Biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn

 “Trẻ em là tương lai của đất nước” đó là khẩu hiệu mà ai ai cũng biết.Trẻ em chính là những bông hoa chủ nhân tương lai của đất nước quyết định sự phát triển của đất nước. Thế nhưng ta có thể nhận thấy rằng trong hành trang bước vào đời của trẻ còn rất nhiều sự thiếu hụt về kiến thức sống, trong đó có sự thiếu hụt về kỹ năng sống. Đây là một trong những yếu tố góp phần hình thành nhân cách của.

Mặc dù một đứa trẻ có thông minh đến đâu nhưng nếu đứa trẻ đó thiếu đi kỹ năng sống thì khi gặp khó khăn trẻ sẽ không biết cách giải quyết khó khăn đó. Vì vậy song song với việc trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết, cũng cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng sống để trẻ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày .

Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong các nội dung thực hiện thì có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

Nhưng kỹ năng sống không phải mỗi con người sinh ra đã có sẵn, mà nó được hình thành từ những thói quen thực hiện lâu ngày và thường xuyên tạo thành một kỹ năng sống . Cần phải khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành kỹ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc chuẩn của người lớn đối với trẻ . Nhất là khi tình trạng trẻ em thiếu hụt kỹ năng sống ngày càng nhiều, thì việc giáo dục những kỹ năng cần thiết để các em bước vào đời là một việc làm đáng được quan tâm.

Chính vì thế cho nên trong quá trình dạy trẻ về kỹ năng sống tôi đã nghên cứu và tìm hiểu các biện pháp để hình thành cho trẻ kỹ năng sống, cho nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn”

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12425 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ lên chọn cho mình mỗi bạn một đôi dép và đi vào chân sau đó nói lý do vì sao lại chọn đôi dép đó, những bạn còn lại quan sát và nhận xét bạn.
+ Luật chơi: ai chọn dép phù hợp và đi đúng thì bạn đó thắng
Ví dụ 2: Giáo dục trẻ qua bài thơ: 
 Đôi dép xinh xinh
Mẹ mua cho bé Không kéo lê dép
Một đôi dép xinh Không gây tiếng ồn
Bé yêu bé thích Sáng sớm đến lớp
Dép xinh của mình Kệ dép kia rồi
Mỗi khi đi dép Bé để gọn gàng
Bé nhấc nhẹ chân Kẻo trông xấu lắm. 
 ( sưu tầm)
* Kỹ năng rửa tay:
 Rửa tay là một kỹ năng cần phải dạy cho trẻ, để trẻ biết rửa tay đúng thao tác và luôn giữ sạch đôi tay của mình, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. 
Ví dụ 1: Dạy trẻ giữ sạch bàn tay thông qua bài thơ 
Bàn tay xinh
Bàn tay xinh xắn
Để xúc cơm ăn
Viết dòng chữ đẹp
Để mặc áo xinh
Bạn ơi hãy nhớ
Tay mà dơ bẩn
 Phải rửa sạch ngay
 Nếu mà không rửa
 Mọi người cười chê
 (Sáng tác)
Ví dụ 2 : Cho trẻ xem tình huống một bạn rửa tay đúng và một bạn chưa rửa tay đúng cách 
+ Mục đích : Trẻ biết tự nhận xét bạn nào rửa đúng và bạn nào rửa chưa đúng, biết bạn rửa sai ở chỗ nào, biết lấy xà bông và nước như thế nào là đủ không lãng phí 
+ Chuẩn bị : Băng đĩa, máy tính
+ Tiến hành : 
- Cô cho trẻ xem băng tình huống nói về một bạn nhỏ biết rửa tay đúng cách, biết lấy xà bông và xả nước vừa đủ và một bạn nhỏ khác thì ngược lại rửa tay chưa đúng cách và chưa biết tiết kiệm nước. 
- Cô để trẻ tự thảo luận và nhận xét xem bạn nào làm đúng bạn nào làm chưa đúng, cho trẻ tự nói bạn làm sai chỗ nào và yêu cầu trẻ lên thực hành lại cho đúng để cả lớp xem
- Giáo viên có thể mời từng tổ lên mô phỏng lại thao tác rửa tay để các tổ khác quan sát và nhận xét. Đối với trẻ làm sai cô hướng dẫn lại cho trẻ làm đúng với thao tác 
Ví dụ 3 : Khi rửa tay cho trẻ chơi trò chơi : : “ Ai rửa tay sạch nhất”
+ Mục đích : giúp trẻ có kỹ năng rửa tay nhanh, sạch và đúng thao tác ,biết tiết kiệm nước
+ Chuẩn bị : Xà bông, nước, khăn lau tay
Tiến hành : 
+ Cách chơi : Cô mời 5-6 trẻ lên rửa tay cho cả lớp xem, những trẻ còn lại thì quan sát và nhận xét. Lần lượt cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay cho đến hết 
+ Luật chơi :Ai rửa tay đúng tay tác và nhanh, sạch, biết tiết kiệm nước thì là người chiến thắng . 
 Trong quá trình thực hiện trẻ làm sai thao tác nào cô nhắc nhở và yêu cầu trẻ làm lại thao tác đó
* Kỹ năng rửa mặt:
 Rửa mặt là một kỹ năng cần thiết phải dạy cho trẻ để trẻ biết cách rửa mặt đúng thao tác, biết rửa khi mặt bẩn, biết giữ gìn vệ sinh mặt mũi sạch sẽ.
Ví dụ 1: Cho trẻ tham gia trò chơi : "Ai xinh nhất"
+ Mục đích : Giúp trẻ có kỹ năng rửa mặt nhanh và đúng thao tác, trẻ biết rửa mặt khi mặt bẩn
+ Chuẩn bị : Mỗi trẻ một khăn mặt ướt, thau đựng khăn
Tiến hành :
+ Cách chơi : Chia lớp thành ba tổ , lần lượt từng tổ một sẽ lên nói và thực hiện các thao tác rửa mặt, các tồ còn lại sẽ quan sát và nhận xét. Lần lượt cho trẻ lên thực hiện thao tác đến hết 
+ Luật chơi : Bạn nào lau mặt nhanh và đúng thao tác nhất thì được tặng một bông hoa
 Trong quá chơi trẻ nào làm chưa đúng thao tác cô phải sửa sai và hướng dẫn trẻ thực hiện cho đúng với thao tác lau mặt
Ví dụ 2: Giáo dục trẻ thông qua bài thơ : 
 Rửa Mặt
Mèo con vào bếp
Mặt lấm lem dơ
Ra ngoài sân chơi
Quên không rửa mặt
Bé chẳng như thế
Khi mặt bị dơ
Bé lấy khăn lau
Rửa cho thật sạch
 (Sáng tác)
* Dạy trẻ biết nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
 Để cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh thì giáo viên cần giúp trẻ biết được tầm quan trọng của các loại thực phẩm và các món ăn đối với sức khỏe của con người.
Ví dụ 1: Cho trẻ tham gia hoạt động : “lựa chọn thực phẩm phù hợp với món ăn” 
+ Mục đích :Trẻ biết các món ăn và lựa chọn các thực phẩm và gia vị sao cho phù hợp với những món ăn đó, biết các món ăn có lợi ích gì đối với sức khỏe con người
+ Chuẩn bị : Hình ảnh và tên một số món ăn và lô tô các loại thực phẩm phù hợp với các món ăn đó
+ Tiến hành : Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4- 6 trẻ
- Mỗi nhóm sẽ được cô cho bảng tên của một món ăn ví dụ như món: Cháo hến, bún riêu, bánh mỳ kẹp thịt, súp cua biển
- Cô để trẻ tự lựa chọn các lô tô thực phẩm và gia vị phù hợp với món ăn của nhóm mình. ( ví dụ trẻ biết món cháo hến thì phải có gạo tẻ, gạo nếp, hến, hành ngò, nước mắm, muối , dầu ăn. Món súp cua biển thì phải có bột bắp, cua biển, trứng gà, cà rốt, dầu ăn, hành ngò, nước mắm, muối)
- Sau đó giáo viên dẫn trẻ đi quan sát và nhận xét xem các bạn lựa chọn các loại thực phẩm và gia vị có phù hợp với món ăn của nhóm mình không. Có thể yêu cầu từng nhóm nói cách chế biến, nếu trẻ không biết gợi ý giúp trẻ. 
Ví dụ 2: Cho trẻ xem băng đĩa nói về sự cần thiết của các loại thực phẩm đối với cơ thể của con người 
+ Chuẩn bị : băng đĩa 
+ Tiến hành : Cho trẻ xem những hình ảnh vế các em nhỏ ở Châu Phi đang bị đói không có thức ăn nên cơ thể gầy còm ốm yếu và bị bệnh. Đồng thời cho trẻ xem hình ảnh của bạn nhỏ biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và ăn đầy đủ các loại thực phẩm nên cơ thể khỏe mạnh không bị bệnh . Sau khi cho trẻ xem xong yêu cầu trẻ nói lên cảm nhận của mình và hỏi trẻ : Tầm quan trọng của các loại thực phẩm đối với cơ thể con người ? Nếu là con con sẽ làm như thế nào để cơ thể mình khỏe mạnh ?
Ví dụ 3: Cho trẻ tham gia hoạt động : “Tập làm bánh dẻo chay”
+ Mục đích : Phát triển khả năng tư duy sáng tạo, trẻ biết tạo ra một sản phẩm phải theo một quy trình, trẻ biết các chất dinh dưỡng có trong bánh, cách ăn bánh, bánh thường dùng trong ngày lễ nào
+ Chuẩn bị: bột nếp chín, đường, nước, hương bưởi, khuôn bánh, đĩa, khay đựng bánh, dao cắt bánh, sách bé tập làm nội trợ
+ Tiến hành :
Trước khi bắt tay vào thực hành cô hỏi trẻ “ Để làm ra những chiếc bánh dẻo chay chúng ta cần chuẩn bị các loại vật liệu gì?” Sau đó cô cùng trẻ liệt kê các vật liệu và quy trình làm bánh dẻo chay lên bảng. Trẻ cùng cô đong bột, đong nước, trộn và nhào bột, chia bột. Cô chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ sau đó cô làm trước và hướng dẫn trẻ tự làm. Cô hướng dẫn trẻ các thao tác nhào bột, chia bột, lăn bánh, chia bánh, đóng khuôn, lấy bánh ra khỏi khuôn, trang trí. Sau khi trẻ làm xong cô cho trẻ thưởng thức sản phẩm của mình. 
b/ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân:
* Dạy trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết và biết phòng tránh một số bệnh thường gặp 
 Dạy trẻ biết ăn mặc phù hợp theo mùa 
 Dạy trẻ biết cách ăn mặc phù hợp với thời tiết để trẻ bảo vệ sức khỏe là một việc làm cần thiết
Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi : “Lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa”
+ Mục đích : Giúp trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết để bảo vệ cơ thể
+ Chuẩn bị : Lô tô về các loại trang phục theo từng mùa
Tiến hành : 
+ Cách chơi : Chia lớp làm ba đội , từng bạn của ba đội sẽ lần lượt lên chọn lô tô về các loại trang phục theo quy định của đội mình gắn lên trên bảng 
+ Luật chơi : Tổ nào lên chọn lô tô trang phục theo đúng yêu cầu nhanh nhất thì đội đó chiến thắng 
Ví dụ 2 : Cô cho trẻ xem băng đĩa về về các loại trang phục phù hợp với thời tiết 
Cô trò chuyện với trẻ về quần áo mùa hè, mùa đông, về cảm giác khi mặc quần áo không phù hợp. Sau đó cô đưa ra câu hỏi : Theo con mùa đông con sẽ chọn nhũng trang phục nào? Còn mùa hè thì sao? Nếu mình mặc quần áo không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người? Mùa đông nếu mặc áo mỏng sẽ như thế nào ? mùa hè mặc áo ấm sẽ ra sao? Cô để trẻ tự lựa chọn trang phục cho phù hợp 
 Dạy trẻ biết phòng tránh một số bệnh thường gặp
 Ngoài ra để trẻ biết tự bảo vệ sức khỏe của bản thân thì giáo viên cũng cần dạy trẻ biết tự phòng tránh một sồ bệnh thường gặp 
Ví dụ 1: Giáo dục trẻ qua bài thơ: “Nắng mùa hè” 
 Chuổn chuồn thấy nắng bay cao
 	 Gà con trồn nắng, chạy vào bóng râm
 Mùa hè nắng cháy gắt gay
 Đi đâu cũng phải đội ngay mũ vào
 Nếu không sẽ bị sốt cao
 Phải đi khám bệnh thật là đáng lo
 Bạn ơi hãy nhớ dùm cho
 Nắng mưa phải có nón ngay bên mình.
 ( Sáng tác )
Ví dụ 2 : Giáo dục trẻ qua bải hát: “Chú Lợn con” sáng tác dựa theo lời bài hát
 “ Bắc kim thang”
Đứng trong sân mà trông chú Lợn. Chạy bên này rồi sang bên nọ, thấy cái gì ăn liền vậy đó, uống nước lã rồi lại đồ chua. Ăn no xong mới thấy cồn cào, đau quằn bụng bởi vì cứ ăn tùm lum. 
* Dạy trẻ biết những việc được phép làm và không được phép làm , từ chối không đi theo người lạ và thể hiện nhu cầu cần giúp đỡ khi gặp nguy hiểm 
 Để trẻ tự bảo vệ bản thân thì giáo viên cũng cần dạy trẻ biết những việc nên hay không nên làm, đặc biệt trẻ biết không đi theo người lạ, khi gặp nguy hiểm biết nhờ người khác giúp đỡ. 
Ví dụ 1: Giáo dục trẻ qua bài thơ: “Là bé ngoan”
Là bé ngoan
Em luôn nhớ
Đi ngoài phố
Chẳng kêu la
Gặp người già
Phải nhường bước
Ai nói trước
Không tranh lời
Bạn đang chơi
Không được phá
 	 (Sưu tầm ) 
Ví dụ 2 : Cho trẻ tham gia hoạt động “ Tìm đường về nhà khi bị lạc”
+ Mục đích : Trẻ nói được rõ ràng về nơi ở, tên cha mẹ để đề phòng khi trẻ bị lạc trẻ có thể được đưa về nhà hoặc nhờ giúp đỡ, trẻ biết xử lý tình huống khi bị lạc 
+ Tiến hành : Giáo viên trò chuyện giúp trẻ nhận biết tên họ của cha mẹ trẻ, địa chỉ nhà ở ( số nhà, tên phố, hoặc thôn xã) số điện thoại( nếu có) có thể phối hợp với phụ huynh thường xuyên để giúp trẻ nói lại và ghi nhớ một cách chính xác. 
- Trong khi trò chuyện với trẻ ,giáo viên đưa ra tình huống khi trẻ bị lạc thì trẻ cần phải làm gì ? ( trẻ biết nói với người lớn địa chỉ nhà và tên bố mẹ trẻ hoặc số điện thoại để người lớn liên hệ với gia đình) 
* Dạy trẻ biết phòng tránh một số nơi không an toàn như ổ điện, ao hồ, sông suối, cây cao...
 Vì xung quanh trẻ lúc nào cũng có thể xảy ra những mối nguy hiểm , Vì vậy cần phải dạy trẻ biết phòng tránh một số nơi không an toàn. 
Ví dụ 1 : Cho trẻ tham gia hoạt động: “Không chơi ở những nơi nguy hiểm” 
+ Chuẩn bị : 
Tranh , truyện có hình ảnh về những nơi đễ xảy ra tai nạn như ao, hồ, sông , suối, một số vận dụng nguy hiểm như bếp lửa, ổ điện, bàn ủi 
+ Tiến hành : 
Cho trẻ quan sát tranh và nhận xét về nội dung của những bức tranh đó. Đàm thoại về mức độ nguy hiểm của việc đến gần sông , suối ao, hồ hay nguy hiểm của các đồ dùng về điện nếu không biết cách sử dụng và phòng tránh. Cuối cùng cô khuyên trẻ biết vâng lời của ông bà cha mẹ và cô giáo tránh xa những nơi nguy hiểm 
Ví dụ 2 : Giáo dục trẻ thông qua câu chuyện : “Gà con đi học” 
Hôm nay Gà con đi học, trước khi đi gà mẹ dặn : Con yêu của mẹ, đi học con nhớ đi đến nơi về đến chốn, con đừng la cà hay lại gần ao hồ sẽ bị rơi xuống ao nha con. Gà con vâng dạ rối rít rồi chào mẹ để đi học 
Đến lớp cô giáo Họa Mi cũng dạy các bạn không được lại gần ao, hồ, sông, suối vì chẳng may rớt xuống ao thì nguy hiểm lắm . Sau buổi học trên đường về Gà con có đi ngang qua một cái ao nước rất trong và mát. Dưới ao còn có rất nhiều cá đang bơi lội tung tăng. Thích quá Gà con liền lại gần bờ ao để ngồi xem. Nhưng chẳng may bị trượt chân Gà con bị rơi tõm xuống nước. Gà con đập cánh để bơi lại gần bờ nhưng mãi không được. May sao vừa lúc ấy có cô Vịt Bầu đang bơi ở gần nên Gà con đã được cô Vịt Bầu đưa vào bờ . Gà mẹ ở nhà đợi mãi chẳng thấy Gà con đi học về nên đã đi tìm. Đến gần ao nhìn thấy Gà con mình ướt sũng Gà mẹ liền hỏi : Con bị làm sao vậy ? Gà con ấp úng trả lời : Dạ con bị rơi xuống ao ạ. Con xin lỗi mẹ từ nay con sẽ vâng lời mẹ con sẽ không lại gần ao, hồ nữa. Được rồi con biết lỗi như vậy là ngoan. Hai mẹ con liền cảm ơn cô Vịt Bầu và đi về nhà . 
3/ Kỹ năng sống hợp tác:
 Để hoàn thành tốt các thử thách thì đòi hỏi trẻ phải biết hợp tác cùng nhau. Vì vậy cần dạy trẻ biết hợp tác chia sẻ cùng với bạn 
.Ví dụ 1: Cho trẻ tham gia trò chơi : “Thử tài đồng đội”
+ Mục đích : Giúp trẻ biết hợp tác, phối hợp cùng với các bạn trong tổ 
+ Chuẩn bị : một số đồ dùng cho trẻ chơi, 3 tấm bảng
Tiến hành : 
+ Cách chơi: Cô chia lớp làm ba tổ, cô lần lượt cho 3 trẻ đứng đầu hàng của 3 tổ sẽ chạy lên phía sau tấm bảng để xem đồ dùng của đội mình là cái gì, Sau đó chạy về nói nhỏ tên đồ dùng vào tai bạn đứng kế mình cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng của tổ sẽ chạy lên đọc lớn tên đồ dùng của tổ mình cho cả lớp biết
+ Luật chơi : Tổ nào đọc tên đồ dùng đúng và nhanh nhất thì tổ đó chiến thắng 
 Ví dụ 2: Thông qua hoạt động vui chơi ở chủ đề “ Ngày hội 20-11”
+ Góc phân vai cháu biết phân vai cho nhau làm từng nhiệm vụ như bạn thì chuẩn bi quần áo , bạn thì chuẩn bị giày dép, bạn thì giúp bạn mặc đồ..
+ Góc xây dựng: nhóm sẽ tự phân công nhau làm sân khấu, chuẩn bị bàn ghế, chuẩn bị nước cho khách mời 
+ Góc nghệ thuật: Bạn thì trang điểm, bạn thì cột tóc, bạn gội đầu 
+ Góc học tập: trẻ cùng nhau ghép chữ cái tạo thành các băng rôn cho ngày lễ 20-11
+ Góc thiên nhiên : Bạn thì tỉa lá cây, bạn thì cắm hoa và cùng làm thành những bó hoa thật đẹp 
+ Góc âm nhạc : Bạn thì làm MC dẫn chương trình, bạn thì làm ca sĩ lên hát, bạn múa phụ họa 
Qua đó giáo dục trẻ biết hợp tác chia sẻ trong quá trình chơi
4/ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu 
 Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Vì vậy cần dạy cho trẻ nhũng kỹ năng này
Ví dụ 1: Cho trẻ làm thí nghiệm “ Điều thú vị của nam châm”
+ Mục đích : Giúp phát triển khả năng quan sát và khơi gợi trí tò mò khám phá về nam châm của trẻ 
+ Chuẩn bị : 
- 6 nam châm lớn, một số vật bằng nhựa ( Vòng đeo tay, lược, đĩa, muỗng) và bằng sắt( vòng đeo tay, lược, đĩa, muỗng)
Tiến hành: Số lượng cho mỗi nhóm từ 4- 6 trẻ
- Đưa cho mỗi trẻ một nam châm và yêu cầu trẻ kiểm tra xem những vật nào nam châm có thể hút được. Cô hỏi trẻ những vật nam châm hút được làm bằng gì ? Những vật nam châm không hút được làm bằng gì ?
- Tập trung vào việc khám phá những đồ vật bị nam châm hút sẽ tạo kinh nghiệm và óc tò mò khám phá về nam châm cho trẻ
Ví dụ 2: Sau khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Chú Dê Đen”
 Để kích thích trí tò mò, khám phá của trẻ giáo viên có thể đặt các câu hỏi như 
+ Tại sao Dê Trắng lại bị chó Sói ăn thịt ? 
+ Chó Sói có ăn thịt được Dê Đen không? Vì sao ?
+ Nếu con là Dê Trắng con sẽ chọn cách nào ?
+ Con thích mình giống Dê Trắng hay Dê Đen . Vì sao?
+ Thử đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Dê Đen không cắm sừng vào bụng của chó Sói ?
+ Con hãy giúp cô thay đổi đoạn kết của câu chuyện này ?
+ Có thể đặt tên khác cho câu chuyện được không?
5 / Kỹ năng giao tiếp:
Do trẻ còn nhút nhát nên kỹ năng giao tiếp còn hạn chế. Vì vậy cần giúp trẻ phát huy kĩ năng giao tiếp của mình
Ví dụ 1: Thông qua hoạt động vui chơi giáo viên dạy trẻ biết thể hiện mối quan hệ giao tiếp phù hợp với hành động chơi
Ví dụ ở chủ đề “ Gia đình”
Ở buổi chơi này giáo viên tự để cho trẻ giao tiếp với nhau sao cho phù hợp với hành động chơi của mình. 
+ Góc phân vai trẻ tự biết khi con bị bệnh thì ba mẹ phải chở con đi khám bệnh, biết nói các triệu trứng của bệnh cho bác sĩ . Bác sĩ thì phải biết hỏi và khám bệnh, biết kê đơn thuốc cho bệnh nhân
+ Các góc chơi khác trẻ tự biết giao tiếp trao đổi với nhau để cùng chơi tốt góc chơi của mình, cho trẻ tham gia nhiếu nhóm chơi để làm phong phú hơn khả năng giao tiếp của trẻ
+ Ngoài ra giáo viên có thể tham gia chơi và tạo các tình huống cho trẻ giao tiếp giải quyết vấn đề
Cuối buổi chơi giáo viên có thể giữ nguyên hoàn cảnh chơi, hiện trạng của các nhóm chơi, đưa ra các câu hỏi gợi ý để các nhóm chơi tự nhận xét hành động của các vai chơi trong nhóm 
Ví dụ 2: Dạy trẻ biết cách giao tiếp với mọi người qua bài thơ 
 Miệng xinh của bé
Mẹ ơi cô bảo miệng xinh
Thì không nên nói những điều không hay
Cúi đầu lễ phép khoanh tay
Mỗi khi bé gặp những người lớn hơn
Đi đâu không được giỡn cười
Nếu làm như thế mọi người cười chê
Khi vui chơi với bạn bè
Phải xưng bằng bạn không dùng mày tao
Bạn ơi xin hãy nhớ cho
Mỗi khi cô hỏi nói to rõ ràng
Nhớ không nên nói vội vàng
Những điều không tốt miệng càng xinh hơn
 ( Sáng tác )
 6 / Kỹ năng sống trong cộng đồng:
 Dạy trẻ biết tuân theo các quy định chung của trường, lớp, nơi công cộng , sống hòa thuận, kiên nhẫn, chờ đợi thay phiên nhau, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không khạc nhổ bừa bãi 
 Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi “ Ai xếp hàng đẹp”
+ Mục đích : Giúp trẻ biết tuân theo quy định của trường lớp 
+ Chuẩn bị : Sân bãi rộng rãi, thoáng mát
Tiến hành:
+ Cách chơi : Cô chia lớp thành 3 tổ. Khi có hiệu lệnh của cô thì các con sẽ xếp thành 3 hàng theo thứ tự từ thấp đến cao và không được chen lấn xô đẩy nhau
+ Luật chơi : Tổ nào xếp hàng nhanh và đúng theo yêu cầu của cô nhất thì tổ đó chiến thắng
Ví du 2: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đi cà kheo”
 + Mục đích : Giúp trẻ biết chờ đợi, kiên nhẫn, thay phiên nhau trong các hoạt động.
+ Chuẩn bị: 3 cặp cà kheo, rỗ trái cây
+ Cách chơi: chia lớp thành 3 tổ, xếp thành 3 hàng dọc. lần lượt 3 bạn đầu hàng của 3 tổ sẽ lên đi cà kheo lên lấy trái cây và đem trái cây để vào rỗ của tổ mình . Sau đó 3 bạn kế tiếp của 3 tổ lên chơi cứ như vậy cho đến hết , thời gian quy định là 5 phút 
+Luật chơi: Tổ nào đi cà kheo không chạm chân xuống đất và lấy được nhiều trái cây thì tổ đó thắng.
B/ Phối hợp với phụ huynh.
 	Với những phương pháp trên giáo viên phải thương xuyên phối hợp với gia đình một cách chặt chẽ để việc chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn nhất là trong việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ như :
- Để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ phụ huynh khi ở nhà không được cưng chiều trẻ quá mức mà nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cho trẻ tự làm, khuyến khích trẻ phụ giúp những công việc đơn giản cùng ba mẹ như nhặt rau, dọn cơm, quét nhà
- Hình thành sự mãnh dạn, tự tin, kỹ năng giao tiếp của trẻ ba mẹ có thể khuyến khích trẻ khi về nhà, hát, múa, đọc thơ, kể chuyện cho ba mẹ nghe ở trường con đã học được những gì ?
- Để trẻ biết yêu thương, sống hòa đồng, biết tuân thủ các nội quy thì ba mẹ phải luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, luôn đối xử công bằng đối vối trẻ
 Tóm lại để hình thành kỹ năng sống cho trẻ thì gia đình, nhà trường phải phối hợp chặt chẽ và thống nhất với nhau về biện pháp cũng như nội dung để việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt nhất.
V/ KẾT QUẢ:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đã đạt được một số kết quả như sau:
Các cháu đã biết cách lựa chọn các đồ dùng trang phục phù hợp với sở thích của mình, biết rửa tay, rửa mặt khi mặt bẩn
Trẻ biết phòng tránh một số bệnh thường gặp, biết không chơi ở những nơi nguy hiểm
Biết được các hành vi trong ăn uống: xếp hàng khi rót nước,khi ăn phải ngồi ngay ngắn không nói chuyện, không làm rơi vải thức ăn.
Các cháu biết cách ăn mặc phù hợp theo thời tiết, biết ăn chín uống sôi 
Trẻ biết quan tâm, biết hợp tác, chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Đa số các cháu đã mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người
Bé biết mời cô ăn trước khi ăn, biết phụ giúp cô một số công việc đơn giản 
Trẻ biết tuân theo một số quy định của trường lớp, nơi công cộng
Trong lớp các cháu không còn giành đồ chơi với bạn, biết thu dọn khi chơi xong và biết cách giữ gìn đồ chơi 
VI/ BÀI HOC KINH NGHIỆM:
Để hình thành kỹ năng sống cho trẻ đạt được kết quả cao thì giáo viên cần lưu ý:
 Giáo viên phải lựa chọn những kỹ năng sống đơn giản gần gũi, phù hợp và những kỹ năng sống chỉ thành công thông qua việc rèn luyện
 Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau.
 Giáo viên cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi về nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ đồng thời bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn. Trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp . 
Xin chân thành cảm ơn !
	Minh thạnh, ngày 20 tháng 01 năm 2014
	Người thực hiện
 	Nguyễn Thị Huệ
NHẬN XÉT CỦA HỘI ÐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ÐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC
NHẬN XÉT CỦA HỘI ÐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan