Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh bán trú lớp 6 trường PTDTBTTHCS Dào San - Phong Thổ - Lai Châu

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

- Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, muốn có sức khỏe tốt thì mỗi người phải biết tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình. Học sinh là mầm non tương lai của đất nước, để có một thế hệ có đầy đủ năng lực, trí tuệ và sức khỏe cống hiến cho xã hội thì việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh là nhiệm vụ cấp thiết của Đảng, nhà nước, gia đình và của toàn xã hội. Một trong những nhiệm vụ của công tác chăm sóc sức khỏe là giáo dục hướng dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh. Đây là một trong những yếu tố quyết định liên quan đến sức khỏe, nề nếp sống và sinh hoạt của thế hệ tương lai.

 

doc20 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 7208 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh bán trú lớp 6 trường PTDTBTTHCS Dào San - Phong Thổ - Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TBT THCS Dào San.
Nhiệm vụ được phân công: Kế toán và chăm sóc học sinh bán trú.
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuyên.
Trình độ văn hóa: 12/12, Trình độ chuyên môn: Trung cấp.
Chức vụ: Nhân viên Lưu trữ, đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Dào San.
Nhiệm vụ được phân công: Lưu trữ viên và chăm sóc học sinh bán trú.
2. Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh bán trú lớp 6 trường PTDTBTTHCS Dào San - Phong Thổ - Lai Châu.
3. Tính mới:
Các em đã có đủ vật dụng cá nhân, có phòng ở, nhà tắm, nhà vệ sinh và được cung cấp đầy đủ nước sạch sinh hoạt hàng ngày.
Các em đã nhận thức sâu sắc được tác dụng của việc rửa tay bằng xà phòng.
Các em đã nhận thức sâu sắc được tác dụng của việc tắm gội theo đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
Các em đã biết được cách đánh răng đúng cách để đảm bảo vệ sinh răng miệng.
4. Hiệu quả sáng kiến mang lại.
- Trước khi làm sáng kiến kinh nghiệm: Kiểm tra khảo sát 
+ Tỷ lệ học sinh biết kỹ năng vệ sinh cá nhân chiếm 22,3%. 
+ Tỷ lệ học sinh không biết kỹ năng vệ sinh cá nhân chiếm 77,7%
- Sau khi kiếm tra ngày 15/01/2017 tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm cách thực hiện sáng kiến.
+ Tỷ lệ các em không biết kỹ năng vệ sinh cá nhân: 0%.
+Tỷ lệ các em biết kỹ năng vệ sinh cá nhân: 100%.
	5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến	
	Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả học sinh ở bán trú của trường PTDTBT THCS Dào San cũng như ở tất cả các em học sinh trường bán trú có đặc điểm tương tự như trường PTDTBT THCS Dào San, góp phần nâng cao khả năng tự vệ sinh cá nhân của các em học sinh.
TÁC GIẢ SKKN
Ngô Văn Hùng
Đặng Thành Luân
Nguyễn Thị Xuyên
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến:
Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh bán trú lớp 6 trường PTDTBTTHCS Dào San – Phong Thổ - Lai Châu.
2. Nhóm Tác giả:
Họ và tên: Ngô Văn Hùng.
Năm sinh: 10/11/1980.
Nơi thường trú: Dào San - Phong Thổ - Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Trung cấp.
Chức vụ công tác: Nhân viên Y tế.
Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Dào San.
Điện thoại: 01645.941.324.
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 34%.
Họ và tên: Đặng Thành Luân.
Năm sinh: 20/04/1986.
Nơi thường trú: Dào San - Phong Thổ - Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Trung cấp.
Chức vụ công tác: Nhân viên Kế toán.
Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Dào San.
Điện thoại: 0979.305.459.
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33%.
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuyên.
Năm sinh: 20/03/1985.
Nơi thường trú: Dào San - Phong Thổ - Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Trung cấp.
Chức vụ công tác: Nhân viên Lưu trữ.
Nơi làm việc: Trường PTDTBT THCS Dào San.
Điện thoại: 01699.032.858.
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33%.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bán trú
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 15 tháng 9 năm 2016 đến ngày 15 tháng 01 năm 2017.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
Tên đơn vị: Trường PTDTBT THCS Dào San.
Địa chỉ: Xã Dào San – Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
- Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, muốn có sức khỏe tốt thì mỗi người phải biết tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình. Học sinh là mầm non tương lai của đất nước, để có một thế hệ có đầy đủ năng lực, trí tuệ và sức khỏe cống hiến cho xã hội thì việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh là nhiệm vụ cấp thiết của Đảng, nhà nước, gia đình và của toàn xã hội. Một trong những nhiệm vụ của công tác chăm sóc sức khỏe là giáo dục hướng dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh. Đây là một trong những yếu tố quyết định liên quan đến sức khỏe, nề nếp sống và sinh hoạt của thế hệ tương lai.
- Xác định được việc giáo dục hướng dẫn các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân cho các em là rất quan trọng nó có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục cho học sinh thực hiện nếp sống văn minh, sạch đẹp. Đồng thời nó có tác động rất lớn đến kết quả phòng chống bệnh tật, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh bán trú . Do đó chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh bán trú lớp 6” để đảm bảo tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
- Qua đề tài này chúng tôi muốn đóng góp một số ý kiến với đồng nghiệp và toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường về công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh thông qua các kỹ năng tự vệ sinh cá nhân của các em học sinh bán trú. 
2. Phạm vi triển khai thực hiện: Đối tượng học sinh Bán trú lớp 6 trường PTDTBT THCS Dào San.
3. Mô tả sáng kiến:
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: 
Trước khi có sáng kiến kinh nghiệm thì có một số giải pháp như:
a) Giải pháp về điều kiện cơ sở vật chất, vật dụng phục vụ cho học sinh.
Hiện trạng: Nhà trường đã có phòng ở cho học sinh bán trú(Nhà trường có 15 phòng ở bán trú và đã bố trí 20 em/phòng, 2em/giường), có bể nước, có nhà vệ sinh. Một số em học sinh cũng được bố mẹ trang bị những vật dụng cá nhân khi ra ở bán trú.
Ưu điểm: Nhà trường đã quan tâm đến chỗ ăn, chỗ ở cho học sinh bán trú. Một số phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc ăn ở, học và sức khỏe của con em mình. 
Hạn chế: Nhà trường chưa có phòng tắm riêng cho học sinh nên các em nữ phải tắm chung với nhà vệ sinh, các em nam thì tắm ngoài sân bể, điều đó dẫn tới nhiều em ngại tắm, ngại vệ sinh cá nhân. Đa số các em học sinh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân. Bể chứa nước nhà trường nhiều khi không có đủ nước mà số lượng các em ở bán trú đông nên rất ảnh hưởng đến sinh hoạt của các em.
Do hoàn cảnh nên vẫn còn nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến con em mình, nhiều em khi ra ở bán trú chưa có đủ quần áo, không có chậu rửa mặt, khăn mặt, không có xà phòng tắm cũng như xà phòng giặt.
b) Giải pháp cho học sinh vệ sinh cá nhân.
Hiện trạng: Hàng ngày vào giờ trực giáo viên trực, nhân viên hành chính đôn đốc, nhắc nhở các em vệ sinh cá nhân như gấp chăn màn sau khi ngủ dậy, đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh xong phải dội nước, sau khi đi vệ sinh phải rửa tay bằng xà phòng, ăn uống hợp vệ sinh .
Ưu điểm: Các em đã thực hiện việc vệ sinh cá nhân của mình đúng thời gian khi trực giáo viên trực, nhân viên hành chính đôn đốc.
 Hạn chế: Một số em đã biết tự vệ sinh cá nhân tuy nhiên còn nhiều em có thói quen xấu, chưa phù hợp với hoàn cảnh sống, môi trường sống hiện tại như:
- Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh không rửa tay bằng xà phòng thậm trí còn không rửa tay; 
- Vệ sinh Răng, Miệng: Học sinh không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách;
- Học sinh tắm gội chỉ xả nước không kỳ cọ thậm trí có em còn không tắm, giặt trong nhiều ngày;
Chính những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc lây nhiễm các bệnh ngoài da, các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp.
Trước khi làm đề tài này chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối tượng của đề tài chính là các em học sinh bán trú lớp 6 trường PTDTBT THCS Dào San và được kết quả như sau:
Bảng số liệu
Các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân của học sinh
Số lượng HSBT lớp 6
(em)
Kết quả
Đạt
(em)
Chưa đạt
(em)
Tỷ lệ (%) đạt
Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng
114
 0
114
0
Kỹ năng tắm, gội
114
28
86
24,6
Kỹ năng đánh răng
114
25
89
21,9
 Tỷ lệ học sinh biết các kỹ năng vệ sinh cá nhân còn quá ít đạt 23,3%
3.2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến:
3.2.1 Tính mới: 
Các em đã có đủ vật dụng cá nhân, có phòng ở, nhà tắm, nhà vệ sinh và được cung cấp đầy đủ nước sạch sinh hoạt hàng ngày.
Các em đã nhận thức sâu sắc được tác dụng của việc rửa tay bằng xà phòng.
Các em đã nhận thức sâu sắc được tác dụng của việc tắm gội theo đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
Các em đã biết được cách đánh răng đúng cách để đảm bảo vệ sinh răng miệng.
3.2.2 Sự khác biệt: 
Việc thực hiện nề nếp các kỹ năng vệ sinh cá nhân của học sinh ngày càng được thường xuyên và đúng cách. Đã tạo cho các em tính tự lập giáo viên, nhân viên chỉ cần kiểm tra và giám sát việc thực hiện của các em.
3.2.3 Cách thực hiện:
a. Biện pháp 1: Công tác tham mưu chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, vật dụng phục vụ học sinh thực hiện việc vệ sinh cá nhân 
Mục tiêu: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, vật dụng phục vụ học sinh thực hiện việc vệ sinh cá nhân.
Nội dung: Chỉ ra những điều kiện cần thiết cho học sinh trong công tác vệ sinh cá nhân tại bán trú.
Cách thực hiện: Để đảm bảo cho học sinh thực hiện tốt công tác vệ sinh chung cũng như vệ sinh cá nhân của mình, ngay từ đầu năm học chúng tôi tham mưu cho Ban giám hiệu chuẩn bị, xây dựng, sửa chữa, mua sắm vật dụng, trang bị cơ sở vật chất nhà tắm, nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch như:
- Tất cả các nhà vệ sinh, nhà tắm phải đảm bảo sạch sẽ dội, rửa hàng ngày, có đầy đủ vật dụng vệ sinh cá nhân và cung cấp đủ nước sạch cho học sinh sinh hoạt;
- Trong một học kì nhà trường cần trang bị mỗi phòng: 2chậu to, một xô múc nước để các em thuận tiện trong việc tắm, giặt quần áo hàng ngày;
- Trong một tuần nhà trường cần trang bị mỗi phòng: 1 bánh xà phòng.
- Ý kiến với phụ huynh học sinh khi đưa con ra ở bán trú cần mua các vật dụng cá nhân cần thiết:
- Khăn mặt, bàn chải đánh răng, chậu rửa mặt, ca múc nước, móc treo quần áo..
- Bột giặt, dầu gội đầu, giấy vệ sinh, kem đánh răng và các dụng cụ khác.
Điểm mới: Các em đã có đủ vật dụng cá nhân, có phòng ở, nhà tắm, nhà vệ sinh và được cung cấp đầy đủ nước sạch sinh hoạt hàng ngày.
Hiệu quả: Mang lại điều kiện tốt cho các em sinh họat hàng ngày.
b. Biện pháp 2: Hướng dẫn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng theo các bước và hướng dẫn trực tiếp cho học sinh. 
Mục tiêu: Học sinh biết cách rửa tay bằng xà phòng theo các bước.
Nội dung: Hướng dẫn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng theo các bước.
Cách thực hiện: Đôi bàn tay rất quan trọng đối với mỗi con người chúng ta, nó được sử dụng và tiếp xúc với rất nhiều bề mặt cả sạch lẫn bẩn và là nơi trung gian đưa vi khuẩn vào cơ thể người qua ăn, uống đối với các em học sinh lớp 6 ở bán trú, chúng tôi đã quan sát trực tiếp ngẫu nhiên 15 em học sinh lớp 6 đi vệ sinh thì không có em nào rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Quan sát 114 em học sinh ăn cơm ngày 15/8/2016 thì chỉ có 25 em rửa tay trước khi ăn đạt 21,9 %,. Số lượng học sinh biết tự rửa tay sạch còn quá ít, vì vậy chúng tôi hướng dẫn cho học sinh biết cách rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo vệ sinh là rất cần thiết.
Hướng dẫn các em rửa tay bằng xà phòng thực hiện theo các bước: 
*. Tác hại của bàn tay bẩn:
Bàn tay là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đủ mọi vật trong cuộc sống vì vậy khả năng lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh là rất cao.
*. Lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch:
Nếu được rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sẽ làm cho vi khuẩn không lây truyền vào thức ăn và vào miệng được, do đó sẽ tránh được nhiều bệnh về đường tiêu hóa như tả, li, tiêu chảy .
*. Lúc nào cần rửa tay:
Phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hàng ngày nhất là trong trường hợp sau:
Rửa tay trước khi rửa mặt.
Rửa tay trước khi chế biến thức ăn, cầm thức ăn, trước khi ăn.
Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Rửa tay sau khi chơi bẩn, chơi với các con vật.
Rửa tay sau khi đi học.
 Rửa tay bất kỳ khi nào thấy tay bẩn.
*. Hướng dẫn rửa tay sạch theo 6 bước:
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay dưới vòi nước sạch hoặc dùng gáo để múc nước dội ướt tay, xoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà sát hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng bàn tay này chà sát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại.
Bước 6: Xả cho tay hết xà phòng bằng nước sạch.
Điểm mới: Các em đã nhận thức sâu sắc được tác dụng của việc rửa tay bằng xà phòng.
Hiệu quả: 100% các em học sinh bán trú lớp 6 đã biết cách rửa tay bằng xà phòng.
c. Biện pháp 3: Hướng dẫn kỹ năng tắm, gội cho học sinh.
Mục tiêu: Học sinh biết được cách tắm, gội sạch sẽ cho bản thân:
Nội dung: Hướng dẫn cách tắm, gội cho học sinh.
Cách thực hiện: Tắm, gội là một hoạt động thiết yếu của mỗi con người. Nhưng để tắm, gội đúng cách cần nhiều kĩ năng. Dù là tắm, gội lâu hay chỉ là sơ qua, thì cũng cần giữ gìn làn da và mái tóc. Việc tắm, gội rất quan trọng đối với mỗi con người chúng ta, chúng tôi đã quan sát trực tiếp ngẫu nhiên 20 em học sinh lớp 6 thì các em đều chưa tắm, gội theo đúng cách. Số lượng học sinh tự biết tắm, gội sạch sẽ còn quá ít, vì vậy chúng tôi hướng dẫn cho học sinh biết cách tắm, gội để đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh.
Hướng dẫn các em biết cách tắm, gội để đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh thực hiện theo các bước: 
*. Tác dụng của việc tắm gội:
Việc tắm, gội giúp tinh thần Tỉnh táo và sảng khoái hơn, tăng cường lưu thông trong cơ thể, mang đến mái tóc chắc khỏe, tăng cường trao đổi chất một cách tự nhiên, da mịn màng hơn, mang lại giấc ngủ ngon.
*. Lúc nào cần tắm, gội.
Do đặc thù khí hậu tại địa phương nên việc tắm, gội của các em học sinh trường PTDTBT THCS Dào San nên việc tắm gội của các em cũng bị ảnh hướng do thời tiết lạnh. Các em phải mất thời gian đun nước nóng để chuẩn bị cho việc tắm gội.
Phải thường xuyên tắm, gội bằng nước sạch và tắm, gội trong trường hợp sau:
Mỗi ngày tắm, gội 1 lần.
Tắm, gội sau khi lao động và hoạt động thể dục thể thao.
*. Hướng dẫn tắm, gội để được sạch sẽ và đảm bảo sức khỏe.
Dù tắm hay gội ở bất kì thời điểm nào thì điều quan trọng nhất cần nhớ vẫn là tắm, gội từ từ, tắm từ đầu xuống chân. Các em nên tắm, gội theo trình tự: Rửa mặt, tắm toàn thân và gội đầu. 
Không nên gội đầu xong mới tắm vì khi đó khiến các mạch máu trên đầu khó lưu thông vì sự chênh lệnh nhiệt độ đột ngột, có thể gây choáng váng. 
Điểm mới: Các em đã nhận thức sâu sắc được tác dụng của việc tắm gội theo đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
Hiệu quả: 100% các em học sinh bán trú lớp 6 đã biết cách tắm gội.
d. Biện pháp 4: Hướng dẫn kỹ năng đánh răng theo các bước và hướng dẫn trực tiếp cho học sinh. 
Mục tiêu: Học sinh biết cách đánh răng theo các bước.
Nội dung: Hướng dẫn kỹ năng đánh răng cho học sinh theo các bước.
Cách thực hiện: Để Răng không bị sâu, lợi không bị viêm chảy máu, miệng thơm tho, răng chắc khỏe cần phải đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Qua đợt kiểm tra ban đầu tỷ lệ bệnh sâu răng ở học sinh bán trú khối 6 là 64 em chiếm 56,1%. Nếu tiếp tục không biết giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ phát sinh nhiều bệnh khác liên quan tới răng miệng.
Hướng dẫn các em đánh răng thực hiện theo các bước: 
*.Lợi ích của việc đánh răng:
Để Răng không bị sâu, lợi không bị viêm chảy máu, miệng thơm tho, răng chắc khỏe.
*.Lúc nào cần phải đánh răng:
Đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. 
*. Hướng dẫn cách đánh răng:
- Đầu tiên súc miệng băng nước sạch, để loại trừ những thứ bám trên răng.
- Rửa sạch bàn chải bằng nước, sau đó lấy lượng kem vừa đủ.
- Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng 45 độ, đầu lông bàn chải phải tiếp súc với cả răng và lợi.
- Chải nhẹ nhàng mặt ngoài 2 – 3 răng và xoay tròn tại chỗ, sau đó di chuyển đén nhóm răng kế tiếp và làm lại động tác. Chải mặt trong của răng cũng tương tự như mặt ngoài.
- Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trong các răng.
- Đặt bàn chải vuông góc với mặt trên của các răng và chải từ sau ra trước.
- Sau đó xúc miệng bằng nước.
Điểm mới: Các em đã biết được cách đánh răng đúng cách để đảm bảo vệ sinh răng miệng.
Hiệu quả: 100% các em học sinh bán trú lớp 6 đã biết cách đánh răng.
4. Hiệu quả do sáng kiến mang lại:
a. Hiệu quả kinh tế.
Các em đã có đủ vật dụng cá nhân, có phòng ở, nhà tắm, nhà vệ sinh và được cung cấp đầy đủ nước sạch sinh hoạt hàng ngày.
b. Hiệu quả kỹ thuật.
Các em đã biết phương pháp rửa tay bằng xà phòng.
Các em đã biết tắm, gội theo đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
Các em đã biết được cách đánh răng đúng cách để đảm bảo vệ sinh răng miệng.
c. Hiệu quả xã hội.
Giáo viên, nhân viên luôn hướng dẫn, nhắc nhở và đôn đốc học sinh thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách.
Các em đã nhận thức sâu sắc được tác dụng của việc rửa tay bằng xà phòng.
Các em đã nhận thức sâu sắc được tác dụng của việc tắm, gội theo đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
Các em đã nhận thức cách đánh răng đúng cách để đảm bảo vệ sinh răng miệng.
d. Kết quả đạt được: Sau một thời gian thực hiện các biện pháp nêu trên, việc thực hiện vệ sinh cá nhân của học sinh bán trú lớp 6 đã có nhiều tiến bộ, học sinh đã ý thức được vệ sinh cá nhân trong việc rửa tay bằng xà phòng, tắm, gội và đánh răng đúng cách. Chân tay luôn sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng, qua sự hướng dẫn của chúng tôi, bản thân mỗi em đã biết ăn, ở sạch sẽ, mặc đẹp, có nếp sống văn minh, lành mạnh hơn, kỹ năng sống của các em được hoàn thiện hơn. Qua đó đã phòng ngừa được dịch bệnh lây lan, sức khỏe học sinh được nâng lên.
Số liệu sau khi làm sáng kiến khảo sát lại ngày 15/01/2017 có kết quả như sau:
Các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân của học sinh
Số lượng học sinh bán trú lớp 6
(em)
Kết quả
Đạt
(em)
Chưa đạt
(em)
Tỷlệ (%) đạt
Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng
114
114
0
100
Kỹ năng tắm, gội
114
114
0
100
Kỹ năng đánh răng
114
114
0
100
	So sánh tỷ lệ học sinh biết các kỹ năng vệ sinh trước khi có sáng kiến và sau khi áp dụng sang kiến có kết quả như sau:
 Tỷ lệ học sinh biết kỹ năng rửa tay bằng xà phòng tăng: 114 em tương ứng 100 %.
Tỷ lệ học sinh biết kỹ năng tắm, gội tăng: 86 em, tương ứng 75.5%.
Tỷ lệ học sinh biết kỹ năng đánh răng: 89 em tương ứng 78.1%. 
5. n mang lạiáng ịch sự và sức khỏe tốt
g như ăn uống từ tốn, không đổ cơm ctôt5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
- Về chất lượng: 
Tỷ lệ học sinh biết kỹ năng rửa tay bằng xà phòng tăng: 114 em tương ứng 100 %.
Tỷ lệ học sinh biết kỹ năng tắm, gội tăng: 86 em, tương ứng 75.5%.
Tỷ lệ học sinh biết kỹ năng đánh răng: 89 em tương ứng 78.1%. 
Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả học sinh ở bán trú của trường PTDTBT THCS Dào San cũng như ở tất cả các em học sinh trường bán trú có đặc điểm tương tự như trường PTDTBT THCS Dào San, góp phần nâng cao khả năng tự vệ sinh cá nhân của các em học sinh.
6. Các thông tin cần được bảo mật 
Không
7. Kiến nghị, đề xuất
Với cấp trên: Các cấp, ban ngành có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất, vật dụng hơn nữa để các em học sinh và giáo viên phát huy hơn nữa công tác dạy và học cũng như công tác chăm lo đời sống, tinh thần của học sinh bán trú nhà trường.
Với nhà trường: Nhóm tác giả mong muốn các đồng chí cán bộ - giáo viên – nhân viên nhà trường cũng như các em học sinh bán trú cùng đóng góp và thực hiện để cho sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
8. Tài liệu kèm 
Không
Trên đây là nội dung, hiệu quả của chính tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
.
..
(Ký tên, đóng dấu)
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Ngô Văn Hùng
Đặng Thành Luân
Nguyễn Thị Xuyên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG PTDTBT THCS DÀO SAN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /SKKN
Dào San, ngày 10 tháng 2 năm 2017
	Kính gửi: Hội đồng khoa học huyện Phong Thổ;
Đơn vị Trường PTDTBT THCS Dào San xác nhận Ông(bà): Ngô Văn Hùng; Đặng Thành Luân; Nguyễn Thị Xuyên là tác giả của sáng kiến “Biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho học sinh bán trú lớp 6 trường PTDTBTTHCS Dào San – Phong Thổ - Lai Châu” đã được áp dụng tại trường thời gian từ 09/2016.
	Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại đơn vị, kết quả đem lại như sau:
- Về chất lượng:
Tỷ lệ học sinh biết kỹ năng rửa tay bằng xà phòng tăng: 114 em tương ứng 100 %.
Tỷ lệ học sinh biết kỹ năng tắm, gội tăng: 86 em, tương ứng 75.5%.
Tỷ lệ học sinh biết kỹ năng đánh răng: 89 em tương ứng 78.1%. 
Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả học sinh ở bán trú của trường PTDTBT THCS Dào San cũng như ở tất cả các em học sinh trường bán trú có đặc điểm tương tự như trường PTDTBT THCS Dào San, góp phần nâng cao khả năng tự vệ sinh cá nhân của các em học sinh.
Vậy đề nghị Hội đồng khoa học cấp huyện xem xét, ghi nhận kết quả trên./.
	 HIỆU TRƯỞNG
	 (Kí tên, đóng dấu)
 Trần Văn Duy

File đính kèm:

  • docThuyết minh SKKN Vệ sinh cá nhân năm học 2016-2017.doc
Sáng Kiến Liên Quan