài cũ là việc làm thường xuyên của giáo viên với học sinh, có tác dụng xem xét việc nắm kiến thức và ý thức học tập của học sinh. Ngoài ra, kiểm tra bài cũ là tiền đề, nền tảng để xây dựng bài mới.
Kiểm tra theo sơ đồ sau:
Bài tập đ lí thuyết vận dụng đ Bài mới
Ví dụ 3: Để chuẩn bị dạy tiết 23 "dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9". Ta cần kiểm tra bài cũ như sau:
Giáo viên
Học sinh
- Trong các số sau đây, những số nào chia hết cho 2? cho 5 ? cả 2 và 5? Giải thích ? 1990, 25, 86, 113
- Số 25 có chia hết cho 3 không ? cho 9 không ?
- Vậy dấu hiệu chia hết cho 3 cho 9 có phụ thuộc vào điều kiện nào? ị Bài mới.
Học sinh 1: Chia hết cho 2: 86, 1990 vì tận cùng là số chẵn 6, 0.
Chia hết cho 5: 1990; 25 vì tận cùng là 0; 5
Chia hết cho 2 và 5: 1990 vì tận cùng là 0.
Học sinh 2: 25 không chia hết cho 3
 25 không chia hết cho 9
Như vậy, ngoài việc kiểm tra bài cũ, giáo viên đã dùng câu hỏi đưa ra tình huống có vấn đề lý thú làm cho học sinh có ham muốn tìm hiểu và giải quyết và chắc chắn phải giải quyết được vấn đề tiềm ẩn đó.
2) Vận dụng khi dạy bài mới.
a) Dùng câu hỏi để khai thác tốt tình huống có vấn đề ngay sau tiêu mục đề bài của sách giáo khoa toán 6.
Ví dụ 4: Tiết thứ tự trong tập hợp các số nguyên có tình huống:
"Số nào lớn hơn: -10 và +1?"
Đây là tình huống có vấn đề, giáo viên không cần xây dựng thêm tình huống. Chỉ cần khai thác tốt các vấn đề tiềm ẩn trong câu hỏi.
- Khác nhau về dấu: 	(-) và (+).
- Số lớn: + 10 và số bé: + 1.
- Giữa cái đã biết +10 > +1 và cái chưa biết -10 so với +1.
Cần có hệ thống câu hỏi hay để khai thác vấn đề. Để kích thích thái độ tích cực của học sinh cần nêu các câu hỏi:
- Hai số này khác nhau về dấu như thế nào?
Học sinh 1: Khác nhau về dấu (-) và dấu (+)
- So sánh +10 và +1?
Học sinh 2: +10 > +1.
- Vậy số nào lớn hơn: -10 và +1?
Hệ thống câu hỏi như trên đã khai thác, giải quyết một số vấn đề mà các em đã học ở tiểu học. Câu hỏi cuối cùng là một bí ẩn lý thú. Kích thích nhu cầu khám phá của các em.
b) Trong khi dạy các phần kiến thức bài mới, giáo viên luôn dùng câu hỏi để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.
Ví dụ 5: Tiết 52 "Quy tắc dấu ngoặc" số học 6, Tập 1 có tiêu mục.
1. Quy tắc dấu ngoặc.
- Giáo viên nêu vấn đề: Hãy tính giá trị biểu thức.
5 + (42 - 15 + 17) - (42 + 17).
Nêu cách làm?
Học sinh: Ta có thể tính giá trị trong ngoặc trước rồi thực hiện phép tính.
Giáo viên: Ta nhận thấy trong dấu ngoặc thứ nhất và dấu ngoặc thư hai đều có 42 + 17. Vậy có cách nào bỏ được các ngoặc này đi thì việc tính toán sẽ thuận lợi hơn ị xây dựng quy tắc dấu ngoặc.
3) Dùng câu hỏi để giải các bài tập trong đó có dạng toán đối vui.
Đối vui là thể loại toán mới. Nhằm giúp các em học mà vui, vui mà học, lý thuyết gắn liền với đời sống. Cho nên câu hỏi cần khai thác tính vui đó.
Ví dụ 6: Bài 45 (SGK) số học 6. Tập I : Hai bạn Hùng và Vân tranh luận với nhau, Hùng nói rằng "có hai số nguyên mà tổng của chúng nhỏ hơn mỗi số hạng" Vân nói rằng "Không thể có được". Theo bạn, ai đúng? cho ví dụ?
Cần khai thác tốt giữa cái đã biết của tiểu học là: Tổng bao giờ cũng lớn hơn mỗi số hạng. Và cái chưa biết là yêu cầu của đề bài
Giáo viên: Trong tập hợp nào thì tổng lớn hơn mỗi số hạng? cho ví dụ?.
Học sinh 1: Trong tập hợp N 
Học sinh có thể đưa ví dụ: 3 + 4 = 7; 7 > 3 và 7 > 4
Giáo viên: Trong tập hợp Z điều này có hoàn toàn đúng không? ví dụ?
Học sinh 2: Không hoàn toàn đúng.
Ví dụ: (- 3) + (- 4) = - 7; 	- 7 < - 3 và - 7 < - 4
Giáo viên: Vậy ai đúng ?
Học sinh 3: Bạn Hùng đúng.
4) Vận dụng tốt trong hoạt động nhóm học.
Hình thức nhóm học là không thể thiếu trong phương pháp dạy học mới. Các em cùng bàn bạc, trao đổi để đưa ra phương án đúng. Để phát huy hiệu quả học nhóm. Hệ thống câu hỏi phải thật hay, thật phù hợp, nên dùng câu hỏi để các nhóm nhận xét đan chéo nhau, kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh. Xây dựng kiến thức do chính công sức của các em dưới sự chỉ đạo của giáo viên.
Phần III.
Kết luận và đề nghị.
- Tôi được phân công dạy môn toán 6 năm học 2002 - 2003. Dạy đúng phương pháp cùng với hệ thống câu hỏi nêu vấn đề hay, tôi thấy đỡ vất vã hơn trước, tâm lý dạy học cũng thoải mái, tự tin hơn trước. Đảm bảo đúng yêu cầu lý thuyết và 75% bài tập vận dụng. Nói ít nhưng hiệu quả cao, viết ít nhưng cô động, mỗi câu hỏi là việc làm cụ thể của học sinh.
- Học sinh phấn khởi hơn, tự tin hơn vào chính bản thân mình. Thái độ học tập tích cực hơn, tự giác hơn, say mê hơn. Tâm lý học thoải mái hơn, các em được tư duy làm việc nhiều hơn và đạt hiệu quả ngày càng cao, càng yêu thích môn toán hơn.
Thành tích đạt được.
- Trong các đợt thao giảng tuyến trường tôi luôn đạt giờ dạy khá, giỏi. Đặc biệt trong kỳ thi giáo viên giỏi tuyến huyện tháng 10 /2002 tôi đạt được giờ dạy giỏi tuyến huyện.
- Kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng lên.
Thời gian
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Đầu năm
5%
9,5%
30%
52,5%
3%
Cuối kỳ I
12%
18%
48,5%
20,5%
1%
Như vậy tỷ lệ học sinh khá giỏi, trung bình ngày càng cao, tỷ lệ yếu kém giảm rõ rệt.
Bằng kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy học, kết hợp với tự học hỏi, nghiên cứu, sự giúp đỡ của tổ khoa học tự nhiên ở trường. Bước đầu tôi đã thành công trong giờ dạy. Mặc dù vậy, qua bài viết này, tôi mong góp một tiếng nói nhỏ vào một vấn đề lớn hiện nay. Vì vậy bài viết này khó tránh khỏi những hạn chế. Mong được góp ý của đồng nghiệp.
Tài liệu tham khảo để viết.
- SGK Toán 6 tập I + II
- SGV Toán 6 tập I + II
- Thiết kế bài giảng toán 6 tập I + II
- Tiếp thu chuyên đề thay sách giáo khoa toán 6 tại huyện Nga Sơn năm 2002./.
Nga Trường, tháng 3 năm 2003
Người Thực hiện
Đỗ Như Dũng

File đính kèm:

  • docCâu hỏi kích thích thái độ học tập tích cực của HS_Toán 6.doc